1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► Tản mạn những chuyến đi....( Post ảnh phải Resize Tối đa 800 * 600 các bác lưu ý giùm nhé )

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vutienminh, 09/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn những chuyến đi....( Post ảnh phải Resize Tối đa 800 * 600 các bác lưu ý giùm nhé )

    Kinh Bắc ngày mai sẽ ra sao???

    Có đôi lần tôi dẫn bạn về thăm quê Kinh Bắc. Họ đòi bằng được cho đi nghe hát quan họ cổ. Tôi biết rằng quan họ cổ "chính hiệu" bây giờ chỉ còn đôi ba người hát đưọc, mà là những liền anh liền chị đã ngoài tám chín chục tuôi ở mãi các làng quê. Tôi mời họ đi nghe quan họ "hiện đại" và nhâm nhi nhậu thì họ đều lắc đầu. Họ bảo "hát quan họ mà đệm đàn Organ thì chẳng khác nào người ta thắt cavát với mặc quần xà lỏn"! Họ còn mách tôi là ở BN có dịch vụ "Alô quan họ gọi". Chỉ cần nhấc điện thoại lên sau 5-10 phút là có các liền chị xinh xinh đến tận phòng để phục vụ "hát giao duyên" (?!)

    Tôi còn được biết, mùa hội Lim 2006, chính quyền tỉnh đã bỏ ra rất nhiều tiền để tổ chức lễ hội thật long trọng. Hy vọng là được Unesco công nhận dân ca quan họ là một di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Nhưng rồi hụt, vậy là lễ hội năm sau ,2007, bị buông xuôi (?!). Một cách làm theo kiểu "mùa vụi", chạy theo thành tích.

    Anh bạn tôi là người miền Nam, nhưng sống ở nước ngoài đã lâu. Anh biêt đất Kinh Bắc có thành Luy Lâu, nơi đầu tiên Phật giáo được truyền vào VN, nghe nói trước cả Trung Quốc. Về thăm Bắc Ninh, anh nhờ tôi dẫn đi thăm một đình chùa nào mà người ta đến nhiều nhất. Tôi thật thà dẫn anh lên đền Bà Chúa Kho, đây cũng là lần đầu tiên tôi tới. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất không chỉ là cảnh chen chúc, đông nghẹt mà còn là vì phần lớn mọi người tới đây để cầu khấn vận may hoặc vay mượn tiền bạc của người cõi âm!

    Anh bạn tôi giải thích có 2 lý do để người ta phải đi chùa khấn vái và cầu xin. Thứ nhất là không tin tưởng vào bản thân minh có thể làm chủ được cuộc sống hiện hữu nên phải cầu xin sự "trợ giúp" của đấng siêu nhiên. Đây chính là lý do để tôn giáo ra đời khi khoa học chưa phát triển và con người còn "ngu muội" trước tạo hoá. Lý do thứ 2 là bản thân người ta đã làm nhiều chuyện xấu, mắc nhiều tội lỗi như tham nhũng, trộm cắp, gian trá...nên tâm không được bình an. Những người này đi chùa để cầu phật che trở cho cái tội lỗi của minh!!! Một xã hội mà từ quan đến dân đều xì sụp khấn cầu như vậy là biểu hiện sự xuống cấp của văn hoá.

    Bên phương Tây người ta coi đạo Bụt là một triết lý sống hơn là một tôn giáo. Cái cốt lõi của đạo Bụt là dậy cho con người ta biết sống thảnh thơi và hoà thuận. Người châu Âu cũng đi chùa rất nhiều. Họ đến chùa để được hưởng những giây phút tĩnh lặng của cuộc sống và để được nghe những điều răn dậy hết sức thiết thực cho bản thân và gia đình.

    Nghe anh nói, tôi chỉ còn biết im lặng. Khoảng một ngàn năm về trước, Phật giáo đã từng là quốc giáo của Đại Việt. Một trong những vị vua anh minh nhất trong các triều đại phong kiến, người đã xây dựng một nhà nưóc hoàn chỉnh sau một ngàn năm Bắc thuộc, đã sinh ra và lớn lên bên cửa chùa. Chính những tư tưởng Phật giáo đã giúp Lỹ Công Uẩn rất nhiều trong việc xây dựng một xã hội thái bình và có chính sử hoàn thiện nhất cho tới lúc bấy giờ.

    Đêm nay ngoài kia tuyết lại rơi nhiều, lòng ta nặng trĩu nỗi suy tư. Mặc dù xa quê từ khi còn nhỏ, hơn 15 năm trước, nhưng mỗi tiếng cuốc kêu, gà gáy, hay tiếng "gọi đò" đều làm lòng tôi se lại.

    Tôi viết mấy dòng này gửi các bạn trong KBC như một lời chào sân. Mời các bạn cùng tranh luận và chia sẻ. Ở đây chúng ta không tranh cãi những vấn đề liên quan đễn chính trị. Hãy cùng thảo luận xem làm thế nào để những giá trị văn hoá và tinh thần của người Kinh Bắc không bị mai một.

    Vũ Tiến Minh,
    Artic Region
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, khi còn nhỏ, bố cứ thấy TV phát chương trình quan họ nào là ngồi xem hết chương trình ấy. Tôi không hiểu. Nhưng giờ thì tôi hiểu được tình cảm bố dành cho quê hương. Tôi yêu và tự hào với những làn điệu dân ca, những câu hát quan họ quê mình. Những bài hát có âm hưởng dân ca cũng khiến cho người ta cảm thấy như được sống lại thời thơ ấu, ngập tràn trong khung cảnh thanh bình của quê hương: cánh cò, cánh diều, đồng lúa, cây đa, giếng nước, con đường làng vàng rơm...
    Tôi không biết quê hương mình giờ đây đã thay đổi thế nào, chắc là đường đã bê tông hoá cả, không biết người ta có còn cho phơi rơm trên đường hay không, không biết có còn hình ảnh những đống phân trâu bò to tổ chảng. Giờ nghĩ lại thấy thú vị thật.
    Tất nhiên, đời sống ngày càng phát triển, xã hội ngày càng phát triển, làng quê nông thôn cũng sẽ không còn vẻ nghèo nàn nhà tranh vách đất. Nhưng giá như có một khu bảo tồn riêng <kiểu như khu du lịch sinh thái vậy> thì hay đúng không? Bắt đầu sẽ là cổng làng, nhà dân mộc mạc---->cho khách trọ, những con đường hẻm đầy rơm, ao cá, đồng lúa, đình làng, cây đa, giếng nước, trâu bò và những chú mục đồng, khu nhà văn hoá của làng với những liền anh liền chị chuyên hát quan họ, khu trò chơi với những trò chơi dân gian, khu nhà an ninh chung với phòng máy quan sát, đầu tư hệ thống camera để theo dõi, ngăn chặn phạt ngay những hành động phi văn hoá như "tường đè". Những người dân sống trong khu bảo tồn này phải có trình độ văn hoá cao, làm những công việc như đồng áng, nuôi thả cá, trống cây rau... một cách chuyên nghiệp, một phần là có thể giải thích ngay những thắc mắc của khách du lịch, một phần là có sản phẩm phục vụ khách <----xuất khẩu tại chỗ vậy tiện quá còn gì. Với thu nhập từ khách du lịch nước ngoài, khách trong nước tìm về nguồn cội, hay đơn giản là được sống trong không gian không khói bụi thì tôi dám chắc ta có thể trả lương cao thoả đáng cho những người sống và làm việc trong đó.
    Hì, một mô hình hoành tráng phải không? Nhưng làm sao để nó thành hiện thực nhỉ? Ngày nào đó...<tui đang mơ> ước gì mình sẽ trở thành chủ của dự án này, chẹp !
    Được sinh_vien_thuc_tap sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 09/05/2007
  3. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi rất hay, rất tâm huyết,
    Bạn cố gắng phát huy nhé!
    Nhưng nếu ngày mai thôi, thì cũng như hôm nay, bạn hỏi ..tương lai gần quá:)
    mỗi người góp một tay, một phần sức lực của mình để duy trì, phát triển và tô điểm thêm KB !
    chúc thành công,
  4. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Hãy cùng thảo luận xem làm thế nào để những giá trị văn hoá và tinh thần của người Kinh Bắc không bị mai một.[/QUOTE]
    Cảm ơn bài viết của anh. Thật là buồn khi quê hương ko còn giữ dc nhiều những giá trị văn hoá và tinh thần. Cuộc sống thay đổi kéo theo mọi thứ đều thay đổi theo. Em xin ghi lại bài viết của thầy Nguyễn Minh Tuấn hiện là giảng viên khoa tiếng Việt trưòng Đại học Tổng hợp Tokyo. Một bài viết em thấy rất tâm đắc và hay nói về văn hoá của dân tộc ta hiện nay. Những nét văn hóa, tinh thần tốt đẹp của ta đã mai một đi nhiều.
    Đầu năm, nói chuyện văn hóa của người Việt ta​
    Tôi chợt nhớ lại hồi cách đây hơn 20 năm, ngay sau khi ngày chiến tranh kết thúc, tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn, và cũng đến thăm một người Sài Gòn. Cháu bé con ông chủ nhà cũng trạc tuổi cháu bé bây giờ, cũng đứng ở cửa cùng bố đón khách. Cháu bé đứng vòng tay trước bụng, cúi người chào tôi ?oDạ, con chào chú?, người bố không phải nhắc.

    Hơn 20 năm sau, tình hình đã khác. Cách chào khách của các cháu bé cũng đã khác. Bây giờ cháu bé phải có người nhắc, và khi chào cũng không khoanh vòng tay như trước nữa.

    Chỉ từ một chi tiết nhỏ đó thôi, suy rộng ra, thấy văn hóa của người Việt Nam ta giờ đây thật khác xa trước kia.

    Trước đây, cũng không lâu la gì, làm gì có chuyện ?ocơm tù?, hành khách bị nhà xe và nhà hàng ?ohành?, thậm chí bị đánh chết như đã từng xảy ra cách đây vài năm. Trước đây, cũng làm gì có chuyện các cửa hàng cửa hiệu chỏng lỏn với khách, thậm chí đánh chửi khách như hiện nay. Các nhân viên nhà nước trước đây cũng lịch sự với dân hơn hiện nay. Các chú công an trước đây được người dân trìu mến gọi là ?ochú?, thì nay thường bị gọi là ?othằng?.

    Người Việt Nam ta vốn là người nhân hậu, hiền lành, dễ gần, dễ làm quen. Cách xưng hô của người Việt Nam ta cũng rất đặc biệt. Cách xưng hô như ?oanh, em, chị, chú, bác, cô, ông, bà, con, cháu?? vốn là cách xưng hô trong gia đình. Nhưng người Việt Nam ta dùng cách xưng hô đó để gọi nhau ngoài xã hội. Khi gọi nhau là anh, là chị, là em, là cô, là chú, là cháu, là con? thì lập tức trở thành thân thiện ngay, như trong gia đình.

    Thế nhưng giờ đây cách xưng hô đó cũng đã bị mai một đi nhiều. Người ta gọi nhau là ?othằng, lão, con mụ, nó, mày tao??. Văn hóa ?ongười Hà Nội thanh lịch? giờ đây tìm được cũng khó như ?otìm sao giữa ban ngày?. Những câu nói lịch sự, lễ phép như ?oDạ thưa, dạ vâng, dạ không, ạ, xin lỗi, cảm ơn? cũng trở nên hiếm đi trong ngôn từ hàng ngày của người Việt ta ngày nay. Những câu nói đùa ý nhị, kín đáo ngày xưa, thì nay cũng thường bị thay vào những câu nói đùa thô lỗ, tục tĩu.

    Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 của Trung ương Đảng khóa 8 đã họp, quyết định về ?oXây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?. Nhưng có lẽ Nghị quyết 5 đó quá chung chung, thiếu những hình thức cụ thể, nên Nghị quyết 5 đó chưa thực hiện được bao nhiêu. Văn hóa, đạo đức xã hội vẫn ngày càng xuống cấp.

    Ông cha ta đã giữ gìn văn hóa như thế nào?

    Vua Tự Đức năm 1857 cho làm bia nói về cụ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528-1613), ghi rõ các quan tỉnh, huyện của nhà Nguyễn ở tỉnh Sơn Tây (quê cụ trạng Bùng) khi đến làng Bùng đều phải ?oxuống xe, đến yết kiến mộ cụ và làm lễ tế yến?. Chỉ một việc làm đó thôi đủ để làm cho mọi người dân, mọi quan chức đều hiểu là phải kính trọng các bậc chí sĩ có công với nước, nhờ thế mà đạo đức, trật tự, lễ giáo xã hội được giữ vững, người dưới biết kính trọng người trên. Đó chính là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tôi mong ước giờ đây, nếu có vị quan chức nào đi qua mộ cụ Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xuống xe, vào thắp hương mộ cụ, thì đó cũng sẽ là một nét văn hóa đẹp của người lãnh đạo. Người ta sẽ nhìn vào nghi lễ đó, để bảo ban nhau hãy sống có lễ nghĩa, có văn hóa. Chẳng có bài học giáo dục văn hóa nào có hiệu quả hơn.

    Nói đến văn hóa, phải có hình thức cụ thể để biểu hiện, mà nghi lễ là một hình thức văn hóa quan trọng. Các nghị quyết của đảng không thấy nói đến các nghi lễ văn hóa.
    Lễ tịch điền ông cha ta vẫn thực hiện cả ngàn năm nay, có tính văn hóa rất cao. Từ đời vua Lê Đại Hành (980-1005), đến đời Nguyễn năm 1945, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền, cầu cho được mùa. Lễ này xuất phát từ mê tín, nhưng dần trở thành một lễ nghi văn hóa, làm đầm ấm quan hệ vua-dân. Nước ta là nước có nền văn hóa lúa nước. Bởi vậy mà có lễ Tịch điền. Lễ Tịch điền này kéo dài gần 1000 năm. Từ năm 1945, lễ Tịch điền bị bỏ. Có nên khôi phục không?

    Hãy thử hình dung xem, vào đầu xuân, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước chia nhau đi 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng nhân dân làm Lễ tịch điền, xắn quần, xuống ruộng cày mẫu vài đường, nói lời chúc một năm mới được mùa, nhân dân no ấm, hạnh phúc. Đẹp lắm chứ, thấm đẫm tình đảng-dân, tình lãnh đạo-dân lắm chứ. Đấy chính là văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

    Hay Lễ thề đền Đồng Cổ. Sử cũ chép rằng thời vua Lý Thái Tổ, khi vua băng hà, truyền ngôi cho thái tử Lý Phật Mã, tức là vua Lý Thái Tông. Nhưng 3 người em của thái tử đã muốn cướp ngôi của anh, đem quân nổi loạn. Đại tướng Lê Phụng Hiểu đã dẹp được loạn, bảo về được triều đình. Từ đó hàng năm, vua Lý Thái Tông tổ chức Hội thề Đồng Cổ, làm ở đền Đồng Cổ, trên đường Thụy Khê-Hà Nội hiện nay. Các quan đọc lời thề ?oLàm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh giết chết?. Từ đó hàng năm lấy ngày mồng 4 tháng 4 làm ngày Hội thề Đồng Cổ. Đến đời Trần, lời thề được sửa một chút: ?oLàm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề, thần minh giết chết?. Đó là một nét văn hóa rất đậm đà bản sắc dân tộc. Không phải là hủ tục.

    Trong một kỳ họp quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc có đề nghị làm lễ ?oTuyên thệ? như các nước vẫn làm. Tổng thống khi nhậm chức, một tay để lên quyển Hiến pháp, một tay giơ cao, thề bảo vệ Hiến pháp và quốc gia. Đó là một nghi lễ rất quan trọng, rất văn hóa, để giữ gìn phẩm giá cho người lãnh đạo.

    Ta có nên làm lễ ?oTuyên thệ? đó không? Và để có tính truyền thống, nối tiếp cha ông, ta làm ở đền Đồng Cổ. Các vị lãnh đạo khi nhậm chức, đến đền Đồng Cổ làm Lễ thề, đọc lời thề ví dụ như: - ?oLàm quan trong sạch, không tham nhũng, tận trung với nước, lịch sự, lễ phép với dân, ai trái lời thề, thần minh giết chết?. Nếu được như thế thì hay biết mấy.

    Trong những ngày giáp Tết Đinh Hợi 2007, Thủ tướng *************** đã có cuộc đối thoại trực tuyến chưa từng có với dân. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho năm mới. Một nét văn hóa mới, tôn trọng dân, gần dân, lắng nghe tiếng nói của nhân dân đã bắt đầu được hình thành trong lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước. Hi vọng nét văn hóa ?otrực tiếp đối thoại với dân? sẽ được duy trì và phát triển hơn nữa, từ trung ương đến địa phương.
    Minh Tuấn ( Tokyo)
    Được hahathayroai sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 09/05/2007
    Được hahathayroai sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 09/05/2007
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Ai muốn cùng em thực hiện dự án này thì giơ tay nào! :P
  6. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Dự án gì? A ko tham gia
    Chúc thành công:)
    Mặc kệ luận đàm, chi hay tệ
    Phớt lờ miệng thế, dẫu khen chê
  7. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    SVTT thân mến, dự án của bạn là hoàn toàn khả thi. Thực ra trên thế giới người ta đã làm như thế rất nhiều. Chẳng hạn như khu điện ảnh nổi tiếng Hoàng Điếm bên TQ, khu bảo tồn người Indian ở Băc Mỹ, hay khu người Sami bên Bắc Âu. Đây đều là những khu bảo tồn văn hoá, đồng thời là những trung tâm du lịch và giải trí nổi tiếng.
    Tuy nhiên khái niệm văn hoá rất rộng, không chỉ là những làn điệu dân ca, lễ hội hay phong tục tập quán. Văn hoá còn là lời ăn tiếng nói, cách ứng xử và lối sống. Cám ơn bạn HAHA đã post một bài viết hay nói về điều này.
    Có nhiều định nghĩa về văn hoá. VTM nhớ một khái niệm là: văn hoá là "nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống" của cá nhân và dân tộc nào đó. Như vậy văn hoá không chỉ gắn liền với cộng đồng người, dân tộc mà còn là một đặc tính cá nhân. Kinh Bắc vốn là cái nôi của văn hoá Việt. Người Kinh Bắc được đánh giá là tinh tế, chu đáo và sâu sắc. Đây là một giá trị vô hình rất có ý nghĩa khi hội nhập. Hơn nữa người VN nói chung và người BN nói riêng được đánh giá là có tấm lòng bao dung và biết đùm bọc nhau. Trong kinh tế và xã hội học, đặc tính này sẽ tạo nên cái gọi là "vốn xã hội" (social capital). Song song với vốn tài chính, vốn xã hội là một động lực quan trọng để phát triển đất nước.
    Vốn xã hội đã được tận dụng rất nhiều trong các mô hình phát triển. Bạn có thể tìm thấy ví dụ về mô hình ngân hàng của người nghèo do tiến sỹ Muhammad Yunus sáng lập và ông đã đoạt giải Nobel hoà bình năm 2006.
    Giữ gìn văn hoá và bản sắc phải là công việc không chỉ của nhà nưóc, tổ chức mà còn là của mỗi chúng ta. Chúng ta thảo luận và cùng tìm hiểu văn hoá quê mình cũng chính là đang góp phần bảo tồn văn hoá. Các bạn có đồng ý???
    VTM
  8. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Em hoàn toàn đồng ý và ủng hộ nhiệt tình. Anh đã nói đúng ( vàng). Việc gìn giữ và phát huy những nét văn hoá, bản sắc cần có sự tham gia của mọi người, moi đoàn thể, tổ chức ( từ Trung ương đến địa phương ). Nhưng thiệt buồn khi ngay cả lịch sử của quê hương em còn không nắm chắc, ko biết đc nguồn cuội văn hoá. Chỉ khi em tham gia vào KBC đọc bài của các anh chị về quê hương, về văn hoá, về phong tục tập quán,... Em mới biết thêm về quê hương. Em rất ngạc nhiên khi quê hương mình có nhiều điều kỳ diệu, đã đi vào những điển tích, những truyền thuyết, đi vào thơ ca, vào văn học,... Và nhiều điều cho đến giờ em mới biết ----> em thấy mình thật hổ thẹn khi mình cũng là một người con Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Theo anh thì giờ chúng ta nên và cần làm những gì để góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của quê hương?
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Em hoàn toàn đồng ý và ủng hộ nhiệt tình. Anh đã nói đúng ( vàng). Việc gìn giữ và phát huy những nét văn hoá, bản sắc cần có sự tham gia của mọi người, moi đoàn thể, tổ chức ( từ Trung ương đến địa phương ). Nhưng thiệt buồn khi ngay cả lịch sử của quê hương em còn không nắm chắc, ko biết đc nguồn cuội văn hoá. Chỉ khi em tham gia vào KBC đọc bài của các anh chị về quê hương, về văn hoá, về phong tục tập quán,... Em mới biết thêm về quê hương. Em rất ngạc nhiên khi quê hương mình có nhiều điều kỳ diệu, đã đi vào những điển tích, những truyền thuyết, đi vào thơ ca, vào văn học,... Và nhiều điều cho đến giờ em mới biết ----> em thấy mình thật hổ thẹn khi mình cũng là một người con Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Theo anh thì giờ chúng ta nên và cần làm những gì để góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của quê hương?
    [/QUOTE]
    Năm xưa, khi anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, dân gian có câu này:
    Sáng ăn sắn, chiều ăn mì,
    Bay lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân:)
    giờ các bác cứ cố gắng bảo tồn duy trì nhé, để anh em thế giới đáp máy bay tới, và ....ngó những liền anh liền chị bốn mùa mặc áo tứ thân, dắt trâu đi bừa,
    để thể hiện:
    trên đồng cạn dưới đồng sâu,
    chồng cày, vợ cấy, ....con trâu đi nằm
    Ngày xưa Vua chúa xuống cày rưộng, gọi là lễ Tịch điền, để khuyến khích nông dân làm nông nghiệp, cho dù có đi hết một đường cày cũng chỉ là thí dụ thôi,
    Giờ đây có ông quan huyện nào đi cày ruộng không? hay ông ấy chỉ tay năm ngón, đi Mer-maz thăm lúa? và bảo các chú mùa này phải trồng cây này, nuôi con này,
    sang năm vô phúc mà chú khác lên thay, chú ý lại thay đổi, các cô các chú nông dân phải trồng con này, nuôi cây này thì ...có mà khốn!
    Hay là trên ti vi bắt đầu nói đến cảnh nông dân vùng lúa Thái bình bỏ không đồng ruộng, để đi làm việc khác hiệu quả hơn?
    đó chỉ là một số vấn đề nhỏ thôi, các bác cứ khi nào nghía lên tivi thì biết
    (viết vội tí, nghĩ là cũng không nên post lên đây, lại gây tranh cãi thì nguy, nhưng ....lỡ bấm send mất rồi:)
  10. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    HI Luc_Thao,
    Tôi không hiểu rõ lắm ý bạn viết. Tuy nhiên, đây là diễn đàn thảo luận tụ do, ai cũng có quyền nói tiêng nói của mình. Bạn không phải ngại "tranh cãi", vì chưa chắc ok hết đã là hay. Ở đây tôi có mấy ý sau:
    1. Nghèo không có nghĩa là chỉ biết đến "ăn". Nghèo cũng cần thưởng thức các giá trị tinh thần. Và các giá trị tinh thần sẽ giúp người ta vuơn lên để thắng cái nghèo .
    2. Theo lý thuyết về nhu cầu thì nhu cầu của con người sẽ thay đổi khi đời sống vật chất thay đổi. Như sau:
    Nhu cầu sinh tồn--> An toàn--->Yêu thương---> Trân trọng ---> Lý tuởng.
    Hôm nay mình còn nghèo, cuộc sống tối ngày lo cho miếng cơm manh áo (Nhu cầu sinh tồn), nhưng ngày mai khi cuộc sống đầy đủ hơn, thì ta sẽ có các nhu cầu khác cao hơn và nó thuộc về tinh thần.
    Nếu hôm nay không gìn giữ các giá trị văn hoá và tinh thần như biét chia sẻ, thương yêu và đùm bọc nhau, thì ngày mai (mà chảng phải chỉ ngày mai) sẽ ra sao? Cuộc sống chỉ biết có $ thì chán lắm. Hơn nưa, khi hội nhập với thế giới, chán nhất là không có phong cách riêng, bản lĩnh riêng. Mà cái này phải xây dựng từ văn hoá quê hương. Người VN mà hoàn toàn bị lai căng, giống người TQ tới 99% thì thiên hạ họ chẳng thèm chơi với mình.
    Tôi thấy cái topic về Thây Lục dậy đối kiều của bạn Luc_ rất hay và có ý nghĩa. Đây cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá, chứ đâu cần phải to tát gì. Chúng ta phần lớn còn đang đi học, làm được như vậy là quá tôt roài!
    Tôi định đề nghị mở topic thi viết về quê hương. Mọi người sẽ viết về làng quê mình, viết về các phong tục, lễ hội, hay bất cứ cái gì thấy thích. Bài viết hay sẽ có phần thưởng của KBC chẳng hạn. OK?
    Vào một diễn đàn mà vắng ngắt cũng chán. Đúng ko mấy MOD? Chẳng biết mod cua KBC là ai, mà im như đi ngủ. Có topic mới mà chảng lên tiéng dù chỉ 1 câuThanks. Hic
    Buồn thiu,

Chia sẻ trang này