1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 13/02/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.

    Chào các bạn, những người quan tâm đến phần trình bày về tâm lý của tôi trên mạng diễn đàn Trái Tim Việt Nam.
    Để trình bày các vấn đề tâm lý một cách sáng sủa, mạch lạc và có hệ thống, tôi mạn phép xin phép MOD mở ra tô pic này. Một số vấn đề tôi trình bày trên tô pic Phân tâm học có thể sẽ được chuyển sang đây, nếu thấy cần đảm bảo sự liên tục. Đồng thời, tôi cũng sẽ tiếp tục theo hướng đã trình này ở tôpic trên.

    Nếu không có gì thay đổi, mỗi tuần tôi sẽ post khoảng từ 1-3 bài mới vào cuối tuần.

    Mong sự ủng hộ từ các bạn.
    Xin cảm ơn.

    PS: Tô pic này sẽ ngưng nếu hoàn toàn không có người quan tâm.

     
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 1
    Vô thức cá nhân và vô thức tập thể
    Vô thức là những yếu tố tâm lý tồn tại ở một cá nhân mà nó không hay biết. (Khác với ý thức, khi ta thích người đẹp, ta biết điều này.) Nó được tạo bởi những xu hướng không đi đôi được với hữu thức ( hay ý thức ) . Chẳng hạn như những xu hướng loạn luận, xu hướng trẻ con ...Chính vì không đi được với ý thức nên nó bị dồn nén( ẩn ức)
    Ẩn ức là một quá trình hình thành từ ấu thơ, như là một tiếng vang bên trong đáp trả sự sự ảnh hưởng tinh thần của những những người thân thích và kéo dài suốt đời. Nhờ sự phân tích, những ẩn ức bị xoá bỏ, những ham muốn ẩn ức sẽ được nhận biết, trở thành ý thức được. Theo Freud, cái vô thức chỉ chứa những yếu tố nhân cách nào vốn là bộ phận của cái ý thức và về căn bản, chỉ bị xoá bỏ bởi giáo dục (với lập luận này, Freud bỏ qua vô thức tập thể).
    Về một số mặt, những xu hướng trẻ con của vô thức rất nổi bật. Nhưng sẽ không đúng nếu coi cái vô thức chỉ có thế. Cái vô thức còn có những mặt khác, những kích thước khác, những phưong thức tồn tại khác nữa. Trong lĩnh vực vô thức, không phải chỉ có những cái bị dồn nén(ẩn ức) mà còn cả những cái chưa đạt đủ giá trị, cường độ để trở thành ý thức.
    Đó là khi ta hay nói, tôi có cảm giác hình như thế này, hình như thế kia, ta có cảm giác mơ hồ.... Đó là do cảm giác đưa lại và chúng nằm dưới (chưa đủ mạnh) để thành ý thức.
    Hơn nữa, cái vô thức không phải trong tình trạng bất động, nghỉ ngơi, không hoạt động mà luôn nhào trộn những nội dung.
    Một người bình thường bao giờ cũng có vô thức nhưng nó được hoạt động phối hợp với ý thức theo quan điểm bù trừ. Chẳng hạn, khi tôi dồn nén, tôi có thể mơ về nó trong giấc ngủ (bù trừ).
    Hãy nói tới một ví dụ:
    Một bệnh nhân nữ mắc chứng "mặc cảm về người bố." Cô ta thường có những giấc mơ về ông bố với các nội dung khác nhau. Và cô ta thường nói mơ ngày với những nội dung liên quan đến ông bố đã mất.
    Bạn có thể cho rằng bố con cô ta quan hệ bất hoà hay ông bố đã cản trở sự phát triển của cô. Nhưng ngược lại, bệnh nhân này đã sống rất hoà thuận với bố.
    Nguyên nhân ở đây là xu hướng yêu và thần tượng hoá ông bố. Cô gái này có xu hướng coi ông bố như một vị thánh, cô có xu hướng muốn tạo nên một vị thánh và yêu người này.
    Nhưng đạo đức, lương tri không cho phép cô được nghĩ như vậy (Không thể xuất hiện trong ý nghĩ vì đã bị xua đuổi đi trước khi nó hình thành). Thực ra, ông bố đây chỉ là đại diện do điều kiện( sống cùng) của xu hướng yêu và thần tượng hoá một con người nói chung. Nghĩa là không phải ông bố có những phẩm chất như vậy, mà đơn giản cô ta đã đồng nhất ông bố (vì tiếp xúc nhiều) thành một hình tượng mẫu trong vô thức của cô.
    Vậy liệu pháp điều trị của người thấy thuốc:
    - Người thầy thuốc có thể dùng kỹ thuật để chuyển những xu hướng mà cô ta hướng lên ông bố vào chính mình. Như vậy giải thoát cho cô ta khỏi mặc cảm loạn luân và sự cấm kị của lương tri. Điều này thực hiện được nhờ cơ chế dịch chuyển của vô thức. Nhưng như vậy, xung đột chưa được giải thoát thục sự ( vì lúc này nguời thày thuốc lại là đối tượng). Một con đường khác co thể vượt qua sự bế tắc: đó là đề nghị bệnh nhân chú trọng tới những cơn run rẩy, những thầm thì, vận động bên trong xuất phát từ lĩnh vực tâm thần ngoài ý muốn của chúng ta, trước hết là các giấc mơ, và nghiên cứu chúng.
    ( còn tiếp)
    Bài viết này dựa trên nguồn thông tin lấy từ cuốn "Phân tâm học và văn hoá tâm linh" (Nhà xuất bản văn hoá thông tin - 2003)
     
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 1
    Vô thức cá nhân và vô thức tập thể
    Vô thức là những yếu tố tâm lý tồn tại ở một cá nhân mà nó không hay biết. (Khác với ý thức, khi ta thích người đẹp, ta biết điều này.) Nó được tạo bởi những xu hướng không đi đôi được với hữu thức ( hay ý thức ) . Chẳng hạn như những xu hướng loạn luận, xu hướng trẻ con ...Chính vì không đi được với ý thức nên nó bị dồn nén( ẩn ức)
    Ẩn ức là một quá trình hình thành từ ấu thơ, như là một tiếng vang bên trong đáp trả sự sự ảnh hưởng tinh thần của những những người thân thích và kéo dài suốt đời. Nhờ sự phân tích, những ẩn ức bị xoá bỏ, những ham muốn ẩn ức sẽ được nhận biết, trở thành ý thức được. Theo Freud, cái vô thức chỉ chứa những yếu tố nhân cách nào vốn là bộ phận của cái ý thức và về căn bản, chỉ bị xoá bỏ bởi giáo dục (với lập luận này, Freud bỏ qua vô thức tập thể).
    Về một số mặt, những xu hướng trẻ con của vô thức rất nổi bật. Nhưng sẽ không đúng nếu coi cái vô thức chỉ có thế. Cái vô thức còn có những mặt khác, những kích thước khác, những phưong thức tồn tại khác nữa. Trong lĩnh vực vô thức, không phải chỉ có những cái bị dồn nén(ẩn ức) mà còn cả những cái chưa đạt đủ giá trị, cường độ để trở thành ý thức.
    Đó là khi ta hay nói, tôi có cảm giác hình như thế này, hình như thế kia, ta có cảm giác mơ hồ.... Đó là do cảm giác đưa lại và chúng nằm dưới (chưa đủ mạnh) để thành ý thức.
    Hơn nữa, cái vô thức không phải trong tình trạng bất động, nghỉ ngơi, không hoạt động mà luôn nhào trộn những nội dung.
    Một người bình thường bao giờ cũng có vô thức nhưng nó được hoạt động phối hợp với ý thức theo quan điểm bù trừ. Chẳng hạn, khi tôi dồn nén, tôi có thể mơ về nó trong giấc ngủ (bù trừ).
    Hãy nói tới một ví dụ:
    Một bệnh nhân nữ mắc chứng "mặc cảm về người bố." Cô ta thường có những giấc mơ về ông bố với các nội dung khác nhau. Và cô ta thường nói mơ ngày với những nội dung liên quan đến ông bố đã mất.
    Bạn có thể cho rằng bố con cô ta quan hệ bất hoà hay ông bố đã cản trở sự phát triển của cô. Nhưng ngược lại, bệnh nhân này đã sống rất hoà thuận với bố.
    Nguyên nhân ở đây là xu hướng yêu và thần tượng hoá ông bố. Cô gái này có xu hướng coi ông bố như một vị thánh, cô có xu hướng muốn tạo nên một vị thánh và yêu người này.
    Nhưng đạo đức, lương tri không cho phép cô được nghĩ như vậy (Không thể xuất hiện trong ý nghĩ vì đã bị xua đuổi đi trước khi nó hình thành). Thực ra, ông bố đây chỉ là đại diện do điều kiện( sống cùng) của xu hướng yêu và thần tượng hoá một con người nói chung. Nghĩa là không phải ông bố có những phẩm chất như vậy, mà đơn giản cô ta đã đồng nhất ông bố (vì tiếp xúc nhiều) thành một hình tượng mẫu trong vô thức của cô.
    Vậy liệu pháp điều trị của người thấy thuốc:
    - Người thầy thuốc có thể dùng kỹ thuật để chuyển những xu hướng mà cô ta hướng lên ông bố vào chính mình. Như vậy giải thoát cho cô ta khỏi mặc cảm loạn luân và sự cấm kị của lương tri. Điều này thực hiện được nhờ cơ chế dịch chuyển của vô thức. Nhưng như vậy, xung đột chưa được giải thoát thục sự ( vì lúc này nguời thày thuốc lại là đối tượng). Một con đường khác co thể vượt qua sự bế tắc: đó là đề nghị bệnh nhân chú trọng tới những cơn run rẩy, những thầm thì, vận động bên trong xuất phát từ lĩnh vực tâm thần ngoài ý muốn của chúng ta, trước hết là các giấc mơ, và nghiên cứu chúng.
    ( còn tiếp)
    Bài viết này dựa trên nguồn thông tin lấy từ cuốn "Phân tâm học và văn hoá tâm linh" (Nhà xuất bản văn hoá thông tin - 2003)
     
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2

    Bài 2
    Vô thức cá nhân và Vô thức tập thể ​
    Giấc mơ chứa đựng những hình ảnh, những cấu trúc và nhưng chuỗi ý tưởng không được tạo ra bằng những ý định hữu thức.
    Ví dụ khi ý thức ta có ý định kiếm được một khoản tiền. Lúc này trong ý thức nảy sinh những cách như đi buôn hay ăn trộm.., rồi nghĩ ra những cách để thực hiện như chọn mặt hàng, đồ ăn cắp, rồi tiếp theo nghĩ cách chọn của hàng, chọn loại dao dùng rạch túi... đó là hữu thức
    Nhưng trong giấc mơ, tự nhiên ta thấy mình đang ở nước Hylạp chẳng hạn, ta đang được nói chuyện với thần Zeus, ta lo khi gặp thần ta sẽ nói cái gì....
    Rõ ràng trong ý thức, ta chỉ muốn kiếm tiền, ta không có ý định gặp thần.
    Giấc mơ nẩy sinh tự phát, không có sự góp phần của cái tôi (Ý thức). Chúng biểu hiện một hoạt động tâm thần không có sự chủ động và chi phối của ý thức.
    Vì thế, giấc mơ là SP tự nhiên của tâm thần, một sự bộc lộ khách quan nhất, do đó người ta có thể chờ thấy ở đó những ẩn dụ và những chỉ dẫn có liên quan đến một số xu hướng cơ bản diễn ra trong quá trình tâm thần hiện có.
    Theo nghĩa đó, trong tâm thần chúng ta có cả ý định kiếm tiền và cả xu hướng muốn được sang Hylạp gặp thần Zớt.
    Chỉ có điều ý định kiếm tiền là chủ quan, còn xu hướng kia là khách quan( tất nhiên không tuyệt đối).
    Jung nói: Trong quá trình tiến hoá, đời sống tâm thần không phải chỉ là một diễn tiến được qui định theo lối nhân quả, ví dụ như tôi muốn ăn thì tôi phải đi kiếm tiền, mà còn hướng tới mục đích nào đó, như được gặp một vị thần. Đời sống có tính mục đích, nên nó chờ đợi ở giấc mơ - sự tự mô tả về quá trình tâm thần sống: những sợi dây liên kết những mối quan hệ nhân - quả khách quan và những xu hướng, mục đích cũng hoàn toàn khách quan (như đã mô tả trong VD ở phần đầu). Dựa vào giả thuyết đó, thầy thuốc và bệnh nhân (trong trường hợp này là cô gái mắc chứng ám ảnh về người cha) bắt đầu nghiên cứu các giấc mơ hết sức kỹ càng. Phần lớn những giấc mơ này đều có liên quan đến cá nhân người thầy thuốc ( do dịch chuyển đã nói từ bài trước). do đó thầy thuốc hiếm khi hiện lên dưới bộ mặt thật, thường là bị biến dạng đi. Đây là nội dung một giấc mơ: Bố của bệnh nhân cùng với cô ta đứng trên một đồi phủ đầy lúa mì. Cô ta rất nhỏ bé so với người bố thật khổng lồ. Bố bế cô trên tay như một đúa bé. Gío thổi trên đồng lúa mì, còn bố thì ru cô theo nhịp sóng lúa. Những giấc mơ như vậy cho biết nhiều điều : bệnh nhân coi thầy thuốc như ông bố yêu, và cái vô thức ở cô đặc biệt nhấn mạnh bản chất siêu nhân, gần như thần thánh của người bố yêu đó mà sự chuyển dịch càng làm nổi bật sự thổi phồng này. Freud cho rằng" cái vô thức chỉ biết có ham muốn". Và để cắt nó, chỉ cần chặt đứt mãi mọi ảo ảnh kỳ quái nọ.
    Nhưng những giấc mơ như ấy lại có ý nghĩa khác. Theo Jung đúng là các giấc mơ vẫn bám vào những chủ đề như vậy, nhưng rõ ràng bệnh nhân cũng đã hiểu khía cạnh ảo của của sự chuyển dịch của cô, ít ra trong hữu thức. Cô thấy thầy thuốc xuất hiện trong giấc mơ dưới hình thức nửa người nửa thánh của người bố yêu, và ít ra về ý thức cô bắt đầu phân biệt hình ảnh chiêm bao thường ám ảnh cô với hình ảnh người thầy thuốc đang chữa bệnh cho cô. Như vậy, các giấc mơ lặp lại những hình ảnh ý thức của cô, nhưng chúng đã mất đi nội dung bị phê phán trong hữu thức.
    Giải thích: Trong hữu thức, cô thấy quí bố, thấy mến. Trong giấc mơ , cô vẫn thấy thế, nhưng cô đã thấy bố như một vị thánh, và thay vì quí, cô còn yêu...
    Như vậy, cái vô thức hướng tới chỗ tạo ra một vị thần từ cá nhân người thầy thuốc, giải phóng và trừu tượng hoá một hình ảnh và một quan niệm về thần thánh không còn bị những màn cá nhân và cụ thể che đậy nữa. Như vậy sự chuyển dịch vào cá nhân người thầy thuốc chỉ là kết tinh của hữu thức( bỏ đi sự phê phán do lương tri: không đuựơc yêu bố,không được thánh hoá bố...)
    Một đam mê phát ra từ bản chất bản năng trinh trắng nhất, tối tăm nhất, sâu xa nhất, như vậy đã được nhu cầu và sự khát khao về một vị thần thánh giải thoát (trong trường hợp bệnh nhân và thầy thuốc chữa bệnh, thầy thuốc chính là vị thần thánh đó....). Và sự đam mê ấy còn mạnh hơn và khẩn bức hơn Ty đối với con người. Đó phải chăng là ý nghĩa cao nhất và chân chính nhất của thứ TY không đúng chỗ mà người ta gọi là sự chuyển dịch (vào ông bố).
    Ví dụ ấy cho thấy các giấc mơ không chỉ là những ảo ảnh đơn giản và vô ích, mà đó là sự tự hình dung về những phát triển vô thức cho phép cái tâm thần chủ thể chín muồi một cách chậm rãi, lớn lên và vượt qua tính chất không thích hợp của một số liên hệ cá nhân(ở đây là giữa cô gái và ông bố).
     
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2

    Bài 2
    Vô thức cá nhân và Vô thức tập thể ​
    Giấc mơ chứa đựng những hình ảnh, những cấu trúc và nhưng chuỗi ý tưởng không được tạo ra bằng những ý định hữu thức.
    Ví dụ khi ý thức ta có ý định kiếm được một khoản tiền. Lúc này trong ý thức nảy sinh những cách như đi buôn hay ăn trộm.., rồi nghĩ ra những cách để thực hiện như chọn mặt hàng, đồ ăn cắp, rồi tiếp theo nghĩ cách chọn của hàng, chọn loại dao dùng rạch túi... đó là hữu thức
    Nhưng trong giấc mơ, tự nhiên ta thấy mình đang ở nước Hylạp chẳng hạn, ta đang được nói chuyện với thần Zeus, ta lo khi gặp thần ta sẽ nói cái gì....
    Rõ ràng trong ý thức, ta chỉ muốn kiếm tiền, ta không có ý định gặp thần.
    Giấc mơ nẩy sinh tự phát, không có sự góp phần của cái tôi (Ý thức). Chúng biểu hiện một hoạt động tâm thần không có sự chủ động và chi phối của ý thức.
    Vì thế, giấc mơ là SP tự nhiên của tâm thần, một sự bộc lộ khách quan nhất, do đó người ta có thể chờ thấy ở đó những ẩn dụ và những chỉ dẫn có liên quan đến một số xu hướng cơ bản diễn ra trong quá trình tâm thần hiện có.
    Theo nghĩa đó, trong tâm thần chúng ta có cả ý định kiếm tiền và cả xu hướng muốn được sang Hylạp gặp thần Zớt.
    Chỉ có điều ý định kiếm tiền là chủ quan, còn xu hướng kia là khách quan( tất nhiên không tuyệt đối).
    Jung nói: Trong quá trình tiến hoá, đời sống tâm thần không phải chỉ là một diễn tiến được qui định theo lối nhân quả, ví dụ như tôi muốn ăn thì tôi phải đi kiếm tiền, mà còn hướng tới mục đích nào đó, như được gặp một vị thần. Đời sống có tính mục đích, nên nó chờ đợi ở giấc mơ - sự tự mô tả về quá trình tâm thần sống: những sợi dây liên kết những mối quan hệ nhân - quả khách quan và những xu hướng, mục đích cũng hoàn toàn khách quan (như đã mô tả trong VD ở phần đầu). Dựa vào giả thuyết đó, thầy thuốc và bệnh nhân (trong trường hợp này là cô gái mắc chứng ám ảnh về người cha) bắt đầu nghiên cứu các giấc mơ hết sức kỹ càng. Phần lớn những giấc mơ này đều có liên quan đến cá nhân người thầy thuốc ( do dịch chuyển đã nói từ bài trước). do đó thầy thuốc hiếm khi hiện lên dưới bộ mặt thật, thường là bị biến dạng đi. Đây là nội dung một giấc mơ: Bố của bệnh nhân cùng với cô ta đứng trên một đồi phủ đầy lúa mì. Cô ta rất nhỏ bé so với người bố thật khổng lồ. Bố bế cô trên tay như một đúa bé. Gío thổi trên đồng lúa mì, còn bố thì ru cô theo nhịp sóng lúa. Những giấc mơ như vậy cho biết nhiều điều : bệnh nhân coi thầy thuốc như ông bố yêu, và cái vô thức ở cô đặc biệt nhấn mạnh bản chất siêu nhân, gần như thần thánh của người bố yêu đó mà sự chuyển dịch càng làm nổi bật sự thổi phồng này. Freud cho rằng" cái vô thức chỉ biết có ham muốn". Và để cắt nó, chỉ cần chặt đứt mãi mọi ảo ảnh kỳ quái nọ.
    Nhưng những giấc mơ như ấy lại có ý nghĩa khác. Theo Jung đúng là các giấc mơ vẫn bám vào những chủ đề như vậy, nhưng rõ ràng bệnh nhân cũng đã hiểu khía cạnh ảo của của sự chuyển dịch của cô, ít ra trong hữu thức. Cô thấy thầy thuốc xuất hiện trong giấc mơ dưới hình thức nửa người nửa thánh của người bố yêu, và ít ra về ý thức cô bắt đầu phân biệt hình ảnh chiêm bao thường ám ảnh cô với hình ảnh người thầy thuốc đang chữa bệnh cho cô. Như vậy, các giấc mơ lặp lại những hình ảnh ý thức của cô, nhưng chúng đã mất đi nội dung bị phê phán trong hữu thức.
    Giải thích: Trong hữu thức, cô thấy quí bố, thấy mến. Trong giấc mơ , cô vẫn thấy thế, nhưng cô đã thấy bố như một vị thánh, và thay vì quí, cô còn yêu...
    Như vậy, cái vô thức hướng tới chỗ tạo ra một vị thần từ cá nhân người thầy thuốc, giải phóng và trừu tượng hoá một hình ảnh và một quan niệm về thần thánh không còn bị những màn cá nhân và cụ thể che đậy nữa. Như vậy sự chuyển dịch vào cá nhân người thầy thuốc chỉ là kết tinh của hữu thức( bỏ đi sự phê phán do lương tri: không đuựơc yêu bố,không được thánh hoá bố...)
    Một đam mê phát ra từ bản chất bản năng trinh trắng nhất, tối tăm nhất, sâu xa nhất, như vậy đã được nhu cầu và sự khát khao về một vị thần thánh giải thoát (trong trường hợp bệnh nhân và thầy thuốc chữa bệnh, thầy thuốc chính là vị thần thánh đó....). Và sự đam mê ấy còn mạnh hơn và khẩn bức hơn Ty đối với con người. Đó phải chăng là ý nghĩa cao nhất và chân chính nhất của thứ TY không đúng chỗ mà người ta gọi là sự chuyển dịch (vào ông bố).
    Ví dụ ấy cho thấy các giấc mơ không chỉ là những ảo ảnh đơn giản và vô ích, mà đó là sự tự hình dung về những phát triển vô thức cho phép cái tâm thần chủ thể chín muồi một cách chậm rãi, lớn lên và vượt qua tính chất không thích hợp của một số liên hệ cá nhân(ở đây là giữa cô gái và ông bố).
     
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 3​
    Cái Tôi hay mặt nạ (Persona)
    - Một người bình thường bao giờ cũng có cái Tôi. Đó là kết quả của sự thích nghi của tâm thần ( bao gồm cả vô thức, hữu thức) trước hoàn cảnh, điều kiện sống.
    - Ví dụ, một anh cảnh sát bao giờ cũng giũ một thái độ mạnh mẽ, quyết đoán trong khi làm việc để thích nghi với công việc của anh ta, mặc dù ngoài giờ, anh ta có thể có tính xuê xoa, lừng khừng ở mức bình thường như một người trung bình. Tương tự anh ta sẽ có các cách ứng xử hợp lý trong các tình huống khác nhau.
    - Chính vì vậy, cái Tôi được coi như mặt nạ để che đậy, hay là sự phục tùng đối với tâm thần tập thể. Nhưng trong việc chọn cái Tôi đó, cũng đã có tính cá nhân rồi. Tuy chúng ta thường đồng nhất cái tôi với cái mặt nạ (persona) của nó. Bằng chứng là khi một người đến cơ quan có thái độ hoà nhã, cởi mở thì ta thuờng đồng nhất tính cách ( hay cái tôi) của anh ta là thế. Nhưng cái vô thức (tạm gọi là cái Mình) sẽ không bị đè nén đến mức không cảm thấy được.
    - Bằng chứng là trong những lúc lơ đãng, anh cảnh sát có thể cười với cô gái đẹp bên đường....
    - Một người được coi là có nhân cách bình thường khi anh ta có một mặt nạ (persona) bình thuờng.
    Những trường hợp lệch lạc điển hình:
    - Một, khi để vô thức lấn át hữu thức trong cái tôi (persona). Cái persona bao giờ cũng chừng mực. Cái thái quá thường là của cái Mình vô thức.
    - Hai, khi tự đồng nhất với tâm thần tập thể . Ví dụ như trên, khi anh cảnh sát về nhà cũng giữ một tính cách kiên quyết, mạnh mẽ và nghiêm nghị trong sinh hoạt gia đình( túc là anh ta không bỏ cái mặt nạ cảnh sát của mình khi đã về nhà)
    Trở lại với trường hợp bạn nêu về TH có những người bị phân ly tính cách là những người mà cái mặt nạ (persona) của anh ta quá khác với Mình vô thức của anh ta. Xin nhớ trong trường hợp anh ta hoà hợp được mặt nạ với cái Mình vô thức thì có lẽ anh ta được coi như có một nhân cách rõ ràng. Đó là truờng hợp của phần lớn mọi người.
    Chính vì thế, ta mới thấy có những người mạnh mẽ trong công việc và đời sống XH bao nhiêu thì lại thường lại giống với những đứa trẻ con trong "đời sống riêng tư" về những xúc cảm và những trạng thái tâm hồn của mình. Có thể lấy VD về hoàng đề Napoleon khi ở chiến trận và trong quan hệ với Josephine.
    Sự "hăng hái làm việc", "say mê với bổn phận" đạo đức "mẫu mực" của anh ta, một khi bị cất bỏ mặt nạ đi, trở thành một cách cư xử lạ lùng. Chỉ có người vợ của anh ta mới có thể đánh giá đúng giá trị của anh ta. Khi một người đóng vai trò một nhân vật mạnh mẽ và có thế lực với thế giới bên ngoài, thì bên trong thường có sự hèn yếu, uỷ mị với tất cả những ảnh hưởng bắt nguồn từ vô thức, thậm chí cả về tính dục cũng yếu đi.
    Như vậy, persona, hình ảnh lý tưởng mà một người muốn có, thường được bù trừ ở bên trong bằng sự yếu ớt hết sức đàn bà. Và càng tỏ ra là người mạnh mẽ bên ngoài bao nhiêu, thì người đó càng giống với đàn bà, mà Jung gọi là anima bấy nhiêu. Lúc đó anima chống lại persona. Từ đó, người ta biết rằng anima là cực đối lập với persona, thường bị đẩy vào sự tối tăm hoàn toàn mà ý thức không nhận được ra.
    Người viết bài này cho rằng không chỉ có anima (cái ẩn ức bị đè nén hay vô thức mang tính đàn bà trong người đàn ông) mà còn cả những cái đại loại như "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại " trong vô thức để bù trừ cho cái "muốn thành đạo mạo", "muốn hiền ngoan" trong persona.
    Và tất cả những cực đối lập đó bù trừ nhau tạo thành nội dung cuộc đời.
    Và không chỉ có mặt nạ(persona) trở thành nhân cách một người mà anima, "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại" cũng là những nhân cách. Đó là những cái vô thức được phóng chiếu. Chính vì đuợc phóng chiếu của vô thức nên nó là những nhân cách khá mơ hồ, không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng.
    Vì vấn đề cách dùng vô thức tích cực, và các tạp niệm khi thiền ( mà tôi chỉ biết đến thiền trong cuốn Biến chuyển mật tông của OSHO), là những vấn đề cũng rất hay và không thể nói ào ào được. Tuy nhiên, phải nói ngay, theo quan điểm của tôi, thì các PP thiền chính là một giải pháp điều trị cho những ca phân tâm học, nhưng theo kiểu nhu, tức là không giải toả, chữa triệt để, cũng không đè nén, mà đó là một cách "làm nhạt hoá", làm yếu cái vô thức bằng cách làm yếu cái ý thức( cái tôi). Tuỳ quan điểm mỗi người, sẽ có những đánh giá khác nhau với thiền hay phân tâm học. Chỉ biết là, các nhà phân tâm đã coi những nguời Ấn độ và Trung hoa là những người mở đường cho khoa tâm lý và những bài nói của OSHO, một triết gia Ấn độ, cũng đã mang rất nhiều sự diễn giải của phân tâm học hiện đại.
    Theo sự lý giải chủ quan của tôi, đối những tạp niệm do thiền, không liên quan NHIỀU đến vô thức. Nó chỉ là do đầu óc chúng ta đã có quán tính suy nghĩ, theo kiểu đào rãnh, bây giờ bảo làm cho nó thành "rỗng như không" mà lại phi nỗ lực, quả là khó. Hơn nữa, chúng ta lại có đủ các giác quan để cảm nhận, do vậy môi trường (bên ngoài) cũng tác động đến. Và khi tập trung quán tưởng, theo tôi, ta đã nỗ lực có chủ đích ( dù nó rất khó nhận ra bởi vì tự nhiên, ít nhiều chúng ta đều suy nghĩ về cái gì đó. Có thể đó cũng là vô thức ( bản năng suy nghĩ)). Và để thiền, chúng ta phải tiếp thu một số quan điểm, và những cái này nhiều khi là mới. Những quan điểm này nhằm dần làm dẹp đi những tạp niệm trong tâm thần. Chẳng hạn như thù hận, ghanh tị...Những quan điểm này cần có thời gian. Để nó nhập và hoàn toàn bị thuyết phục bởi nó, trong những người thành công lẫn những nguời không thành công với thiền, đều có những tạp niệm dấy lên do những tham vọng của con người, cả ý thức lẫn vô thức. Nhưng đúng là những tham vọng ý thức chúng ta có thể dẹp yên . Nhưng những xu hướng vô thức không mấy khi dấy lên trong thiền. Và khi cái hữu thức bị suy yếu, cái vô thức cũng sẽ yếu đi theo, bởi vì cái vô thức chỉ mạnh khi cái hữu thức bị đè nén.Vì vậy, cuối cùng những tạp niệm sẽ ít đi, khi đó đầu óc chúng ta có thể "rỗng như không" một cách ít nỗ lực nhất. Theo tôi, thiền là cách làm yếu cái vô thức bằng cách làm yếu cái hữu thức. Trong khi đó, điều trị phân tâm lại là cách mở rộng ý thức bằng cách biến những yếu tố vô thức thành hữu thức.
     
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 3​
    Cái Tôi hay mặt nạ (Persona)
    - Một người bình thường bao giờ cũng có cái Tôi. Đó là kết quả của sự thích nghi của tâm thần ( bao gồm cả vô thức, hữu thức) trước hoàn cảnh, điều kiện sống.
    - Ví dụ, một anh cảnh sát bao giờ cũng giũ một thái độ mạnh mẽ, quyết đoán trong khi làm việc để thích nghi với công việc của anh ta, mặc dù ngoài giờ, anh ta có thể có tính xuê xoa, lừng khừng ở mức bình thường như một người trung bình. Tương tự anh ta sẽ có các cách ứng xử hợp lý trong các tình huống khác nhau.
    - Chính vì vậy, cái Tôi được coi như mặt nạ để che đậy, hay là sự phục tùng đối với tâm thần tập thể. Nhưng trong việc chọn cái Tôi đó, cũng đã có tính cá nhân rồi. Tuy chúng ta thường đồng nhất cái tôi với cái mặt nạ (persona) của nó. Bằng chứng là khi một người đến cơ quan có thái độ hoà nhã, cởi mở thì ta thuờng đồng nhất tính cách ( hay cái tôi) của anh ta là thế. Nhưng cái vô thức (tạm gọi là cái Mình) sẽ không bị đè nén đến mức không cảm thấy được.
    - Bằng chứng là trong những lúc lơ đãng, anh cảnh sát có thể cười với cô gái đẹp bên đường....
    - Một người được coi là có nhân cách bình thường khi anh ta có một mặt nạ (persona) bình thuờng.
    Những trường hợp lệch lạc điển hình:
    - Một, khi để vô thức lấn át hữu thức trong cái tôi (persona). Cái persona bao giờ cũng chừng mực. Cái thái quá thường là của cái Mình vô thức.
    - Hai, khi tự đồng nhất với tâm thần tập thể . Ví dụ như trên, khi anh cảnh sát về nhà cũng giữ một tính cách kiên quyết, mạnh mẽ và nghiêm nghị trong sinh hoạt gia đình( túc là anh ta không bỏ cái mặt nạ cảnh sát của mình khi đã về nhà)
    Trở lại với trường hợp bạn nêu về TH có những người bị phân ly tính cách là những người mà cái mặt nạ (persona) của anh ta quá khác với Mình vô thức của anh ta. Xin nhớ trong trường hợp anh ta hoà hợp được mặt nạ với cái Mình vô thức thì có lẽ anh ta được coi như có một nhân cách rõ ràng. Đó là truờng hợp của phần lớn mọi người.
    Chính vì thế, ta mới thấy có những người mạnh mẽ trong công việc và đời sống XH bao nhiêu thì lại thường lại giống với những đứa trẻ con trong "đời sống riêng tư" về những xúc cảm và những trạng thái tâm hồn của mình. Có thể lấy VD về hoàng đề Napoleon khi ở chiến trận và trong quan hệ với Josephine.
    Sự "hăng hái làm việc", "say mê với bổn phận" đạo đức "mẫu mực" của anh ta, một khi bị cất bỏ mặt nạ đi, trở thành một cách cư xử lạ lùng. Chỉ có người vợ của anh ta mới có thể đánh giá đúng giá trị của anh ta. Khi một người đóng vai trò một nhân vật mạnh mẽ và có thế lực với thế giới bên ngoài, thì bên trong thường có sự hèn yếu, uỷ mị với tất cả những ảnh hưởng bắt nguồn từ vô thức, thậm chí cả về tính dục cũng yếu đi.
    Như vậy, persona, hình ảnh lý tưởng mà một người muốn có, thường được bù trừ ở bên trong bằng sự yếu ớt hết sức đàn bà. Và càng tỏ ra là người mạnh mẽ bên ngoài bao nhiêu, thì người đó càng giống với đàn bà, mà Jung gọi là anima bấy nhiêu. Lúc đó anima chống lại persona. Từ đó, người ta biết rằng anima là cực đối lập với persona, thường bị đẩy vào sự tối tăm hoàn toàn mà ý thức không nhận được ra.
    Người viết bài này cho rằng không chỉ có anima (cái ẩn ức bị đè nén hay vô thức mang tính đàn bà trong người đàn ông) mà còn cả những cái đại loại như "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại " trong vô thức để bù trừ cho cái "muốn thành đạo mạo", "muốn hiền ngoan" trong persona.
    Và tất cả những cực đối lập đó bù trừ nhau tạo thành nội dung cuộc đời.
    Và không chỉ có mặt nạ(persona) trở thành nhân cách một người mà anima, "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại" cũng là những nhân cách. Đó là những cái vô thức được phóng chiếu. Chính vì đuợc phóng chiếu của vô thức nên nó là những nhân cách khá mơ hồ, không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng.
    Vì vấn đề cách dùng vô thức tích cực, và các tạp niệm khi thiền ( mà tôi chỉ biết đến thiền trong cuốn Biến chuyển mật tông của OSHO), là những vấn đề cũng rất hay và không thể nói ào ào được. Tuy nhiên, phải nói ngay, theo quan điểm của tôi, thì các PP thiền chính là một giải pháp điều trị cho những ca phân tâm học, nhưng theo kiểu nhu, tức là không giải toả, chữa triệt để, cũng không đè nén, mà đó là một cách "làm nhạt hoá", làm yếu cái vô thức bằng cách làm yếu cái ý thức( cái tôi). Tuỳ quan điểm mỗi người, sẽ có những đánh giá khác nhau với thiền hay phân tâm học. Chỉ biết là, các nhà phân tâm đã coi những nguời Ấn độ và Trung hoa là những người mở đường cho khoa tâm lý và những bài nói của OSHO, một triết gia Ấn độ, cũng đã mang rất nhiều sự diễn giải của phân tâm học hiện đại.
    Theo sự lý giải chủ quan của tôi, đối những tạp niệm do thiền, không liên quan NHIỀU đến vô thức. Nó chỉ là do đầu óc chúng ta đã có quán tính suy nghĩ, theo kiểu đào rãnh, bây giờ bảo làm cho nó thành "rỗng như không" mà lại phi nỗ lực, quả là khó. Hơn nữa, chúng ta lại có đủ các giác quan để cảm nhận, do vậy môi trường (bên ngoài) cũng tác động đến. Và khi tập trung quán tưởng, theo tôi, ta đã nỗ lực có chủ đích ( dù nó rất khó nhận ra bởi vì tự nhiên, ít nhiều chúng ta đều suy nghĩ về cái gì đó. Có thể đó cũng là vô thức ( bản năng suy nghĩ)). Và để thiền, chúng ta phải tiếp thu một số quan điểm, và những cái này nhiều khi là mới. Những quan điểm này nhằm dần làm dẹp đi những tạp niệm trong tâm thần. Chẳng hạn như thù hận, ghanh tị...Những quan điểm này cần có thời gian. Để nó nhập và hoàn toàn bị thuyết phục bởi nó, trong những người thành công lẫn những nguời không thành công với thiền, đều có những tạp niệm dấy lên do những tham vọng của con người, cả ý thức lẫn vô thức. Nhưng đúng là những tham vọng ý thức chúng ta có thể dẹp yên . Nhưng những xu hướng vô thức không mấy khi dấy lên trong thiền. Và khi cái hữu thức bị suy yếu, cái vô thức cũng sẽ yếu đi theo, bởi vì cái vô thức chỉ mạnh khi cái hữu thức bị đè nén.Vì vậy, cuối cùng những tạp niệm sẽ ít đi, khi đó đầu óc chúng ta có thể "rỗng như không" một cách ít nỗ lực nhất. Theo tôi, thiền là cách làm yếu cái vô thức bằng cách làm yếu cái hữu thức. Trong khi đó, điều trị phân tâm lại là cách mở rộng ý thức bằng cách biến những yếu tố vô thức thành hữu thức.
     
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 4
    I -Mặc cảm Ơ đíp:
    Một phần quan trọng của học thuyết nói về sự phát triển tính dục từ thời tấm bé đến tuổi trưởng thành với những tất cả những sai lệch, hụt hẫng phải trải qua. Freud quan niệm hẳn nguợc với truyền thống khi ông khẳng định tính dục xuất hiện ngay lúc mới sinh ra, và từ đầu không liên quan gì đến chức năng sinh dục (chức năng sinh dục chỉ xuất hiện khi các cơ quan sinh dục phát triển). Tính dục ở đây có những khoái cảm xuất phát từ bộ phận ******** của cơ thể. Căn nguyên của chứng nhiễu tâm của người lớn phải tìm trong sự thoái lùi về những giai đoạn phát triển tính dục trong thời thơ ấu. Có nhất thiết khoái cảm xuất phát từ miệng thuộc về tính dục không? Tại sao khoái cảm ăn uống thuộc về nhu cầu sống lại thuộc về tính dục. Và thật khiên cưỡng khi cho rằng cảm giác dễ chịu sau khi đại tiểu tiện cảm giác từ hoạt động cơ bắp, trò chơi trẻ em và mọi hoạt động văn hoá khác đều phụ thuộc vào tính dục.
    Có thể hiểu mặc cảm ơ đíp mà Freud nói tới như sau: Đối tượng ham muốn đầu tiên của trẻ em là vú mẹ, dù cho gọi sự ham muốn ấy thuộc về bản năng tính dục hay bản năng ăn uống. Do vậy trẻ yêu người mẹ và người mẹ cung cấp cho trẻ mọi sự thoả mãn. Vậy thì lý giải sao với những trẻ em không uống sữa mẹ . Lúc đó sẽ không có mặc cảm ơ đíp?
    Rõ ràng, giả thuyết về mặc cảm Ơ đíp thực sự khá mơ hồ, không thuyết phục. Thật ra, có thể kiểm chứng trong phần lớn chúng ta, những người VN. Tất nhiên, cũng có những đứa trẻ yêu mẹ với một TY mà Freud đề cập, nhưng phần lớn đều không để ý, hay quan tâm và không cảm thấy nó.
    Riêng với tôi, tôi chấp nhận quan điểm của Freud về giả thuyết tính dục xuất hiện từ sớm, trước khi các cơ quan sinh dục có khả năng đáp ứng các hành vi ********. Nhưng cái mặc cảm về con trai yêu mẹ ấy, tôi thấy hoàn toàn thiếu cả cơ sở khoa học lẫn thực nghiệm.
    II- Cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi
    Về cấu trúc tâm thần, Freud đưa ra ba khái niệm cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi. Theo Freud, mọi hoạt động tâm thần đều dựa trên năng lượng mà ông gọi là libido ( xung năng). Cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi chỉ là những cấu trúc khác nhau của năng lượng này theo những tác nhân khác nhau.
    Cái ấy là để năng lượng này tự do
    Cái tôi khống chế và biến đổi một phần nó để thích nghi với cuộc sống bên ngoài.
    Cái siêu tôi khống chế nó để thích nghi với những đòi hỏi của cha mẹ, hay những nhân cách tập thể như chủng tộc, dân tộc...
    1- Cái ấy và sự hình thành cái tôi
    Cái ấy theo Freud là những bản năng nguyên sơ khi con người được sinh ra. Khi con người được sinh ra, anh ta có một cấu trúc thể chất, và cấu trúc thể chất đó có những xung năng(năng lượng). Để thể hiện cái năng lượng đó, cần có cái ấy. dưới những cách chúng ta vẫn chưa biết. Chẳng hạn, chúng ta sinh ra đã có nhu cầu ăn uống để có khoái cảm và bù đắp năng lượng.
    Để đáp ứng với thực tại, cái ấy một phần phải phát triển thích nghi, tạo nên cái tôi. Hãy xem 1 Ví dụ tạo nên cái tôi từ cái ấy: anh ta muốn ăn nhiều (cái ấy), nhưng anh ta biết qua kinh nghiệm ăn nhiều sẽ đầy bụng , do đó anh ta sẽ có ý thức tránh ăn nhiều( trốn tránh). Nếu ăn vừa tạo cho anh ta cảm giác dễ chịu, những lần sau anh ta sẽ ý thức nên ăn vừa( thích nghi) , do vậy anh ta sẽ thay đổi thế giới bên ngoài một cách thích hợp để có lợi cho anh ta. Do vậy anh ta sẽ muốn tìm một bữa ăn vừa phải (hoạt động).
    Ở bên trong cái tôi tiến hành hoạt động chống lại cái ấy, bằng cách giành quyền làm chủ những đòi hỏi xung năng. Cái nào thoả mãn được, cái nào không thoả mãn được thì phải trì hoãn hoặc chờ đợi đến thời điểm thích hợp, hay dập tắt hoàn toàn. Trong hoạt động của nó, cái tôi hướng tới sự chú ý tới những căng thẳng do kích thích từ bên ngoài . Căng thẳng gây khó chịu, giảm bớt nó gây thích thú. Cái tôi hướng tới thích thú và tránh khó chịu. Khi ngủ, đôi lúc cái tôi có thể thoát khỏi mối liên lệ với bên ngoài, và có thể phân chia năng lượng tâm thần một cách khác.
    Nói về mặt sinh học, từ lớp vỏ não gốc chưa có cơ quan nhận biết những kích thích cũng như tự bảo vệ chống lại những kích thích đó, một tổ chức được hình thành làm trung gian giữa cái ấy với hiện thực, đó là cái tôi.
    2- Cái siêu tôi
    Theo Freud là sự đáp ứng của tâm thần với những đòi hỏi của cha mẹ, của truyền thống. Nghĩa là phải để hình ảnh mình được cha mẹ, cộng đồng chấp nhận.
    3 - Mối liên hệ giữa cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi:
    Một người thể hiện mình chủ yếu thông qua cái tôi. Cái tôi, về cơ bản sẽ dung hoà giữa đòi hỏi của cái ấy và cái siêu tôi, để hình thành nên những hoạt động, ý thức của con người trong cuộc sống hiện thực.
    Cuối cùng, để kết luận, ta thấy rằng bất chấp sự khác nhau căn bản, cái ấy và cái siêu tôi có điểm chung: cả hai đều thể hiện vai trò của quá khứ trong việc chi phối năng lượng tâm thần, cái ấy thì thể hiện vai trò của di truyền, cái siêu tôi thì thể hiện việc mượn (đóng) vai trò của người khác (bố, mẹ, hay 1 nhân vật lý tuởng nào đó). Cái tôi thì chủ yếu được qui định bởi những gì chính nó được trải nghiệm, tức là cái ngẫu nhiên, hiện thời...
     
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 4
    I -Mặc cảm Ơ đíp:
    Một phần quan trọng của học thuyết nói về sự phát triển tính dục từ thời tấm bé đến tuổi trưởng thành với những tất cả những sai lệch, hụt hẫng phải trải qua. Freud quan niệm hẳn nguợc với truyền thống khi ông khẳng định tính dục xuất hiện ngay lúc mới sinh ra, và từ đầu không liên quan gì đến chức năng sinh dục (chức năng sinh dục chỉ xuất hiện khi các cơ quan sinh dục phát triển). Tính dục ở đây có những khoái cảm xuất phát từ bộ phận ******** của cơ thể. Căn nguyên của chứng nhiễu tâm của người lớn phải tìm trong sự thoái lùi về những giai đoạn phát triển tính dục trong thời thơ ấu. Có nhất thiết khoái cảm xuất phát từ miệng thuộc về tính dục không? Tại sao khoái cảm ăn uống thuộc về nhu cầu sống lại thuộc về tính dục. Và thật khiên cưỡng khi cho rằng cảm giác dễ chịu sau khi đại tiểu tiện cảm giác từ hoạt động cơ bắp, trò chơi trẻ em và mọi hoạt động văn hoá khác đều phụ thuộc vào tính dục.
    Có thể hiểu mặc cảm ơ đíp mà Freud nói tới như sau: Đối tượng ham muốn đầu tiên của trẻ em là vú mẹ, dù cho gọi sự ham muốn ấy thuộc về bản năng tính dục hay bản năng ăn uống. Do vậy trẻ yêu người mẹ và người mẹ cung cấp cho trẻ mọi sự thoả mãn. Vậy thì lý giải sao với những trẻ em không uống sữa mẹ . Lúc đó sẽ không có mặc cảm ơ đíp?
    Rõ ràng, giả thuyết về mặc cảm Ơ đíp thực sự khá mơ hồ, không thuyết phục. Thật ra, có thể kiểm chứng trong phần lớn chúng ta, những người VN. Tất nhiên, cũng có những đứa trẻ yêu mẹ với một TY mà Freud đề cập, nhưng phần lớn đều không để ý, hay quan tâm và không cảm thấy nó.
    Riêng với tôi, tôi chấp nhận quan điểm của Freud về giả thuyết tính dục xuất hiện từ sớm, trước khi các cơ quan sinh dục có khả năng đáp ứng các hành vi ********. Nhưng cái mặc cảm về con trai yêu mẹ ấy, tôi thấy hoàn toàn thiếu cả cơ sở khoa học lẫn thực nghiệm.
    II- Cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi
    Về cấu trúc tâm thần, Freud đưa ra ba khái niệm cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi. Theo Freud, mọi hoạt động tâm thần đều dựa trên năng lượng mà ông gọi là libido ( xung năng). Cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi chỉ là những cấu trúc khác nhau của năng lượng này theo những tác nhân khác nhau.
    Cái ấy là để năng lượng này tự do
    Cái tôi khống chế và biến đổi một phần nó để thích nghi với cuộc sống bên ngoài.
    Cái siêu tôi khống chế nó để thích nghi với những đòi hỏi của cha mẹ, hay những nhân cách tập thể như chủng tộc, dân tộc...
    1- Cái ấy và sự hình thành cái tôi
    Cái ấy theo Freud là những bản năng nguyên sơ khi con người được sinh ra. Khi con người được sinh ra, anh ta có một cấu trúc thể chất, và cấu trúc thể chất đó có những xung năng(năng lượng). Để thể hiện cái năng lượng đó, cần có cái ấy. dưới những cách chúng ta vẫn chưa biết. Chẳng hạn, chúng ta sinh ra đã có nhu cầu ăn uống để có khoái cảm và bù đắp năng lượng.
    Để đáp ứng với thực tại, cái ấy một phần phải phát triển thích nghi, tạo nên cái tôi. Hãy xem 1 Ví dụ tạo nên cái tôi từ cái ấy: anh ta muốn ăn nhiều (cái ấy), nhưng anh ta biết qua kinh nghiệm ăn nhiều sẽ đầy bụng , do đó anh ta sẽ có ý thức tránh ăn nhiều( trốn tránh). Nếu ăn vừa tạo cho anh ta cảm giác dễ chịu, những lần sau anh ta sẽ ý thức nên ăn vừa( thích nghi) , do vậy anh ta sẽ thay đổi thế giới bên ngoài một cách thích hợp để có lợi cho anh ta. Do vậy anh ta sẽ muốn tìm một bữa ăn vừa phải (hoạt động).
    Ở bên trong cái tôi tiến hành hoạt động chống lại cái ấy, bằng cách giành quyền làm chủ những đòi hỏi xung năng. Cái nào thoả mãn được, cái nào không thoả mãn được thì phải trì hoãn hoặc chờ đợi đến thời điểm thích hợp, hay dập tắt hoàn toàn. Trong hoạt động của nó, cái tôi hướng tới sự chú ý tới những căng thẳng do kích thích từ bên ngoài . Căng thẳng gây khó chịu, giảm bớt nó gây thích thú. Cái tôi hướng tới thích thú và tránh khó chịu. Khi ngủ, đôi lúc cái tôi có thể thoát khỏi mối liên lệ với bên ngoài, và có thể phân chia năng lượng tâm thần một cách khác.
    Nói về mặt sinh học, từ lớp vỏ não gốc chưa có cơ quan nhận biết những kích thích cũng như tự bảo vệ chống lại những kích thích đó, một tổ chức được hình thành làm trung gian giữa cái ấy với hiện thực, đó là cái tôi.
    2- Cái siêu tôi
    Theo Freud là sự đáp ứng của tâm thần với những đòi hỏi của cha mẹ, của truyền thống. Nghĩa là phải để hình ảnh mình được cha mẹ, cộng đồng chấp nhận.
    3 - Mối liên hệ giữa cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi:
    Một người thể hiện mình chủ yếu thông qua cái tôi. Cái tôi, về cơ bản sẽ dung hoà giữa đòi hỏi của cái ấy và cái siêu tôi, để hình thành nên những hoạt động, ý thức của con người trong cuộc sống hiện thực.
    Cuối cùng, để kết luận, ta thấy rằng bất chấp sự khác nhau căn bản, cái ấy và cái siêu tôi có điểm chung: cả hai đều thể hiện vai trò của quá khứ trong việc chi phối năng lượng tâm thần, cái ấy thì thể hiện vai trò của di truyền, cái siêu tôi thì thể hiện việc mượn (đóng) vai trò của người khác (bố, mẹ, hay 1 nhân vật lý tuởng nào đó). Cái tôi thì chủ yếu được qui định bởi những gì chính nó được trải nghiệm, tức là cái ngẫu nhiên, hiện thời...
     
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 5​
    Nhân cách - xét theo quan điểm phân tâm học
    I - Cơ sở
    Đầu tiên, chúng ta hãy chấp nhận một giả thuyết như tiên đề : Ngay từ lúc được sinh ra, vô thức tập thể (cái mà cá nhân vói chủ yếu là ý thức không nhận biết được) một phần sẽ dần được bộc lộ dần, một phần chuyển hoá, đầu tiên thành ý thức. Chúng ta chia vô thức tập thể thành 3 loại:
    Vô thức tập thể không được nhận biết bởi ý thức(VTTT loại I)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành ý thức (VTTT loại II)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành VT cá nhân do bị dồn nén (VTTT loạiIII)
    Và nhân cách con người, không phải chí có ý thức, nghĩa là cái cá nhân nhận biết được, mà còn phần vô thức ( chỉ thấy được thông qua các giấc mơ hay các sự việc không giải thích được). Nói cho đúng hơn, nhân cách là sự vận động chuyển hoá của ý thức - vô thức để hướng tới một tổng thể.
    II - Sự hình thành nhân cách thông qua các cấu trúc tâm thần
    Đầu tiên, tôi sẽ mô tả một quá trình tạo nên cái ý thức từ vô thức:
    Vô thức tập thể chính là xuất phát từ gen. Con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và được thừa kế những cách tương tác với môi trường. Ví dụ như uống nước nóng thì nhổ ra...
    Những cách thừa kế tương tác đó được dựa vào xu hướng suy nghĩ được tỏ chức và thích nghi với môi trường.
    Khi mới sinh, trẻ có một búi phản xạ được vào những trả lời do kích thích gây nên. Cái này rõ ràng là do di truyền và phụ thuộc vào gen.
    VD: Sờ vào môi trẻ sơ sinh, nó mút ngay; hay đặt một ngón tay vào bàn tay nó, nó liền nắm chặt ngay. những phản xạ này là nguyên phát.
    Do những phản xạ được hoạt hoá một số lần, dần dần chúng được biến đổi đi. Chẳng hạn mồm trẻ tìm đầu vú từ những góc độ khác nhau vào những dịp khác nhau. Cùng với sự gia tăng các đồ vật có lợi cho phản xạ, các loại "mút được" tăng lên, bao gồm từ núm vú đến vải đệm...Và với sự mở rộng hành vi mút liên quan đến các đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ vật đó. Một trẻ đang đói sẽ không bao giờ nhầm giữa đầu vú với ngón tay.
    Đó là cách trẻ đã bước đầu hình thành ý thức từ di truyền (có thể coi là vô thức tập thể)
    Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển về thể chất, sự gia tăng hoạt động, tiếp xúc với môi trường sống, sự tác động của gia đình, bạn bè sẽ hình thành nên ý thức.
    Tất nhiên, trong những giai đoạn quá nhỏ, trẻ hầu như chỉ có ý thức chưa đáng kể. Đồng thời không hề nhận thấy vô thức cá nhân. Vô thức tập thể thì là những cái liên quan đến những nhu cầu đơn sơ nhất và sẽ dần được chuyển hoá (VTTTII).
    Cùng với thời gian, cái phần vô thức tập thể được chuyển hoá thành ý thức(VTTTII) càng nhiều và cả các mảnh vụn không được nhận biết để chuyển hoá(VTTTI). Dường như trước khi đến giai đoạn dậy thì, Cái vô thức cá nhân lẫn vô thức tập thể không thấy xuất hiện, và ý thức chiếm phần lớn trong tâm thần, cũng là cái chi phối nhân cách trẻ.
    Tuy nhiên, trong giai đoạn dậy thì, thể chất phát triển, xung năng ngày càng lớn ( vô thức tập thể) và phần để chuyển vào ý thức vẫn hoạt động tốt trước kia giờ gặp những trục trặc đầu tiên. Chẳng hạn đang tuổi học mà lại có những ham muốn giới tính, nếu bị ngăn cản sẽ không thành ý thức, mặc dù ý thức đã nhận được nó. Hay như ý nghĩ ghét bỏ người thân ( bố chẳng hạn), cái này được ý thức nhận biết được, nhưng lương tri không cho phép (mà lương tri này chẳng qua cũng là môt kiểu đã ý thức). Như vậy, những ý thức chống ý thức và vô thức tập thể sẽ bị dồn nén thành vô thức cá nhân.
    Lâu dần, cái vô thức cá nhân cũng sẽ trở nên một nhân cách.
    Đồng thời, trong việc chuyển hoá cái vô thức tập thể, thì sẽ có những mảnh vụn vô thức tập thể bị dời ra (VTTTI), nghĩa là không thể nhận biết, do đó không chuyển hoá mà cũng không bị dồn nén do ý thức. Đó là vô thức tập thể kế thừa. Nhưng trước độ tuổi trung niên, phân này còn khá nhỏ và bị vô thức cá nhân đè nén (Nếu có một hành động kỳ quặc, thông thường nó là vô thức cá nhân). Cái này thường xuất hiện kiểu như một dạng xuất thần chứ không phải là kết quả của sự bức bí.
    Khi chúng ta trong độ tuổi thanh niên là lúc cái tôi mạnh nhất, chúng ta muốn đạt được, được trở thành - tất cả đều trong phạm vi ý thức. Lúc đó, ý thức chi phối chúng ta rất mạnh. Nhưng đới sống có tính hai mặt, cái vô thức tập thể vẫn âm thầm tác động lên chúng ta. Nếu cá nhân biến được tất cả những tham vọng...thành hiện thực thì 1 phần vô thức tập thể(VTTTI) sẽ chuyển hoá được vào ý thức nên phần bị dồn nén (vô thức cá nhân) sẽ rất nhỏ trong nhân cách. Nhưng vẫn có phần vô thức tập thể độc lập không nhận thức được hoạt động(VTTTI).
    Trong trường hợp ngược lại, vô thức cá nhân sẽ co tiếng nói đáng kể trong nhân cách.
    Trong cả hai trường hợp, ở trước độ tuổi trung niên, chúng ta ít nhận thấy vai trò của vô thức tập thể trong nhân cách vi hoặc là chúng đã chuyển hoá được thành ý thức, hoặc là chuyển thành vô thức cá nhân và vô thức cá nhân sẽ lấn át vô thức tập thể. Còn phần những mảnh vụn vô thức tập thể (VTTTI) chưa đáng kể
    Cùng với thời gian, chúng ta càng tiếp xúc, càng trải đời, cái vô thức tập thể loại không chuyển hoá thành ý thức (VTTTI) ngày càng nhiều. Đúng là một cách vô thức, đột nhiên, một ngày nào đó, chúng ta thấy diện quan tâm đã hướng ra ngoài cái tôi mà về phía cái tổng thể của cuộc sống. Điển hình là ta ít quan tâm hơn tới TY, ăn mặc... mà quan tâm đến chính trị, tôn giáo, trái đất...
    Như vậy sau khi đã cô sức để ý thức về bản thân, để thể hiện mình(ý thức) thì chúng ta sẽ dần tự biết và điều chỉnh phù hợp. Lớp vô thức cá nhân đè lên vô thức tập thể sẽ bị làm nhỏ đi.
    Từ những nhận xét này, chúng ta thấy vô thức tạo ra những nội dung không chỉ cho những người liên quan mà còn cho cả những người khác, trên thực tế là cho số lớn con người và có lẽ là cho tất cả.
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này