1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi ghost2k1, 09/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Những lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam

    Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn dân gian... Lễ hội được phát sinh, phát triển theo suốt hàng ngàn năm dựng nước. Hôm nay, mai sau, dù xã hội văn minh, hiện đại đến mấy, lớp lớp con Lạc cháu Hồng vẫn náo nức tham gia lễ hội cổ truyền. Bởi tính dân tộc đậm đà. Bởi lòng người luôn mong được phơi phới như lễ hội mùa xuân.

    Tưng bừng lễ hội Chùa Hương

    Lễ hội Chùa Hương hàng năm đước tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch (trọn cả mùa xuân) với sự tham dự của khoảng nửa triệu người ở khắp mọi miền đất nước. Đây là lễ hội tưng bừng nhất trong vô vàn lễ hội của Việt Nam.

    Chùa Hương, nói đúng hơn là quần thể Hương Sơn, một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bao gồm hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn trong rừng núi, hoa lá cỏ cây nằm ở địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

    Để nâng thắng cảnh Chùa Hương lên đúng tầm vóc và vị trí hiện nay, Bộ Văn hoá - Thông tin nước ta đã làm tờ trình lên UB Văn hoá và Giáo dục của Liên hợp quốc để đưa thắng cảnh Chùa Hương vào di sản văn hoá loài người.

    Hội Lim - hội của tâm hồn

    Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá mang đậm tính chất nhân văn và trữ tình của người Kinh Bắc, gắn liền với tục hát Quan họ - một làn điệu dân ca nổi tiếng của kho tàng ca nhạc dân gian Việt Nam.

    Hội được tổ chức ngày 13 tháng Giêng âm lịch trên đồi Lim, nằm dưới bóng cây um tùm có một ngôi chùa cổ. Hội Lim có nhiều trò vui như đánh cờ, đu, vật, bơi... Và dĩ nhiên, trung tâm của ngày hội là hát Quan họ với các điểm hát ngoài đồi, hát trong nhà và hát trên thuyền.

    Cứ như vậy, ngày hội trôi đi thật nhanh trong những giọng hát say đắm, lời hát thiết tha, để rồi quan họ lại bịn rịn chia tay chẳng muốn về. Người đi rồi mà ?oEm vẫn trông theo, trông nước, nước chảy, trông bèo, bèo trôi", người đi để lại bao nhiêu nỗi nhớ nhung, quyến luyến, mong sao cho chóng đến ngày hội năm sau để ?ođến hẹn lại lên?.

    Lễ hội Chùa Bà Thị xã Thủ Dầu Một

    Lễ hội lớn nhất ở chùa Bà Thủ Dầu Một là vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, tích tụ nhiều đặc thù văn hoá dân gian, thu hút hàng triệu người tại địa phương và các nơi khác về dự, nhất là ở TP.HCM. Khách đông đến nỗi không cần bước nhưng với sức đẩy của mọi người vẫn có thể vào tận chùa bằng cổng vào cũng như ra khỏi chùa bằng cổng ra.

    Cũng có thể nói lễ hội chùa Bà Thủ Dầu Một là nơi tập trung những nghệ thuật cao nhất của đôi lân, sư tử, rồng, kỳ lân, hổ... trước để cúng Bà, và sau để phục vụ khách hành hương, trẩy hội.

    Lễ hội Đống Đa ở Tây Sơn - Bình Định

    Ngày mồng 5 tháng Giêng Âm lịch hằng năm là ngày trẩy hội Đống Đa ở Sơn Tây - Bình Định. Nhân dân thành kính dâng hương ở Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, vào nhà Bảo tàng Quang Trung, xem các hiện vật và hình ảnh quý hiếm liên quan đến triều đại Tây Sơn còn gọi là trống trận Quang Trung, nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của nhà Tây Sơn, do người con gái đất võ sử dụng thành thạo 12 chiếc trống, với đôi tay điêu nghệ tài hoa.

    Lễ hội Păng Katê ở Phan Rang

    Người Chăm ở Phan Rang, Phan Rí đa số theo đạo Bà La Môn, hằng năm tổ chức nhiều lễ hội. Đây chính là lễ Tết của đồng bào Chăm và cùng là dịp để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ và các vị thần linh.

    Lễ hội Păng Katê được cử hành vào ngày mồng một tháng bảy theo lịch Chăm. Đồng bào Chăm tề tựu về các tháp để cử hành đại lễ, sau đó mới chuyển về từng gia đình để tổ chức lễ cúng tổ tiên trong 3 hôm. Nhân dịp này người ta tổ chức đi thăm viếng lẫn nhau với những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới.

    Lễ hội Đền Trần

    Dân gian có câu: ?oTháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ? - Cha là Trần Hưng Đạo, mẹ là Bà chúa Liễu Hạnh. Lễ hội đền Trần (thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) tổ chức vào tháng 8 âm lịch, từ 1-20, để tưởng nhớ Đức thánh Trần Hưng Đạo và các nhà vua Trần. Lễ hội được tiến hành với các nghi lễ long trọng: Tế cáo rước kiệu... cùng với các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống: hát chèo, hát văn, múa bài bông, múa kiếm, thi đấu võ và vật làm sống lại ?oHào khí Đông A? ba lần đánh thắng quân Nguyên xâm lược.

    Đến với lễ hội đền Trần du khách tự hào về một triều đại hiển hách, gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc: Trần Hưng đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản..., thăm các di tích lịch sử - văn hoá: Tháp Phổ Minh, chùa Tháp, đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Bảo Lộc, lăng mộ Trần Hưng Đạo...

    Hội Phủ Dầy

    Phủ Dầy là một quần thể di tích gồm 21 phủ, đền, lăng, chùa... thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh nam Định, liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh của người Việt. Lễ hội được mở vào tháng 3 âm lịch với 10 ngày hội chính. Ngoài các nghi lễ nhập tịch, tế cáo, tế chính, tế tạ, giỗ Mẫu, rước thỉnh kinh, tụng kinh dược sư... du khách còn được xem các trò chơi dân gian như múa tứ linh, đánh cờ dèn, đu bay, đấu vật... Đặc biệt trò chơi ?oHoa trượng hội? là một hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc nhất Lễ hội.

    Không chỉ là sinh hoạt văn hoá tâm linh tưởng nhớ Mẫu Liễu Hạnh - nguời được phong là Mẫu nghi thiên hạ - Bà mẹ của cả nước, đến với lễ hội Phủ Dầy, du khách còn được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, hàng trăm cổ vật, cổ thư, đồ thờ có giá trị nghệ thuật cao tại phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lăng Mẫu Liễu Hạnh...

    Hội Đền Hùng - ngày hội tưởng nhớ tổ tiên

    Hội Đền Hùng nỏi tiếng khắp nước được tổ chức vào dịp 10-3 âm lịch hàng năm tại vùng núi Nghĩa Linh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

    Đi trẩy hội Đền Hùng, du khách dâng hương trước mộ tổ Hùng Vương, viếng thăm đền Hạ, đền Thượng, lễ bái chùa và thưởng thức nhiều trò chơi truyền thống: thi thổi cơm, bơi thuyền, hát chèo, hát trống quân, đấu vật, đu tiên, đánh tổ tôm, cờ tướng, xóc thẻ... Hội Đền Hùng với trò thi rước kiệu thật đặc sắc của 40 làng tại đền Hạ, hấp dẫn và cuốn hút nhất lễ hội. Còn có tục rước Chúa gái đưa công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng rất trang nghiêm.

    Hội đền Hùng gắn với truyền thuyết lịch sử thiêng liêng của dân tộc, nhiều hoạt động văn hoá dân gian phong phú. Dự lễ hội Đền Hùng là dịp chúng ta bày tỏ tấm lòng với tổ tiên vốn đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người dân Việt - mình là "con lạc cháu Hồng?.

    Mùa lễ hội các dân tộc ở Tây nguyên

    Tây nguyên - vùng đất rộng lớn ở phía Tây của Tổ quốc, có nhiều dân tộc quần tụ sinh sống. Mỗi dân tộc có những phong tục riêng, với nhiều lễ hội ăn tết, vui xuân khá độc đáo.

    Lễ hội mừng năm mới của dân tộc Ê Đê, Jơ Rai, M'Nông thuờng do các già làng định ngày và kéo dài cả tháng. Trước nhà rông có dựng cây nêu và cột con trâu hiến tế. Chủ làng cùng các già làng mời thầy cúng làm lễ. Sau nghi lễ đâm trâu, người ta tổ chức ăn uống, vui chơi nhảy múa trong tiếng cồng chiêng vang lừng.

    Lễ hội Nhô Lir Bông của người K'Ho trọng thóc lúa, coi như ngọc ngà của trời ban phát. Lễ cúng tại gia, chủ tế chém con vật chọn cúng, lấy máu bôi lên nhà kho, cót lúa. Sau đó mọi người tổ chức ăn uống, vui chơi từ nhà này đến nhà khác.

    Lễ hội ăn cơm mới của người JơRai, Ba Na, Ê Đê tổ chức vào tháng 10 dương lịch. Họ tạ ơn thần linh, Giàng coi sóc việc trồng lúa. Sau các nghi lễ, tất cả khách mời và dân làng cùng nhau ăn cơm mới.

    Lễ hội bỏ mã (Pơ thi) của người JơRai, Ban Na, Ê Đê thường được tổ chức vào tháng 10-11 dương lịch. Đây là lễ cuối cùng tiễn đưa người chết về bên kia thế giới khác. Từ sau lễ hôị này, mọi ràng buộc, mọi liên hệ giữa người sống và người chết coi như chấm dứt.

    Lễ hội cúng giọt nước của người Xơ Đăng thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch. Nước được lấy từ đầu nguồn trong khe đá, qua hệ thống dẫn nước bằng ống tre. Sau khi già làng chủ tế xong, mọi người trong làng mang nồi, quả bầu khô ra các máng hứng rồi gùi về nhà. Sau khi ăn uống, múa hát ở nhà rông, họ lại kéo nhau về nhà mình để tiếp tục vui chơi.

    Hội đua voi của người M'Nông ở Buôn Đôn (Đăk Lăk) diễn ra vào ngày 26-3 dương lịch. Đây là ngày hội truyền thống dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc thể thao thượng võ, phản ánh nếp sống mãnh liệt của người dân núi rừng Tây Nguyên.



    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]
  2. hungsungong

    hungsungong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2012
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    1
    Mình là một HDV du lịch OUT chuyên nghiệp sắp nghỉ hưu nay mới biết cách vào VỆ PHỦ mong học hỏi được nhiều điều thú vị từ bà con ta. Xin kính chào và hân hạnh gặp mặt!?

Chia sẻ trang này