1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Phật Giáo ở Thái Lan

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi Idecghin, 12/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về Phật Giáo ở Thái Lan

    HẠ - KỲ TU KÍN

    Khau Păn sả là ngày lễ đánh dấu sự kiện bắt đầu vào Hạ, một kỳ tu kín của các sư tăng Phật giáo Thái Lan. Tiếng Thái, "khau păn sả" có nghĩa là "vào mùa mưa" và trên thực tế thì Hạ (Păn sả) trùng khớp với mùa mưa kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10) ở Thái Lan. Hạ là khoảng thời gian bắt buộc các sư tăng phải nhập thất (tu kín), có nghĩa là tránh việc đi hành khất, giảng đạo hay ra khỏi chùa trong bất kỳ trường hợp nào.

    Theo các tích Phật giáo từ xưa kể lại, nghi thức nhập Hạ này được thực hiện ngay từ những ngày đức Phật còn tại thế. Khi đó do đường giao thông khi đó còn hạn chế, các sư tăng đi truyền đạo thường phải đi tắt ngang qua các cánh đồng để đến được những vùng sâu, xa. Giữa những cơn mưa nhiệt đới, việc sơ ý giẫm lên các chồi cây non, sâu bọ (những điều được xem như là phạm vào giới luật "sát sinh") là không thể tránh khỏi. Đồng thời bộ áo choàng duy nhất được cấp cho các nhà sư theo phong tục Phật giáo hồi đó cũng sẽ bị vấy bẩn, thấm đẫm nước mưa và ướt nhẹp bùn lầy. Vì thế cho nên đức Phật đã yêu cầu các sư tăng ở lại trong các tịnh xá ("nhập thất") cho đến hết mùa mưa. Đây có lẽ chính là một nghi thức có liên quan tới việc các tu sĩ theo trường phái tu khổ hạnh Ấn Độ xưa, vào mùa này trong năm họ cũng phải dừng cuộc hành khất trước những đầm lầy rộng lớn hay những dòng sông cuồn cuộn nước lũ.

    Giờ đây, trong khoảng thời gian 3 tháng Hạ này, các sư tăng dành thời gian để trai tịnh, học tập kinh Phật và dạy bảo những người mới thụ giới. Thời kỳ này là một giai đoạn có ý nghĩa thử thách bắt buộc và rất quan trọng đối với tất cả các tín đồ Phật giáo. Người ta còn kể lại rằng, đó là lúc đức Phật thấy các tín đồ của mình có vẻ xao nhãng việc tu tập, ngài đã tức giạn mà bỏ lên tầng trời Tawatimsa (một trong bảy tầng trời theo quan niệm Phật giáo) để thuyết giáo cho người mẹ đã từ trần khi ngài mới 5 ngày tuổi. Ngài đã ở đó suốt 3 tháng mùa mưa. Các sư tăng thấy vậy thì trong thời gian đó đã biết tự mình sám hối, nhận lỗi và trở lại chuyên cần vào việc tu hành.
  2. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    HẠ ... (tiếp)
    Trước khi vào Hạ, các hoạt động công đức được tiến hành dưới nhiều hình thức. Người ta dâng cho nhà sư các vật dụng cần thiết cho thời kỳ trai tịnh, bao gồm: áo choàng (chỉ dâng một lần khi vào Hạ), nến và đồ ăn thức uống. Thắp nến là một nghi thức đặc biệt để duy trì ánh sáng cho ngôi chùa trong suốt mùa chay. Vì thế người Thái có tập quán dâng cúng cho nhà chùa những cây nến rất lớn, có thể cháy sáng liên tục suốt 3 tháng liền. Ngoài ra người ta cũng dâng hoa, hương...
    Trong Đại Hoàng Cung, vào ngày này, người Thái cử hành một nghi lễ đặc biệt : Vua hoặc người được đức Vua bổ nhiệm sẽ thay chiếc áo choàng vàng khoác trên mình tượng Phật Ngọc - ngôi tượng được tôn kính nhất xem như là bảo vật quốc gia và là biểu tượng của Phật giáo Thái Lan. Theo truyền thuyết, tượng Phật Ngọc có 3 bộ áo choàng cho 3 mùa đặc trưng của đất nước Thái là: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh.Trước khi chuyển mùa, người ta đều phải làm lễ thay áo choàng tương ứng cho tượng.
    Những tuần lễ vào Hạ chính là thời gian tĩnh tâm cầu nguyện, suy tưởng và thiền định đối với không chỉ các sư tăng mà còn với cả các tín đồ là người thế tục. Để nhằm thanh tẩy, làm mới bản thân mình, để sống tốt đời đẹp đạo hơn nữa. Các Phật tử suốt thời gian này không ngừng công đức cho chùa chiền và các sư tăng các loại thực phẩm: mật, đường, hoa quả, thuốc... và mong cầu được phúc lành với một niềm tôn kính và hết sức mộ đạo.
    Thời kỳ Păn sả (Hạ) kết thúc vào ngày rằm tháng mười một, cuối mùa mưa, vào khoảng tháng 10 công lịch, người Thái gọi là ngày "Oọc Păn sả" (nghĩa là "ra khỏi mùa mưa). Ngày này có "lễ kết Hạ", đánh dấu chấm hết những ngày nhập thất tu kín trong một năm. Các sư tăng bắt đầu trở lại mùa khất thực và truyền đạo mới tới khắp thôn cùng ngõ tận của vương quốc. Để "kết hạ", các sư tăng sửa soạn áo choàng mới, cạo lôngmày và râu tóc (những việc mà theo phong tục Phật giáo không được thực hiện trong mùa tu kín, còn những thời gian còn lại thì được tiến hành 2 lần mỗi tháng, 1 lần vào lúc trăng non, và 1 lần vào lúc trăng tròn)
    Trong ngày Kết Hạ, người ta tụ tập ở chùa để làm lễ. Họ thắp hương khấn vái ở các ban thờ và những nơi mang ý nghĩa thiêng liêng, tôn kinh trong khu vực chùa. Tối đến, họ thắp nến quanh khu vực chùa và trước cửa nhà. Những ánh nến lung linh thông báo đã kết thúc kỳ tu kín mùa mưa, bắt đầu một mùa mới của một loạt những lễ hội Phật giáo và các hoạt động công đức tấp nập.
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 17:13 ngày 12/04/2006
  3. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hay qua! Minh dang can tu lieu ve Phat Giao Thai lan, tim tren mang ma ko co may trang web tieng Viet viet ve may cai nay, minh phai tim tu lieu Thai de dich, tinh co doc duoc bai cua ban. Ban dich tu tieng Thai sang a? Ban gioi qua nhi! Minh dang ve cac ngay Le nay : Nhap Ha, Man Han, Le Hoi Mua Thu, Le Dang Ao Tam Mua Cho Su, Ngay ram thang Tam, Le Dang Ao Ca sa cho Su.
    Minh co dia chi mot so trang web, ban nao quan tam co the tham khao :
    http://www.banfun.com/culture/rainy-pass.html
    http://www.banfun.com/buddha/visaka.html
    http://www.search-thais.com/thaihis/history.htm
    http://www.tv5.co.th/service/mod/heritage/nation/ayutaya/ayutaya.htm
    http://www.lurkertech.com/chris/travel/2003.12.13-2003.12.20.htm
    http://www.dhammathai.org/buddhistdic/buff32.php (tu dien Phat Giao)
  4. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Maka Bucha
    Lễ hội Maka Bucha diễn ra vào ngày rằm tháng Ba lịch Thái Lan. Khi đó thường là vào cuối tháng Hai, đầu tháng Ba công lịch (Vì tháng 12 Công lịch thường là tháng đầu tiên trong lịch Thái). Maka Bucha là một trong ba lễ hội chính trong số rất nhiều những sự kiện Phật giáo quan trọng diễn ra liên tiếp trong năm ở Thái Lan.Ba lễ hội đó tương ứng với việc bày tỏ lòng tôn kính của các Phật tử đối với Tam Bảo Phật giáo là: Phật (lễ hội Visakha Bucha) ?" Pháp (lễ hội Asalaha Bucha) ?" Tăng (lễ hội Maka Bucha).
    Ngày nay MakaBucha được gọi là wanchatrkhsannibat, nghĩa là ?obốn cuộc họp thần diệu?, với ý nghĩa tưởng nhớ những sự kiện khác thường đã xảy ra ngày hôm đó:1250 La Hán không hẹn trước mà cùng đến nghe Đức Phật thuyết giảng ở một tu viện trong khu rừng tre Veluvana, đúng vào lúc mặt trăng tròn đầy, sao Maka toả sáng rực rỡ nhất. Từ đó MakaBucha được lấy làm tên của lễ hội (Bucha trong tiếng Sanskrit có nghĩa là ?otônkính? hay ?othờ cúng?). Bây giờ ngày lễ này còn đánh dấu việc thành lập Hội Phật giáo Thái Lan.
    Vào đầu giờ chiều, một lễ dâng cúng được cử hành ở chùa, bắt đầu bằng một bài diễn văn tuyên bố lí do của buổi lễ. Tiếp theo, các nhà sư ngồi trong Ubosot (Phật điện) tụng kinh và vỗ tay theo nhịp đều đặn và nhẹ nhàng, đầy tôn kính. Sau đó tất cả những Phật tử tham gia lễ cúng này phải thực hiện một nghi lễ đi vòng quanh Ubosot (Phật điện) 3 lần theo chiều kim đồng hồ (tức là luôn giữ cho Phật điện ở phía bên phải mình). Nghi lễ đi vòng quanh Phật điện theo chiều kim đồng hồ này là tượng trưng cho vòng đời và quy luật của sự sống. Còn đi ngược chiều kim đồng hồ lại mang ý nghĩa ngược lại, biểu thị quy luật của cái chết, vì vậy nghi lễ đó chỉ được thực hành trong các đám tang. Thực hiện xong nghi lễ đi ba vòng, các nhà sư và Phật tử lần lượt đến quỳ trước Phật điện và cầu khấn những điều mình thầm mong muốn.
    Hàng trăm người đến tập trung ở chùa từ lúc sẩm tối đến tận khuay, mua những đồ dâng cúng từ những người bán hàng quanh chùa, lần lượt vào Phật điện cầu khấn. Trong tiếng tụng kinh của các nhà sư, họ đi vòng quanh Ubosot và cầu cho mọi điều tốt lành và như ý sẽ đến với gia đình và những người thân của mình. Qua làn khói hương mù mịt, những ánh nến toả sáng lung linh, mờ ảo, một dòng người nối tiếp nhau đi vòng quanh Phật điện và cầu khấn, hình ảnh này đã thể hiện lòng mộ đạo sâu sắc và vĩnh viễn của người Thái Lan đối với Đức Phật Tổ.
  5. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    mình dịch từ tài liệu tiếng Anh thôi, thỉnh thoảng có tham khảo thêm ít tiếng Thái, nhưng không nhiều vì tra từ tiếng Thái mỏi mắt khó dịch lắm. Cũng chỉ là lượm lặt linh tinh, thấy đâu nhặt về dịch cho vui thôi nên cũng không được chau chuốt lắm. mình cũng có một số ít tài liệu về những chủ đề bạn đang cần, nhưng chờ mình chút đã, mình dịch xong sẽ post cho bạn, tham khảo thôi nhé. Sao bạn không tìm các trang web về văn hoá Thái bằng tiếng anh đó, sẽ có nhiều thông tin lắm
  6. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Vay thi hay qua! Cam on ban nhieu lam! Minh ko nghi la se tim tai lieu bang tieng Anh, truoc gio minh chi tim bang tieng Thai thoi, chac minh dang hoc ve tieng Thai nen ko nghi den viec tim bang tieng Anh. Ban co tai lieu bang tieng Anh thi cho minh muon dich voi, minh thay ban dich hay lam, troi chay lam! Chac ban gioi tieng Anh lam nhi! Ban tim dau ra nhieu tai lieu tieng Anh ve may ngay Le Hoi Thai nay hay qua nhi, minh co tim thu bang tieng Anh nhung ve nhung cai chung chung ve Thai Lan thoi, con may ngay Le dac biet nhu the nay minh ko thay nhieu, ngay ca tieng Viet cung vay nua, nen minh tieng Thai se co nhieu hon.
  7. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về Đạo Phật ở Thái Lan
    Đạo Phật ở Thái Lan gắn liền với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của 95% dân số Thái Lan. CẢ nước có trên 25000 ngôi chùa lớn nhỏ. Đạp Phật được du nhập vào Thái Lan từ Xri Lanca trong những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, thuộc phái Tiểu thừa (Theravada). Các vị sư tăng đều được đào tạo trong các tu viện Phật giáo, hiểu biết nhiều, thuộc kinh sách, có đức độ và gương mẫu, trong cuộc sống giản dị, khiêm nhường. Nhân dân thường tìm đếncác nhà sư để giãi bày những băn khoăn và xin những lời khuyên bảo, nhờ hoà giải những khúc mắc trong quan hệ xóm làng?
    Hầu như làng nào cũng có một vài ngôi chùa. Nhà chùa là nơi thờ Phật, đồng thời cũng là một trung tâm sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân. Các buổi lễ Phật hay hội hè đều được tổ chức ở chùa. Những chùa lớn có thư viện gồm nhiều bộ kinh Phật cổ xưa rất quý. Chùa còn được sử dụng làm trường học cho trẻ nhỏ. Có thể nói đạo Phật ảnh hưởng lớn đến quan niệm và cách sống của người dân Thái : hiền hoà, nhường nhịn, ưa sự bình thản, có lòng vị tha và mến khách.
    Phật giáo có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội và tinh thần của nhân dân. Qua các triều đại khác nhau, tuy có những lúc kém phần rực rỡ nhưng Phật giáo hầu như tuyệt đối ngự trị trong toàn xã hội; Phật giáo đã trở thành Quốc giáo. Trong lịch sử Thái Lan, thường thấy xuất hiện một mối quan hệ chặt chẽ giữa cung điện với nhà chùa; nhiều khi nhà vua cũng đồng thời là nhà sư và có những nhà sư lại bước lên ngai vàng. Hầu hết các triều đại phong kiến của Thái Lan đều tồn tại một phần quan trọng phải dựa vào sức mạnh và uy tín của giới tăng lữ Phật giáo. Mọi người coi sau nhà vua chỉ có các nhà sư là người được tôn kính nhất.
    Đến bất kỳ nhà nào các nhà sư đều được mời ngồi ở vị trí đặc biệt tôn kính, mọi người khác đều ngồi ở vị trí thấp hơn. Nam thanh niên người Thái thường phải đi tu ở chùa trong thời gian khoảng 3 tháng mới được coi là trưởng thành. Ước tính hàng năm có 10% số nam giới Thái Lan sống trong các chùa.
    Tổ chức Phật giáo có uy tín vô cùng lớn trong đời sống xã hội nhân dân Thái Lan, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, ngôi chùa là trung tâm tôn giáo và xã hội và được coi là một trong năm thành phần cơ cấu một làng ở Thái Lan. Đó là: Gia đình, học hàng, dân tộc, chùa, trường học. Ở đây, chùa và trường học quyết định bộ mặt của một làng và tình cảm của dân chúng đối với làng. Ngôi chùa cũng là nơi duy nhất có thể huy động được sức dân trong các công việc mang tính chung của cộng đồng
    Từ 1950, Phật giáo và đạo đức Phật giáo là một môn học bắt buộc trong tất cả các trườnghọc và được đưa vào dạy từ lớp 1 trở lên. Năm 1960, Bộ Giáo dục đã chọn hàng trăm nhà sư vào làm giáo viên trong các trường học của nhà nước và được lĩnh lương tháng
    theo Đỗ Vĩnh Bảo - Ngỡ ngàng Băng Cốc
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 08/05/2006
  8. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Phật giáo Thái Lan
    Thái Lan là một quốc gia Phật giáo Tiểu thừa tiêu biểu với 95% số dân theo đạo Phật. Cũng giống như các nước Đông Nam Á khác, ở Thái Lan vẫn còn những dấu vết của thuyết vạn vật hữu linh (bái vật giáo), song Đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống người dân Thái và trở thành yếu tố đặc trưng không thể tách rời trong văn hoá Thái. Vì vậy, tất cả các lễ hội tôn giáo chính tất nhiên đều mang bản chất Phật giáo, kỷ niệm những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Không giống như hầu hết các tôn giáo khác, Đức Phật không được thần thánh hoá mà chỉ đơn thuần được tôn kính như một nhà giáo, nhà tư tưởng vĩ đại, những điều tinh tuý trong những bài thuyết giảng của Đức Phật đã trở thành giáo lý cơ bản của Phật giáo.
    Những ngày kỷ niệm các sự kiện trọng đại trong đời sống của Đức Phật đã trở thành những ngày lễ Phật giáo truyền thống. Ở Thái Lan có 3 lễ hội Phật giáo chính là: MakaBucha, VisakhaBucha, AsalahaBucha. Giống như âm lịch của người Việt, lịch Thái cũng dựa trên vòng quay của mặt trăng, với những lễ hội tôn giáo và nông nghiệp diễn ra trong suốt những kỳ trăng tròn. MakaBucha, VisakhaBucha, AsalahaBucha và những lễ hội khác đem đến cho các tín đồ Phật giáo trên cả nước cơ hội có một khoảng thời gian cố định để tập hợp lại tại các ngôi chùa, bày tỏ lòng sùng kính của mình đối với Đức Phật và những giáo lý của người. Mỗi lễ hội kỷ niệm một sự kiện khác nhau nhưng các lễ thức diễn ra ở chùa là tương tự như nhau.
    Những ngày lễ này có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là biểu tượng của cái gọi là Tam Bảo (Triratna) hay chính là khái niệm ?oBộ ba quý giá? trong Phật giáo. Gồm có: Đức Phật (Buddha) ?" Phật, những lời giảng dạy hay giáo lý của Phật (Dhamma) ?" Pháp, giáo đoàn của những người tu hành (Sangha) ?" Tăng. Tương ứng có lễ hội Maka Bucha tổ chức vào ngày rằm tháng 3, ca ngợi giáo lý của Phật; lễ hội Visakha Bucha tổ chức vào ngày rằm tháng 5, tôn vinh Đức Phật; còn vào ngày rằm tháng 7 người ta tổ chức lễ hội Asalaha Bucha để bày tỏ lòng kính trọng tới các sư tăng.
    Cũng như là một cách tượng trưng cho Tam bảo, nhiều lễ thức ở chùa đều được thực hành trong cả 3 lễ hội, đó là: Các tín đồ, Phật tử cúi đầu vái 3 vái trước tượng Phật; họ đều cầm theo 3 thứ để dâng cúng là hoa (thông thường là hoa sen trắng), nến đang cháy và một nén hương đang toả thơm. Với 3 thứ đó trên tay, người ta phải đi vòng tròn 3 lần quanh điện thờ theo chiều kim đồng hồ?.
    Cả 3 thứ được đem dâng cúng vào ngày lễ Phật đều mang ý nghĩa hết sức thanh cao: Hoa sen trắng tượng trưng cho sự hữu hạn không vĩnh cửu của vạn vật, trong sáng và cao đẹp nhưng khó tránh khỏi héo tàn. Hoa sen cũng là biểu hiện của sự giác ngộ. Sự sống và phát triển của loài hoa này được so sánh với sự vươn lên và thành đạt của con người.Sống trong bùn lầy, cây hoa sen không mọc cao hơn các loài cây khác, mà những bông hoa sen nở tươi thơm ngát, thế nên nó được xem như sự giác ngộ của con người, những người vượt lên trên những người khác về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, ánh sáng của ngọn nến tượng trưng cho sự thông thái, sáng suốt và hoà quyện vào không gian lễ hội là mùi hương trầm thơm ngào ngạt, thiêng liêng?
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 11/05/2006
  9. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    ...
    Bên cạnh ba lễ hội Phật giáo chính đó còn có những lễ hội khác có liên quan nhằm nhắc lại những truyền thống xưa và những nghi thức có liên quan đến truyền thống đó. Đó là các lễ hội như: Khau Pănsả tổ chức sau lễ hội MakaBucha - đánh dấu bắt đầu mùa tu kín (vào Hạ) của các sư tăng, lễ rước nến diễn ra trước khi vào Hạ, Oọc Pănsả - lễ hội kết thúc ba tháng Hạ tu kín
    Hầu hết tại những lễ hội này, các tín đồ Phật giáo thực hiện các nghi lễ dâng cúng nhằm đạt được công đức, mà người Thái gọi là ?othăm bun? (?othăm? = làm, ?obun?= ơn, đức). Họ dâng đồ ăn cho các sư tăng, dâng nến, hương và những thứ cần thiết khác cho các sư tăng có thể dùng trong suốt thời kỳ tu kín khi mùa mưa đến (Hạ). Bởi vì khi đã vào Hạ, các sư tăng không được phép ra khỏi chùa dù bất cứ lí do nào, bất cứ thời gian nào. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà người Thái ?othăm bun? nhiều nhất trong năm. Họ còn dâng vải áo choàng cho các nhà sư trong lễ Thot Kạthỉn (dâng vải Kạthỉn) để sau Hạ các sư tăng có áo để tiếp tục đi hành khất và thuyết giảng đạo.
    Tất cả những đồ dâng cúng này đều được kính dâng lên các sư tăng trong những đám rước nhiều vẻ, thể hiện những phong tục và kiểu cách khác nhau của từng vùng. Tuy nhiên, tất cả các nghi thức cũng như chính các lễ hội đều thể hiện lòng mộ đạo sâu sắc của người Thái đối với Phật giáo, thể hiện lòng tôn kính đặc biệt tới đức Phật và các sư tăng, những người đã góp công đức duy trì và phát triển Phật giáo. Hơn hết tất cả, đó còn là lòng hướng thiện, niềm tin thiêng liêng vào những điều cao đẹp và những lời cầu ước tốt lành của người dân Thái Lan.
    (theo Tra***ional Festival in Thailand)
  10. tranthlong

    tranthlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Sư sãi ở bên Thái theo đạo Đại Thừa (bên Việt theo của Trung Quốc là Tiểu Thừa). Theo đó, người nhà phật được ăn mọi thứ, không phải ăn chay. Sư sãi vẫn được ăn tất cả các món thịt, trừ thịt chó, tất nhiên không được sát sinh. Sư mặc áo vàng. Không có sư nữ, nữ chỉ có thể làm sãi (nun), không được làm gì, không được ngồi ngang hàng với sư nam. không được tắm , lại gần tượng Phật.
    Sư hổ mang ở Thái nghe nói cũng có.
    Đạo Phật làm lành mạnh con người. Các điều răn của Phật cấm sát sinh, nói dối, lừa đảo. Vì vậy nếu bạn vào quán ăn, mua 30 bat , thì chắc chắn có 30 bat. Ở Việt nam, mua 10 nghìn chắc chỉ được 8 nghìn. Việt Nam chuyên cân điêu, lừa lọc. Xấu tính quá

Chia sẻ trang này