1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh: Đâu là bản sắc riêng?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi duyk6, 06/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh: Đâu là bản sắc riêng?




    Kiến trúc TP Hồ Chí Minh: Đâu là bản sắc riêng?

    Khó có thể nhận ra nét đặc trưng của Sài Gòn ?" TP.HCM qua dấu ấn văn hóa kiến trúc suốt chiều dài lịch sử 300 năm vì thành phố thiếu một quy hoạch tổng thể. Những ngôi nhà, cao ốc phát triển tạp nhạp, một không gian đô thị bị băm nát?Với hiện tượng ?otrăm hoa đua nở? của đủ kiểu dạng kiến trúc ra đời với tốc độ chóng mặt, người ta vẫn cảm thấy thiếu những không gian kiến trúc mang bản sắc văn hóa dân tộc.

    Đâu là bản sắc riêng?

    Sài Gòn ?"TP Hồ Chí Minh với chiều dài lịch sử phát triển hơn 300 năm đã có những dấu ấn văn hóa để lại khá đậm trong đó có cả dấu ấn văn hóa kiến trúc. Tìm hiểu tình hình phát triển và văn hóa kiến trúc TPHCM, không thể bỏ qua tiến trình lịch sử phát triển của nó.

    Thực sự, bên cạnh kiểu dạng kiến trúc dân tộc Việt Nam thể hiện qua các ngôi chùa cổ ở TPHCM, những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp vẫn được coi là di sản kiến trúc cổ, được bảo tồn như Tòa án nhân dân TPHCM, Bảo tàng Cách mạng, Trụ sở UBND TPHCM (thời Pháp gọi là Xã Tây, sau là tòa Đô chánh), Bưu điện TPHCM và Nhà thờ Đức Bà?

    Thời chính quyền Sài Gòn cũ, khi người Mỹ đặt chân trên mảnh đất miền Nam, lập tức, đi kèm theo sau họ là một kiểu kiến trúc mang nặng tính công năng, đề cao yếu tố kỹ thuật và thiên về hình khối đang là thời thượng của thế giới tư bản cũng xuất hiện. Giai đoạn này, về nhà ở, có thể kể đến những cao ốc mọc lên với những nét kiến trúc đặc trưng được tìm thấy qua các khu chung cư Minh Mạng, Nguyễn Kim, cư xá Thanh Đa?

    Tuy nhiên, điều đáng quý, trong khi xu hướng kiến trúc hiện đại nở rộ ở Sài Gòn thì một số kiến trúc sư miền Nam đã hết sức sáng tạo, thể hiện thành công phong cách kiến trúc hiện đại-bản sắc dân tộc qua các công trình: Dinh Thống Nhất, Bệnh viện Thống Nhất, Thư viện Tổng hợp TP.

    Sau năm 1975 đến gần cuối thập niên 80, kiến trúc TPHCM cũng chưa gọi là có công trình xây dựng mới quy mô, bề thế nào ngoài công trình Nhà trẻ TP trên đường Trần Quốc Thảo, Đài Phát thanh TP, Nhà hát Hòa Bình?

    Nhưng, tính từ giữa thập niên 90 trở đi, tình hình phát triển của kiến trúc TPHCM trở thành một hiện tượng được gọi ?otrăm hoa đua nở?T với đủ kiểu dạng kiến trúc từ nhà phố, chung cư, biệt thự cho đến nhiều công trình kiến trúc công cộng thi nhau ra đời. Nhiều khách nước ngoài quan tâm đến tình hình kiến trúc Việt Nam đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự phát triển thật ?otốc độ? của TPHCM chỉ trong khoảng thời gian ngắn!

    Tuy nhiên, tình trạng phát triển kiến trúc xây dựng theo kiểu ?obê tông hóa?, ?omái bằng hóa? đan xen những ?otháp nhọn?, ?otháp tròn? của những kiến trúc ?onhà hình ống?, kiến trúc ?onhà chia lô? đã băm nát các đô thị lớn; và nhiều khi mô phỏng kiểu kiến trúc của thế kỷ 18 ở châu Âu, kể cả các đô thị nhỏ tại tỉnh đồng bằng, miền núi. Hậu quả đã làm xô bồ hoặc đồng dạng văn hóa kiến trúc của các vùng miền, dân tộc. Từ đó làm đơn điệu cảnh quan kiến trúc và làm phương hại bản sắc văn hóa kiến trúc Việt Nam thống nhất mà đa dạng??.

    Ngoài ra, cùng nhiều cơ sở phân tích khác từ tình hình thực tế kiến trúc đang diễn ra trên địa bàn TPHCM, từ khí hậu, môi trường, hoặc từ nhu cầu phát triển nhà ở, điều kiện nhập khẩu dễ dàng những vật liệu mới trên thế giới, hoặc do sự phát triển của thời đại khoa học công nghệ thông tin, của các ngành công nghiệp cao, ngành giao thông vận tải? đã tác động sâu xa đến việc thay đổi diện mạo kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực.

    Thả lỏng tự phát kiểu dáng

    Không ít trường hợp chủ nhà đã tự thiết kế nhà ở của mình và không cần gì đến bản vẽ của KTS. Cắt nghĩa thêm về hiện trạng kiến trúc bát nháo thời mở cửa, một số KTS đã nhấn mạnh đến yếu tố chủ đầu tư, người quyết định tất cả khi nắm đồng tiền trong tay. Bên cạnh đó, tâm lý một số người Việt Nam từ nước ngoài ?oăn nên làm ra? về định cư ở thành phố cũng có tâm lý tái hiện những ngôi nhà theo kiểu lâu đài, biệt thự. Họ du nhập một số kiểu kiến trúc hồi cổ, giả cổ, hoặc pha tạp kiểu cách, họa tiết, gờ cột theo sự am hiểu riêng, thể hiện qua một kiểu dạng kiến trúc dân dụng khá phức tạp: nhà chóp, nhà củ tỏi, biệt thự cổ điển phương Tây?

    Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam đã có tầm ngắm kinh doanh khách sạn, hoặc đầu tư kinh doanh khu đô thị mới? Mặt khác, sự xuất hiện của những tòa cao ốc đẹp chứng minh thêm một kiểu kiến trúc đang được ưa chuộng qua công trình kiến trúc đa năng, mang tính thương mại rõ nét như tòa nhà Diamond Plaza.

    Với ưu thế vật liệu công nghệ mới, công trình kiến trúc biểu thị được tính hào nhoáng, phô trương, quảng cáo. Tất nhiên, vật liệu này rất tiện ích vì dễ thay đổi và luôn tạo được vẻ sang trọng, thu hút.

    Vai trò nhà nước: tỉnh táo trước vốn đầu tư nước ngoài

    Từ những thực tiễn sáng tác kiến trúc đến xây dựng đã cho thấy tình hình kiến trúc TPHCM nói riêng và kiến trúc Việt Nam phần nhiều vẫn mang tính tự phát. Trong khi sự phát triển của các đô thị diễn ra có lúc chưa được kiểm soát, bao nhiêu công trình kiến trúc, xấu đẹp vẫn chưa được giới lý luận, phê bình lên tiếng đánh giá một cách thích đáng.

    Vì vậy, có lẽ đã đến lúc các nhà lý luận, phê bình kiến trúc phải là những người góp phần tác động tích cực, đúng đắn trong việc xây dựng diện mạo kiến trúc TPHCM. Làm thế nào để ngôn ngữ kiến trúc mang tính tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc không phải bằng những lời nói suông!

    Cho nên, hơn lúc nào hết, đây cũng là thời điểm rất cần sự tỉnh táo, can thiệp kịp thời của nhà nước trước vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình xây dựng với những kiến trúc không phù hợp cảnh quan của thành phố.

    KTS Nguyễn Tấn Vạn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Độ lớn TPHCM đã bị ?obăm nát?...

    Chúng ta cần nhìn thẳng, thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của kiến trúc TPHCM so với các thành phố lớn khác trong khu vực. Đang có một sự chênh lệch lớn, TPHCM đang thua kém rất xa về tổ chức không gian đô thị, quản lý đô thị và môi trường đô thị. Hơn nữa, nhìn lại một cách tổng thể quá trình phát triển đô thị trong thời gian qua, chúng ta chỉ mới trải rộng thành phố ra, còn hình dáng độ lớn của thành phố đã bị ?obăm nát?.

    Thực tế, việc quy hoạch, thiết kế và phát triển thành phố đang nằm trong tầm tay giới kiến trúc. Chúng ta phải xem xét hướng điều chỉnh thành phố, hướng phát triển vùng của thành phố, để điều chỉnh và giải quyết hướng phát triển đó như thế nào cho phù hợp. Đối với mỗi KTS, tôi mong rằng khi các bạn thực hiện từng công trình riêng lẻ cố gắng xem xét, quan tâm đến cái chung, để công trình riêng của mình hòa vào tổng thể kiến trúc. Đây là một việc làm rất khó, cần nhiều trí tuệ để giữa ?ocái tôi? và cái ?ochúng ta? hòa nhập được với nhau?




    Tuổi Trẻ



  2. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    Đâu là bản sắc riêng của kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh?
    "Sài Gòn ?"TP Hồ Chí Minh với chiều dài lịch sử phát triển hơn 300 năm đã có những dấu ấn văn hóa để lại khá đậm trong đó có cả dấu ấn văn hóa kiến trúc. Tìm hiểu tình hình phát triển và văn hóa kiến trúc TPHCM, không thể bỏ qua tiến trình lịch sử phát triển của nó.
    Thực sự, bên cạnh kiểu dạng kiến trúc dân tộc Việt Nam thể hiện qua các ngôi chùa cổ ở TPHCM, những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp vẫn được coi là di sản kiến trúc cổ, được bảo tồn như Tòa án nhân dân TPHCM, Bảo tàng Cách mạng, Trụ sở UBND TPHCM (thời Pháp gọi là Xã Tây, sau là tòa Đô chánh), Bưu điện TPHCM và Nhà thờ Đức Bà?
    Thời chính quyền Sài Gòn cũ, khi người Mỹ đặt chân trên mảnh đất miền Nam, lập tức, đi kèm theo sau họ là một kiểu kiến trúc mang nặng tính công năng, đề cao yếu tố kỹ thuật và thiên về hình khối đang là thời thượng của thế giới tư bản (???) cũng xuất hiện. Giai đoạn này, về nhà ở, có thể kể đến những cao ốc mọc lên với những nét kiến trúc đặc trưng được tìm thấy qua các khu chung cư Minh Mạng, Nguyễn Kim, cư xá Thanh Đa? "

    Phải chăng bản sắc của kiến trúc Việt Nam là "Du nhập và cải tạo kiến trúc ngoại lai?".
    Nếu thế thì bây giờ, tình hình phát triển của kiến trúc Việt Nam đang phản ánh cái bản sắc đó.
    Theo tôi thì không nên nhầm lẫn giữa bảo tồn di sản kiến trúc cổ và phát triển kiến trúc bản địa.
    Tôi không bàn nhiều về vấn đề quản lý quy hoạch xây dựng. Nó là một khía cạnh khác. Tuy vậy, khía cạnh này quyết định rất nhiều đến bộ mặt kiến trúc VN nói chung và của Tp.HCM nói riêng. Muốn làm công trình thật "hoàn hảo", thời gian và tiền bạc đầu tư cho thiết kế xây dựng phải đủ lớn, và quản lý phải hiệu quả. Muốn xây một cái nhà phố rẻ tiền theo bản vẽ có sẵn, chỉ cần copy, in ra và gọi thầu. Chúng ta làm cái "nhỏ" có lợi hơn làm cái "lớn". Đi đường nhỏ an toàn hơn đường lớn. Vậy thì "manh mún" là chuyệt tất nhiên.
    Thế đấy! Vấn đề nhức đầu nhất của KTS. lại không phải vấn đề chuyên môn!
    Được ga-lang-thang sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 06/04/2005
  3. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Chuyện này nếu bàn sâu, rất dễ đụng chạm đến các vị tai to mặt lớn. Nhưng bức xức quá không chịu đuợc.
    1. Đầu tiên là trình độ về kiến trúc của tác giả bài báo,
    Tuy nhiên, tình trạng phát triển kiến trúc xây dựng theo kiểu ?obê tông hóa?, ?omái bằng hóa? đan xen những ?otháp nhọn?, ?otháp tròn? của những kiến trúc ?onhà hình ống?, kiến trúc ?onhà chia lô? đã băm nát các đô thị lớn; và nhiều khi mô phỏng kiểu kiến trúc của thế kỷ 18 ở châu Âu, kể cả các đô thị nhỏ tại tỉnh đồng bằng, miền núi. Hậu quả đã làm xô bồ hoặc đồng dạng văn hóa kiến trúc của các vùng miền, dân tộc. Từ đó làm đơn điệu cảnh quan kiến trúc và làm phương hại bản sắc văn hóa kiến trúc Việt Nam thống nhất mà đa dạng??.
    Cách viết này rõ ràng không phải từ một nhà chuyên môn kiến trúc. Cho đến giờ chắc hẳn các KTS vẫn còn chưa thống nhất đuợc đâu là Kiến trúc dân tộc Việt? Các phóng viên chúng ta cái gì cũng viết đuợc vì viết theo đặt hàng và mục đích "tuyên truyền" nhiều hơn, kiếm một bài viết chất luợng về Kiến trúc thật là hiếm.
    Sài gòn có bao cái đẹp và rất có hồn, những con hẻm nhỏ ( KTS Nguyễn Văn Tất có viết bài về hẻm rất hay), những góc phố chợ, kiến trúc ven kênh rạch sài gòn, nhà ổ chuột ven sông cũng là đặc trưng sài gòn...vv...sao không nói đến nhỉ.
    Nếu bàn về tầm vĩ mô, phải nói thẳng ra trình độ của các quan chức kiến trúc Vn (chuyên viên quy hoặch đô thị) còn thấp, trong khi yêu cầu về những chuyên viên quy hoạch ở các nuớc khác phải là rất giỏi về chuyên môn. Tôi có dịp làm viêc với một vị là KTS trưởng phòng quy hoạch sở XD tỉnh BL. Khi quy hoạch tỉnh BL đến năm 2020 thì vẫn vẽ các điểm giao lộ (quốc lộ) bằng các tiểu đảo và không hề biết gì về cầu vượt. Khái niệm cầu vuợt củng chỉ đến với TP sài Gòn gần đây trong khi thế giới đã làm vào những năm 50.
    Chuyện kiến trúc SG bị băm nát là hiển nhiên khi các người quản lý thiếu trách nhiệm và trình độ, và nguời dân SG cuối cùng lảnh đủ cả.
  4. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Thưa các anh
    Ai dám bảo thành phố Hồ Chí Minh không có bản sắc
    bản sắc (identity) là cái mà người ta có thể phân biệt được anh với những người khác,bạn có thể rễ dàng nhận ra được sự khác biệt của TPHCM với Paris, Bangkok,New York,Sydney,Shang Hai hay Brazilia vậy thì cớ sao mà bạn dám kết luận là TPHCM không có bản sắc.Có thể nó xấu xí,nó manh mún nó triết chung hay là gì gì đi nữa nhưng không thể nói là TPHCM không có bản sắc vì nếu nó không có thì bạn đã bị nhầm lẫn nó với một thành phố nào đó trên thế giới rồi.tất cả nhưng thứ "đẹp" "xấu" mà tác giả bài báo liệt kê phía trên chính là bản sắc của TPHCM đấy.
    Having_bath
  5. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Ai dám bảo thành phố Hồ Chí Minh không có bản sắc
    bản sắc (identity) là cái mà người ta có thể phân biệt được anh với những người khác,bạn có thể rễ dàng nhận ra được sự khác biệt của TPHCM với Paris, Bangkok,New York,Sydney,Shang Hai hay Brazilia vậy thì cớ sao mà bạn dám kết luận là TPHCM không có bản sắc.Có thể nó xấu xí,nó manh mún nó triết chung hay là gì gì đi nữa nhưng không thể nói là TPHCM không có bản sắc vì nếu nó không có thì bạn đã bị nhầm lẫn nó với một thành phố nào đó trên thế giới rồi.tất cả nhưng thứ "đẹp" "xấu" mà tác giả bài báo liệt kê phía trên chính là bản sắc của TPHCM đấy.
    Having_bath
    -----------------------------------------------------------
    Toét toét toét!
    " Chiết trung " - Eclectic chứ không phải " Triết chung" - Public -Philosophy .
    Được Jeus sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 11/04/2005
    Được Jeus sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 11/04/2005
  6. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Having_bath,
    Mong bạn đọc kỹ bài viết của tôi, tôi chưa bao giờ nói rằng TPHCM không có bản sắc cả. Cái tôi nhấn mạnh là cách viết bài của phóng viên, đưa ra những cái chưa phải là bản sắc của Sài Gòn. (Vi vay ma PV da dat cau hoi "Dau la ban sac rieng?")
    Bàn thêm về bản sắc, tôi nghĩ bản sắc thiên về những cái "đặc sắc" nhất của Saigòn, những cao ốc, kien truc nha pho lon xon như phóng viên kể qúa nhiều so với các TP khác (Bangkok) như bạn liệt kê bên duới.
    Mong cac ban ban them ve BAN SAC cua kien truc Saigon-TPHCM.
  7. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Goblue
    Tôi nhận biết và phân biệt được anh với những người khác không phải vì anh đẹp trai hay anh tốt bụng.Một đô thị cũng vậy thôi, không phải chỉ những thứ đặc sắc mới là Sài Gòn ,bản sắc là cái tự thân,thậm chí với những đất nước bắt đầu hội nhập thì rất rõ nét.tôi có bị nhầm lẫn TPHCM với thành phố nào đâu.theo tôi không cần phải đi tìm cái thứ mà mình có thừa.
    having_bath
  8. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Bác cả nói đúng đấy! Làm quái zì phải gào lên về cái mà mình đang thừa thãi!
    Tôi xem Sniper 3 - Chú Tom Brenger đóng vai cựu biệt kích quay lại Xì-goòng 2001 làm nhiệm vụ, nhưng Xì-goòng ở đây lại là Thái lan nên nền phim chối tỷ không thể chịu được. Với tài năng và sự điêu toa sẵn có mà mấy tay background của Holywood không thể làm cho Một Số Góc của phố xá bên Thái trông zống phố xá Xì-goòng được, thế chả bản sắc thì là cái zì!!!
  9. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Jeus,
    Những cái bạn nói chưa hẳn là bản sắc. Vì nếu bạn là nguời SG, biết từng ngóc ngách và thuộc lòng tất cả các hình ảnh thì khi xem một phim nuớc ngoài làm về SG, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay sự khác biệt.
    Theo tôi, nêu bàn rõ bản sắc là gì cái đã.
    1/ Cái Identity Having_bath nói ở trên không phải là bản sắc.
    Theo từ điển thì :

    Main Entry: iden·ti·ty
    Pronunciation: I-''den-t&-tE, &-, -''de-n&-
    Function: noun
    Inflected Form(s): plural -ties
    Etymology: Middle French identité, from Late Latin identitat-, identitas, probably from Latin identidem repeatedly, contraction of idem et idem, literally, same and same
    1 a : sameness of essential or generic character in different instances b : sameness in all that constitutes the objective reality of a thing : ONENESS
    2 a : the distinguishing character or personality of an individual : INDIVIDUALITY b : the relation established by psychological identification
    3 : the con***ion of being the same with something described or asserted <establish the identity of stolen goods>
    4 : an equation that is satisfied for all values of the symbols
    Nghĩa là identity chẳng qua là sự khác biệt thôi. Chưa gọi là bản chất, và các Jeus nói bên trên khi xem phim thì có lẽ giống với cái "khác biệt" này. Nên bạn nhận ra ngay đó không phải là saìgon.
    2/ Bản sắc:
    Theo tôi thì Bản sắc từ Bản Địa ( tính địa phuơng) + Đặc sắc ( Từ Hán Việt). Nói cách khác, bản sắc là những các đặc sắc nhất của một vùng địa phuơng, không phải là sự khác biệt. Bản sắc nguời ta có thể phân biệt đuợc ngay nếu đứng giữa nhiều thư, ví dụ như Newyork có thể nhận ra ngay các kiểu kiến trúc nhà chọc trời của riêng NY và chỉ thuộc về NY mà thôi ( khác hẳn kiến trúc Chicago, Thuợng Hải, ..vv...cũng là kiến trúc nhà chọc trời).
    Theo tôi thì kiến trúc Saigòn có bản sắc rất riêng, nhưng kiến trúc TPHCM thì chưa có gì nhiều cả.
  10. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0


    Chữ bản theo hán tự trông như cái cây (chiết tự là gốc cây) có nghĩa là gốc còn có một vài nghĩa khác như quyển sách (bản thảo)hoặc chính trong bản thân (chính ta) vân vân và vân vân vì vậy chữ bản mang nghĩa tự thân của nó khi đi với chữ địa thành bản địa thì hình thành nghĩa mới nhưng chữ bản vẫn có nghĩa là gốc không thể nói bản nghĩa là bản địa được.
    chữ sắc có nghĩa là sắc thái,đặc sắc,chữ đặc sắc phải hiểu là nét riêng,khác biệt chứ không chỉ là là xuất sắc ,đặc sắc nó bao hàm ra ngoài cái xuất sắc.
    Goblue :đặc sắc mà không khác biệt sao gọi là đặc sắc? anh mang ra khoe cái ai cũng có sao gọi là đặc sắc được?anh phải có cái gì khác biệt chứ
    hai chữ đi với nhau hình thành nghĩa "nét riêng vốn có"
    vì vậy câu hỏi sẽ được chuyển thành :Thành phố Hồ Chí Minh có nét riêng không? nó có cái mà thành phố khác không có không?
    xin trả lời là có!
    đặc biệt trong con mắt người nước ngoài thì điều này rất rõ nét,và trong con mắt người Hà Nội cũng vậy thôi.
    Having_bath
    Được having_bath sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 13/04/2005

Chia sẻ trang này