1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 08/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ

    TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỦ YẾU

    Nhờ sử dụng máy tính mô phỏng hoạt động của bộ não, ta có thể nói rằng những vấn đề tâm trí hoặc có thể xảy ra trong phần cứng của não bộ (thành phần cấu trúc) hoặc ở phần mềm( các chương trình). Hai phương pháp điều trị chủ yếu các rối nhiễu tâm trí nhằm vào hoặc phần cứng hoặc phần mềm là trị liệu y sinh và trị liệu tâm lý

    Các liệu pháp tâm lý (Psychotherapy) là nhằm thay đổi phần mềm - đó là những ứng xử lệch lạc đã tập nhiễm và đó là những ngôn từ, những suy nghĩ, những diễn giải và tác động phản hồi có ảnh hưởng tới chiến lược sống hàng ngày của chúng ta. Có 4 liệu pháp tâm lý chủ yếu:
    Liệu pháp tâm động, liệu pháp ứng xủ, liệu pháp nhận thức và liệu pháp nhân văn - hiện sinh.

    Tiếp cận tâm động xem rối nhiễu tâm lý người lớn như là triệu chứng bề ngoài của những sang chấn và xung đột mang tính tố bẩm không được giải quyết từ thời thơ ấu. Việc điều trị bằng liệu pháp tâm động phổ biến nhất là liệu pháp phân tâm (Psychoanalysis), còn được gọi là "trị liệu bằng trò chuyện" và trong đó nhà trị liệu giúp chủ thể thấu hiểu mối liên quan giữa triệu chứng bộc lộ bên ngoài và những xung đột không giải quyết được bị che đậy ở bên trong, mà dường như chính chúng đã gây ra những triệu chứng này.

    Liệu pháp ứng xử ( Behaviour Therapy) sửa chữa những ứng xử của chính mình như những rối nhiễu cần thay đổi. Những rối loạn này được xem như những mô hình ứng xử đã bị tập nhiễm hơn là những triệu chứng của một vài bệnh tâm thần tiềm ẩn. Các nhà tâm lý học ứng xử tin tưởng rằng thay đổi ứng xử sẽ điều chỉnh được các triệu chứng

    Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy) nhằm thiết lập lại nhận thức khiến thân chủ thay thế những đánh giá về bản thân đã thường xuyên bị lệch lạc, giúp thân chủ loại trừ những nguyên nhân gây các rối loạn. Nhận thức (như tư duy) được xem như những ứng xử có thể thay đổi được.

    Liệu pháp nhân văn - hiện sinh (Existential - Humanistic Therapies) là hướng tới sự hoàn thiện về bản thân, trưởng thành về tâm lý, phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân ngày càng có ý nghĩa hơn, và nâng cao quyền tự do lựa chọn.

    Trước khi xem xét cơ sở đúng đắn về quan điểm và các phương pháp của mỗi phương thức can thiệp điều trị, ta hãy xuất phát từ sự khởi đầu của quá trình rối nhiễu của cá nhân trước khi bước vào điều trị.
    ( Còn tiếp)

    Nguồn:
    CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC ỨNG DỰNG.
    Tác giả: Giáo sư: Đặng Phương Kiệt. - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    KhỞI ĐẦU ĐIỀU TRỊ
    Tại sao phần lớn người ta phải đi điều trị? Phần lớn con người bước vào điều trị khi hoạt động hằng ngày của họ làm đảo lộn các tiêu chuẩn bình thường về mặt xã hội hoặc làm đảo lộn cảm giác vốn có của họ về sự thích ứng thoả đáng. Họ có thể tìm kiếm điều trị dựa trên những sáng kiến của họ sau cố gắng không không hiệu quả để chống lại những vấn đề của họ hoặc họ có thể nhận được những lời khuyên từ phía gia đình, bạn bè, các bác sĩ hoặc đồng nghiệp. Liệu pháp tâm lý có thể giúp giải quyết những vấn đề có liên quan đến bệnh lý kéo dài ảnh hưởng nặng nề tới đời sống con người. Cuộc sống bỗng chốc thay đổi do thất nghiệp, sự mất mát người thân, hoặc ly hôn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề tâm lý của từng cá nhân. Sinh viên thường tìm kiếm việc điều trị từ cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần của nhà trường, những khó khăn của họ trong mối quan hệ cá nhân và liên quan đến công việc học hành. Cuối cùng, những người mà ứng xử được xem là nguy hiểm tới bản thân và những người khác được gửi tới các cơ sở tâm thần để điều trị, an dưỡng hoặc theo dõi một thời gian nhất định.
    Tại sao có nhiều người kô tìm đến điều trị? Có nhiều người có thể tận dụng điều trị mà không phải tìm kiếm nó. Thỉnh thoảng điều này không có lợi đối với họ khi phải làm như vậy. Có những bệnh nhân thiếu những điều kiện thuận lợi về chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng, họ không biết sự thiếu hụt nguồn nhân lực, về vật chất và sự động viên, họ sợ bị lên án, hoặc có những định kiến chống lại việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía nhà tâm lý.
    Khả năng người bệnh đạt tới sự giúp đỡ có thể thậm chí còn chịu ảnh hưởng của những vấn đề tâm lý của chính mình. Người có ám ảnh sợ khoảng rộng gặp khó khăn thậm chí không thể ra ngoài để tìm kiếm sự điều trị, người bị hoang tưởng sẽ không tin vào các thầy thuốc tâm thần. Những người quá xấu hổ sẽ không thể gọi điện hẹn trước hoặc đi khám buổi đầu tiên, nhằm giải quyết những vấn đề họ mong muốn được giúp đỡ.
    Những người tìm đến điều trị, thông thường được xem hoặc là bệnh nhân (Patient) hoặc là thân chủ (Client). Thuật ngữ bệnh nhân được áp dụng khi các nhà chuyên môn sử dụng các liệu pháp y sinh học để điều trị các rối loạn tâm lý. Còn thuật ngữ thân chủ được các nhà chuyên môn dùng khi họ xem những rối nhiễu tâm lý như "những vấn đề trong cuộc sống" chứ không phải là bệnh lý tâm thần.
  3. x15y

    x15y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Trời đất , ở đây toàn là giáo sư cả . khong biết các bác có phải lên đây để marketing không ! nhưng mà tôi thấy các bác quan trọng hoá vấn đề quá đó , chữa bệnh đâu phải phức tạp thế , hẫy vào chùa mà xem , mấy nhà sư họ đâu có bệnh gì về tâm lý đâu , khi họ thiền thì mọi thứ đều tiêu tan , năng lượng của họ không bị đổ vào các vẫn đề nào cả , vậy thì chẳng có vấn đề nào tồn tại cả , tôi nghĩ các vị không nên dùng toàn là kiến thức ở đâu đâu để mị dân , hãy làm mọi thứ trở thành đơn giản hơn cho mọi người dân !
  4. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tớ không biết gì nhiều về các liệu pháp tâm lý cũng như phân tâm học, nhưng qua các phát biểu của bạn thì có vài ý kiến:
    1> Không phải chỉ có bệnh về tâm lý mới cần đến bác sĩ tâm lý. Ví dụ: lo âu, phiền muộn không phải là bệnh, nhưng bác sĩ tâm lý có thể giúp họ, đề xuất cách giải quyết để người đến tư vấn cảm thấy khá hơn, sống tốt hơn. Các nhà sư ở chùa không có bệnh về tâm lý (cái này bạn vẫn chưa chứng minh được nhé), không có nghĩa là họ không hề phiền muộn, không hề lo lắng hay không gặp trở ngại gì trong cuộc sống. Mà tớ thấy để đến được mức độ không lo âu, không phiền muộn ấy phải tu lâu lắm, không hiểu bạn nghĩ người bình thường làm thế nào để đạt đến độ ấy được?
    2> Bạn nói chỉ ngồi thiền là không đổ năng lượng vào vấn đề, etc, nghe cũng có vẻ hay, nhưng tớ chỉ thắc mắc, làm sao ngồi thiền được 24/24, không làm việc gì khác? Bạn có thể viết bài về dùng phương pháp thiền trong điều trị tâm lý? (nếu không thì e rằng người kêu to là bạn chứ chẳng phải ai khác)
    3> Nếu phương pháp thiền có thể sử dụng để điều trị tâm lý, không có nghĩa là các phương pháp khác vô tác dụng. Tùy từng người dùng phương pháp thích hợp, bạn không nên phủ định hết mọi thứ như thế.
    4> Chụp mũ người khác chẳng có lợi gì cho bạn cả, nó có thể làm suy nghĩ của bạn trong mọi vấn đề lệch lạc đi rất nhiều so với thực tế đấy!
    5> Theo bạn nói thì: "nếu không muốn thì vấn đề không thể tồn tại", có nghĩa là: cứ không muốn đi và vấn đề sẽ không tồn tại đâu? Theo bạn thì đây không phải là cách trốn tránh vấn đề?
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    * Vâng, tôi đang lên đây để makerting! Có vấn đề gì không, thưa bạn? Hàng để bán ở đây là kiến thức tâm lý.
    * Mị dân là gì? Tôi không làm chính trị. Những việc tôi đang làm là đơn giản với tôi. Bạn có thể thấy nó phức tạp. Nếu thấy không có ích gì thì bạn bỏ qua. Còn nếu bạn muốn tôi phản biện và chứng minh sự hợp lý của những điều tôi làm thì tôi cảm ơn bạn. Bạn sẽ thấy điều đó ntn không phải lúc này mà lúc cuối cùng(trước khi tôi tuyên bố bất lực). Hy vọng là không có điếm cuối...
    * Tôi đã từng tu, không lên chùa(mệt lắm) cơ mà không được nhìn con gái đẹp. Ở đời tôi thích nhất phụ nữ, nên không có tu được. Lúc nào tôi già, tôi sẽ nghe theo lời khuyên của bạn. Còn nữa, ăn chay tôi kô thích, sư thịt chó thì mệt lắm....
    * Tôi thì cảm ơn bạn vì Box đang buồn. mà nếu giả sử tôi cũng có chất tâm lý thì tôi nghĩ bạn cũng quan tâm mấy cái bài về Phân tâm chứ kô phải không? Người không thích hoặc không quan tâm hẳn người ta bỏ qua . Đả phá đôi khi cũng là yêu...
    Lâu lắm chẳng có ai để cãi nhau, buồn quá....
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy)
    Liệu pháp nhận thức nhằm thay đổi những cảm giác và hành vi bị rối nhiễu bằng cách biến đổi phương thức người bệnh nghĩ về những trải nghiệm có ý nghĩa trong cuộc sống. Giả thuyết căn bản của liệu pháp này những kiểu ứng xử bất thường và nỗi khổ tâm bắt đầu với những rối nhiễu trong điều ta nghĩ(nội dung nhận thức) và trong điều ta nghĩ như thế nào (quá trình nhận thức). Vì tâm lý học nhận thức đã trở thành nổi bật hơn trong tất cả các lĩnh vực tâm lý học nên việc điều trị dựa trên những nguyên tắc nhận thức đã gia tăng nhanh chóng. Các liệu pháp này nhằm vào các typ khác nhau, qúa trình nhận thức khác nhau và các phương pháp tái cấu trúc nhận thức khác nhau. Hai dạng liệu pháp nhận thức chính liên quan đến việc làm thay đổi hành vi nhận thức và thay đổi những hệ niềm tin sai lệch.
    + Biến đổi hành vi nhận thức(Cognitive Behaviour Modification):
    Chúng ta nói với nhau chúng ta là, chúng ta có thể là và chúng ta được dẫn dắt bởi cái gì, chúng ta tin vào điều mà chúng ta nên làm. Những giả định này phát khởi quá trình làm thay đổi hành vi nhận thức. Cách tiếp cận trị liệu này kết hợp việc nhấn mạnh có tính nhận thức vào những suy nghĩ và những thái độ, với việc nhấn mạnh của của nhà trị liệu hành vi vào sự củng cố nhằm biến đổi hành động. Những kiểu hành vi không chấp nhận được đã được sửa đổi bằng cách làm thay đổi những điều tự khẳng định tiêu cực mang tính tích cực.
    Trong tiếp cận điều trị này, nhà trị liệu và thân chủ phải phát hiện ra cách mà thân chủ suy nghĩ và các rối nhiễu cần được điều trị. Một khi cả hai, nhà trị liệu và thân chủ đều hiểu được kiểu suy nghĩ đã dấn đến các ứng xử không thoả đáng thì họ có thể tạo ra sự tự khẳng định về bản thân mang tính xây dựng và giảm thiểu được những rối nhiễu gây hại cho bản thân. Chẳng hạn, họ có thể thay thế sự khẳng định tiêu cực về bản thân "Tôi đã quấy rầy tại bữa tiệc và sẽ không bao giờ được mời lại nữa" với lời phê bình có tính xây dựng hơn " Lần sau để hấp dẫn hơn, tôi sẽ tìm cách mở đầu câu chuyện có tính thuyết phục, sẽ kể những câu chuyện vui và sẽ hưởng ứng những câu chuyện vui của người khác". Thay vì chú ý đến những tình huống tiêu cực trong quá khứ ta không thay đổi được và là một phần của cuộc sống đã qua, người bệnh được hướng dẫn tập trung vào những sự kiện tích cực trong tương lai có thể thực hiện được. Việc kiến tạo những điều mong đợi cho cuộc sống tốt đẹp sẽ làm tăng khả năng ứng xử lành mạnh. Muốn như vậy cần đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, xây dựng những chiến lược nhằm đạt những mục tiêu đó và thông qua việc lượng giá phản hồi dựa vào thực tiễn, con người sẽ nảy sinh một ý thức làm chủ và hiệu năng của chính mình (self - efficacy).
    Làm thay đổi những niềm tin sai lệch (Changing False Beliefs): Một số nhà trị liệu hành vi và nhận thức lập luận rằng nhiều rối nhiễu tâm lý phát sinh là do cách ta suy nghĩ về bản thân trong mối quan hệ với người khác và những sự kiện ta phải đối mặt. Những suy nghĩ không đúng có thể chia làm 3 kiểu các nhân tố nhận thức không lành mạnh:
    1. Những thái độ không hợp lý:
    Các rối nhiễu là do những thái độ không hợp lý hoặc cực đoan gây ra, chính xác là nét quan trọng duy nhất đối với một sinh viên phải có "hoặc" để hấp dẫn người ******** lãng mạn: tôi phải tỏ ra hoàn hảo về ngoại hình và hoàn toàn không ích kỷ".
    2. Những tiền đề sai lệch:
    Một số tự khẳng định về bản thân dựa trên những tiền đề sai" Nếu tôi làm mọi việc được mọi người mong muốn tôi làm thì sau đó tôi sẽ trở nên nổi tiếng", "Nếu tôi không bao giờ than phiền và luôn làm như họ muốn, thì những ông chủ của tôi sẽ cất nhắc tôi" hoặc "Nếu tôi từ chối ******** với bạn trai của tôi, thì anh ta sẽ cắt đứt tình yêu với tôi và tôi sẽ không bao giờ tìm thấy bất kỳ ai khác"
    3. Những quy tắc cứng nhắc:
    Những quy tắc này đặt ứng xử lên trên "Những thí điểm tự động" (Automatic Pilot) thành thử những kiểu trước đó được lặp đi lặp lại, ngay cả khi chúng không còn hoạt động. Dẫn chứng về những điều khẳng định như vậy, gồm : "tôi phải vâng lời quyền uy" và "thật mất lòng".
    Phải chăng bất kể một trong những dẫn chứng trên đều có mối quan hệ quen thuộc đối với bạn? Người ta cho rằng rối loạn cảm xúc phát sinh là do những hiểu lầm và do không phân biệt được giữa cái thực tại nhãn tiền với điều tưởng tượng( hay kỳ vọng). Nhà trị liệu nhận thức giúp bệnh nhân sửa chữa những kiểu suy nghĩ sai lầm bằng việc áp dụng những kỹ thuật giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn. Nhà trị liệu có thể nhắc nhở thân chủ rằng nên chấp nhận những đòi hỏi của bạn trai, việc cô ta có thể "giữ anh lại" đúng là điều không trung thực nhưng có sức lôi cuốn, và điều đó không mang đến sự đảm bảo chắc chắn rằng mối quan hệ sẽ kéo dài. Khi thân chủ xem xét những niềm tin và những điều giả định của mình thì những suy nghĩ như vậy sẽ trở thành kém tự động và kém hiệu quả hơn và thân chủ có thể cấu trúc lại lại thế giới quan hợp lý và có hiệu quả hơn.
  7. x15y

    x15y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Thôi dc , tôi thấy các bạn toàn là trích dẫn các kiến thức ở đâu , và tôi ko biết các kiến thức đó có đúng hay không , và nói chung thì mọi kiến thức của các bạn đều là đi cóp nhặt từ một nguồn nào đó . mà ngay cả tác giả của các kiến thức đó chắc gì đã hiểu hết nó , bởi vì mọi kiến thức đều liên quan đến nhau , hãy nói về kinh nghiệm của chính bản thân mình , đùng đi cóp nhặt của ai , chỉ có như vậy thì diễn đàn của bạn mới phong phú , hãy nói điều mà bạn hiểu cặn kẽ , và chỉ những dieu do mới đi vào lòng ng` dc ! Sách đã in quá đủ rồi ko cần phải chép vào đây nữa
    Tôi nghe nói hiện nay có hiện tượng loạn bằng cấp , thạc sĩ và tiến sĩ , thậm trí giáo sư cũng là mua bằng , đây là sự thật , và nếu bạn là giáo sư thì bạn sẽ hiểu hơn tôi , hãy xem người ta làm văn bằng thạc sĩ , chỉ là việc đi cóp các trích dẫn , các kết luận đã dc nều ra , đó gọi là liệt kê , ........ chán !

  8. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn lúc đầu tớ còn thấy hay vì đưa ra ý tưởng thiền, cứ tưởng bạn hiểu rõ lắm và đang mong bài viết của bạn, nhưng quả thật là hơi thất vọng. Những ý kiến của bạn ngày càng đi xa chủ đề, lập luận thì không chặt chẽ, không có lý, xin lỗi nhưng đúng là không đáng để chú ý. Tớ cũng chỉ nói 1 lần nữa thôi, nếu bạn vẫn lập luận như thế thì tớ cũng không còn gì để nói nữa.
    1> Bàn về chuyện cóp nhặt kiến thức. Thế từ lớp 1 đến ĐH tớ không hiểu bạn học như thế nào? Ví dụ về môn vật lý, bạn không cóp nhặt từ một nguồn nào cả, không học từ sách vở, không học từ thầy cô, tự bạn phát hiện ra các định luật vật lý??? Với một người giỏi như thế thì tớ mong đợi cách nói chuyện và lập luận khác cơ. Có lẽ ở đây bạn muốn nói đến chuyện copy bài về mà không thực sự hiểu chăng? Nếu thế thì thế này bạn ạ, ở box Tâm lý vẫn có nhiều loại bài viết đấy chứ, một số bài thiên về những kinh nghiệm, kiến thức phổ thông có ích cho tất cả mọi người, một số bài khác thiên về học thuật và sử dụng rất nhiều từ chuyên môn nên hơi khó hiểu với người bình thường, nhưng bạn không hiểu không có nghĩa là không ai hiểu và không ai quan tâm đến những topic như vậy. Bạn có thể xem trong topic mục lục phía trên để biết rõ hơn.
    2> Theo tớ biết thì những bài viết ở đây có nhiều bài sưu tầm từ các báo hay sách tâm lý, nhưng phần lớn là do những người đã học qua về tâm lý viết tổng kết lại, như vầy kiến thức ấy đã là của họ rồi, không phải copy. Bạn cũng không nên đưa ra kết luận người viết bài chưa chắc đã hiểu những gì họ viết, bạn không có căn cứ gì để nói như vậy.
    3> Nếu bạn không tìm được topic thích hợp với bạn ở trong box, sao bạn không mở những topic nói về những vấn đề bạn quan tâm như thiền, kinh nghiệm sống của chính bạn thay vì chỉ trích, phê bình những topic về những kiến thức khác mà bạn không hiểu rõ? Tớ thấy mọi người cũng giải thích với bạn phần nào, nhưng những kiến thức về học thuật không dễ hiểu, tranh luận với một người về một vấn đề người đó không hiểu rõ càng khó hơn nữa.
    Rất mong bạn đóng góp làm cho box phong phú hơn.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cũng thôi được, tôi nói từ kinh nghiệm của tôi trong vấn đề này nhé.
    Trong CQ, tôi gặp nhiều người. Có người chào tôi, có người tôi muốn chào, họ cũng lảng đi. Nếu gặp người lảng đi, tôi thường nghĩ "Họ khinh, ghét mình, kô muốn nói chuyện với mình." Từ đó , tôi xa lánh mọi người.
    Nhưng nếu tôi nghĩ "Họ đang bận, họ đang tiết kiệm TG, họ là người bận rộn và công việc của họ kô liên quan đến tôi," hoặc "trăm người trăm tính, ta không thể được lòng hết", tôi sẽ mất cảm giác đó.
    Sự thực thì đó một phần của liệu pháp nhận thức đó, và tôi còn hàng vô số những kinh nghiệm như vậy nữa. Đối với tôi, lý thuyết và thực hành gần như là một. Đọc đến đâu, tôi tìm cách thực hành đến đó và thu được nhiều thành công.
    Chúc bạn vui và có niềm tin vào Box Tâm lý học.
  10. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Liệu pháp Cấu trúc lại nhận thức -xúc cảm rất hữu hiệu với những bệnh nhân mang những rối nhiễu chưa đến mức quá trầm trọng , xin phép được bổ sung thêm vài ý .
    Liệu pháp Điều chỉnh cấu trúc lại nhận thức ( Cognitive restructuring therapy ) là quá trình xem xét , loại bỏ những niềm tin hoặc những ý nghĩ ko hợp lý đang duy trì trạng thái rối nhiễu .Tiến sĩ Albert Ellis và tiến sĩ Aaron Beck đều là cha đẻ của cách trị liệu này . Họ đã tiến hành các công trình nghiên cứu độc lập nhằm điều chỉnh những lệch lạc về nhận thức , nhưng họ tiến hành theo những chiến lược khác nhau . Chiến lược của Ellis là hướng dẩn trực tiếp , động viên thuyết phục , còn chiến lược của Beck là thách thức , trắc nghiệm , thử thách để thân chủ tự kiểm tra những ý nghĩ và niềm tin bất hợp lý đang tồn tại .
    Liệu pháp điều chỉnh niềm tin , xúc cảm của Ellis
    Theo Ellis thì những ý nghĩ hoặc niềm tin ko hợp lý gây ra những phản ứng mang dấu ấn của stress có thể chia làm 5 loại chung như sau :
    - Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hoá : kiểu nhận thức này nhìn sự kiện thiên lệch ở hai đối cực , hoặc là tất cả hoặc là ko có gì , hoặc hoàn toàn màu đen hoặc toàn màu hồng . Những cách nghĩ điển hình nhất của kiểu này là " Tôi phải luôn luôn làm tốt và chiếm được sự đồng tình ủng hộ của người khác " , " người khác nên đối xử tốt với tôi theo đúng cách mà tôi thích " ... Nhưng có phải lúc nào ta cũng làm tốt , lúc nào ta cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của người khác ? thế là thất vọng tràn trề , niềm tin đổ vỡ .
    - Trầm trọng hoá , quan trọng hoá vấn đề : kiểu này liên quan đến việc nhìn nhận một thất bại nhỏ , ko đáng kể như là một tai hoạ , một tổn thất lớn . Ví dụ , một sinh viên đại học bị một bài kiểm tra kém liền xem đó như là mình ko có khả năng học môn đó .
    - Tự ám thị mình ko có khả năng chịu đựng thất bại : những người có kiểu tư duy này ko có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh ko thuận lợi . Ví dụ , một người đàn ông sau 10'' chờ gặp bác sĩ đã bỏ ra khỏi phòng khám và tuyên bố rằng " Thật ngu xuẩn khi mình sử dụng suốt một ngày để chờ gặp bác sĩ " .
    - Khái quát hoá một cách vội vã , thái quá : chỉ căn cứ vào 1,2 biểu hiện đã vội vã kết luận khái quát . Ví dụ , một thực tập sinh sau một bài lên lớp dạy thử đã kết luận rằng mình ko có khả năng sư phạm hoặc tin rằng mình sai lầm khi theo học ngành giáo viên .
    - Cảm giác vô tích sự , vô giá trị của cá nhân : đây là một biến thể của kiểu khái quát vội vàng . Những người có kiểu nhận thức này thường tin mình là kẻ vô tích sự hoặc ko có khả năng gì .
    Mục đích của liệu pháp này là điều chỉnh lại những niềm tin ko hợp lý . Sự điều chỉnh này là 1 quá trình đi qua 3 giai đoạn :
    + Giai đoạn 1 : nhận diện nhửng ý nghĩ dựa trên những niềm tin ko phù hợp .
    + Giai đoạn 2 : tìm bằng chứng phản bác lại những niềm tin phi lý này .
    + Giai đoạn 3 : nảy sinh ý nghĩ mới dựa trên niềm tin hợp lý , những mong muốn thực tế .
    Để làm được điều này ta có thể liệt kê các tình huống , sự kiện gây stress , sau đó tìm xem những ý nghĩ niềm tin nào là thái quá , ko hợp lý , xem mình có mắc những lổi nào đã nêu ko ?
    Liệu pháp điều chỉnh nhận thức của Beck
    Theo Beck những rối nhiểu tâm lý xảy ra khi người ta nhìn nhận thế giới này như là nơi rất nguy hiểm , đầy sự đe doạ . Khi điều này xảy ra với ai đó thì rõ ràng ở người đó có vấn đề ( có sai lệch ) trong quá trình xử lý thông tin bình thường . Các quá trình nhận thức , phân tích , hiểu các tình huống hoặc sự kiện của những người này đã bị cứng nhắc , vị kỷ hoặc lệch hướng . Họ mất đi khả năng " ngắt bỏ " những ý nghĩ lệch lạc , mất khả năng tập trung , hồi tưởng hoặc mất khả năng suy luận hợp lý . Vì vậy họ mắc những lỗi có tính hệ thống trong việc suy luận . Những lỗi này là cơ sở để phát sinh và duy trì một hay nhiều hình thức rối nhiễu tâm lý cụ thể .
    Theo Beck có 6 lỗi chính trong quá trình nhận thức -xử lý thông tin :
    - Suy luận tùy tiện : rút ra những kết luận khi ko có bằng chứng đầy đủ hoặc khi những bằng chứng còn mâu thuẫn nhau . Ví dụ như tin rằng mình mất việc là do ko có năng lực , mặc dù công ty bị trục trặc về tài chính , rất nhiều người cũng bị sa thải .
    - Khái quát hoá thái quá : rút ra kết luận chung dựa vào 1 bằng chứng ngẫu nhiên duy nhất . Ví dụ tin rằng mình ko bao giờ thành công sau thất bại đầu tiên .
    - Chú ý vào chi tiết : tập trung thái quá vào 1 chi tiết , bỏ qua bối cảnh chung . Ví dụ , chào 1 người bạn nhưng người đó ko đáp và nghĩ rằng người bạn kia ghét bỏ mình . Thực ra người đó đang mải suy nghĩ , ko nghe thấy tiếng chào .
    - Tự vận vào mình : Tự vận vào mình một sự kiện ko hề có liên quan . Ví dụ , bước vào 1 đám đông bắt gặp họ đang cười , liền nghĩ và tin chắc rằng họ đang cười nhạo mình . Điều này dẫn đến bực tức , khó chịu .
    - Suy nghĩ tuyệt đối hoá : Nghĩ về các cực thái quá theo kiểu hoặc là có tất cả hoặc ko có gì , hoặc là chĩ màu đen hoặc chỉ toàn màu hồng . Ví dụ tin rằng mình là kẻ bần cùng sau khi bị mất chiếc ví .
    - Quan trọng hoá hoặc coi thường : nhìn một sự việc hoặc là quá quan trọng hoặc quá coi thường . Ví dụ , nghĩ rằng mình là kẻ dốt văn sau khi được trả một bài kiểm tra văn với nhiều lỗi chính tả .
    Những sai lệch này về nhận thức có nhiều điểm trùng với Ellis . Các mục tiêu trị liệu nhằm điều chỉnh nhận thức theo Beck là quá trình điều chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tin . Có thể điều chỉnh niềm tin ko hợp lý bằng cách thu thập bằng chứng hoặc bằng một loạt các câu hỏi để phát hiện những suy luận vô lý hoặc bằng cách thực nghiệm để kiểm định tính logic , hợp lý của những niềm tin đang tồn tại .
    Chẳng hạn , để ứng phó với chứng bệnh lo âu , các nhà trị liệu đã sử dụng những chiến lược ứng phó sau đây nhằm điều chỉnh lại quá trình nhận thức , xử lý thông tin :
    + Đánh giá lại sự kiện , phân tích lại tình huống để tìm những ý nghĩ tự động ( automatic thoughts ) và phát hiện những lỗi hoặc tính vô lý của những ý nghĩ này .
    + Thách thức những giả thuyết cơ bản của người bệnh : những tiền đề sai lệch ban đầu cần được mổ xẻ , phân tích để tìm ra tính bất hợp lý cần phải điều chỉnh .
    + Nhìn sự việc từ quan điểm người khác : phân tích lại tình huống hoặc sự kiện từ các góc nhìn khác nhau , đặt mình vào vị trí người khác để có cái nhìn hợp lý hơn về bản chất tình huống hay sự kiện , về các giải pháp thay thế ( xem bài tập Chiếc Ghế Trống ) .
    + Thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan , tích cực và thực tế hơn : quán tưởng dừng những ý nghĩ vẩn vơ , tiêu cực và thay thế chúng bằng những ý nghĩ tốt đẹp hơn .

Chia sẻ trang này