1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự kỷ/Asperger

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi VuonHong82, 30/04/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VuonHong82

    VuonHong82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,

    Mình đã đọc box tâm lý và không thấy có ai nói đến hai rối loạn phổ biến này. Là một người mẹ nên mình đã cất công tìm hiểu rất nhiều hai hội chứng Tự kỷ và Asperger. Rối loạn tự kỷ khá rõ ràng rồi, khi trưởng thành người tự kỷ hầu như không có khả năng tự lập. Tuy nhiên, người có rối loạn Asperger lại khác, hoàn toàn có thể sống tự lập nhưng gặp rất nhiều rắc rối về giao tiếp. Có rất nhiều bạn sinh viên học khá, thông minh, thậm chí rất thông minh, nhưng ra đời lại thất bại vì không có khả năng giao tiếp, các bạn cũng có thể cảm thấy ở mình có cái gì đó "khác thường", thấy bối rối, nhìn chung là không lý giải được. Phải chăng đó là hội chứng Asperger, một dạng nhẹ nhất của Tự kỷ? Không như Tự kỷ, Asperger có thể cải thiện được gần như hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Mình xin post một bài viết về Asperger, các bạn trẻ hãy tham khảo nhé.

    Dấu hiệu thường gặp

    Dấu hiệu thường gặp của người Asperger là khó khăn về giao tế, không nhìn mắt khi đối thoại. Người Asperger thiếu những thể hiện tình cảm, trừ những tình cảm mạnh như giận dữ hoặc buồn thảm. Giọng nói thường lập lại, đều đều không tình cảm, dễ gây chán nản. Nhiều người Asperger có những cử chỉ bất bình thường do thiếu kỹ năng điều hòa vận động thô.

    Trẻ Asperger thường “cứng đầu” và nhất định phải làm theo các luật lệ hoặc những “lễ nghi” kỳ lạ, ví dụ như làm gì đó trước khi mặc quần áo. Những hành động “lễ nghi” kỳ lạ này mặc dù chẳng liên quan tới việc chính như mặc quần áo, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng với trẻ. Trẻ thấy bị thôi thúc phải làm. Có trẻ chỉ muốn mặc một bộ quần áo duy nhất đi học. Trẻ Asperger thường thích quay các vật và quan sát cho đến khi vật ngừng lại. Khi trưởng thành người Asperger trở nên quá gắn bó với công việc của mình và sẽ buồn rầu khi phải dọn đi tới những chỗ lạ lẫm. Nếu được giáo dục đúng cách, trẻ Asperger sẽ sống một cuộc sống đầy đủ, sống tự lập, làm được các công việc đòi hỏi học thức cao như kỹ sư phần mềm, nha sĩ, và có gia đình con cái.

    Khác với trẻ TK thông thường, trẻ Asperger phát triển ngôn ngữ sớm (nhưng có thể chậm biết đi, hoặc đi đứng vụng về). Nhiều trẻ Asperger bắt đầu có ngôn ngữ vào lúc 2 tuổi. Sau đó trẻ phát triển thêm, học cách nói câu cú theo văn phạm nhưng bắt đầu có khó khăn về việc dùng đại từ nhân xưng. Ví dụ như thay vì nói “Mẹ cho con uống sữa”, trẻ sẽ nói “Mẹ cho Nam uống sữa” hoặc “Nam chào ông nội”. Khi nói chuyện trẻ Asperger sẽ quá chú tâm vào một đề tài nào đó mà trẻ thích, không để ý gì tới người chung quanh, không cần biết bớt lời cho người khác nói. Đề tài nói chuyện dài dòng, từ ngữ được lập lại, và trẻ có thể chế ra các từ mới. Trẻ Asperger nói chuyện theo vòng, có nghĩa là nói một hồi thì lại quay trở lại đề tài ban đầu.

    Trẻ Asperger thường không hiểu các lời nói đùa bóng gió như “sao bạn rẽ mà không mở đèn xi nhan” (sao bạn chuyển đề tài nói chuyện liên tục), hoặc “bạn khát nước chưa” (bạn nói nhiều quá). Trẻ Asperger không đọc được nét mặt người đối diện. Trẻ có thể nhìn chòng chọc vào mặt người khác để tìm kiếm các ý mà người không Asperger sẽ nhìn ra ngay, ví dụ như chau mày khi không đồng ý, đưa tay lên coi đồng hồ khi sốt ruột.

    Trẻ Asperger khó có bạn và nhiều khi không có bạn bè vì trẻ không hứng thú trong việc chia xẻ kinh nghiệm, niềm vui và sở thích với trẻ khác. Trẻ Asperger có vẻ không muốn đáp trả tình cảm với bạn bè, ví dụ như khi bạn khoe với mình bạn có đồ chơi mới, trẻ Asperger cứ “tỉnh bơ” coi như không có gì, và cũng không tỏ vẻ quan tâm, hay biết là bạn khoe mình để kiếm đề tài cùng nói chuyện chung. Điều này không có nghĩa trẻ Asperger không thích có bạn, chỉ là không biết cách làm bạn, và không biết rằng tình bạn cần trao đổi hai chiều. Khi bạn bè trêu chọc, trẻ Asperger sẽ phản ứng quá đáng và nghi ngờ bạn mình. Người Asperger trưởng thành cũng không khác gì mấy: họ sẽ phản ứng mạnh mẽ, một cách âm thầm hay ầm ĩ, mỗi khi có ai góp ý cho họ.

    Nhiều người tưởng lầm, đánh đồng trẻ Tự kỷ chức năng cao là trẻ Asperger. Đúng ra thì TK chức năng cao có nhiều dạng, và Asperger là một trong những dạng đó. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng Asperger di truyền vì nhiều gia đình trẻ Asperger nói có họ hàng, bố mẹ hay người phối ngẫu cũng “kỳ cục” như vậy.Đây là một vấn đề tế nhị nên ít khi được các chuyên gia, bác sĩ nhắc tới với phụ huynh trẻ Asperger.

    Nhiều người không TK, không phải Asperger cũng có những dấu hiệu kể trên, có thể nhiều, có thể ít. Điều này gây khó khăn cho việc chấp nhận Asperger, khó khăn cho việc chẩn đoán và thuyết phục phụ huynh trẻ Asperger can thiệp cho con mình.



    Nguồn: concuame.com
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong điều kiện VN thì chữa căn bệnh này khá tế nhị về mặt xã hội. Tôi cũng có đôi chút tự kỷ, sự quan tâm nào đó (với những chủ đích xấu và với nhiều lý do cũng xấu) càng khiến tôi cảm thấy khó chịu hơn (vì thể trở thành nạn nhân của cả nhà trường lẫn xã hội)...Song, qua đó tôi cũng biết cách thích nghi dần (tập các môn thể thao và tránh va chạm)...Người như tôi có thể ăn miếng trả miếng ra trò, mặc dù mình luôn ở thế bị động...

    Tôi vẫn thấy rằng thế giới nội tâm của mình thú vị hơn, chẳng phải vì không thể thích nghi với xã hội, mà đơn giản vì muốn ...nhường lại cho kẻ khác...tâm lý...giáo dục...xã hội...chính trị...đấy là những yếu tố có thể tác động tích cực hay tiêu cực...Đối với người tự kỉ thì chỉ có "tầu vi thượng sách", khi không thể "tẩu", họ mới "trả miếng"...
  3. 26thdimple

    26thdimple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    @VuonHong82 Không rõ chị tìm hiểu khái niệm về Asperger xong thì đã gặp trường hợp người trưởng thành hoặc bài viết nào về người trưởng thành có dấu hiệu của chứng Asperger chưa. Nếu có thì có thể cung cấp thêm thông tin về người trưởng thành mang dấu hiệu này được không ạ?

    Tôi đã đọc khá nhiều bài về Asperger nhưng đều về trẻ nhỏ và tự thấy mình từ bé đã có các dấu hiệu:

    Và theo nhiều tài liệu nước ngoài (cũng về trẻ nhỏ thôi) thì tôi nghĩ mình mắc chứng này từ nhỏ.

    Những thói quen và cách sống này tôi vẫn hiện đang gặp phải. Tuy thấy bình thường nhưng những cách nhìn nhận về xung quanh và các sự thay đổi luôn làm tôi rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì không khống chế được sự bực tức. Đôi lúc nó làm tôi nhìn nhận các mối quan hệ với cách nhìn tiêu cực dẫn đến stress khá nặng. Và thực sự muốn có nhiều hơn thông tin và tài liệu về chứng này ở người lớn. Nếu bạn có thì share cho tôi với nhé.
  4. MIDNIGHTBIGSMILE

    MIDNIGHTBIGSMILE Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Bệnh tật còn nhiều cái để nói lắm: bệnh hay không bệnh, gieo bệnh để ngầm hại, hoặc gieo những biểu hiện được coi là nguyên nhân gây bệnh...

    1 vd về bài viết bổ sung cho mục Bệnh tự kỷ trên Wiki đã bị sửa và xóa như thế này:


    [​IMG]


    Tôi sửa lại:


    [​IMG]
  5. thietbivesinhsafevn

    thietbivesinhsafevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2016
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Căn bệnh này ở Việt Nam mình đang có dấu hiệu tăng lên mà rất khó phát hiện sớm để điều trị từ nhỏ.

Chia sẻ trang này