1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học theo Đề án 322 năm 2008. Tin nóng hổi đây!

Chủ đề trong 'Du học' bởi dhk007, 02/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhk007

    dhk007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Du học theo Đề án 322 năm 2008. Tin nóng hổi đây!

    Tuyển giảng viên đại học, cao đẳng gửi đi đào tạo sau đại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước năm 2008

    Kính gửi: Giám đốc các Đại học, Học viện; Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng các trường cao đẳng

    Triển khai chương trình đào tạo giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc có trình độ tiến sĩ đến năm 2020, trong khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương sử dụng ngân sách năm 2008 của đề án ?oĐào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước? (theo quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh đề án ?oĐào tạo cán bộ khoa học, kĩ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước?) để tuyển chọn giảng viên các trường đại học và cao đẳng gửi đi đào tạo trình độ tiến sĩ, cụ thể như sau:

    1. Kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học:
    - Tuyển đi đào tạo thạc sĩ: khoảng 50 chỉ tiêu.
    - Tuyển đi đào tạo tiến sĩ: khoảng 400 chỉ tiêu.
    - Tuyển đi thực tập: khoảng 30 chỉ tiêu.
    Ngoài ra, Bộ dành khoảng 70 chỉ tiêu để đào tạo tiến sĩ theo hình thức phối hợp trong và ngoài nước, việc tuyển sinh thực hiện theo thông báo của các cơ sở đào tạo trong nước có đề án đào tạo phối hợp (danh sách các cơ sở đào tạo, ngành đào tạo tiến sĩ phối hợp xem Phụ lục I kèm theo).
    2. Đối tượng tuyển sinh sau đại học:
    - Giảng viên các trường đại học, cao đẳng (kể cả trường ngoài công lập);
    - Sinh viên mới tốt nghiệp loại khá trở lên, người đang làm việc tại các cơ sở ngoài nhà trường có nguyện vọng và cam kết làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp (sau đây gọi chung là ?ongười sẽ là giảng viên?) .
    3. Các ngành đào tạo sau đại học:
    Nhà nước gửi giảng viên đi đào tạo sau đại học ở hầu hết các nhóm ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - quản lý, nghệ thuật, y ?" dược?
    4. Nước gửi đi đào tạo:
    Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi giảng viên đi đào tạo sau đại học ở các nước với số lượng dự kiến tại từng nước như sau: Anh (20), Pháp (70), Đức (80), Nga (30), Hoa Kỳ (30), Canada (20), Ôxtrâylia (30), Trung Quốc (30), Hàn Quốc (20), Nhật Bản (30), New Zealand (30), Singapore (10).
    5. Điều kiện và tiêu chuẩn của người xin dự tuyển:
    5.1. Điều kiện chung: có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn giỏi; đủ sức khỏe để học tập; cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và sau khi kết thúc quá trình đào tạo ở nước ngoài sẽ trở về phục vụ tại các trường đại học hoặc cao đẳng như đã cam kết, nếu không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc không trở về nước phục vụ sẽ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước. Cam kết phải được bảo lãnh của cơ quan hoặc gia đình hay người bảo trợ của người được cử đi học.
    5.2. Điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các trình độ đào tạo:
    5.2.1 Đào tạo thạc sĩ
    - Dưới 45 tuổi (sinh năm 1963 trở lại đây).
    - Có bằng đại học phù hợp với chuyên ngành đăng ký học thạc sĩ.
    - Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học (xem chi tiết tại mục 7).
    - Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi (trừ sinh viên mới tốt nghiệp).
    5.2.2 Đào tạo tiến sĩ:
    - Dưới 45 tuổi (sinh năm 1963 trở lại đây).
    - Có bằng đại học (loại khá trở lên) hoặc bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký học tiến sĩ.
    - Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học (xem chi tiết tại mục 7).
    - Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi (trừ sinh viên mới tốt nghiệp).
    5.2.2. Thực tập sinh (TTS) khoa học:
    - Là giảng viên trường đại học, cao đẳng và đang là nghiên cứu sinh trong nước.
    - Dưới 50 tuổi (sinh năm 1958 trở lại đây).
    - Thông thạo ngoại ngữ sẽ sử dụng trong thực tập tại nước đăng ký đến học.
    - Được cơ sở đào tạo NCS có công văn cử đi dự tuyển và cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
    6. Hồ sơ dự tuyển gồm:
    1- Phiếu đăng ký dự tuyển (mẫu tại Phụ lục II kèm theo).
    2- Bản sao hợp lệ bằng đại học, thạc sĩ (nếu có), bảng điểm kèm theo.
    3- Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có, như nêu trong mục 7).
    4- Một bài viết ngắn về các dự định và chuẩn bị của bản thân về hướng nghiên cứu (xem Phụ lục III kèm theo).
    5- Lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ (xác nhận của địa phương hoặc đơn vị công tác hiện tại đối với ?ongười sẽ là giảng viên?).
    6- Công văn cử đi dự thi do Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ ký (hoặc Bản cam kết đối với ?ongười sẽ là giảng viên? theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo).
    Người dự tuyển nên đăng kí 2 nguyện vọng về nước đến học, trong đó ít nhất một nguyện vọng là nước mà tiếng Anh không là bản ngữ.
    Mọi giấy tờ, bản sao văn bằng, chứng chỉ trình bày trên giấy khổ A4, theo chiều dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong một túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm, ngoài túi ghi danh mục các loại giấy tờ có trong túi.
    7. Các bước xét tuyển, chuẩn bị ngoại ngữ và gửi hồ sơ đi nước ngoài:
    7.1. Các trường căn cứ bảng phân bổ chỉ tiêu (xem Phụ lục V kèm theo) để gửi hồ sơ dự tuyển theo tỉ lệ 1 chỉ tiêu có thể gửi 3-4 hồ sơ dự tuyển, xếp theo thứ tự ưu tiên. Chú ý gửi những người đã có trình độ ngoại ngữ tốt hơn đi học năm 2008. Bảng phân bổ chỉ tiêu này dựa trên cơ sở báo cáo đăng kí của các trường theo công văn số 9608/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 10/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những trường chưa có đăng kí có thể vẫn gửi hồ sơ nếu có nhu cầu, nhưng sẽ xếp ở danh sách dự bị. Các trường cao đẳng chủ yếu được giao chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ trong năm 2008 này. Hồ sơ dự tuyển gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban Điều hành 322). Những hồ sơ sẵn sàng nên gửi trước ngày 25/01/2008, những hồ sơ còn lại có thể gửi trước ngày 15/3/2008.
    7.2. Cùng với việc gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cũng gửi danh sách các ứng viên trong số này cần bồi dưỡng về ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Trung) đến các trung tâm ngoại ngữ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ chỉ định nêu tại điểm 7.9 dưới đây để các trung tâm kiểm tra đánh giá và xếp lớp học phù hợp.
    7.3. Người đăng kí đi Pháp sẽ do Đại sứ quán Pháp hỗ trợ và tổ chức tại Việt Nam việc bồi dưỡng tiếng Pháp đủ để theo học; đăng kí đi Đức sẽ do DAAD hỗ trợ bồi dưỡng thêm tiếng Anh và tiếng Đức (chủ yếu dùng cho sinh hoạt) tại Việt Nam và Đức.
    7.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét, phân loại sơ bộ hồ sơ theo nước đăng kí đi học. Căn cứ yêu cầu chung nhất của nước nhận, Bộ sẽ lập danh sách những ứng viên đáp ứng các yêu cầu, hướng dẫn các ứng viên này lập hồ sơ dự tuyển và gửi đi các trường nước ngoài. Các trường nước ngoài sẽ xem xét hồ sơ, phỏng vấn ứng viên nếu cần (trực tiếp hoặc qua điện thoại) hoặc có quy trình tuyển chọn riêng (sẽ có thông báo cụ thể đối với từng nước, đến từng thí sinh) và quyết định việc tiếp nhận.
    7.5. Căn cứ tiếp nhận của trường nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quyết định cử đi học và cấp học bổng cho các ứng viên đã được trường nước ngoài tiếp nhận.
    7.6. Những người đăng kí đi thực tập phải có đủ trình độ ngoại ngữ cần thiết mà không được học thêm ngoại ngữ.
    7.7. Trừ Pháp và Trung Quốc, giảng viên đăng kí đi các nước còn lại sẽ sử dụng tiếng Anh trong học tập (kể cả đi học tiến sĩ tại Pháp có thể dùng tiếng Anh nếu đã có đủ trình độ tiếng Anh cần thiết). Trình độ tiếng Anh để có thể được trường nước ngoài tiếp nhận ít nhất là TOEFL 500 điểm hoặc tương đương.
    7.8. Những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại các nước không nói tiếng Anh (như Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản?) với chương trình đào tạo bằng bản ngữ nay trở lại nước đó để học tập; những người đã đạt TOEFL 500 điểm trở lên hoặc tương đương, hoặc đạt theo yêu cầu của trường nước ngoài, sẽ được hướng dẫn lập hồ sơ xin học gửi đến các trường nước ngoài.
    7.9. Những trường hợp chưa đủ điều kiện ngoại ngữ sẽ được bố trí vào các khóa học phù hợp tại 1 trong 3 trung tâm ngoại ngữ (Đại học Hà Nội, Đại học Đà Nẵng hoặc Trung tâm SEAMEO RETRAC tại TP Hồ Chí Minh), do các trung tâm này kiểm tra trình độ và xác định khóa học phù hợp. Dự kiến các khóa học này sẽ khai giảng ngay sau Tết nguyên đán.
    Sau khi hoàn thành các khóa học, thí sinh sẽ dự kì kiểm tra tiếng Anh TOEFL (nội bộ) do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với IIE tổ chức, dự kiến vào tháng 5/2008 và các tháng sau đó. Nếu đạt từ 500 điểm trở lên sẽ tiếp tục được hướng dẫn lập hồ sơ xin học gửi đi các trường nước ngoài.
    7.10. Chi phí các khóa học tiếng Anh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả 50%, do các trường cử giảng viên đi học trả 50%. Các trường thuộc khu vực khó khăn sẽ được Bộ xem xét chi trả toàn bộ chi phí bồi dưỡng tiếng Anh cho các giảng viên của trường.
    7.11. Trong quá trình học tại các trung tâm ngoại ngữ, các giảng viên sẽ được bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu, về các kĩ năng viết tiểu luận, lập hồ sơ xin học phù hợp với yêu cầu của từng nước và các hoạt động định hướng khác trước khi lên đường. Chương trình bồi dưỡng này áp dụng cả cho các giảng viên không phải học thêm tiếng Anh.
    7.12. Sau thời gian 2 năm kể từ khi nộp hồ sơ, các giảng viên không đạt yêu cầu về ngoại ngữ, không được trường nước ngoài tiếp nhận sẽ không thuộc diện chuẩn bị đi học nước ngoài, có thể dự tuyển làm nghiên cứu sinh trong nước.
    8. Đăng ký đi Hoa Kỳ các ngành học (trừ ngành Luật và Y) sẽ qua các bước đăng kí và tuyển chọn sau:
    8.1. Người dự tuyển sẽ dự kiểm tra tiếng Anh TOEFL do Viện Giáo dục quốc tế IIE tổ chức (dự kiến trước 15/4/2008). Người có chứng chỉ TOEFL quốc tế (hoặc nội bộ do IIE cấp) đạt 500 điểm trở lên, dự thi sau ngày 30/4/2006 không phải dự kiểm tra TOEFL kỳ này.
    8.2. Khuyến khích những người đã đạt TOEFL 500 điểm trở lên dự thi lấy điểm GRE (Graduate Record Examination) đợt tháng 2/2008 do IIE tổ chức. Đăng ký dự thi GRE tại địa chỉ www.iievn.org/GRE.htm.
    8.3. Hoàn thành việc khai hồ sơ trực tiếp trên mạng từ ngày 14/5 đến ngày 31/5/2008 tại địa chỉ http://application.vef.gov/322project/để gửi cho các giáo sư Viện Hàn lâm Hoa Kỳ xem xét lựa chọn mời dự kỳ thi vấn đáp dự kiến vào đầu tháng 8/2008.
    8.4. Kỳ thi vấn đáp được tiến hành bằng tiếng Anh bởi các giáo sư và các nhà khoa học Hoa Kỳ. Thời gian thi vấn đáp cho mỗi ứng viên là 45 phút. Sau kỳ thi vấn đáp này, các nhà khoa học Hoa Kỳ sẽ giới thiệu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo những thí sinh đủ tiêu chuẩn để xét cấp học bổng.
    8.5. Các thí sinh được các giáo sư Hoa kỳ giới thiệu sẽ hoàn thiện hồ sơ để gửi sang các trường đại học Hoa Kỳ đăng kí học.
    9. Đăng ký đi Đức:
    Chủ yếu đi bang Hessen. Đối với những thí sinh đủ trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Đức sẽ dự phỏng vấn với Hội đồng giáo sư Đức, dự kiến đợt 1 vào tháng 01/2008 để nhập học trong tháng 3, 4/2008 và đợt 2 vào tháng 7/2008 để nhập học trong tháng 9, 10/2008. Thí sinh có thể được hỗ trợ 1 năm chuẩn bị thêm tiếng Anh
    Hồ sơ của những người đăng ký đi học tại bang Hessen (CHLB Đức) ngoài các giấy tờ như nêu tại mục 6 cần nộp thêm Tờ khai đăng ký làm NCS (mẫu tại Phụ lục VI kèm theo, có thể tải từ địa chỉ www.moet.gov.vn); sao dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Đức các văn bằng, chứng chỉ.
    10. Về chế độ học bổng của Chính phủ:
    10.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các nước, các trường đại học nước ngoài để có sự hỗ trợ, đảm bảo chi phí đào tạo và sinh hoạt phí của nghiên sinh theo các quy định hiện hành, trong đó sinh hoạt phí năm thứ 3 và năm thứ 4 của nghiên cứu sinh ở Hoa Kỳ, Australia, Canada? có thể được cấp từ các trường nước ngoài.
    10.2. Nghiên cứu sinh đi các nước New Zealand, Nga, Trung Quốc, Đức được cấp học phí và sinh hoạt trong thời gian 3 năm. Nếu trường nước ngoài yêu cầu các chương trình nâng cao với thời gian không quá 6 tháng thì nghiên cứu sinh sẽ được cấp học phí và sinh hoạt phí trong thời gian này.
    10.3. Đối với các nước chưa có thỏa thuận hỗ trợ, có chương trình đào tạo tiến sĩ 4 năm, trong 3 năm đầu nghiên cứu sinh sẽ được cấp học bổng bao gồm sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước và học phí với mức không quá 15.000 USD/năm. Năm thứ 4 sẽ xem xét việc cấp tiếp học bổng trên cơ sở kết quả học tập và nghiên cứu tốt của nghiên cứu sinh các năm trước.
    10.4. Giảng viên đi học thạc sĩ sẽ được cấp học bổng trong thời gian quy định của trường nước ngoài nhưng không quá 2 năm, trong đó mức sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước và học phí với mức không quá 15.000 USD/năm.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Đại học, Học viện, các Trường đại học, cao đẳng, các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố triển khai rộng rãi và khẩn trương thông báo này cho mọi giảng viên biết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giảng viên đáp ứng các điều kiện được đăng ký dự tuyển.
    Giám đốc các Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cần có kế hoạch cử giảng viên đi đào tạo theo kế hoạch 3 ?" 5 năm, bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2017 để thực hiện mục tiêu nâng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường đại học, cao đẳng theo lộ trình của Chính phủ.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (đã ký)
    Trần Văn Nhung

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chính phủ (để b/c);
    - Ban Tuyên giáo TW (để b/c);
    - Các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh, thành phố (để phối hợp thực hiện);
    - PTTg, BT Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
    - Các thứ trưởng Bộ GD&ĐT (để phối hợp);
    - Các Đại học, Học viện, trường ĐH, CĐ;
    - Các Vụ TCCB, KHTC, HTQT, KHCN, 322;
    - Các website www.moet.gov.vn;
    www.vosp.org; www.edu.net.vn; Báo GD&TĐ;
    - Lưu: VT, Vụ ĐH&SĐH.

    Mời các bác xem chi tiết tại đây: http://moet.gov.vn/?page=1.3&view=17503

    Đây toàn dành cho các bác đang hoặc sẽ làm giảng viên tại các trường đại học thôi. Không biết các đối tượng không nằm trong diện này thì năm nay có cơ hội không nhỉ
    Kinh phí dành cho mỗi năm không nhiều: 550 bác đi đợt này thì anh em bên ngoài chắc hết suất rồi.
  2. minthuongpt

    minthuongpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Em cứ thắc mắc các đối tượng mới tốt nghiệp nói trong văn bản này là như thế nào. Chẳng hạng các SV sẽ tốt nghiệp mùa hè 2008 liệu có thể nộp hồ sơ không nhỉ?
  3. vqhvietnam

    vqhvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    BGD mình bây giờ thoáng thật, ko yêu cầu k/n gì cả, nhưng sao toàn cho TS vậy nhỉ, ThS ít quá :(
  4. minthuongpt

    minthuongpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Theo em biết thì bộ GD đang gay gắt trong vấn đề nâng cao chỉ số PhD/SV anh ạ. Những năm tới còn yêu cầu về trình độ tiếng Anh cho những ai muốn thi công chức ngạch GVĐH khắt khe hơn nhiều. Không biết có cải thiện tình hình đáng kể hay không. Như trường em hình như còn có chỉ tiêu năm 2020 chỉ những ai làm PhD và có TOEFL ~500 mới được làm giảng viên chính.
  5. leoboto

    leoboto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tức là nếu đăng ký để đi ngay trong năm 2008 hả các bác ? Sao chỉ thấy procedure của Mỹ với Đức, các nước còn lại thì thế nào ?
  6. overkilldn

    overkilldn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Không biết vấn đề sinh hoạt phí của HB này có bị trễ như các năm trước không nhỉ? Chứ cái cảnh vừa cày ở phòng thí nghiệm vừa ăn mỳ tôm cả tháng như các bác khác đã phản ánh trên báo thì kinh quá.
  7. nth1978

    nth1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    1
    It depends on where u go. In my point of view, U.S and Canada are likely to have money transfered in time. The longest delay is just about 1-2 months.
    Good lucks to all
  8. lovelymouse_08

    lovelymouse_08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hi ca nha,
    Em cung dinh bon chen dang ky HB nay nen muon hoi cac bac 1 chut kinh nghiem. Cha la, em co bang Dai hoc ben khoi Kinh te, ma lai du dinh nop don hoc ben nganh Giao duc. (em dinh dang ky nganh: "danh gia va do luong trong giao duc"), nen muon hoi cac ban la voi truong hop nay cua em thi se phai nop don o Hoi dong thi nao a?
    Bac nao biet thi tra loi giup em voi.
  9. overkilldn

    overkilldn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi trễ 1-2 tháng thì hichic... sau này nghe nói đã chấn chỉnh việc này, không biết có bác nào đang đi 322 không nhỉ, cho biết tý ý kiến thực tế.
    10.3. Đối với các nước chưa có thỏa thuận hỗ trợ, có chương trình đào tạo tiến sĩ 4 năm, trong 3 năm đầu nghiên cứu sinh sẽ được cấp học bổng bao gồm sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước và học phí với mức không quá 15.000 USD/năm. Năm thứ 4 sẽ xem xét việc cấp tiếp học bổng trên cơ sở kết quả học tập và nghiên cứu tốt của nghiên cứu sinh các năm trước.
    Nếu với 15kUSD/năm thì ở các nước mhư US hay EU thì sao đủ nhỉ? Không biết US, Úc, EU có phải là các nước đã thoả thuận hỗ trợ không nhỉ?
  10. overkilldn

    overkilldn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy danh sách Ms cho năm 2008 không có cho các trường ĐH chỉ có cao đẳng, nếu bạn là trợ giảng ở trường ĐH thì chắc sẽ khó khăn đấy, và theo mình biết nếu học trái chuyên ngành cũng rất dễ bị đánh trượt, vì mình có biết 1 bác đăng ký PhD hơi trái chuyên ngành thôi đã bị out mặc dù bác ấy có Ms ở Úc về, nhà mình cái khoảng rule nó hơi bị căng mà, anyway vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bạn cứ mạnh dạn apply, chúc may mắn.

Chia sẻ trang này