1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân Điện dưới cái nhìn của một người đi tìm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 10/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh bắt đầu nc Tâm Linh cũng từ NĐ và cho tới nay vẫn gắn bó với môn này vì càng nghiên cứu sâu càng có nhiều thứ phải...nghiên cứu tiếp!

    Dạo này box này ế ẩm, tui xin phép Mods mở cái thread này. Vì sau một thời gian hoạt động thực tế, tui chưa thấy có ai cấm NĐ cả. NLSH vẫn hợp pháp và dòng NĐ theo chú Huynh Hai vẫn chưa bị ai "hỏi thăm". Có chăng là ng ta sợ các tuyên truyền từ Úc bởi các bạn NĐ theo thầy LM Đáng.

    Giờ thì thầy Đáng và chú Huynh Hai chắc đang...uống cafe tán chuyện phiếm ở phương nào rồi.
    Còn tui thì sau 1 thời gian học NLSH, NĐ và tự tìm hiểu thêm, cũng có rất nhiều điều mới lạ muốn đem ra bàn luận với tinh thần ôn hòa học hỏi lẫn nhau.

    Mong mọi ng cùng đóng góp.
    Mong mods giám sát quản lý dùm

    Cảm ơn tất cả!
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các thảo luận trên đây không phải là bài học hay bài tập của NĐ. Và cũng ko phải là một kiểu...marketing hay chiêu sinh lớp học (dù là miễn phí)

    Tui chỉ muốn mọi người nêu thắc mắc, giả định, và tìm cách chứng minh một cách biện chứng bằng các tài liệu đáng tin cậy.

    Vd khi tôi nói về NĐ và thôi miên, tôi sẽ dẫn chứng về Mesmer, về cách thôi miên, và giải thích một phần cơ chế chữa bệnh theo cách thôi miên. Bằng các dẫn chứng, mong mọi ng cùng đóng góp để cùng tiến bộ.

    Tôi muốn tìm về các nguyên lý căn bản, khi mà có quá nhiều chi, nhánh, dòng,..ngày càng phát triển thêm ra, càng đóng góp làm đa dạng cho môn này, nhưng cũng có khi làm mất dần nhiều điều đáng quý.
  3. Bong_hong_cai_ao

    Bong_hong_cai_ao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tôi cảm nhận được tình cảm ấm áp từ Dat_mel.
    Từ anh Nhân cũng vậy!

    Nhưng anh Nhân chớ rào trước đón sau kẻo làm loãng ý chính!
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bắt đầu bằng câu hỏi: NHƠN ĐIỆN hay NHÂN ĐIỆN ?

    Tôi có duyên dc đọc một cuốn sách Lòng Phái của Bửu Sơn Kỳ Hương, xuất bản ở Mỹ vào năm 199x, có gần 10 trang nói về vđề này cùng với rất nhiều chứng cứ lịch sử về quá trình hình thành và phát triển NĐ thời kỳ sơ lập ở miền Nam trước 75.
    Trong khi chờ tui rãnh đánh máy lên, các bạn có thể bàn về câu hỏi trên trước nhé.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Datmel cũng từng nói rằng a ta đc dạy khá nhiều về Mật Tông.
    Và tôi cũng đc dạy kèm khá nhiều về Thiền-Tịnh-Mật trong "cái đc gọi là NĐ"
    Tình cờ, một ng bạn khác cũng cho mình biết về một dòng NĐ ở HN cũng dạy Mật Tông.

    Với cách ngồi theo kiểu Yoga, chắp tay hít thở giống pháp thiền của HT Thanh Từ, và kèm theo tên của Đại Đức Narada Therevada trong "danh sách" các Tổ --> mình nghĩ NĐ có Thiền, Nam-Bắc tông

    Các cầu Tổ gia hộ, cầu thầy Đáng, cầu tha lực hồn thiên sông núi,..và "tiễn" các vong theo thầy Tổ tu tập (bên nhánh thầy Đáng cũng có 1 cách giống vậy với các linh hồn bất tử) khiến mình liên tưởng tới Tịnh Độ tông

    Kèm theo các câu chú và bắt ấn trừ tà, thờ Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, khiến mình nghĩ tới Mật Tông

    Và nhiều điều khác mà tôi sẽ phân tích sau, khiến tôi nghĩ NĐ là cái gì khác với cái mà chúng ta vẫn thường nghĩ. Tôi giả định, và tôi nhờ các bạn kiểm chứng dùm.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đây là nội dung bài viết ấy:

    "Nhân Điện hay Nhơn Điện

    Trong suốt mấy năm may, từ 1987 tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong hải ngoại khởi đang loạt bài về Luân Xa (50) của Bách Linh. Sau đó trong chúng ta đã hơn một lần nghe qua về 2 chữ Nhân Điện,
    một phong trào trị bịnh của một người Việt Nam ở Mỹ từ 1988 tới năm 1992. Ngoài báo Việt cũng có một vài tờ báo Mỹ, có nhiều người viết bài hoặc hình thức này hay hình thức khác nhưng cùng một mục đích là nặng lời chê bai chỉ trích cái hiện tượng nhân điện.
    Nơi trà dư tửu hậu, các ông ma men, các bà lẹ miệng cũng nhờ đề tài này làm vui câu chuyện cho ta mau cuộc sầu.

    Thông thường mà hiểu, hai chữ Nhân Điện để chỉ cái điển lực trong bản thể con người (human energy), có sách vở gọi là Lực năng (prana energy), hay Linh thể lực (etheric energy). Nó có khả năng trị lành một số bịnh.
    Nơi xã hội Tây phương lộ vài ba chục năm lại có một vài người có cái thân xác đặc biệt phát ra khá mạnh cái loại năng lực này. Họ lại viết sách, làm tiền, danh nổi như cồn một thời gian rồi lại tắt lụn theo năm tháng vì ba lưỡi kiếm vô hình: Danh, Lợi, Tình, mà Phật Pháp gọi là công quả hữu lậu.

    Nghiên cứu sách vở thì chúng ta thấy bên nước Đức, Nga, Anh, Mỹ,...đâu đâu cũng có. Lúc đầu giới khoa học không tin vấn đề này. Sau đó nhiều người chụp được hào quang và do được cường độ của điện năng phối hợp với cảm xạ học và điện từ.
    Ngày nay ở Mỹ có bà Barbara Ann Brennan trị bịnh và dạy học qua "THE HUMAN ENERGY FEILD", tức năng lực con người, (tên sách: The hands of light). Thêm tài từ Shirley Maclaine bán video tape về Thiền để nghỉ ngơi (Me***ation for relaxing) nhờ sự kích động các huyệt đạo vận chuyển. Và vô số sách khác viết về vấn đề này.
    Trước đó cũng có nhiều người khác rãi rác khắp nơi nhưng không được khảo cứu kỹ lưỡng. Và đa số đều hướng về mục đích thường tình chứ không đề cao về tu học. Chì có ông Edgar Cayce (1877-1945) là muốn thực hiện một ước vọng nhỏ nhoi từ thiếu thời của ông, đó là trị bịnh cho các trẻ em. Cho nên ông đã giúp đời được 44 năm, hiện nay còn lưu lại trên ba mươi ngàn hồ sơ ở Long Beach của tiểu bang Florida.
    Trước ông Cayce, bên Âu Châu có De Puységur và Victor năm 1784. Trước De Puységur là thầy của ông, là Franz Mesmer, người tìm ra Từ Lực Miên (magnetism). Vả trước Mesmer đã có Maxwell, vv.. Đó là những phong trào làm chấn động giới khoa học bên trời Tây. Chứ còn ở Á Châu thì vấn đề này nó đi liền với nền tu học cho nên nó không bộc phát và cũng chẳng biến mất, chỉ có người đời ít biết đến vì chỉ được nghiên cứu và lưu trữ ở nơi các Tu Viện, Thiền Viện hay một vài nhóm nhỏ.

    Nhiều người chắc còn nhớ hồi mùa thu năm Quí Mẹo (1963) khi Phật Pháp tại miền Nam bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm vậy mà nhóm huynh đệ của cư sĩ Nguyễn Văn Sự vẫn lén lút phát triển tu học và dùng Nhân Điện để trị bịnh ở các xóm lao động tại đô thành Sài Gòn. Hằng đêm vẫn hay tụ tập lại học hỏi và trị bịnh từ 50 tới 80 người tại những địa chỉ 164-166-182 Trần Bình Trọng. Chi tiết này ngày nay còn lưu lại noi trang 51 sách Vô Vi Pháp của ông Nguyễn Văn Sự in hồi 1964-1965. Có lẽ vi vậy mà bây giờ (1992) tại Việt Nam nhiều nơi ở Sài Gòn mặc dù chính quyền cấm, vậy mà phong trào nhân điện cũng lan tràn do hải ngoại đem về cũng có mà nguyên gốc từ quê nhà cao siêu hơn gấp bội cũng có, như nhiều pháp tu chơn truyền ở vùng Thất Sơn lan khắp Miền Tây và Miền Đông Nam Việt."

    còn tiếp....
  6. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    phần nhiều những cái mà người ta gọi là huyền bí thực ra chỉ là bịp bợm
  7. Bong_hong_cai_ao

    Bong_hong_cai_ao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    he he, đúng là bịp bợm nhiều hơn chân thật ngàn lần. Chẳng vì thế mà một số diễn đàn, các cao nhân đều rút lui, còn lại phần nhiều là "Lộng giả thành chân" thôi sao!? Quan trọng là ta nhìn đâu ra là sự thật. he he he.

    Chúc bác nganguyen6 luôn an lạc!
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Xin phép đc ngưng bài báo ở đây để viết lời bàn.
    Tôi cũng như nhiều ace trên đây đều là những ng đc học lại từ những ng khác, và tầng tầng lớp lớp "học lại từ" ấy khiến cho việc tìm về nguồn gốc của NĐ trở nên...không thể làm nổi.

    Cũng có những cách giải thích rất ngắn, ví dụ như rất nhiều người ở Úc, Mỹ và Vn đều bảo rằng Thầy LM Đáng đc khải huyền từ Thượng Thiên và trở thành Tổ đầu tiên của môn học.
    Có một cách khác nữa bảo rằng Ngài Dasira Narada là tiến sỹ bên Tích Lan khai sinh ra môn này, kèm theo hình Tổ (vẽ tay ko rõ mặt mũi gì cả).
    Còn bên NLSH thì thầy Phư và thầy Châu (đứng lớp dạy) bảo rằng "đc học từ người khác" và cũng công nhận tổ là ngài Dasira.

    Bài viết trên từ cuốn sách Lòng Phái của BSKH có nói về NĐ và có liên quan đến BSKH, trùng với những lời nói cuối cùng của chú Huynh Hai đã giúp ace và những ng đã từng học NĐ vào cùng thời thầy LM Đáng (năm nay đã ngoài 60) lên đường đi về Núi Ông Cấm, Ông Tượng đễ tìm hỏi thêm manh mối.

    Truy về những ng trước và đồng thời với Chú Huynh Hai (mà theo tuổi thì mình phải gọi bằng...ông cố, chữ "chú" là do nhiều ng gọi nên quen, "huynh" là cách xưng của "chú" và Hai tức là ...thứ 2.
    Tên thật của ông là Huỳnh Văn Trạng) thì những ng học NĐ rất xưa nay còn sống kể lại rằng chú HH chỉ nói là vì gặp đc Đại Đức Narada Thereveda vào những năm 62-63 và đc truyền cho pháp NĐ
    (do...lái xe cho ngài, theo lời kể), đồng thời còn có 4 ng cụ thể khác mà nay chỉ còn sống 1ng. Ng ấy cũng ko tham gia phong trào NĐ nữa.

    Ngắt ngang chỗ đại đức Narada Therevada, đây là 1 ng có thật. Ngài đã tới VN vào những năm khói lữa và cũng đã trồng ở VN 2 cây Bồ Đề chiết từ cây ở Bồ Đề Đạo Tràng, 1 cây ở SG, 1 cây ở Châu Đốc (nay đã rất rất to). Khi search tìm về các tác phẩm của ngài, chúng tôi ko hề thấy nói tới cái gì gọi là Nhân Điện hay bất cứ thứ gì liên quan, chỉ có Phật Pháp mà thôi.
    Cuốn "Đức Phật và Phật Pháp" là một trong những cuốn giáo trình của ace theo NĐ ở SG (đc phát triển từ chú HH). Điều này đánh một dấu hỏi: NĐ là tên mới sau này của chú HH sau khi giác ngộ PP từ đại đức NT mà đặt ra?
    Hoặc câu chuyện này là giả tạo. Tôi sẽ quay lại bàn kỹ về vđ này, và trả lời theo quan điểm của tôi.

    Ngày nay, bất kỳ một ai biết chút ít về tu tập, khi nghe đến 2 chữ NĐ đều buột miệng phán "Lẩu" ! Và chúng tôi cũng thừa nhận là có quá nhiều thứ...lạ hoắc trộn lẫn trong môn này. Từ Yoga, Khí Công, Đông Y, Diện Chẩn, Cảm Xạ cho tới Thôi Miên, Reki, Healing Touch, Tantra, rồi kết hợp cả Tây Y, Khoa Học Hiện Đại, hào quang, Tâm Lý Học, Phân Tâm học,...còn nhiều thứ khác nữa ngày một đc đưa thêm vào. Tiếng SG gọi là "vay mượn" thay vì gọi là "lẩu".

    Nhưng tại sao phải vay mượn? Vậy cái gốc đầu tiên của NĐ là gì, để từ đó nó phải vay mượn, và để làm gì? Có 2 lý giải. Một, NĐ chỉ là một món thập cẩm ngay từ thở ban đầu. Hai, là NĐ chỉ là một cái áo, một cái vỏ màu mè, che giấu bên trong nó một thứ khác, có thể là rất...tồi tệ (như những âm mưu), hay rất cao quý, chỉ vì sợ mất nên nó phải biến dạng và ẩn thân?

    Xét thêm một tí về chữ Huynh, tại sao ông HV Trạng lại lấy chữ Huynh mà ko xưng Thầy? Và ai tập theo NĐ này (kể cả bên thầy Phư cũng chỉ nhận là ng truyền lại, chứ ko dám nhận làm thầy, gọi "thầy" Phư vì chức danh thầy giáo trong DH Tự Nhiên mà thôi) khi dạy lại cũng ko dám nhận là thầy, chỉ nhận là ng làm nhiệm vụ truyền lại thôi. Chữ Huynh làm tôi liên tưởng đến truyền thống Gia Đình Phật Tử rất hưng thịnh vào những năm 50-60, nơi mà những ông già tóc bạc phơ vẫn chỉ là những huynh chứ ko đc gọi là chú bác gì hết.

    Xét về cách công phu, bước đầu là ngồi ghế thẳng lưng thả lỏng ng, không cần và cũng ko khuyến khích ngồi bán-kiết già gì cả (dù cho đã biết ngồi cũng ko cho ngồi). Về việc nắm tay lại, hít mũi thở miệng khi vào công phu và khi xả, cộng với kiểu ngồi tự do, rất giống với pháp Thiền của HT Thanh Từ (rất nổi tiếng vào những năm 50-60). Tuy ko cho ng mới tập ngồi theo kiểu thiền có hình tướng, nhưng các huynh đệ lâu năm lại đc dạy cách ngồi kiết già và cách thiền. Mỗi ngày sau khi làm lớp và chữa bệnh xong, ngoài giờ...tám dóc, còn có 1 thời khóa nhất định để "hòa trường" tức là thiền chung với nhau. Truyền thống đẹp này anh em bên thầy Đáng cũng còn giữ, dù cách nhau cả châu lục nhưng họ vẫn giữ một giờ cùng ngồi thiền.

    Cộng với nhiều điều khác nữa, tôi có quyền giả định rằng NĐ xuất phát từ đâu, tại sao nó phải khoác cái áo đủ màu ấy, và chấp nhận mọi thứ (kể cả việc chia rẽ, tự xưng, hay bị ng đời cho là tà pháp,..). Đó là nét đẹp rất đặc thù của môn này.
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Không ai tranh luận hay góp bài, vậy tôi...tự xử tiếp nha.
  10. nangluongsinhhoc

    nangluongsinhhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Việc sử dụng hệ thống luân xa vào rèn luyện kiểm soát năng lượng là truyền thống của Ấn độ. Các truyền thống khác trên thế giới không hề sử dụng, họ có các phương tiện khác. Cho nên từ thời cận đại trở lại đây, tất cả các pháp có dùng hệ luân xa đều là vay mượn của Yoga Ấn độ. Kể cả nhân điện và tĩnh khí công, vì tất cả kinh điển khí công trung quốc từ thời cổ không có tài liệu nào nói về các luân xa, cho dù gán nó vào các đại huyệt thì cũng ko thể lột tả được bản chất và công dụng đích thực như là hệ luân xa.

    Vì vậy các môn như nhân điện, tĩnh công ... cho dù có nguồn gốc thế nào đi nữa, thì chắc chắn có một phần thái dụng từ Yoga Ấn độ.

    OK!

    Vấn đề là tín đồ của các pháp này có dám nhìn vào thực tế hay không thôi. Trước cứ gân cổ lên "hàng VN chính hiệu con nai vàng", nhưng sau cứ dần dần lộ ra là có nguồn gốc khác .. khà khà ...

Chia sẻ trang này