1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đã ai đọc bài này chưa?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi thaoph, 10/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaoph

    thaoph Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Đã ai đọc bài này chưa?

    (Thứ Năm, 11/12/2008-8:34 AM)
    Lời cảnh báo của một bác sĩ X.quang Bếp ?ocon cò? gây ung thư phổi

    Tôi là bác sĩ X quang công tác tại Hà Nội. Là người làm nghề y qua công việc khám, chữa bệnh hằng ngày tôi nhận thấy gần đây xuất hiện nhiều bệnh nhân bị mờ phổi với dấu hiệu khác lạ (ngay cả những người trẻ tuổi và phụ nữ không từng hút thuốc lá).

    Đặc biệt bệnh ung thư phổi xuất hiện với số lượng tăng đột biến rất khác thường.

    Với trách nhiệm của một thầy thuốc tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đã phát hiện ra một vấn đề cực kì nghiêm trọng mà thủ phạm chính đang làm nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng:

    Đó là, bếp than tổ ong nhãn hiệu Con Cò do Công ty TTHH Lửa Việt sản xuất. Địa chỉ tại xã Tri Phương, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Bếp còn có tên Bếp Bông, do một nông dân trẻ tự nghĩ chế tạo ra.

    Bếp này đã quảng cáo nhiều lần trên phương tiện thông tin đại chúng các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Hiện đã và đang phổ cập nhanh chóng rộng rãi với số lượng lớn dày đặc trong cộng dồng dân cư từ thành thị đến nông thôn trong khoảng 3 năm gần đây. Hiện đi đến đâu cũng gặp loại bếp này đang ngày đêm phun chấy độc chết người mà luật pháp quốc tế đã cấm. Y tế đã chứng minh là chất độc cự kì nguy hiểm trực tiếp gây ra bệnh ung thư phổi (trung biểu mô), cùng nhiều biến chứng làm suy hô hấp, giảm sút sức khoẻ lao động của rất nhiều người.

    Đó là bông khoáng a-mi-ăng thuỷ tinh vật liệu chính để sản xuất ra bếp than tổ ong Con Cò.

    Qua khảo sát thực tế, bông này chiếm 80% thành phần bếp. Nhà sản xuất chỉ trát qua một lớp vữa mỏng để che mắt người tiêu dùng. Khi nung nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng làm bong lớp vữa trát để hở lộ rõ vật liệu bảo ôn chịu lửa là bông a-mi-ăng thuỷ tinh. Bông này bị than cọ xát làm gãy vụn. Lửa than bào mòn làm rỗng dần ruột lò trong thời gian ngắn với tốc độ rất nhanh khoảng 0,7cm3 một ngày đêm do 1 bếp than thải ra. Toàn bộ số bông này không bị cháy mà sẽ biến thành bụi rắn rất nhẹ, hơi nóng phóng thẳng vào không khí lơ lửng ở dạng hành que mắt thường khó nhận thấy nhưng khi hít thở sẽ biến thành những mũi chông nhỏ cắm sâu dần vào niêm mạc cơ quan hô hấp mà không dễ dàng khạc nhổ đào thải như các bụi khác (vì càng ho càng bị cắm sâu dần, bông này cư trú lâu dài mà không bị phân huỷ tại phổi), gây suy hô hấp một cách từ từ sau đó biến chứng ung thư phổi (đây chính là những hình ảnh lạ mà khi X quang, tôi đã nhìn thấy trong thời gian gần đây ở hầu hết các phim chụp). Để đi đến khẳng định tính nguy hiểm của tất cả các loại bông khoáng vô cơ a-mi-ăng thuỷ tinh xê-ra-míc phát tán ra môi trường.

    Nguồn bông này thường nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch với tên gọi và mục đích sử dụng khác nhau để che mắt hải quan. Nhưng dù là bông gì đi nữa thì góc độ y học cũng không cho phép sử dụng làm bếp than theo cách trực tiếp như vậy. Vì ngay cả để bảo ôn, cách nhiệt ở trạng thái lạnh tĩnh có vật liệu bọc lót che chắn trong điều kiện hạn hẹp công nghiệp cũng còn nhiều tranh cãi khoa học huống hồ đây là ở dạng nóng-động độ phân tán rộng, vô cùng phản khoa học, cực kì nguy hiểm cho môi sinh.

    Điều đặc biệt nguy hiểm mà tôi được biết chắc chắn họ đã mua và sử dụng hết một số lượng lớn bông a-mi-ăng thuỷ tinh rác thải từ những con tàu thuỷ tinh của Liên Xô cũ và một số nước khác bán rẻ trước khi bị lệnh cấm mua tàu phế thải vì môi trường năm 2006. Số tàu được phá để lấy sắt vụn tại Hải Phòng thải ra một lượng lớn bông khoáng a-mi-ăng thuỷ tinh dùng để ốp bảo ôn, chống rung. Hàng đống khổng lồ bông độc hại tích luỹ nhiều năm đang không biết xử lí chôn cất như thế nào thì được chế biến ngay thành bếp bông để đưa cái chết đến cho mọi người.

    Chất bông a-mi-ăng thuỷ tinh trực tiếp gây ung thư đã được chỉ rõ và lệnh cấm toàn cầu. Các công trình xây dựng trên thế giới nếu lỡ sử dụng a-mi-ăng làm bảo ôn-cách nhiệt đều bị dỡ bỏ triệt để từ năm 1977, họ rất đau đầu vì sai lầm này dẫn đến bao nhiêu người phải bỏ mạng vì ung thư phổi. Ti vi, đài, báo đã nói nhiều. Việt Nam có hẳn một trang Web: http:tachaiamiang.co.cc và http:nguyennhanungthuphoi.co.cc nêu rõ tác hại của Bộ y tế và lệnh cấm của Chính phủ tại trang Web: http: lenhcamamiang.co.cc do Phó thủ tướng *************** kí ngày 20-7-2004.

    Tôi khẩn thiết đề nghị quý vị bằng những kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp cấp tốc gõ cửa các cơ quan chức năng mở cuộc điều tra và ngay lập tức qua phương tiện thông tin đại chúng đưa ra công luận kêu gọi cấm ngay thật quyết liệt trong thời gian ngắn nhất, bằng mọi giá, nhổ tận gốc rễ cái bếp gọi là bếp bông, không nên để bà con vì tiếc vài chục nghìn đồng tiền mua bếp loại này dùng. Cần loại ngay tức khắc bếp bông Con Cò ra khỏi cộng đồng. Các nhà môi trường học cần hướng dẫn để người dân xử lí tiêu huỷ, chôn lấp không để tiếp tục phát tán ra môi trường. các tỉnh cần truy tìm và đóng cửa ngay các đại lí phân phối bếp Con Cò bằng văn bản, với các biện pháp nghiệp vụ nghiêm khắc để họ không tiếp tục sản xuất, buôn bán loại bếp nguy hiểm này.

    Không chỉ người sử dụng mà tất cả chúng ta ngày đêm phải hít thở bầu không khí chung đầy bụi a-mi-ăng thuỷ tinh nếu lấy mẫu không khí mà phân tích tìm bụi a-mi-ăng thuỷ tinh chắc nhắn vượt ngưỡng nhiều lần, sẽ rất kinh khủng. Chỉ riêng Hà Nội có 50% số hộ gia đình đang sử dụng loại bếp chết người này. Họ phần đông không hiểu biết hết tác hại (số ít người có nhận biết thì không đủ khả năng thuyết phục). Vì nhu cầu đun nấu và cấp thiết mà dân ta còn nghèo và do giá gas tăng quá cao trong khi loại bếp này tiện dụng-hiệu quả-tiết kiệm do được bảo ôn-cách nhiệt bằng bông a-mi-ăng thuỷ tinh (có thể thấy rõ sức hút và sự hấp dẫn của loại bếp này qua việc hiện nay nông dân nghèo đồng bằng Bắc bộ phần lớn không đun rơm rạ mà đốt bỏ ngay ngoài đồng để chuyển sang bếp than mới).

    Hơn nữa mạng lưới quảng cáo-khuyến mãi-phân phối bếp Con Cò quá dày đặc đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để gieo rắc cái ?ochết đen? đến cho người dân. Báo chí, truyền thông cần đồng loạt thông tin tác hại với biện pháp mạnh mới có hi vọng cứu vãn được tình hình.

    Thật đáng tiếc nếu cả một thế hệ người Việt Nam sẽ bị huỷ hoại do ung thư. Hãy nhìn sự đau đớn tuyệt vọng của những bệnh nhân bị ung thư phổi sẽ thấy chúng ta nên hành động như thế nào? Xin hãy bảo vệ các cháu nhỏ khi chưa quá muộn. Nếu không có biện pháp chế tài để dập tắt loại bếp này tôi dám chắc rằng rồi sẽ có ngày du khách nước ngoài cũng không dám lai vãng tới Việt Nam.

    BS. Lê Minh
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=6&ID=1634
  2. bodoi9nam

    bodoi9nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2009
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Không hiểu các nhà quản lí có biết điều này chưa?
  3. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng bếp đun có a-mi-ăng thuỷ tinh thì rất nguy hiểm đến người dùng. A-mi-ăn hiện được sử dụng rất hạng chế.
    Không rõ mấy ông quản lý nhà nước ở Bắc Ninh đã làm gì trước khi cấp phép sản xuất nhỉ ???
  4. thaoph

    thaoph Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ ung thư từ lớp bảo ôn của bếp than Thứ Ba, 16/12/2008 --- cập nhật 09:24 GMT+7

    Các loại bếp than tổ ong có lớp bảo ôn đang bán trên thị trường hiện nay đều có sử dụng bông amiăng. Loại chất liệu này đã bị cấm sử dụng và các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư phổi từ những chiếc bếp than này.
    Theo BS Lê Minh, chuyên khoa X-quang, qua các phim chụp X-quang ông đã phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều bệnh nhân bị mờ phổi với những dấu vết trùng hợp nhau. Dấu hiệu này cao hơn ở những bệnh nhân ung thư phổi, ngay cả những người trẻ tuổi và phụ nữ không từng hút thuốc lá. Theo ông, nguyên nhân có thể do bụi amiăng từ những chiếc bếp than.
    Qua tìm hiểu, loại vật liệu này chiếm khoảng 80% lõi của bếp than tổ ong vì nó có tác dụng giữ nhiệt. Nhìn bề ngoài thì loại bếp này thông thường như các loại bếp than tổ ong khác. Nhưng lớp giữa của thân bếp được chèn bằng bông amiăng. Lớp trong cùng là vữa thông thường. Sau khi dùng được một thời gian thì lớp vữa có thể hỏng để lộ lớp bông khoáng amiăng thủy tinh. Chính vì đặc điểm này mà loại bếp này còn được gọi "bếp bông".
    Bông amiăng bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ biến thành bụi độc hình que trôi nổi trong không khí. Mắt thường không thể nhìn thấy. Khi hít phải loại bụi này, các hạt bụi hình que cắm sâu vào niêm mạc cơ quan hô hấp. Người hấp thụ phải cảm thấy khó chịu nhưng không thể khạc nhổ, đào thải như các loại bụi khác. Nếu càng ho hạt bụi càng cắm sâu vào phổi. Loại bụi độc này cư trú lâu dài trong phổi và không bị phân hủy. Khi đã tích tụ đủ liều lượng thì những hạt bụi độc này góp phần gây suy hô hấp một cách từ từ và trở thành một trong những tác nhân gây ung thư phổi.
    Trao đổi với KH&ĐS, ông Đặng Công Thắng, giám đốc Cty TNHH Lửa Việt, đơn vị sản xuất loại bếp than tổ ong này, cho biết, vật liệu dùng để sản xuất bếp than tổ ong của Lửa Việt cũng là một loại bông khoáng nhưng đảm bảo không độc hại. Giá của loại vật liệu bông này là 10.000đ/1kg. Ông Thắng cũng khẳng định rằng hiện này hầu hết các loại bếp than tổ ong trên thị trường đều dùng loại bông khoáng amiăng thủy tinh. Đây là một loại chất gây ung thư và được bán với giá rất rẻ, khoảng 2.000đ/1kg.
    Thế nhưng, theo PGS.TS Lê Vân Trình, viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động thì việc dùng trực tiếp tấm đệm hay còn gọi là tấm bông amiăng là cực kỳ nguy hại cho sức khoẻ. Chất amiăng sau khi cơ thể hít phải sẽ gây ra bụi phổi. Khi tích tụ đủ "liều lượng" sẽ gây khó thở và ung thư phổi. Tuy nhiên, chất này chỉ phát tác sau khi đi vào cơ thể từ 14 - 25 năm. Chính vì vậy mà người sử dụng có thể ngay lập tức chưa nhận ra tác hại. Theo công bố mới nhất thì tại Úc đã có 7.000 người bị nhiễm và ung thư phổi dẫn đến chết vì amiăng. Vì bụi bông amiăng rất nhỏ nên khi đi vào trong phổi rất khó phát hiện. Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động hiện nay cũng là một trong số ít những nơi trong cả nước có thể phát hiện được bụi amiăng trong phổi. Loại bông amiăng từ lâu đã được khuyến cáo không nên sử dụng, nhất là trong các hoạt động dân dụng. Ngay cả khi được bảo ôn - cách nhiệt ở trạng thái lạnh - tĩnh, được bao bọc bởi vật liệu che chắn tốt, thì cũng vẫn bị các nhà khoa học lên tiếng phản đối dùng loại chất liệu này. Nếu dùng ở dạng nóng, được bao bọc, che chắn không tốt như bếp than tổ ong là một áp dụng phản khoa học và cực kỳ nguy hiểm cho con người và môi trường.
    Ông Thái Duy Sâm, viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng cho biết, vật liệu amiăng rất có hại cho cơ thể. Kể cả trong trường hợp nếu như chất bảo quản "tấm thảm" amiăng là lớp tôn ngoài cùng và lớp vữa trong cùng có tốt thì cũng đến lúc cái bếp đó hỏng. Khi bếp hỏng sẽ bị vất ra môi trường và nó trở thành nguồn ô nhiễm cho con người cũng như môi trường. Như vậy, việc sử dụng tấm bông amiăng trong bếp lò không chỉ là tác nhân gây ung thư phổi mà còn hủy hoại môi trường.
    Chúng ta đã buộc ngừng sản xuất và sử dụng tấm lợp amiăng, nhưng nay lại để tồn tại loại vật liệu nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người - bông khoáng amiăng. Đã đến lúc phải có biện pháp xử lý với "kẻ giết người" thầm lặng này.

    Theo Khoa Học & Đời Sống
    http://docbao.vn/News.aspx?catid=34&id=111233
  5. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại có những thằng nhà báo ngu dốt viết bài cẩu thả khốn nạn thế.
    Theo TS LVT thì 14-25 năm mới phát tác dụng, không hiểu mấy cái bếp Lửa Việt đã ra đời được bao nhiêu năm rồi.
    Liên hệ giửa cái chưa biết, chưa rõ ràng (bệnh ung thư phổi) và một cty, một sản phẩm cụ thể (cty Lửa Việt) rõ ràng có dụng ý không tốt, nói thẳng ra là khốn nạn.
    Sợi Amiăng nó độc thì rõ ràng, tuy nhiên trên thế giới họ vẫn khai thác, vẫn sử dụng.
    Bà con nông thông ở VN vẫn dùng tấm lợp amiăng làm nhà.
    Các dàn lạnh, dàn nóng, đường ống cách nhiệt trong các nhà máy vẫn dùng bông amiăng.
    Tác hại của nó là có, không ai phủ nhận song quy kết nó cho một cty mà không có số liệu chính xác, chẳng khác nào giết người không dao. Bọn bẩn thỉu.
  6. quynhhoast

    quynhhoast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Châu Âu người ta cấm dùng amiăng từ 40 năm nay rồi, lạ một điều là VN vẫn chưa cấm.
  7. river9

    river9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2008
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    1
    Chú ngu thì có, sử dụng chất độc để làm sản phẩm thuộc phạm vi chịu trách nhiệm hình sự (xem luật đi).
    Nhưng vì ở VN luật pháp bát nháo nên những thằng điên và những thằng ngu tiếp tục làm hại dân Việt.
    Xem bài này thì biết là VN đang đứng đâu:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080915_percsurveyvietnam.shtml
  8. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Châu ÂU họ vẫn khai thác và bán sang VN amiăng đấy cu con à.
    Rất nhiều sản phẩm cách âm, cách nhiệt vẫn dùng ămiăng. Không thể thay thế đc.
  9. thaoph

    thaoph Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Châu Âu cấm dùng amiăng trong các sản phẩm dân dụng, người ta phải dùng các vật liệu thay thế khác (đắt hơn 1 chút) để cách âm, cách nhiệt trong tất cả các sản phẩm, công trình liên quan đến người dân. VN thì không cấm.
    Điều thứ 2 là amiăng của VN chủ yếu nhập khẩu từ TQ, ngoài ra có 1 số ít là đồ tận dụng từ các con tàu phế thải chẳng hạn (tàu cũ thường chứa khá nhiều bông thuỷ tinh, cứ đến xưởng phá dỡ tàu cũ thì thế nào cũng thấy). Chẳng biết lượng amiăng nhập khẩu từ TQ thì có nguồn gốc từ phá dỡ tàu cũ hay là bọn TQ lấy ở đâu ra
  10. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác đã ai đọc bài này chưa?
    Phụ gia thực phẩm nguy hại "cháy" chợ Tết
    07:46'' 23/01/2009 (GMT+7)
    - Tại các "thủ phủ phụ gia thực phẩm" ở Hà Nội, bột hương thịt và phẩm màu đã cạn, chỉ bán cho "mối quen". Diêm sinh trắng giữ thịt tươi lâu đội giá gần gấp đôi, khách hỏi người bán mới lôi lên từ dưới gầm quầy.
    Một sạp phụ gia thực phẩm trong chợ Hàng Bè. Ảnh: Thu Lý
    Trong vai người từ tỉnh xa về mua phụ gia để làm đồ ăn bán ngày Tết, PV VietNamNet đến phố Hàng Buồm - một trong những "thủ phủ" phụ gia thực phẩm. Sát Tết, không khí tại các cửa hàng bán phụ gia thực phẩm khá vắng vẻ, nên khi được hỏi bột giữ thịt tươi lâu, người bán hàng niềm nở đưa ra một túi bạc bọc kín, có nhiều loại chữ được in lờ mờ, dòng chữ ?oMade in Japan? thì gần như bong hẳn nước mực in. Giá của gói bột này là 100 nghìn.
    Thấy người mua hỏi thêm công dụng của bột, cách sử dụng, người bán hàng giật mình nghi ngờ, giằng gói bột từ tay chúng tôi rồi nhất định không bán nữa.
    Các hàng còn lại trên phố Hàng Buồm thấy khách lạ, không chịu trả lời về các loại bột bảo quản thực phẩm.
    Một người dân trên phố này bảo, riêng phụ gia thực phẩm - mặt hàng bị báo chí "bới móc" nhiều và Thanh tra "soi" kỹ, dân buôn thường chỉ bán cho khách quen. Với khách lạ, phải biết cách gọi tên phụ gia "chuyên nghiệp"; ví dụ: pết (từ lóng của săm-pết) thì mới dám bán.
    TIN LIÊN QUAN
    Thịt ướp phân đạm "thập diện mai phục" Tết
    Kinh hoàng phụ gia thực phẩm Trung Quốc
    Bắt giữ hơn nửa tấn sách bò tẩm "phụ gia nở"
    Hà Nội: Tiêu hủy hơn nửa tấn lòng bò ngâm phụ gia
    Kinh hoàng chất phụ gia thực phẩm

    Chỉ đến khi tiếp cận được một người bán đồ khô ở tỉnh xa về Hà Nội lấy hàng, nắm được tên gọi của từng loại phụ gia lậu, chúng tôi mới vào được khu vực hàng khô chợ Đồng Xuân để "lấy hàng" mà không bị từ chối. Tại kiốt số 12, khi được hỏi về diêm sinh trắng hay còn gọi là săm-pết, chúng tôi được chào bán với giá 20 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, theo người bán thì săm-pết đã "cháy chợ", phải chờ "mượn" của quầy khác. 5 phút sau, một người phụ nữ khác mang đến 1 gói nilon bột trắng buộc chun thô sơ, nhưng giá đội lên thành 35 nghìn/kg.
    Các loại phụ gia khác thì mua bao nhiêu cũng có, bởi các kho hàng "vệ tinh" quanh chợ còn đầy. Hàn the hạt để làm giò chả (được tiểu thương khẳng định sản xuất tại Mỹ) giá 13 nghìn/kg bán rất chạy, do không có mùi như các loại rẻ. Chất Giòn giò cũng gần hết do Tết này bán chạy, giá 50 nghìn/kg.
    Riêng bột hương thịt và màu thực phẩm, chợ Đồng Xuân đã cạn, phải là "mối quen", đặt trước mới có.
    Tất cả các phụ gia dạng bột đều được chia theo gói 1kg, sẻ từ bao gốc 20 hoặc 50kg (có chữ Trung Quốc).

    Hàn the hạt giúp làm giòn giò chả chỉ 13 nghìn/kg. Ảnh: Thu Lý
    Xuất hiện chất bảo quản thực phẩm lạ
    Ngày 12/1/2009 Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho biết qua kiểm tra ATVSTP tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP đã phát hiện một số hộ kinh doanh sử dụng một chất bảo quản lạ cho tôm và dừa tươi. Theo nhận định ban đầu, chất bảo quản này giúp tôm đông lạnh không bị bong rời đầu và trái dừa xiêm tươi được lâu hơn, có màu trắng sạch và ngon mắt.
    Còn tại chợ Đồng Xuân sáng 24 Tết PV VietNamNet chứng kiến nhiều khách mua nguyên liệu chế biến thực phẩm phục vụ quà đầu năm. Nước ướp cá thịt từ Trung Quốc, có màu hơi giống nước hàng của Việt Nam, được quảng cáo kho cá, kho thịt rất ngon được bán với giá rẻ: 10 nghìn/chai 0,5 lít. Các chai, gói phụ gia đều được cất kỹ phía dưới quầy hàng, khách hỏi người bán mới lấy ra.
    Mặt hàng không rõ nguồn gốc, nhưng được bày bán công khai nhất tại chợ Đồng Xuân và nhiều chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội là dầu ăn và tương ớt.
    Cũng như nước ướp thị cá và các phụ gia dạng lỏng, hai mặt hàng này được đựng trong các loại can nhựa, chai nhựa cáu bẩn từ nhỏ đến lớn. Dầu ăn đựng trong can 5 lít, có màu vàng giống hệt dầu ăn của các hãng nổi tiếng, để lâu sẽ thấy lắng cặn trắng như mỡ phía đáy chai, giá 50 nghìn đồng/chai 5 lít. Tương ớt giá: 25 nghìn/chai 5 lít.
    Dừng tại một kiốt 5, 7 phút, chúng tôi đếm được ít nhất 3 lượt khách đến tìm mua loại dầu ăn không rõ xuất xứ này. Người mua chủ yếu là chủ các cửa hàng ăn uống chuẩn bị nguyên liệu để bán đầu năm.
    http://vietnamnet.vn/bvkh/2009/01/825337/

Chia sẻ trang này