1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những thông tin liên quan đến Ấn Độ (Đất nước & Con người)

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi nguoi_ve_cuoi_pho, 23/10/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoi_ve_cuoi_pho

    nguoi_ve_cuoi_pho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    những thông tin liên quan đến Ấn Độ (Đất nước & Con người)

    MỘT BÀI VIẾT VỀ CỘNG ĐỒNG ẤN ĐỘ TẠI U.S.A
    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2006/10/3B9EF98E/

    Chỉ cần nhìn những biển quảng cáo ở ga tàu là rõ. Những công ty du lịch hứa mức giá vé thấp nhất từ New York đi Mumbai. Một công ty thời trang bán những chiếc sari lộng lẫy. Và DirectTV hứa hẹn ?osáu kênh truyền hình Ấn Độ hàng đầu tại nhà bạn?.
    Ở Edison, một khu ngoại thành của New York, cứ ba người thì có một người gốc Ấn. Nhiều người nhập cư mới đến đây để làm bác sĩ, kỹ sư, các chuyên gia công nghệ cao. Họ bị thu hút tới sống ở khu ?oTiểu Ấn Độ? vì sự thuận tiện ?" gần ga tàu ?" và cả thân thuộc.
    ?oỞ đây họ có thể mua thực phẩm và đồ dùng từ quê nhà?, Aruna Rao, một nhà tư vấn sống tại đây, cho biết.
    Mặc dù đã có một dòng người Ấn Độ tới Mỹ định cư vào những năm 1960, người nhập cư gốc Ấn đổ tới đây nhiều hơn bất kỳ cộng đồng nào khác từ năm 2000 đến 2005. Cộng đồng không chỉ tăng mạnh mà còn đang ngày một trưởng thành. Sau hàng thập kỷ tự khẳng định một cách thầm lặng, người Ấn nay ngày một mạnh dạn khi bàn về những vấn đề như chính trị, sắc tộc và các chủ đề khác.
    ?oTôi đã nghiên cứu cộng đồng này suốt 20 năm và trong 4 hay 5 năm qua, có một sự khác biệt đang xảy ra?, Madhulika Khandelwal, chủ tịch trung tâm Người Mỹ gốc Á tại Đại học Queens ở New York bình luận. ?oNgười Mỹ gốc Ấn cuối cùng đã lên tiếng?.
    Có khoảng 2,3 triệu người gốc Ấn mang quốc tịch Mỹ, bao gồm cả người nhập cư và những người sinh ra ở Mỹ, theo số liệu thống kê năm 2005. Năm 2000, con số này là 1,7 triệu.
    Họ có những cộng đồng lớn ở New Jersey, New York, California và Texas. Thu nhập bình quân của họ hơn 60.000 USD/năm, cao hơn mức bình quân cả nước đến 35%. Người Mỹ gốc Ấn cùng với Ấn kiều trên khắp thế giới gửi về Ấn Độ 23 tỷ USD năm 2005.
    Vì vậy, khi băng video quay được cảnh thượng nghị sĩ bang Virginia George Allen gọi một người Mỹ gốc Ấn là ?omacaca? ?" một loại khỉ và là một từ xúc phạm, cộng đồng đã nhanh chóng có phản ứng. Chỉ ít ngày sau, Sanjay Puri, người sáng lập ra Ban Hành động Chính trị Mỹ Ấn và các nhà lãnh đạo gốc Ấn khác tại Washington DC yêu cầu và có một cuộc gặp kéo dài với Allen. Vị thượng nghị sĩ sau đó đã xin lỗi công khai.
    Nếu điều này xảy ra 10 năm trước thì sao?
    ?oMọi việc sẽ khó khăn hơn nhiều?, Puri nhận xét. ?oNhưng đây là một cộng đồng giàu có và phát triển nhanh chóng. Người ta bắt đầu hiểu rằng chúng tôi đang đóng góp về mặt chính trị, và điều này đã tạo ra một sự khác biệt lớn?.
    Nhiều người nhập cư Ấn Độ đến Mỹ hoàn toàn chú tâm vào thành công cá nhân ?" giành một công việc hàng đầu, kiếm tiền và khuyến khích con cái họ làm tương tự.
    Nhưng tình hình đang thay đổi. Sau sự kiện 11/9, nhiều người theo đạo Sikh gốc Ấn, vốn đội khăn trùm đầu để thể hiện đức tin của họ, bị nhầm với người Hồi giáo và bị coi là khủng bố. Hàng trăm người bị quấy rối hoặc tệ hơn thế. Tại Mesa, Arizona, một chủ quầy xăng theo đạo Sikh, bị bắn chết ngày 15/9/2001 bởi một kẻ khai với cảnh sát rằng: ?oTất cả những tên Ảrập phải bị bắn?.
    Ít người hiểu rõ quyền của mình vì họ không tích cực tham gia hoạt động chính trị, Amardeep Singh, giám đốc nhóm Liên minh Sikh ở New York, giải thích. ?oVụ 11/9 tạo nên một thế đối đầu. Chúng tôi nhận ra bây giờ mình cần phải tích cực tham gia vào tiến trình hoạch định chính sách. Nếu không các chính sách sẽ được làm ra mà không xét đến quyền lợi của chúng tôi?.
    Hiện nay nhóm đang có hai đề xuất chờ hội đồng thành phố New York thảo luận: Một cho phép nhân viên thành phố đội khăn trùm đầu và một buộc các quan chức thành phố phải vạch kế hoạch ngăn chặn các hành vi tội phạm nhằm vào cộng đồng thiểu số, nếu một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra. Gần đây, có 3 người Sikh đã được bầu vào các vị trí cấp thấp ở thành phố. ?oĐó là một bước khởi đầu tốt?, Singh nhận xét.
    ?oCâu hỏi mà mọi người Mỹ gốc Ấn đang đặt ra là: Liệu giấc mơ nước Mỹ là kiếm được nhiều tiền và có những chiếc ôtô sang trọng đã đủ chưa?? ông bình luận. ?oGiờ đây, cộng đồng đang đóng góp và hoạt động một cách tích cực hơn?.
    Người Ấn Độ cũng tham gia các lĩnh vực bên ngoài chính trị và gây ảnh hưởng lên xã hội nói chung. Họ có mặt đông đảo trong hàng ngũ giảng viên đại học, kỹ sư và kỹ thuật viên. Khoảng 10% - 12% sinh viên ngành y hiện nay là người gốc Ấn. Một nửa số quán trọ ở Mỹ do người Ấn Độ làm chủ.
    Tại thành phố New York, Basement Banghra - một sự kiện âm nhạc pha trộn nhạc hip-hop với các giai điệu Ấn Độ mỗi tháng thu hút hàng trăm người đến hộp đêm Sounds of Brazil - sẽ kỷ niệm 10 năm hoạt động vào năm tới.
    Có nhiều nhà văn gốc Ấn, trong đó có người giành giải Pulitzer như Jhumpa Lahiri (ở Brooklyn), các nhà làm phim như Mira Nair, người đã dựng bộ phim ?oNgười trùng tên? dựa trên tiểu thuyết của Lahiri. Phim chuẩn bị công chiếu vào mùa xuân tới. Có những ngôi sao truyền hình gốc Ấn như Parminder Nagra và Naveen Andrews.
    ?oNhững điều này đang xảy ra vào cùng một thời điểm, và bổ sung cho nhau. Cứ như thể cứ cách một ngày lại có một quyển sách hay một bộ phim lớn hay có một thành tựu nào đó của người gốc Ấn?, Khandelwal nhận xét.
    Những người gốc Ấn sinh ra ở Mỹ - họ gọi mình là Delsis- cũng đang tự tin cất lên tiếng nói của mình.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng, cộng đồng này cũng đang trở nên phức tạp hơn. Cộng với sự đa dạng đến chóng mặt do chính nền văn hóa Ấn Độ - nhiều ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, chính trị và ẩm thực ?" là những chênh lệch giai cấp giữa những người Mỹ gốc Ấn.
    Khoảng 1/10 sống trong nghèo đói. ?oĐây là một cộng đồng của những sự đối lập?, Deepa Iyer, giám đốc tổ chức Các nhà lãnh đạo Mỹ gốc Nam Á của Ngày mai, bình luận. ?oChúng tôi nghe nhiều về một cộng đồng có học vấn cao và giàu có này. Nhưng cũng có những người không nói sõi tiếng Anh và đang phải chống chọi các vấn đề về nhập cư và chịu đựng các hành động phân biệt chủng tộc?.
    Những chủ đề như vậy được thảo luận ở New Jersey, nơi có 170.000 người gốc Ấn (theo số liệu thống kê năm 2000). Nhiều người ở đây vẫn còn nhớ những băng nhóm thanh niên da trắng ở thành phố Jersey vào cuối những năm 1980. Chúng tự gọi mình là Dotbuster (Kẻ phá hủy nốt ruồi), ám chỉ nốt ruồi giả trang trí trên trán một sồ phụ nữ Hindu. Vào năm 1987, một giám đốc tài chính bị đánh đập bằng gậy bóng chày cho tới chết, trong khi những kẻ hành hung ông hét lớn: ?oHindu! Hindu!?
    Những vụ như vậy đã giảm nhưng chưa bao giờ biến mất, Singh thuộc Liên minh Sikh cho biết. Năm ngoái, hai thanh nhiên Sikh đã bị hành hung tại trường công ở New Jersey.
    Ở Edison (New York) những năm gần đây có một sự căng thẳng ngầm giữa người gốc Ấn và cảnh sát. Nó bùng nổ trong dịp kỷ niệm Quốc khánh Mỹ 4/7. Cảnh sát được gọi tới một khu căn hộ của người Ấn để giải tán một đám đông gần 800 người và một người Ấn Độ cho biết anh đã bị cảnh sát đánh đập. Khi cộng đồng tổ chức biểu tình vào tháng sau, người đàn ông nói trên bị bắt với lý do anh ta là người nhập cư bất hợp pháp. Hiện người này vẫn bị giam.
    ?oRõ ràng giữa hai bên có sự căng thẳng và nghi kỵ?, Rao, vốn sống ở Edison từ 7 năm qua, nhận xét. ?oNhiều người tự hỏi: Tôi đang làm gì ở đất nước này vậy? hay Tôi đã nói rồi mà. Chúng ta sẽ không bao giờ được chấp nhận đâu?. Cô nói thêm là không có người gốc Ấn nào trong ban giám hiệu trường học hay hội đồng thành phố ở Edison.
    Các quan chức thành phố kêu gọi các nhà hòa giải của bang giúp làm cầu nối trong cộng đồng.
    Desai, luật sư về nhập cư, đã sống ở New Jersey từ năm 3 tuổi, nhận xét cô đã nhận thấy nhiều dấu hiệu thay đổi tích cực so với thế hệ trước: ?oChúng tôi đã tạo nên ảnh hưởng ở tất cả các lĩnh vực. Giờ đây có nhiều người còn biết đến những ngày lễ và văn hóa của chúng tôi. Mọi việc đang thay đổi. Chúng tôi đang hiện diện một cách rõ nét hơn?.
  2. nguoi_ve_cuoi_pho

    nguoi_ve_cuoi_pho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Trong bài viết trên tớ khoái nhất là con số 23 Tỷ USD Ấn Kiều gởi về nước (Ấn kiều trên khắp thế giới gửi về Ấn Độ 23 tỷ USD năm 2005). So với con số 3 hay 4 tỷ USD Việt kiều gởi về trong năm 2005 thì Ấn Độ vượt xa.
  3. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    TIN NÓNG HỔI ĐÂY => Những cô dâu Ấn bị chồng chà đạp vì tiền
    Bác nào cần tiền thì tìm đến Ấn Độ nhé
    Nguồn tin => http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/10/3B9EF9A7/
    Khi các quan khách đã tề tựu đông đủ trong đám cưới, cha của cô dâu mang một khay kim loại lớn, trên chất đầy những tờ tiền lẻ để trông có vẻ nhiều, tổng cộng là 51.000 rupee, đến trao cho chú rể.
    Một chiếc TV và bộ sofa mới cũng được bày chình ình trong phòng, nó cho quan khách thấy rằng phía gia đình cô dâu đã nộp những gì cho chú rể làm của hồi môn. Một bản danh sách những đồ lễ nạp khác được nhân ra làm 5 bản, trao cho 5 nhân chứng. Danh sách liệt kê từ đồ gỗ, đồ làm bếp đến nữ trang.
    Thật không may cho cô dâu 18 tuổi Kamlesh, vì những thứ mà cha cô đem đến chưa đủ. Chú rể muốn có cái xe tay ga, bố mẹ chú rể muốn có nhiều hơn 51.000 rupee - khoảng 1.100 USD kia.
    Trong suốt 3 năm chung sống sau lễ cưới, những lời đòi hỏi của hồi môn ngày càng tăng, kèm với những trận đòn ngày càng tàn bạo nhằm vào cô dâu. Đến tháng 8 vừa rồi, chú rể lấy một cái gậy gỗ đánh vào đầu cô, trói lại và nhốt cô trong chuồng bò, cho đến khi cô bị chảy máu ào ạt.
    Bạo lực vì hồi môn đang ngày càng tăng ở Ấn Độ.
    Theo Cục thống kê tội phạm quốc gia, cứ 77 phút lại có một báo cáo về án mạng do của hồi môn. Các nhóm trợ giúp nạn nhân của tệ nạn này cho hay tình trạng ngày càng tồi tệ đi, do chủ nghĩa tiêu thụ đang lên cao ở Ấn.
    "Ai ai cũng tây hóa - họ muốn mặc quần áo đắt tiền, muốn tiêu xài và mua những thứ được quảng cáo trên vô tuyến. Của hồi môn được cho là cách dễ nhất để moi tiền", Varsha Jha, thuộc Ủy ban phụ nữ Delhi, nói.
    Mặc dù Ấn Độ đã có lệnh cấm đòi và nộp của hồi môn, với mức án có thể lên dến 5 năm tù nếu vi phạm, nhưng các nhà hoạt động xã hội nói rằng luật chẳng qua là "đồ trang trí" và hầu như chưa bao giờ được thực hiện. Chuyện mặc cả của hồi môn vẫn là một phần trong khi bàn về cưới xin. Để lách luật, người ta thường nói đó là quà cưới.
    Kamlesh hầu như không nói năng gì kể từ khi bị đánh, các bác sĩ đang xem xem liệu có phải cô đã bị tổn thương não vĩnh viễn không. Ủy ban vì phụ nữ Delhi là một cơ quan chính phủ, đang giúp cô kiện để truy tố chồng. Tên này đã bị bắt vì tội hành hung.
    Ủy ban này cho biết có khoảng 40 phụ nữ bị đánh mỗi ngày, hầu hết lý do đánh đập liên quan đến của hồi môn, và số vụ tăng lên đều đặn trong 5 năm qua.
    "Lối sống vật chất ngày càng mạnh mẽ ở Ấn Độ và việc đòi hỏi của hồi môn cũng tăng theo, để bên nhà trai có thể moi được tiền hòng đáp ứng nhu cầu vật chất xa xỉ", Kiran Walia, chủ tịch ủy ban, nói. "Đòi của hồi môn là một chuyện, nhưng hành hạ phụ nữ chỉ bởi vì cô ấy không mang lại khoản hồi môn nhiều như mong muốn lại là chuyện khác".
    Chiến tranh giữa vợ với chồng vì của hồi môn xảy ra ở tất các các tầng lớp xã hội Ấn. Tuần này, cựu danh thủ bóng chày Manoj Prabhakar đang bị xử ở tòa với tội danh lạm dụng vợ. Cô vợ Sandhya cho biết của hồi môn cô mang đến nhà chồng khi cưới bao gồm một chiếc xe hơi, đồ nữ trang, máy thu hình, tủ lạnh, bộ bàn ghế sofa, giường đôi và tiền mặt. Nhưng chú rể vẫn chưa hài lòng và đã hành hạ cô suốt từ sau đám cưới để đòi thêm, người vợ tố cáo. Tuy nhiên, Manoj bác bỏ.
    "Người ta ngày càng bạo hơn khi đòi của hồi môn", chị Jha thuộc Ủy ban phụ nữ Delhi nhận xét. "Cứ tưởng là khi cuộc sống ngày càng tây hóa, những thói cũ sẽ nhạt dần đi. Nhưng không, chúng vẫn sống dai dẳng".
    "Các chú rể nói ''Ô, tôi chỉ yêu cầu bố mẹ vợ cho một cái xe Honda thôi mà''. Nhưng họ quên mất là để xe chạy được thì phải có xăng. Thế là họ lại đến nhà cô dâu để đòi tiền. Không phải một lần mà xong, cứ đòi liên tục, liên tục".
    Cha của Kamlesh đã phải tiết kiệm để tích lũy của hồi môn cho cô từ khi cô mới lên 2 tuổi. Ông phải chắt bóp hết mức có thể, từ khoản thu nhập của một thợ mộc 125 rupee mỗi ngày. Tổng chi phí cho đám cưới và lễ vật cho nhà trai lên tới 250.000 rupee, trong đó ông phải đi vay 60.000. Khi đằng trai đòi thêm, ông không thể làm gì hơn được nữa.
    Ông cho biết con gái ông đã bị dọa nạt nã của hồi môn ngay từ đầu cuộc hôn nhân. Hồi tháng 8, cô bị hắn đánh, trói, bỏ mặc trong chuồng bò mấy ngày không có cơm ăn nước uống, mãi cho đến khi những người họ hàng đến cứu.
    "Trong một năm qua, nó đã đánh con gái tôi vì của hồi môn", ông Misrilal nói trong khi ngồi ở hành lang bệnh viện, chờ bác sĩ khám vết thương ở trên đầu cô.
    Gánh nặng chi phí đám cưới và của hồi môn là một trong những lý do chính dẫn đến nạn phá thai nhi nữ - chuyện rất phổ biến ở Ấn Độ. Đầu năm nay, tạp chí y học Anh Lancet chỉ ra rằng có tới 10 triệu thai nhi nữ đã bị bỏ ở Ấn Độ trong vòng 20 năm qua, do các gia đình muốn tránh những khoản chi phí khổng lồ khi có con gái, đồng thời lại muốn có con trai nối dõi.
    "Sau tất cả những khổ nạn này, tôi cảm thấy có con gái là một nỗi nhục nhã", Misrilal nói.
    Tại trung tâm Ủy ban phụ nữ Delhi, bà chủ tịch Walia đang gặp thân nhân của một phụ nữ trẻ tên là Kusum Hardina. Cô này đã châm lửa tự thiêu vài tuần trước bởi quá tuyệt vọng trước sức ép của nhà chồng đòi hỏi khoản hồi môn cao hơn.
    Hôm 22/9, Kusum đánh nhau với mẹ chồng và anh chồng chỉ vì chuyện hồi môn. Rồi trong một phút điên giận, cô tưới dầu hỏa lên mình và châm lửa đốt. Nằm trong bệnh viện trước khi chết, Kusum nhờ viết một báo cáo với cảnh sát rằng cô làm như vậy vì bị hành hạ quanh chuyện của hồi môn, bà Walia kể.
    Trước đó cô đã nói với bố mẹ ruột, rằng cô đang bị chà đạp, nhưng họ nói với cô hãy cố ở với chồng. Kusum nói với cảnh sát, họ điều đến một nhân viên, anh này đánh chồng cô một trận nhừ tử. Nhưng mối quan hệ không cải thiện được tí nào.
    "Chúng tôi nộp 22.000 rupee (hơn 400 USD) khi chúng cưới nhau. Nhưng bên nhà họ đòi cả vô tuyến màu, một cái xe máy và tủ lạnh", Asharam, anh trai của người phụ nữ xấu số, nói. "Chồng nó làm thợ xây nên cũng không kiếm được mấy, nhưng thằng đó rất tham tiền".
    "Cần phải bỏ lệ nộp hồi môn", anh nói thêm. "Việc gì phải nộp tiền cho nhà chồng, trong khi anh đã nộp cả con gái cho họ rồi?".
    Walia đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền, đưa các tư vấn viên đến nhiều trường đại học để nói chuyện với sinh viên về vấn nạn bạo lực của hồi môn. Nhưng bà không tin vào khả năng thành công.
    "Thật rất đáng tiếc, nhưng ngay cả những người đàn ông có học cũng vẫn đòi hồi môn. Người giàu đặt ra các chuẩn mực cho xã hội. Tôi không hy vọng là nạn này chấm dứt được".
  4. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Các cô nào HAM HÀNG NGOẠI thì mời sang Ấn Độ (lấy chồng).
    Đàn ông VN dù nghèo vẫn tử tế hơn. Trừ những người vô phước gặp phải bọn buôn người, những tên hút chích, ăn chơi....
  5. saiyyan

    saiyyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Mới chỉ cách đây 6 tháng, kinh tế Ấn Độ ở trong tình trạng rất tốt.
    Tăng trưởng hàng năm là 9%, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 20%, thị trường chứng khoán lên điểm 50% trong năm 2007, nhu cầu tiêu dùng lớn, các công ty trong nước thực hiện những vụ mua lại đầy tham vọng trên thị trường quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng cao? Dường như không điều gì có thể ngăn cản được bước tiến của nền kinh tế này.
    Nhưng xét cho cùng, cái gì cũng có điểm dừng. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, Ấn Độ đã gia nhập vào danh sách các quốc gia ?onạn nhân? của lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại trên toàn cầu. Lạm phát ở Ấn Độ so với cùng kỳ năm ngoái hiện là 11,4%, ngân sách chính phủ thâm hụt nặng và lãi suất cũng đang tăng cao.
    Các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường Ấn Độ, đồng Rupee rớt giá và thị trường chứng khoán đã sụt giảm trên 40% giá trị so với đỉnh cao của năm nay.
    Từ ?oanh hùng? thành ?ocon số 0?
    Phần lớn các dự báo kinh tế đều cho rằng, tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ chỉ còn 7% trong năm nay - một mức sụt giảm lớn đối với một quốc gia đang cần thúc đẩy thay vì hãm phanh tăng trưởng.
    ?oẤn Độ từ chỗ là một ?oanh hùng? (hero) tới chỗ chỉ còn là một ?ocon số 0? (zero) trong vòng có 6 tháng?, người đứng đầu bộ phận tự doanh của Merrill Lynch tại Ấn Độ, ông Andrew Holland, ví von.
    Nhiều người lo ngại rằng mức xếp hạng tín nhiệm hiện ở hạng đầu tư mà Ấn Độ khó khăn lắm mới giành được sẽ sớm bị đánh tụt và câu chuyện tăng trưởng kinh tế kỳ diệu ở nước này sẽ đi vào hồi kết.
    Tình hình kinh tế toàn cầu, với giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn làm khô kiệt những dòng vốn ngoại, chắc chắn là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế Ấn Độ gặp khó. Nhưng không phải không có những nguyên nhân nội tại.
    Ấn Độ có thể tránh cuộc khủng hoảng mà nước này phải đối mặt hiện nay nếu họ có chiến lược hợp lý hơn. Ấn Độ nhập khẩu 75% lượng dầu tiêu thụ, trong khi nhu cầu dầu của nước này tăng mạnh cùng với sự mở rộng của nền kinh tế. Chính phủ Ấn hiện áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu ở mức khoảng 60%. Năm 2007, khi lạm phát chỉ ở mức 3%, các nhà kinh tế học đã thúc giục New Dehli cắt giảm trợ giá nhiên liệu. Nhưng thay vào đó, Ấn Độ tiếp tục chi 25 tỷ USD để cho nông dân vay và tăng lương cho giới công chức.
    Giờ đây, những khoản chi tiêu đó, cộng thêm với 25 tỷ USD chuẩn bị được chi cho trợ giá phân bón, đã khiến chi tiêu ngân sách của nước này tăng thêm 100 tỷ USD, tương đương với 10% GDP hàng năm của Ấn Độ, và bằng đúng tổng lượng thuế thu nhập ở nước này. Khoản chi này diễn ra giữa lúc Ấn Độ cần gấp số tiền 500 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới và nâng cấp hệ thống trường học và cơ sở y tế. Nợ chính phủ trong năm ngoái đã giảm xuống dưới 6% GDP đến năm nay đã tăng lên gần 10%.
    ?oTừ năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã để tuột mất những cơ hội lớn để chỉnh hướng cho nền kinh tế?, một nhà kinh tế nhận xét. Cũng theo chuyên gia này, trên thực tế, Ấn Độ đã không có một cải cách lớn nào trong suốt 4 năm trở lại đây - thời kỳ mà liên minh của Đảng Quốc đại cầm quyền.
    Thậm chí cả những người lạc quan nhất về Ấn Độ cũng khó có thể tìm ra bất kỳ một cải cách kinh tế lớn nào ở nước này trong thời gian gần đây. Một kế hoạch xây dựng 30 đặc khu kinh tế (SEZ) đã bị hoãn lại do New Dehli chưa tìm ra cách để có đủ diện tích đất cần thiết - một vấn đề lớn ở cả khu vực đô thị và nông thôn ở Ấn Độ, mặc dù không có bất kỳ sự bất ổn xã hội hay chính trị nào.
    Bị ?olàm hư? bởi những khoản trợ cấp phân bón và lạc hậu về kỹ thuật, lĩnh vực nông nghiệp của Ấn Độ có năng suất rất kém. Những cải cách đơn giản và phi chính trị, như tăng cường hệ thống luật pháp và bổ sung thêm số quan tòa vào các tòa án, đã bị lơ là.
    Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Goldman Sachs tỏ ra bi quan khi cho rằng Ấn Độ đã tụt xuống chót bảng trong số 4 nước nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc về thành tựu tăng trưởng, với lý do chủ yếu là do ?osức ỳ? của Chính phủ. Báo cáo này cho rằng, năng suất lúa của Ấn Độ chỉ bằng 1/3 so với của Trung Quốc và bằng 1/2 so với của Việt Nam. Trong khi 60% lực lượng lao động của Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành này chỉ đóng góp chưa đầy 1% đối với tăng trưởng kinh tế nói chung.
    Báo cáo cũng thúc giục Ấn Độ cải thiện hoạt động quản lý, tăng cường lĩnh vực giáo dục, kiểm soát lạm phát, giảm chi tiêu lãng phí, đẩy mạnh tự do hóa thị trường tài chính, tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường và sử dụng năng lượng. ?oThái độ sẵn sàng thực hiện tất cả những việc này cần tới vai trò của nhà lãnh đạo?, chuyên gia Tushar Poddar thực hiện bản báo cáo nhận xét.
    ?oChính phủ Ấn Độ bao gồm những thành viên ưu tú?, ông Poddar nhận định khi muốn nhắc tới Thủ tướng Manmohan Singh, một nhân vật từng tốt nghiệp Đại học Oxford, và Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram, một người tốt nghiệp Đại học Havard. ?oNhưng nếu họ không sử dụng hết tài năng của mình trong việc lãnh đạo, điều gì có thể xảy ra? ông đặt câu hỏi.
    Lo lắng hơn cả là giới doanh nghiệp ở Ấn Độ vốn đã đầu tư mạnh để phát triển bản thân trở thành những ?ongười chơi? có tầm vóc quốc tế. Đối với họ, quá nhiều lợi ích đang lâm nguy. Nhưng do sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng, từ cảng biển tới đường bộ, cùng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển, giá địa ốc, hàng hóa và nhân công cao, đã khiến họ gặp vô số trở ngại.
    Ông Sanjay Kirloskar, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất máy bơm nước Kirloskar với số vốn 470 triệu USD, cho biết công ty ông đã đầu tư 100 triệu USD vào các hợp đồng nước ngoài. Tuy nhiên, chẳng có hợp đồng cơ sở hạ tầng nào đến từ New Dehli dành cho công ty này. Ông Kirloska đã hy vọng được tham gia vào một dự án lớn nối giữa các dòng sông ở Ấn Độ. Nhưng những kế hoạch đó đã bị trì hoãn lại tới 4 năm nay.
    ?oSự phát triển cơ sở hạ tầng mà chúng tôi hy vọng vẫn chưa diễn ra. Thay vào đó, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài thay vì ở Ấn Độ?, ông nói.
    Kịch bản tồi tệ nhất
    Những hạn chế đối với tăng trưởng như vậy ở trong nước sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở Ấn Độ đang có chiều hướng đi xuống. Theo chuyên gia Holland của Merrill Lynch, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Ấn Độ trong năm ngoái là 20%, nhưng hiện tại, con số này có lẽ đã giảm xuống chỉ còn 10%.
    Sự đi xuống này khiến các nhà đầu tư nước ngoài thấy thị trường chứng khoán Ấn Độ kém hấp dẫn hơn để đầu tư. Trong năm nay, các nhà đầu tư ngoại đã rút tổng số vốn 5,5 tỷ USD ra khỏi thị trường Ấn Độ, so với số tiền 19 tỷ USD mà họ đầu tư vào thị trường này trong năm ngoái.
    Ông Gagan Bang, CEO của India Bulls Financial Services, một công ty dịch vụ tài chính và bất động sản lớn đang nổi lên ở Ấn Độ, nhắc đến Trung Quốc với vẻ ngưỡng mộ. Ông cho rằng, Trung Quốc có khả năng tuyệt vời trong việc duy trì đà tăng trưởng mạnh trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, Ấn Độ không thể duy trì được điều này quá 3 năm.
    ?oNhiều công ty sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, thậm chí không thể tăng trưởng nổi trong năm nay?, ông nhận xét. Ông nói thêm, trừ phi những quyết sách kinh tế lớn được Chính phủ Ấn Độ sớm đưa ra để duy trì nền kinh tế đi đúng hướng mong đợi, Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại hơn nữa.
    Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ bảo vệ mạnh mẽ những thành tựu mà họ đã đạt được trong 4 năm qua. ?oChúng tôi đã đạt được tốc độ tăng trưởng 9% trong vòng 4 năm liên tiếp. Đó là điều chưa từng xảy ra?, ông Sanjaya Baru, cố vấn truyền thông của Thủ tướng Singh nói. Ông cho rằng, sự tăng trưởng này bắt nguồn từ tỷ lệ đầu tư gia tăng từ mức 28% lên mức 35% so với GDP, gần với mức của hầu hết các nền kinh tế trong khối ASEAN. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, phần lớn khoản đầu tư này là từ lĩnh vực tư nhân.
    ?oVâng, đúng là có vấn đề ngân sách, nhưng chúng tôi phải trả giá để có được liên minh chính trị?, ông nói thêm. Do đó, ông cho rằng, việc tốc độ tăng trưởng có giảm từ 9% xuống còn 7% cũng chẳng có gì là quá u ám.
    Ông Chetan Modi, người đứng đầu tổ chức xếp hạng tín dụng Moody?Ts tại Ấn Độ cho rằng chi phí kinh doanh tăng cao ở Ấn Độ có thể sẽ khiến các nhà đầu tư quốc tế đã đến làm ăn ở nước này, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, chuyển vốn sang những thị trường có mức chi phí rẻ hơn và hiệu quả hơn, như Singapore và Hồng Kông. Theo ông Sherman Chan, nhà kinh tế học của Moody?Ts Economy.com, nếu kinh tế tăng trưởng chậm lại và lạm phát tiếp tục leo thang, bất ổn xã hội là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
    Trên thực tế, Ấn Độ đang trở thành một đất nước chứa đựng nhiều vấn đề xã hội. Lượng tài sản là sản phẩm từ những cải cách của các chính phủ tiền nhiệm đã được thể hiện qua những chiếc xe hơi sang trọng và những căn hộ đắt tiền ở những thành phố lớn, khiến người dân ở những vùng khác trên đất nước phải thèm muốn nhưng lại chẳng có phương tiện nào để có thể đạt tới. Ấn Độ cũng đang thiếu trầm trọng trường đại học và kế hoạch xây dựng 1.500 trường đại học vẫn chỉ nằm trên giấy.
    Một bộ phận trong liên minh cầm quyền phản đối cả chuyện toàn cầu hóa và công nghiệp hóa, do đó đối với những nhà máy mới được xây dựng, tốc độ tăng trưởng việc là rất thấp, chỉ khoảng 2% mỗi năm. Con số này quá nhỏ bé so với một đất nước có khoảng 14 triệu thanh niên gia nhập vào lực lượng lao động mỗi năm. Cũng vì thế mà chỉ có khoảng 1 triệu người trong số này có được việc làm.
    Trong khi đó, hầu như chẳng ai dám kỳ vọng Chính phủ Ấn Độ sẽ có sự thay đổi, đặc biệt là với các cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào năm 2009 và 5 cuộc bầu cử quan trọng ở phạm vi bang sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Cho đến thời điểm này, Đảng Quốc đại cầm quyền không đạt được nhều thành tựu, do đó họ đã thất bại trong hầu hết các cuộc bầu cử cấp bang trong năm nay và có khả năng sẽ tiếp tục thất bại trong cả 5 cuộc bầu cử sắp tới.
    Hy vọng lớn về việc cải cách sẽ trở lại với Ấn Độ của các doanh nghiệp ở nước này sẽ là một chính phủ mới vào năm tới. Mối nguy hiểm lớn nhất là liên minh chính trị phức tạp ở Ấn Độ sẽ đem quyền lực tới cho một liên minh ít quyết đoán khác, khiến các chính sách kinh tế ở nước này lại kém hiệu quả thêm 5 năm nữa.
    Nếu vậy, theo giới phân tích, một kịch bản xấu hoàn toàn có thể xảy ra: Tăng trưởng sẽ tụt xuống dưới 6,5%, làm gia tăng nguy cơ Ấn Độ trở lại với tình trạng kinh tế như hồi năm 1991 khi nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.
    (Theo BusinessWeek)
  6. saiyyan

    saiyyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Vô tình đọc được cái này hay hay trên net, copy lại cho các chàng các nàng ngó coi.
    Đúng ngày Tết dương lịch 1.1.1989 tôi
    hăm hở lên đường đi Ấn Độ. Dù lúc đó đã sống hai mươi năm ở nước ngoài, tôi vẫn thấy xa lạ với xứ sở huyền bí này. Ngày xưa dù chưa sống xa nhà, tôi đã có ý niệm về Pháp, về Mỹ, về Canada. Hồi đó tôi đã thích nền văn hóa phương tây, đã yêu văn chương tiếng Pháp, đã biết lối sống Mỹ. Còn Ấn Độ là gì đối với tôi ? Đó là quê hương của Gandhi, một vùng bán đảo rộng lớn với Hy-mã lạp sơn, với Hằng hà đầy cát. Tôi biết Ấn Độ chỉ giản đơn như thế, nhưng điều đậm nét trong tôi là, đây là một xứ sở huyền hoặc, hầu như được bọc trong một tấm màn thần thoại. Những tài danh của Ấn Độ mà tôi biết thường là những nhà văn nhà thơ như Tagore hay Krishnamurti, các vị đó xem ra cũng rất huyền bí. Còn các nhà đạo học, dù đó là Phật Thích-ca hay các đạo sĩ, tất cả đối với tôi có tính hoang đường nhiều hơn thực tại. Và dù các vị đó có thật đi nữa thì họ quá cao xa đối với tôi. Lên đường đi Ấn Độ, tôi chỉ là một người Việt Nam làm công cho một công ty sản xuất máy phát điện ở Đức, làm nhiệm vụ mà ngày nay người ta gọi là tiếp thị, có cái vai trò sales manager đi bán một món hàng hết sức trần thế.
    Tôi nhớ lại một anh bạn tuổi lớn hơn mình nhiều, anh có tiếng là thầy bói ngoại cảm. Một ngày nọ xa xưa, anh nhìn tôi cười nửa đùa nửa thật: " chú em kiếp trước làm thầy tu bên Ấn Độ " . Tôi nghe xong lòng không lấy gì thú vị, làm vua chúa thì may ra. Không, làm sao tôi mà là thầy tu được, tôi còn ham rượu thịt, còn ham vui chơi. Tôi càng không phải là người Ấn Độ, nếu không sống tại Việt Nam, tôi chỉ thích sống ở châu Âu văn minh và cổ kính.
    Máy bay từ châu Âu đến Delhi thường hạ cánh lúc nửa đêm, giờ địa phương. Ngày đó là ngày Pan Am còn là một hãng hàng không uy tín của Mỹ, cạnh tranh với Lufthansa của Đức tranh nhau chở khách đi Ấn Độ. Thời đó tôi chưa hiểu sao có nhiều khách đi Ấn Độ, khách làm ăn có, khách du lịch có. Ngày đó tôi đâu biết, đó là một thị trường khổng lồ cho dân làm ăn và một lịch sử vô song cho người du lịch. Ở sân bay Delhi ở Ấn Độ một thứ mùi nửa lạ nửa quen làm tôi chú ý. Mùi này hai mươi năm qua tôi chưa từng hít thở lại. " Eau de javel " ! Thì ra cái thứ mùi để chùi rửa vệ sinh trong những ngày xa xưa trong thời thơ ấu của tôi nay vẫn được sử dụng tại sân bay quốc tế này. Mùi này tôi đã quên rất lâu, xứ Đức không có, Việt Nam ngày nay cũng không, không ngờ nơi đây vẫn thông dụng. Ngày nay mỗi lần đến Ấn Độ tôi đều chuẩn bị để hít thở mùi này, thứ mùi gây cho tôi cảm giác vừa khó chịu vừa dễ chịu. Khó chịu là chỉ những nơi dơ bẩn ta mới biết đến nó và dễ chịu là sự yên tâm dù sao cũng có ai lo cho sự vệ sinh ở đây.
    Tôi ngồi gọn trong ghế bành nghe người ta nói tiếng Anh. Đồng nghiệp người Đức của tôi nói tiếng Anh rất dễ nghe, có lẽ thứ tiếng Anh của tôi cũng có cái giọng như thế. Đó là một thứ tiếng Anh giọng Đức, thứ tiếng Anh hay bị chê cười trên thế giới. Người ta gọi đó là tiếng Anh của Kissinger vì nhà chính trị này sinh tại Đức, sống lâu ở Mỹ nhưng vẫn nói thứ giọng quê mùa này. Còn tiếng Anh của Ấn Độ là một thứ tiếng Anh lạ lùng, tôi nghe không hiểu gì cả. Tôi nhớ mình thích tiếng Anh của người Hồng Kông vì tiếng Anh của họ dễ hiểu, thanh quản và phát âm của họ xem ra giống của tôi. Tôi vốn sợ thứ tiếng Anh của người Úc và của người Mỹ vì khó hiểu nhưng có đến Ấn Độ mới thấy có thứ khó hiểu hơn. Điệu bộ cử chỉ của người Ấn cũng khác, họ hay dùng bàn tay để " minh họa " cho lời nói. Bàn tay của họ cứ lật qua lật lại theo nội dung câu chuyện. Tôi phải làm việc hàng tuần trong cái xứ đầy mùi lạ, tiếng lạ, phòng ốc chật chội này ư ?
    Văn phòng đại diện của chúng tôi tại Delhi thuộc loại tầm cỡ nhưng phòng ốc hết sức hạn chế. Tại sao người ta thuê tuyển nhiều người như thế, bàn nọ kê sát bàn kia, nhân viên hàng tá làm gì cho hết ngày giờ ? Sau này tôi mới biết họ có nhiều người là để giúp việc cho chúng tôi, có những tea boy chỉ chuyên bưng trà rót nước, những công việc mà tại phương tây chúng tôi phải tự làm. Dễ chịu thay. Chỉ sau một ngày, tôi đã nhờ một cô gái đi copy văn bản. Bất ngờ thay, cô ta lắc đầu. Tôi đang tự hỏi tại sao cô này từ chối lời yêu cầu nhã nhặn của mình thì đã thấy cô đã nhặm lẹ cầm giấy tờ chạy đi làm việc. Thì ra cái lắc đầu của người Ấn Độ chính là cử động gật đầu của ta. Còn khi họ từ chối thật thì đầu họ cũng lắc cũng lắc cách khác. Đối với tôi lúc nào họ cũng lắc đầu cả. Khó hiểu thay, những người Ấn Độ !
    Từ văn phòng chúng tôi nhìn ra là công trường Nehru đầy người. Đó là chỗ bán cam bán chuối, bến đợi xe bus, xe hàng rang hạnh nhân đậu phọng, chỗ sửa xe taxi, bến đậu xe " túc-túc ", nơi của khỉ làm trồ... Cuộc sống ở đây xem ra vừa vội vã vừa chậm chạp. Trên công trường Nehru đó hàng trăm người ngồi chơi sưởi nắng xem ra không có gì làm, hôm nay là một ngày mùa đông. Xung quanh họ là những người ăn mặc hết sức nghiêm túc theo kiểu người Anh đang vội vã rảo bước, họ tìm kiếm điều gì trong xứ sở nghèo nàn này ? Về sau tôi biết thêm Ấn Độ là một xứ sở của những hình ảnh đối chọi.
    Đường sá đầy xe cộ với mùi xăng khét lẹt làm tôi nhớ Việt Nam. Taxi của họ là những chiếc xe nội hóa cũ kỹ với cái tên vang dội "Ambassador" mà bốn bánh xe thường mòn nhẵn làm chúng tôi e ngại, mỗi chuyến đi là một trò chơi ít nhiều rủi ro nhất là khi gặp trời mưa. Thế nhưng đã quen cách đi liều của mình và thấy đồng nghiệp nhiều năm kinh nghiệm Ấn Độ của tôi cũng chưa có ai mang vết tích gì trên người nên tôi yên tâm tự nhủ đời người có số.
    Chỉ vài ngày sau khi đến Ấn Độ người ta đã biết đây là một xứ sở mang nặng đầu óc tôn giáo. Trong taxi tài xế thắp nhang liên tục, họ khẩn cầu một vị thần nào bảo hộ cho họ, cho họ nhiều khách và ít tai nạn. Ngoài đường các đàn bò đi đứng nằm ngồi xem ra rất tự nhiên thoải mái, tài xế lái xe thường rất hấp tấp nhưng khi gặp chúng đều kiên trì chờ đợi, không có một tiếng còi. Ra khỏi Delhi vài cây số là đã xanh một màu cây cối, ở đây cơ man nào là khỉ. Theo người Ấn, chúng là hậu thân đáng thương của đời làm người, là cha mẹ anh em ngày trước, chúng được đối đãi bình đẳng và sống chung với người. Ngày nọ tôi đến làm việc tại một cơ quan chuyên trách " kiểm tra chất lượng " của bộ phận turbine. Đó là một tòa nhà nhỏ nằm trong một khu vườn lầy lội sau cơn mưa. Vừa bước xuống xe, một con heo rừng đâm đầu chạy đến. Tôi vội thót lên xe, đóng cửa đánh rầm. Sau đó hỏi ra nó chỉ là một heo nhà tầm thường nhưng chạy nhảy nhiều quá nên có cái bụng thon của một con heo rừng lực sĩ.
    Tại Ấn Độ, thời gian lưu trú nhiều tuần cho phép tôi học nghe tiếng họ nói, học nhìn cách họ làm để giải quyết công việc của mình và khám phá nhiều điều lớn lao hơn. Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn Độ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người thì họ xa cách. Hình như mỗi người Ấn Độ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ định nghĩa ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Đi Ấn Độ hàng chục lần, tôi kết luận rằng đó là một xứ sở của sự phân biệt giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người nghèo khổ thì yên phận chịu đựng. Những người mà tôi gặp và làm việc đều là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với chúng tôi ở nước ngoài đến thì họ e dè và phức tạp.
    Đối với người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rất rõ bán đảo bao la của mình là một cái nôi văn hóa và học thuật của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả của Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngày nay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau khổ của một nhà quí tộc khánh kiệt. Cho nên khi một người nước ngoài đứng trước mặt họ, họ lúng túng không thể định nghĩa ai hơn ai kém. Và khi gặp chúng tôi, kẻ đi bán một thiết bị hiện đại, họ càng lúng túng. Vì trình độ kỹ thuật còn non, họ phải đi mua; nhưng vì là khách hàng họ thấy mình được o bế. Thế thì ai hơn ai thua, xem ra họ rất thắc mắc.








  7. drpth

    drpth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    3
    Bài viết hay. Nếu như đây thật sự là cảm nhận của năm 1989, thì 18 năm sau Ấn Độ vẫn như thế. Nhưng 2 năm trở lại đây Bangalore đã có 1 sự chuyển mình rất lớn. Văn minh và lịch sự hơn nhiều.
  8. teekanne

    teekanne Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    109
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Khóa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này