1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cờ và đời người - tạp văn của Triệu Hâm Hâm

Chủ đề trong 'Cờ' bởi Go_player, 20/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    Đọc BLOG của Triệu Hâm Hâm, tôi rất khâm phục chàng trai ngoài 20 tuổi này, làm sao mà với niên kỉ rất trẻ như vậy lại vừa cờ cao vừa sâu sắc triết lí đến thế?
    Nhân thấy Triệu Hâm Hâm ngồi bàn đầu đấu với Triệu Quốc Vinh.
    Tôi đánh liều chọn dịch một đoạn tạp văn của anh ý, có gì không đúng mong được quí vị chỉ giáo.
    Cờ và đời người (phần 1) - tạp văn của Triệu Hâm Hâm

    I. Suy nghĩ về vấn đề lựa chọn. (1)
    Cờ như đời người, đời người như cờ. Chắc là rất ít người không biết câu nói này, có một bạn trên mạng hỏi tôi, làm thế nào vận dụng mưu lược trong cờ vào cuộc sống? tôi nghĩ rằng lí giải câu nói “cờ như đời người” cũng là cách giải quyết câu hỏi trên.
    Như trên đã nói, câu nói này ai cũng đều biết, và rất nhiều người tán thành, nhưng tán thành như thế nào? Tại sao lại tán thành? Làm sao để lĩnh ngộ cái hay (ảo diệu) trong câu nói ấy, thì chỉ có người yêu cờ chân chính, mới có thể dùng hết tâm huyết và tài năng để làm rõ.
    Như tôi mà nói, cũng đã hơn 10 năm tâm huyết trong kì đạo, cũng sâu sắc yêu mến nó. Không dám nói đã lĩnh ngộ được điều gì, chỉ dám nói là cũng học hỏi được đôi điều. Bởi vì cờ là bác đại tinh thâm, đời người có lẽ càng tinh thâm bác đại. Hôm nay tôi mong chọn lọc một số suy nghĩ, cùng với mọi người thử nghĩ thêm một chút.
    Tôi từng suy nghĩ, trong bàn cờ làm sao đánh bại đối thủ? Có rất nhiều nhân tố, nhưng có một nhân tố rất là quan trọng “nếu mỗi nước cờ đều lựa chọn được chính xác tuyệt đối, mới có thể chiến thắng đối thủ, trừ khi đối thủ cũng chọn nước đi hoàn toàn chính xác tương tự”, thế thì làm sao để chọn được nước đi chính xác? Tôi nghĩ, chúng ta phải thử nghiệm phân tích tỉ mỉ quá trình tìm kiếm nước đi, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc tuyển chọn.
    Thông thường, trước mỗi cục diện được đưa ra phân tích, nếu chúng ta xem xét tỉ mỉ quá trình lựa chọn nước đi cho cục diện đó, thì nên tuân theo trình tự cụ thể.
    Bước 1: Lí giải cục diện
    Cũng có thể nói là phân tích cục diện, đối với cao thủ, thì quá trình phân tích này coi trọng các phân tích về quân lực, vị trí v.v… để đưa ra phán đoán rõ ràng, sau đó mới đưa ra kết luận “ai mạnh-ai yếu”
    Bước 2: Tạo dựng chiến lược, nếu bạn thấy bên mình ưu, tất nhiên bạn sẽ nghĩ chuyện tấn công như thế nào? Nếu bên mình không hay, phải nghĩ chuyện phòng thủ. Còn nếu phòng thủ cũng không xong, thì phải tìm cách đánh lưỡng bại câu thương-một được hai thua v.v…
    Bước 3: tìm kiếm và biện pháp khả dĩ. Tình huống thông thường, nói chung có vài phương pháp để lựa chọn biện pháp đó. Đương nhiên cũng không phải việc dễ dàng cho lắm. Rất nhiều khi trong lúc lựa chọn, ta thấy một chiêu thức rất “sáng”, thường thương đó là biện pháp tốt nhất.
    Bước 4: tính toán và so sánh, để phán đoán biện pháp tốt nhất của bạn.
    Bước 5: Đưa ra lựa chọn cuối cùng, một số kì thủ cẩn thận, còn quay lại bước 3 và bước 4 để kiểm tra thêm lần nữa rồi mới đưa ra lựa chọn cuối cùng.
    Trên đây là quy trình lựa chọn phương án 5 bước. Nếu trong 5 bước này được thực hiện chu đáo tỉ mỉ khoogn sai sót, thì tôi nghĩ là kết quả cũng không tồi.
    Quá trình nâng cao trình độ của chúng ta, cũng không ngoài việc giảm bớt sai sót trong quá trình 5 bước nói trên.
    Cũng có bạn hỏi: Trong lúc đánh cờ đâu có thời gian nghiên cứu như vậy, cứ thấy cái nào cảm giác hay hay thì đi. Thực ra, cảm giác là một loại kinh nghiệm tích lũy trong quá trình đánh cờ của bạn, bạn càng nghĩ nhiều, nghĩ chính xác, thì cảm giác của bạn càng chính xác.
    Nói đến đây hơi nhiều, có người sẽ muốn chen lời: Bạn nói cờ như đời người, cuối cùng liên quan như thế nào đến chuyện này?
    Tôi muốn thanh minh một điểm. Tôi mới ngoài 20 tuổi, nhiều bạn duyệt lịch cuộc đời chắc nhiều bạn còn phong phú hơn tôi. Nhưng tôi thường suy nghĩ về Cờ và Đời người, chỗ nào thiếu sót, mong được chỉ giáo cho.
    Giống như cờ, cuộc đời được tạo nên từ một chuỗi lựa chọn, từ lúc bạn ngủ dậy chọn quần áo mặc, đến bữa trưa chọn ăn món gì, chọn trường học, chọn công tác v.v… đều ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Cổ nhân có câu thơ: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận” ý nói cảnh báo chúng ta nên thận trọng với các lựa chọn trong Đời.
    Khi tuyển chọn sai, thua rồi, trong cờ có thể sửa lại ở lần sau. Cuộc đời lại càng khắc nghiệt, đã thua ít khi có cơ hội làm lại.
    Cảm tạ người phát minh ra Cờ, tuy tôi không biết chính xác là ai? Có thể là Hàn Tín, Trương Lương hoặc sớm hơn như Nghiêu Thuấn, điều đó không quan trọng , quan trọng là chúng ta ngày nay kế thừa văn hóa này.
    Cờ không chỉ là trò chơi, khiến chúng ta khoái lạc. Mà còn dạy chúng ta làm người, dạy chúng ta làm sao tuyển chọn cẩn thận mỗi nước cờ, làm sao tuyển chọn mỗi bước đi trong đời.


    II. Suy nghĩ về vấn đề lựa chọn (2)
    Phần 2 "Cờ như đời người" Triệu Hâm Hâm

    (phần này dài và khó dịch, người dịch cố gắng làm cho xong, xin lỗi bạn đọc nếu bản dịch quá tệ làm mất hứng thú của các bạn)

    Ở phần đầu của bài viết, tôi đã đưa ra tổng kết cá nhân về 5 bước trong quá trình lựa chọn nước đi, theo lí luận thì cần phải làm tốt từng bước trong cả quá trình 5 bước đó, mới có thể tạo ra lựa chọn tốt, thế thì chúng ta phải làm gì để giảm bớt sai sót trong mỗi bước đó, mỗi bước đó có những vấn đề cần chú ý như thế nào?
    Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu từ bước thứ nhất.
    Khi chúng ta gặp một cục diện cụ thể, tất nhiên sẽ có phản ứng phân tích cục diện. Rất nhiều kì thủ nghiệp dư nhìn người ta đánh cờ, đầu tiên sẽ đếm số quân cờ trên bàn, nếu thấy một bên có nhiều quân hơn, thì liền phán “anh này thắng rõ rồi” (hoặc thấy 2 bên bằng quân nhau thì cũng phán “hòa rồi chơi làm gì” – người dịch rất hay gặp dạng này ) Như thế thật là không cẩn thận, vậy cách phân tích cục diện cẩn thận là thế nào?
    Có 2 nhân tố quyết định mạnh-yếu của cục diện, một là quân số, hai là vị trí. Chúng ta đều biết, quân cờ trên bàn cờ chỉ có giảm mà không có tăng, vì thế khi có số quân đông hơn, cục diện có khả năng sẽ mạnh hơn. Nhưng chúng ta rõ ràng không nên quên sự liên quan của vị trí quân cờ, rất nhiều người cờ thấp do hạn chế bởi trình độ, chỉ quan tâm đến quân số, quên mất sự quan trọng của vị trí, là sai lầm rất nặng nề. Để làm rõ quan hệ của 2 loại nhân tố này, chúng ta có thể thử lập một mô hình nghiên cứu xem sao.
    (1) Vị trí tương đồng, quân số khác nhau. Loại tình huống này thì hình cờ đơn giản nhất là hình cờ chấp quân, bên chấp sẽ bắt đầu với 1 mã hoặc 1 pháo bị thiếu, tôi nghĩ rằng lúc đó chẳng có ai thấy rằng bên chấp quân ưu thế. Hình cờ hơi phức tạp hơn, ví dụ trong trung cục bình ổn, một bên có nhiều hơn một số quân tốt hoặc một quân mạnh, thế thì hiển nhiên bên đó cũng chiếm ưu. Loại tình huống này là đơn giản nhất.
    (2) Vị trí khác nhau, quân số tương đống: Tình huống kiểu này cũng đơn giản, ví dụ như ban đầu, bên đỏ đi P2-5, chúng ta gọi là lợi thế đi tiên, cũng là mạnh hơn bên kia. Loại tình huống này có rất nhiều ví dụ, tưởng không cần đưa ra.
    (3) Vị trí khác nhau, quân số khác nhau: Loại tình hình huống này là trọng tâm của vấn đề chúng ta bàn bạc. Trong thi đấu chúng ta thường gặp tranh luận kiểu như với cục diện nọ thì bên nào mạnh, bên nào yếu, trong đó 90% là loại cục diện này. Vậy là cục diện loại này xuất hiện khá thường xuyên, nguyên nhân có 2:
    - Một là: giữa quân số và vị trí không có tiêu chuẩn phân biệt trực tiếp, tôi nghĩ sau này cũng khó đặt ra tiêu chuẩn này. Giả thiết một bên trận hình ổn chắc, là có ưu thế về không gian hoạt động. Bên kia có hơn một hay vài quân tốt, chúng ta sẽ khó mà lập tức phán đoán chuẩn xác, trong tình huống đó, chúng ta thường gặp kết luận là “cục diện các hữu thiên thu: (đều có thế riêng)
    - Hai là: Trong mỗi người đều có tiêu chuẩn so sánh riêng về quân số và vị trí. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh luận, một bên nói tôi có trận hình tốt, không gian hoạt động thoáng. Bên kia lại nói tôi có ưu thế về vật chất, chẳng ai phục ai. Chỉ vì có người thì trọng vị trí, có người thì trọng vật chất, đó là vì phong cách cờ khác nhau. Để tiện bàn bạc, chúng ta tạm gọi một bên là “phái không gian”, bên kia là “phái vật chất”. Trong trí nhớ của tôi, thì sư phụ đầu tiên của tôi-lão sư Chung Vân Quí, là điển hình của “phái vật chất”, nhiều lần đánh cờ xong ông bị người ta gọi là “kẹo kéo”, cách gọi khá chính xác. Ông luôn luôn hơn vài quân tốt, rồi mặc cho đối thủ tấn công, nhưng ông phòng thủ dẻo như “kẹo kéo” nếu đối thủ công sát không thành công, thì sau này sẽ nhức đầu với mấy quân tốt của ông. Vậy chúng ta hình dung thế nào về “phái không gian”? Đừng cho họ cơ hội, một khi có cơ hội tiến công, họ có thể sẽ vần chết bạn. Tả đến đây, nhất định có người cười hỏi: Có phải bạn đang tự mâu thuẫn không? Tôi dùng phái không gian đánh với phái vật chất của bạn, xem bạn giải thích thế nào? Tôi đành phải nói rõ với mọi người, trong phá trình trưởng thành của mỗi kì thủ cấp cao, có một điểm rất quan trọng, đó là cân bằng giữa quân số và vị trí, cũng có thể nói là trình độ càng cao, sự thiên lệch giữa 2 giá trị này càng nhỏ. Vì vậy cao thủ khi phân tích quân số và vị trí sẽ rất công bằng, không mù quáng chỉ dựa vào một phía.
    Vậy là không có tiêu chuẩn so sánh giữa quân số và vị trí, chỉ có thể tiếp cận tương đối với tiêu chuẩn đó mà thôi.
    Cũng đương nhiên, nếu một kì thủ trình độ cao vẫn có hứng thú thiên lệch quân số hoặc vị trí, đối với một cục diện tương phản, có người thích bên này, có người thích bên kia, đó chính là yếu tố cơ bản để hình thành các phương án bố cục. Sau khi được nghiên cứ suy diễn nhiefu lần, sẽ được nhiều người chọn dùng, và kết luận cuối cùng là đối với 2 bên đều chấp nhập được. Đến lúc giao cho bạn chọn một bên, yếu tố quyết định là bạn thích quân số hay vị trí.
    Với các bạn muốn nâng cao trình độ cờ, tôi kiến nghị các bạn nên học tập sự phán đoán của cao thủ trong giai đoạn phân tích cục diện, sẽ có lúc bạn phát hiện: “hóa ra hình này không ăn quân được, thế mà trước đây mình toàn ăn nhỉ?”
    Kết luận: 90% tranh luận đều xuất phát từ cục diện quân số và vị trí khác nhau. Mà giữa quân số và vị trí không có tiêu chuẩn so sánh tuyệt đối, chỉ có tiêu chuẩn tương đối tồn tại trong mỗi kì thủ, càng là cao thủ, càng tiếp cận gần tiêu chuẩn tuyệt đối, vì thế khi phán đoán và tuyển chọn, càng thêm chuẩn xác. Mỗi cục diện trải qua kiểm chứng, vào thời điểm 2 bên đều có thể chấp nhận, do nhân tố thiên lệch giữa 2 phái, vẫn có những ý thích cá nhân đối với bên này hay bên kia. Mà sự thiên lêch đó thể hiện tính cách, phong cách của mỗi kì thủ.
    Sư phụ đầu tiên của tôi đại diện cho người tính chắc, cũng là gián tiếp khiến ông trở thành phái vật chất. Thử nghĩ một người ít nhẫn nại, chắc khó chấp nhận một cục diện phòng thủ bị động, khó có thể trong tàn cục đưa ra chiêu số kín đáo chờ đợi đối thủ hết kiên nhẫn, bao gồm cả thể lực nữa? Rất nhiều người nhận xét cờ của tôi là lối công sát, tôi không phủ nhận, nhưng theo định nghĩa riêng của tôi, tôi thấy đặt vào “phái không gian” là phù hợp.
    Binh pháp Tôn Tử nói: “biết ta biết địch, trăm trận không thua” Sau khi bạn biết rõ phong cách của bạn, sẽ chọn được cục diện có lợi cho phong cách của mình, rõ ràng đó sẽ là tuyển chọn thông minh nhất. Mà nếu bạn muốn thành cao thủ, thì điểm quan trọng là bạn phải bù lấp được điểm yếu của bản thân, dù là công hay thủ.

    Nếu nói là có sự cân bằng giữa cờ và cuộc sống, chắc rằng sẽ bị phản đối nặng nề. Nhưng giữa hai điều đó, có sự liên quan là không thể chối cãi. Hôm nay chúng ta nói sâu về quân số và vị trí, trong đời sống sinh hoạt có ví dụ nào tương tự không? Tôi đã nghĩ nhiều, thử đưa và ví dụ. mong mọi người tham khảo và góp ý cho.
    So sánh cờ với đời sống: quân số là giá trị vật chất, vị trí là giá tri tinh thần..
    (phần sau đây nói về kiến thức xã hội nên người dịch sẽ dịch lướt-cốt rõ nghĩa thôi)
    Ví dụ khá phổ biến hiện nay, ở trong đời sống đô thị, một số người biến thành nô lệ cho mơ ước của bản thân họ, một mơ ước khá thực tế - MUA NHÀ RIÊNG. (gọi là phòng nô) Hải phái Thanh khẩu Chu Lập Ba từng kêu gọi mọi người không việc gì phải nô lệ cho việc mua nhà, mua nhà rất tốn kém, ít nhất 100 vạn tệ cho chi phí ban đầu, rồi thì dọn dẹp chăm sóc, trang hoàng nhà cửa (nếu mua được nhà) trả lãi vay, mỗi năm mất tiêu 3-4 vạn nữa, chi phí sinh hoạt lại tăng thêm, vì đời sống thay đổi đẳng cấp. Nếu dùng 100 vạn ý đầu tư kinh doanh, một năm có 10% lợi nhuận, thoải mái chi tiêu hàng ngày, muốn chơi gì ăn gì đều đủ tiền, chẳng phải khoái ư? 2 cách nghĩ như vậy, đều là cách nghĩ đúng cả, nhưng người khoái mua nhà cứ dành tiền mua nhà, người chẳng muốn mua nhà vẫn cứ đi thuê nhà mãi. Vì sao vậy? Rất giống 2 phái trong cờ phải không? Chu Lập Ba gọi đó là ý thức.
    Cá nhân tôi không thấy những người tích cóp mua nhà đó chả có gì sai, mơ ước sơ hữu căn hộ của riêng mình thật tuyệt vời, không phải ngày ngày nhìn khuôn mặt cau có của chủ nhà, không lo tăng giá nhà,… chẳng phải rất tuyệt vời sao?
    Những người có mơ ước và chiến đấu cho mơ ước của mình, là đáng kính!
    Nhưng đó là một quá trình quá lâu dài, và đôi khi không thể kết thúc. Dù có thành công đi chăng nữa, bạn phải đánh đổi rất nhiều, nhiều năm không hưởng thụ, không du lịch, không liên hoan bè bạn… Bạn sẽ mất nhiều giá trị tinh thần.
    Tôi không có kinh nghiệm bản thân về chuyện mua nhà hay không mua nhà, nhưng nhiều bạn bè của tôi đã từng có kinh nghiệm đó. Thực ra họ cũng có sự an ủi tinh thần của bản thân, chỉ là cái an ủi đó ít khi xuất hiện, không thường trú trong đời sống của họ. như trong cờ, bạn là phái vật chất, bạn sẽ chấp nhận hơn quân và bị động trong khoảng thời gian nào đó. Nếu kiên trì, bạn sẽ lại thấy mặt trời, nhưng đòi hỏi bạn phải đủ kiên trì và nghị lực. Như Chu Lập Ba nói, thì ông ta cũng thuộc loại người lí tưởng của “phái không gian” trong đánh cờ. Tuy nhiên, khi đã thành công, kết thúc được trả nợ mua nhà, thì nhà là của bạn, tự do tự tại, đời sống ung dung. Như vậy, mua nhà hay không mua nhà, chỉ là phong cách, không có người đúng kẻ sai.
    Quay lại chuyện cờ, nếu ngày nào đó, 2 đối thủ phái không gian và phái vật chất đấu với nhau. Có lẽ kì thủ theo phái không gian sẽ nói: “Ôi, trời ơi, cờ của anh ta sao khó coi đến vậy?” người theo phái vật chất sẽ bác lại: “Khó coi là thế nào? Người cười sau cùng sẽ là kẻ thắng!”
  2. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
  3. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18

Chia sẻ trang này