1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du Lịch Thái Nguyên

Chủ đề trong 'Thái Nguyên' bởi tamhoncuada_spt, 26/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Du Lịch Thái Nguyên

    Chào các bạn !!
    Bạn đang băn khoăn không biết mùa hè này sẽ đi đâu?? Bạn có bao giờ nghĩ bạn sẽ đến TN chưa Tôi nghĩ bạn sẽ chọn TN là điểm đến sau khi đọc xong các bài viết về cảnh đẹp của TN.

    Hồ Núi Cốc

    Hồ cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về hướng tây nam. Ði theo tỉnh lộ Ðán - Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh rừng bạt ngàn, tít tắp là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kì thú sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thuỷ chung trong truyền thuyết Nàng Công - Chàng Cốc.
    Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công, nằm trên địa phận huyện Ðại Từ, ở trên cao lưng chừng núi. Hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25 km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn, lòng hồ sâu 23 m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp. Hiện nay hệ thống nhà nghỉ và bến tắm đã được quy hoạch và xây dựng tương đối tốt, phục vụ khách du lịch đến thăm quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí

    Được tamhoncuada_spt sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 26/05/2004
  2. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Hang Phượng Hoàng
    Từ km 43 + 500 - quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn, theo biển chỉ dẫn, chúng tôi đi vào con đường đất nhỏ, vãn cảnh hang núi Phượng Hoàng. Sừng sững trên đồng đất Phú Thượng, Võ Mai (Thái Nguyên), dải Phượng Hoàng rộng hơn 20ha, trong núi có nhiều hang động lớn và được coi là một thắng cảnh thiên nhiên tạo kỳ thú. Trong những năm kháng chiến, hang Phượng Hoàng trở thành căn cứ cách mạng, là nơi ở, làm việc của nhiều đồng chí cán bộ Ðảng, Nhà nước ta. Ngày 12/12/1994, hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà trong quần thể núi Phượng Hoàng được Bộ văn hóa thông tin công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia.
    Ðứng ở làng Ẩu (Phú Thượng), du khách có thể nhìn thấy bên ngọn Phượng Hoàng có 2 tảng đá dựng đứng màu trắng, dân địa phương gọi là ngọn mắt mèo. Từ chân núi leo đến hang Phượng Hoàng mất khoảng nửa giờ. Câu chuyện huyền thoại xưa kể rằng ngày rừng chưa có tuổi, núi chưa có tên, dải núi này có đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc. Ðôi phượng sinh hạ được cặp trứng, hàng ngày chim mẹ nằm ủ, chim bố đi kiếm mồi. Một ngày kia, chim bố đi theo đàn phượng mái khác, nó mải mê ngắm cảnh, làm duyên. Rồi một hôm, nó chợt nhận ra - nó bỏ tổ đi quá lâu ngày mới vội vã trở về thì... chim mái đã hóa đá vì mòn mỏi chờ đợi. Nó ân hận nằm ở ngọn núi bên nhìn sang cho tới ngày nó cũng hóa đá. Núi có tên Phượng Hoàng từ đó. Dưới cánh đồng Phú Thượng nhìn lên, thấy rõ 2 ngọn núi đá cao giống như đôi chim Phượng Hoàng nằm ấp.
    Thoáng chốc, du khách đã đến đỉnh núi, bao nhọc mệt tan biến bởi không khí mát lạnh, hơi gió ùa ra từ cửa hang, cuốn mọi người tiếp tục cuộc hành trình khám phá hang Phượng Hoàng. Hang Phượng Hoàng có 3 tầng: các tầng được đặt tên dân dã, gần gũi với ngôn ngữ địa phương. Tầng thượng là hang Dơi; tầng giữa có 3 cửa dọi ánh sáng tự nhiên vào từ hướng Ðông và Ðông Nam gọi là hang Sáng. Tầng hang giữa thoáng rộng cả hàng ngàn m2, vòm hang cao tới cả trăm mét, ánh sáng chiếu vào từ 3 cửa chính, từ kẽ nứt trên vòm, vách hang tạo cho lòng hang lung linh huyền ảo, khiến du khách bước vào thấy lòng mình thư thái, thánh thiện như được bước vào cõi vô sinh, vô diệt. Bước trên từng phiến đá xuống hang, thấy hồn đá âm âm vọng, lúc như tiếng đàn bưng bưng, lúc như nhịp trống đồng từ ngàn năm vọng lại, lúc như tiếng thì thầm hoang sơ của mẹ ngàn năm thẳm... Ta gọi lên một tiếng thật to: "Mẹ ơi..." Cuối động vọng lại: Mẹ ơi... ơi...ơi...- Tiếng gọi của chính mình.
    Thú vị hơn khi được thỏa sức tưởng tượng trước từng nhũ đá khổng lồ. Ðỉnh hang nhũ đá buông rèm, lô xô như mây khói, như sóng chảy sánh lại cả thời gian. Nước giọt tong tong điểm nhịp triệu triệu năm đúc lên muôn hình vạn vẻ. Mẹ cõng con lên nương; tháp bút nghiên đồ sộ, tạc khắc vào vách hang từng bầy người nguyên thủy đang dồn đuổi thú; chỗ khác trông tựa những bầu vú sữa mẹ căng sữa đợi con; và cả những sóng người lao lên phía trước phá đồn thù; chỗ êm ả như bức phù điêu họa cảnh gái trai tình tự. Bên tháp bút có chú sư tử đá ngửa mặt chầu; vào sâu hơn có ông voi già nằm khóc, những tháp đá uy nghiêm, những đèn ***g ngàn tấn; cột đá nối từ trong hang lên đỉnh; ở đỉnh hang giữa còn có một bụm nước trong veo không bao giờ cạn. Tương truyền, bụm nước này là nước mắt của chim Phượng Hoàng trống, chảy mãi muôn đời như để nhắc nhở con người ta giữ lòng thủy chung. Càng đi sâu vào lòng hang, du khách lại khám phá thêm nhiều điều lý thú. Tầng cuối gọi là hang Tối. ánh sáng tự nhiên không lọt được vào hang, du khách phải dùng đuốc hoặc đèn pin, thăm thú cảnh thiên tạo ở đây cũng mất khoảng 3 giờ. Trở ra ngoài hang, lòng nuối tiếc như mình bỏ quên lại điều gì thiêng lắm, đành hẹn thầm dịp may nào trở lại tìm dấu chân mình.
    Chuyến đi này còn một thắng cảnh nữa dưới chân núi Phượng Hoàng - hang suối Mỏ Gà. Nơi lưu truyền một huyền thoại về một lão nông vào rừng đốn củi, thấy có đàn gà rừng le te nhặt mồi, lão nông buông đòn đuổi bắt, đuổi mãi cho tới lúc vào cuối hang, đàn gà bỗng dưng biến mất. Tiếc công, lão bới đá tìm thì gặp mạch nước ngầm tuôn chảy. Năm ấy, trời khô hạn nên thần núi cho dân có nước cấy cầy. Nhớ ơn thần núi, người dân dưới chân núi Phượng lấy tên làng là làng Mỏ Gà. ở đây, ta như gặp lại một hang động của Hạ Long, hang sâu khoảng 20m, có nhiều nhũ đá rủ đẹp, có lỗ thông thẳng lên đỉnh núi dẫn ánh sáng xuống lòng hang.
    Cảnh quan núi Phượng Hoàng từ năm 1993 được địa phương đưa vào khai thác, kinh doanh du lịch . Chắc chắn trong tương lai Hượng Hoàng sẽ ngày càng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch.
  3. jacob

    jacob Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi ngoài hai địa danh này bạn có biết các địa danh khác ở TN không. Theo tôi biết Hồ Núi Cốc có 2 đường đi vào . Phía Bắc và Phía Nam . Phía Bắc thì bieté rồi. Còn phía Nam không hiểu có gì ở đó không ???
    Tôi còn nghe nói có 1 địa điểm nữa là Chùa Voi bạn có biết không . Cách TN khoảng 5 cây số ??
  4. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    phía Nam hả bác
    em chỉ biết đi theo cửa phía nam thì không mất tiền bác ạ, mà không mất tiền thì bác biết nó thế nào rồi đó
    Em chỉ nghe thấy có Núi Voi , không biết Chùa voi bác ạ, Núi Voi thuộc huyện Đồng Hỷ , cách trung tâm cũng khoảng 5 km, từ đường tròn trung tâm , bác đi theo hướng cầu Gia Bẩy, rồi rẽ ,đi qua cái câu đó bác ạ, bác cứ thẳng tiến, đến đường tròn chùa hang thì bác hỏi tiếp , người TN hiếu khách lắm bác ạ
  5. catbuixamac2001

    catbuixamac2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng xin mạn phép được đưa ra vài lời luận bàn về DL của TN.
    Trước tiên, tôi muốn đính chính lại một thông tin nhỏ trong bài viết về Suối Mỏ Gà của tamhoncuada đó là tên gọi của Suối Mỏ Gà không phải như bạn đưa ra, mà nguyên nhân là do từ xa xưa người dân ở vùng này thấy rằng, mỗi khi trời mưa to thì thường có những con gà theo dòng nước từ trong hang chảy ra nên mới có tên gọi là Suối mỏ Gà. Còn những thông tin về Hang Phượng Hoàng thì hoàn toàn chính xác...
    Tiếp theo là Hồ núi Cốc, Đúng là có hai con đường để nên hồ , con dường thứ nhất là con đường nên phía bắc hồ( còn gọi là khu DL công đoàn) cảnh quan ở khu này nhân tạo lắm.
    Con đường thứ hai là con đường dẫn nên đập chính của hồ, con đường này vừa vắng lại vừa đẹp, khu vực phía Nam hồ đẹp hơn và không khí trong lành hơn, nơi này rất phù hợp với học sinh, sinh viên đi picnic vì vừa không mất tiền vé lại trơi vô tư và mát hơn.
    Lần sau tôi sẽ nói tiếp về các điểm DL khác của TN ( các bạn đừng nghĩ TN mình ít điểm DL, khá nhiều đấy)
    Messenge to Tamhoncuada, bạn cùng tôi post nhé, thất sự tôi bận lắm lúc nào rảnh là tôi nên mạng ngay...
  6. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    hì hì, vậy chi tiết tớ đưa ra không chính xác a`?
    Messenge to Tamhoncuada, bạn cùng tôi post nhé, thất sự tôi bận lắm lúc nào rảnh là tôi nên mạng ngay
    thế thì bạn cũng giống tôi rồi, căn time rất chính xác đến từng mi ni phút để có time lướt net
    Công nhận là khi phía Nam của Hồ Núi Cốc cũng rất đẹp, vì 0 mất $$ nên hợp với hs, sv
    a`, có một địa điểm nữa ở TN, đó là Khe Tiên , đây là điểm du lịch lý tưởng cho việc đi pic nic , cảnh ở đây rất hoang dã và chưa được khai thác, Khe Tiên ấy ở gần nhà bà ngoại tớ , tức là bên Huyện Đồng Hỷ, nước mát , sạch , thác chảy đẹp lắm
  7. shinta

    shinta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Shinta nhớ về Hồ Núi Cốc như bạn của mình vậy cứ lúc nào thấy buồn, thấy vui thi lại một mình phóng xe lên HNC. Không biết bây giờ nó đã hay đổi thế nào rồi. Ôi nhớ quá, tất cả hình ảnh về TN lại hiện về cũng không nhiều nhưng cũng đủ để nói rằng đó là quê mình, nơi mà mình sẽ quay trở lại từ nơi sứ sở băng giá này.
    CHÚC CHO TN
  8. catbuixamac2001

    catbuixamac2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Khe Tiên cufng được đấy, một nơi với rư?ng cây va? do?ng suối ri? ra?o trong xanh, nhưfng nga?y nóng như thế na?y ma? được ngâm mi?nh dưới do?ng nước mát lạnh ơ? đó thi? ... trơ?i ơi không muốn vê? nưfa.
    Đươ?ng nên Khe Tiên bây giơ? cufng dêf đi rô?i, vi? đaf được tra?i nhựa, nga?y xưa pha?i đi đo? sang sông nhưng bây giơ? đaf có câ?u rô?i. Đâ?u tiên bạn đi sang Chu?a Hang, tư? Chu?a hang bạn đi khoa?ng 3 cây số nưfa thi? ref trái va?o con đươ?ng nhựa nho?, bạn đi nên Chợ Chại Ka?i, ref pha?i đi đến chợ Hích, sau đó đi thă?ng la? đến Khe Tiên.
    Nếu các bạn muốn ti?m một nơi yên tifnh , không ô?n a?o, không khí trong lành va? vân vân... hafy đến Khe Tiên.
    Co?n các bạn đaf đến Khe Tiên rô?i thì, co?n một chôf khác cho các bạn nưfa đấy: đó la? Cư?a Tư?, một nơi rất thú vị khá gâ?n TP.Thái Nguyên.
    Ôi tôi vội quá chi? va?o được một lúc thôi... hẹn lâ?n khác nhé..
    TÔI MUỐN KHÁM PHÁ CHÍNH MI?NH BĂ?NG CÁCH KHÁM PHÁ THỨ KHÁC
    ?
  9. megane_3m2k

    megane_3m2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Ai có thể kể lại cho tôi nghe câu chuyện về "Huyền Thoại Hồ Núi Cốc" không nhỉ?! Chuyện này tôi nghe từ hồi cỏn nhỏ, mặc dù vẫn hơi nhớ mang máng nhưng muốn được ai đó am hiểu về hồ Núi Cốc kể lại cho nghe! Xin chân thành cảm ơn trước!
  10. catbuixamac2001

    catbuixamac2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Kể thì có thể kể được, nhưng bạn ơi, tôi không có đủ thời gian để gõ đầy đủ được===> tôi kể tóm tắt nhé.
    Ngày xửa ngày xưa.... (lâu lắm rồi tôi cũng không nhớ nữa..), tại một bản làng xa xôi, có một gia đình địa chủ giàu có, họ giàu lắm giàu đến nỗi không có chỗ để lúa gạo, châu bò nhiều không kể xiết ( hơi phóng đại một chút... cho nó máu), Họ thuê rất nhiều người ở, trong đó có một chàng trai tên là Cốc, chàng Cốc rất khoẻ mạnh, tuấn tú, chàng làm việc bằng mười người khác...................ba chấm, à quên nhiều chấm..........
    Gia đình người địa chủ giàu có này có một người con gái vô cùng xinh đẹp, nàng tên là Công. Nhiều địa chủ trong vùng ngấp nghé hỏi nàng làm vợ, nhưng nàng chẳng ưng ai bởi vì nàng đã đem lòng thương yêu chàng Cốc chăm chỉ, còn chàng Cốc .... cũng như vậy đem lòng yêu nàng Công ngay từ ngày đầu, nhưng vì thân phận nghèo khó của mình nên không dám ngỏ lời hỏi nàng làm vợ, vì hàng biết rằng ông chủ chẳng bao giờ đồng ý ....
    Nhưng họ quá yêu nhau nên quyết định bỏ chốn ( phạm tội rủ rê con gái nhà lành rồi... he he he). Ý định không thành , Nàng Công bị cha bắt gả cho một địa chủ giàu có nhưng độc ác, còn chàng Cốc thì bị đánh đập rất nhiều....
    Quá đau khổ vì chuyện tình không thành, chàng Cốc đã chết và hoá thành ngọn núi, sau này người dan thương tiếc gọi là Núi Cốc.
    Còn phần nàng Công, sau khi bị ép gả chồng, và biết được chàng Cốc đã chết nàng khóc suốt ngày đêm, nàng khóc nhiều đến nỗi nước mắt chảy thành Sông, và nàng đã chết bên cạnh chân núi Cốc. Sau này dòng Sông đó người ta gọi là sông Công.
    ...Ui buồn quá, huyền thoại Hồ Núi Cốc là một câu chuyện tình bi ai, nó đề cao tính nhân văn trong mỗi con người, nó khuyến khích chúng ta hãy yêu thương bằng cả trái tim của mình...
    Một huyền thoại đẹp...... Tôi chỉ có cảm nhận về câu chuyện này như vậy thôi, còn suy nghĩ như thế nào là tuỳ các bạn.
    Ôi mỏi tay quá... không gõ nữa....

    Bồng bềnh... ứ... bồng bềnh
    Trồng chềnh... ứ... trồng chềnh
    Được catbuixamac2001 sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 28/06/2004

Chia sẻ trang này