1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đông Phố Bác Cổ

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi taysungbavang, 10/04/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Đông Phố Bác Cổ

    Kính thưa quí vị và các bạn, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương chúng tôi thành lập Đông Phố Bác Cổ, một nguyệt san ra vào ngày thứ hai của tuần thứ 2 đầu tháng. Do điều kiện còn hạn chế nên tạm thời chúng tôi chỉ có thể mở được các chuyên mục sau:
    Văn hoá-Văn Nghệ
    Thả cầm thi...lai rai nhắc chuyện cũ
    Nông Nại Mín Đàm
    Kính mong các bạn theo dõi và đón đọc
    Biên Hoà 10/4/2002
    Ban trị sự
    Nguyễn Minh Quân
  2. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Số 1
    Văn Hoá-Văn Nghệ
    Vì sao lại là Đông Phố?
    Đông Phố hay còn được gọi là Giản Phố mà Nhà Nguyễn nói đến trước khi chỉ định cho nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở (1679) là một vùng rộng lớn bao gồm cả Đồng Nai và Gia Định. Cho đến năm 1968, khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lượt vùng đất phía Nam, chính thức sáp nhập Đông phố vào bản đồ Việt Nam, thì Đông Phố đã bao gồm cả Sài Gòn và Đồng Nai. Đến thế kỉ XIX, Đông Phố vẫn còn nghĩa rộng là cả vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên tên Đông Phố vẫn thường dùng để chỉ Cù Lao Phố nằm trong vùng rộng lớn nói trên, nhất là từ sau khi nơi đây trở thành một trung tâm kinh tế phù trú, một trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của Đông Nam Bộ ( tức sau năm 1698 ). Còn tên " đại phố " là tên gọi của nhóm người Hoa để chỉ một thành phố buôn bán lớn, giống như tên Mỹ Tho đại phố mà nhóm Dương Ngạn Địch lập nên.
    Ngoài ra Quốc Sử Quán triều Nguyễn- Đại Nam Nhất Thống Chí cho biết đền thờ Lễ công ở thôn Bình Hoành có ghi lại bởi Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền :
    " Vào đến nơi, thống suất Lễ Thành Hầu Nguyện Hữu Cảnh cho đặt Đại bản doanh tại xã Bình Hoành ( thuộc đất cù Lao Phố, còn gọi là Đông Phố Đồng Nai) "
  3. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Nông Nại Mín Đàm
    Đặc sản Biên Hoà- Bưởi Tân Triều
    Xưa nay vẫn vậy, đất lành thì chim đậu. Chúng ta thường ví von như thế khi nói về một nơi nào đó mà đất trồng ra nhiều cây trái thơm ngon. Biên Hoà cũng không nằm ra khỏi ngoại lệ đó. Quả thật bưởi Biên Hoà ngon tới độ đã đi vào ca dao tục ngữ:
    " Biên Hoà có bưởi thanh trà
    Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh "
    Bưởi thanh có nhiều loại, vị chua ngọt dễ chịu, múi nhỏ mọng nước, càng chín càng teo hạt, để lâu ăn cũng ngon, dễ trồng trên các loại đất của Đồng Nai. Nhưng ngon nhất vẫn là được trồng ở Tân Triều, bưởi Tân Triều đã làm rạng danh cho bưởi Biên Hoà. Thật kì lạ, dù trồng ở đâu nhưng bưởi chỉ đạt tới mức ngon nhất cũng là do xuất xứ từ Tân Triều, có lẽ vùng Tân Triều trữ mạch nước ngầm hay đất đai có chất gì đó làm cho bưởi thơm ngon hơn các nơi khác chăng ? Về hình thức thì bưởi cũng có nhiều loại: bưởi đường, bưởi xiêm là các giống bưởi ngon ưu thế của xứ bưởi Tân Triều. Bưởi đường lại chia thành nhiều loại : da cóc, lá cam, cao núm, da láng ... thích hợp ở vùng đất phù sa bồi ven cù lao Tân Triều. Bưởi ổi có hình dáng tựa như trái ổi nhưng to hơn một chút, có vị thơm ngon, càng để lâu càng ngon, nhưng kì lạ là càng lâu thì vỏ càng khô, có khi khô cứng đến độ tưởng chừng như đã hư phải bỏ đi thì đem ngâm nước cho vỏ mềm lại, bưởi càng thơm ngon hơn. Do năng suất kém, nên bưởi ổi ít được trồng và dần mai một.
    Bưởi chỉ dược dùng để biếu tặng vào những ngày lễ tết . Người nhận được bưởi chứng tỏ người tặng rất mang ơn và quí trọng người được cho, đôi khi còn được đem ra mời khách nhằm biểu thị lòng hiếu khác của người dân Đồng Nai. Bưởi có nhiều công dụng, vỏ bưởi dùng để làm nem ( chay ), những đứa trẻ hiếu động thì hay vòi cho được vỏ bưởi mà đội lên đầu làm mão quan, nhưng người lớn thì hay doạ rằng đội vỏ bưởi lên đầu sẽ bị rụng tóc để hù lũ trẻ nghịch. Chè bưởi là một món ăn tráng miệng truyền thống ở Đồng Nai. Hoa thì dùng để tách tinh dầu bưởi, lá thì nấu nước giải cảm rất hiệu nghiệm. Hạt phơi khô dùng đất đèn hoặc đốt thành tro trị ghẻ chốc đầu. Thiếu nữ Biên Hoà thường tự ví mình như:
    " Thân em cam quít, bưởi bòng
    Đắng the ngoài vỏ ,mà lòng ngọt thanh "
    Bưởi đã gắn liền với người dân Đồng Nai một cách gần gũi và bình dị như thế đó.
    Được sửa chữa bởi - taysungbavang vào 10/04/2002 11:54
  4. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Thả cầm thi...lai rai nhắc chuyện cũ
    Nhân việc thi Đại Học năm nay co nhiều chuyển biến, Hai Văn nghệ tui xin hầu chuyện với quí vị về chuyện học hành thi cử xưa ở tỉnh lị Đồng Nai. Về chuyện trường lớp, mãi khi vương triều nhà Nguyễn đã vững chắc thì hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương mới gọi là tạm hoàn chỉnh. Mặc dùng trước đó xứ Đồng Nai Gia Định đã có nhiều trường học ra đời, nhưng qui mô không bằng sau năm 1802. Cạnh các trường cao cấp ở kinh sư: Quốc Tử Giám, Tập Thiện Đường, Tôn Học Đường... thì Đồng Nai có một loạt các trường công lập đặt tại tỉnh, phủ huyện. Mặc dù ở từng vùng địa phương có khác nhau đôi chút về tổ chức, nhưng tất cả đều nhằm rèn luyện học sinh để thi Hương. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì trường học tỉnh Biên Hoà ( bao gồm Đồng Nai, Ba Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, và một phần Bình Phước, Thủ Đức ngày nay ) được đặt tại thôn Tân Lại, huyện Phước Long. Đến đời vua Minh Mạng thì trường được chuyển về thôn Tân Lân, huyện Phước Chánh, phủ Phước Long. Trường học tỉnh Biên Hoà gồm một học đường ba gian hai chái và một nhà vuông một gian hai chái, trường được xây cất cùng thời với trường Gia Định ( vốn là trường của cả lưu trấn ). Còn sớm hơn cả các trường ở tỉnh khác ( xây từ thời Minh Mạng hoặc Thiệu Trị 1820-1848). Về trường học phủ thì Biên Hoà xưa có hai:
    . Trường học phủ Phước Long, ở về phía Đông Bắc lỵ sở của phủ, nằm tại thôn Bình Lợi, huyện Phước Chánh
    . Trường học phủ Phước Tuy( 1837), cũng ở phía Đông Bắc lỵ sở của phủ, thôn Phước Lễ huyện Phuớc An
    Theo quy định của vua Minh Mạng thì truờng học phủ đứng đầu bởi các giáo quan, gồm 3 gian. 2 chái, được cấp 300 quan tiền để xây dựng .
    Trường huyện thì căn cứ vào ,lịch sử năm 1839 vua Minh Mạng có đặt thêm chức Huấn Đạo cho các huyện Phước Chánh, Bình An và Long Thành của tỉnh Biên Hoà xưa thì có lẽ các trường huyện đã có từ những năm 1825-1839 với số tiền xây nên là 250 quan.
    Về việc học và giáo dục, đứng đầu việc học trong tỉnh là Đốc học, phủ là Giáo thụ, và Huấn Đạo là người coi sóc giáo dục ở huyện. Ngoài hệ thống trường trên còn có các trường cơ sở dạy tư, nhiều đến đỗi phải có chức tổng giáo để coi việc dạy sơ học. Về thầy thì cũng phân làm hai loại những người đỗ đạt và không đỗ đạt. Người đỗ đạt lại phân nhiều loại, làm quan rồi nghỉ hưu hay bị cách chức về dạy , đỗ đạt nhưng không làm quan lấy nghề dạy học làm quí. người không đỗ đạt là những người đã từng thi Hương nhưng không đỗ đạt, những người này dân gian gọi là thầy Đồ, thầy Khoá được người dân rất kính trọng .
    Được sửa chữa bởi - taysungbavang vào 10/04/2002 22:03
    Được sửa chữa bởi - taysungbavang vào 11/04/2002 20:16
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này