1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mường Lát hoa về trong đêm hơi . . . Mai châu - Pù luông - miền Tây Thanh hóa T10/ 2005.

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi DuGia, 21/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Mường Lát hoa về trong đêm hơi . . . Mai châu - Pù luông - miền Tây Thanh hóa T10/ 2005.

    Lại có dự định làm một chuyến Tây tiến, mà chưa lần nào đặt chân vào Mường lát mới đau !
    Hành trình này định đi đường Mai châu xuống Mường lát, ra cửa khẩu Na mèo rồi đi 6-7 huyện miền núi tây Thanh hoá : Quan hoá , Bá thước, Ngọc lặc, Lang chánh, Quan sơn...
    Các cao nhân đã qua cung này cho xin thông tin và kinh nghiệm , đặc biệt là Mường lát và Bá thước.
    Chủ yếu là điểm chơi, danh thắng và kèm thêm những món đặc sản đồng rừng vùng Tây xứ Thanh này nhé !
    Xin cảm ơn trước !
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Ai lên Mường Lát tỉnh Thanh
    Đến TP. Thanh Hóa tối hôm trước, 6 giờ sáng hôm sau tôi ra bến xe nội tỉnh đón xe lên Mường Lát. Cả bến xe đông kín người đang chờ đợi để đi đến 26 huyện của tỉnh mà xe Mường Lát thì tuyệt chẳng thấy đâu. May mắn thay, bà chủ quán tốt bụng cho một địa chỉ xe dù quen biết.
    Chợ vùng cao
    Thì ra vì lượng người đi tuyến Mường Lát quá ít, đường sá lại quá quanh co hiểm trở nên nhà xe không tổ chức chuyến... 1 giờ chiều chiếc xe hiệu ASIA 16 chỗ ngồi chất đầy thực phẩm, đồ sinh hoạt còn cách trung tâm huyện 60 km thì bốc khói mù mịt. Hành khách nhảy vội ra khỏi xe. Lái, phụ xe múc nước suối đổ vào máy cho nguội bớt song xe cũng chỉ bò thêm được gần 5km nữa thì chết máy hẳn. Hai mươi phút sau, xe ASIA nhờ xe IFA 36L-6657 chở 4 tấn hàng quân nhu cho bộ đội cùng chiều kéo giúp. Cuối cùng, 7 giờ 30 tối cả hai xe cũng tới được trung tâm huyện, chậm hơn 5 tiếng so với lịch trình, đằng sau là con đường với hai bên là những ngọn núi, cánh rừng vá chằng vá đụp những mảnh nương rẫy...
    XÃ NGHÈO...
    Trên là lộ, dưới là con sông Mã mùa cạn nước hiền hòa chảy giữa bốn bề núi cao, đẹp như lạc giữa cõi tiên. Thong thả xe máy từ trung tâm huyện Mường Lát đi ngược lên hướng cửa khẩu Tén Tằn 15km là tới xã Tén Tằn. Tén Tằn là xã có điều kiện thuận lợi nhất của Mường Lát để phát triển kinh tế nhưng lại có tỷ lệ hộ đói nghèo thuộc loại cao nhất huyện.
    Gia đình giàu nhất bản, Trưởng bản Hà Văn Thước phát triển kinh tế bằng việc chăn nuôi lợn, thả cá, làm dịch vụ máy xát, máy nghiền, cũng chỉ có thu nhập 1 triệu đồng/ tháng, chật vật lắm mới có chút tiền mua ít quà bánh cho đám con của 5 cô con gái đầu và tiền nuôi 4 đứa sau còn đi học.
    Xã Tén Tằn có 567 hộ, 3.091 khẩu. Trong 6 bản của xã hiện chỉ còn bản Đoàn Kết, bản Chiên là chưa có đường nhựa từ xã vào bản. Từ bao đời nay, dân tộc Thái và Khơ Mú ở xã sống dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi, dệt thổ cẩm. Cái đói, cái nghèo như con đỉa đeo đẳng mãi cuộc sống các hộ dân trong xã. Bà con vẫn chưa thể xóa bỏ được tập tục canh tác lạc hậu cũ, năm sản xuất một vụ lúa, một vụ màu. Ngoài 4 - 5 hàng tạp hóa, cả xã không còn hàng quán nào khác. Việc mua bán, trao đổi chủ yếu là giữa các hộ với nhau. Giá trị hàng hóa người dân trong xã vẫn quen quy đổi ra thóc. Có chợ đấy nhưng chợ xây xong chẳng ai vào mua bán, cứ để hoang làm chỗ ở tạm cho công nhân xây dựng. Có cửa khẩu nhưng cũng chỉ là nơi người dân trong xã qua lại mua vật dụng hàng ngày nơi chợ bên kia biên giới.
    ?oQua Tết, hơn nửa số hộ lại phải vào rừng hái quả dại, ăn củ mài trừ bữa ?, ông Vi Văn Khường - cán bộ UBND xã Tén Tằn - buồn buồn nói vậy trong lúc dẫn tôi đi xem hệ thống mương rãnh dài 11km vừa được Bộ NN & PTNT đầu tư 26 tỷ đồng khởi công năm 2003.
    ...HUYỆN CŨNG KHÓ
    Nhớ lại những ngày mới thành lập huyện, ông Hà Văn Duyệt - Chủ tịch UBND huyện Mường Lát - chậm rãi: ?oTháng 11-1996 khi tách ra khỏi huyện Quan Hóa, Mường Lát chỉ có một cửa hàng bách hóa ở trung tâm huyện và 3 phòng cấp bốn của Ban chỉ đạo vùng cao huyện Quan Hóa cũ. Các cơ quan chính quyền huyện không có trụ sở làm việc, cán bộ không có nhà ở, còn nước phải đi bộ 4-5 cây số ra tận sông Mã lấy ... Dù đã có một số bước phát triển kinh tế ban đầu, cán bộ có trụ sở làm việc tương đối khang trang, nhân dân có đường nhựa thuận tiện đi về thành phố nhưng hiện giờ Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh với thu nhập bình quân đầu người 1,5 triệu đồng/năm. 48,5% dân số trong huyện là dân tộc Thái; 42,25% là dân tộc Mông; còn lại là các dân tộc Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh. Tiếng phổ thông ở huyện là tiếng Thái?.
    Khó khăn lớn nhất của huyện là thiếu đất canh tác. Mỗi người dân Mường Lát trung bình chỉ có 140 m2 đất để trồng cấy. Đất canh tác ít ỏi cộng với kỹ thuật canh tác lạc hậu dẫn tới tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra rất phổ biến. Diện tích rừng từ chỗ chiếm 61% diện tích tự nhiên toàn huyện, giờ xuống còn 43%. Từ đầu năm đến nay, riêng ở Tén Tằn đã có hai vụ đốt rừng phá rẫy làm cháy 2 hécta rừng tái sinh. Từ xửa từ xưa, người dân trong huyện đã quen với cách tự sản tự tiêu; ý thức về sản xuất hàng hóa chỉ xuất hiện ở một số ít hộ, tìm kĩ ra chưa đủ đếm hết các đốt ngón tay.
    TÌM MỘT LỐI ĐI?
    Ông Duyệt - Chủ tịch UBND huyện - nhận định: Mường Lát đói, Mường Lát nghèo, cái chính là vì nhận thức, trình độ của người dân còn quá kém.
    Trước khi tách huyện, cứ 20 người dân Mường Lát mới có 1 người đi học, còn giờ trong 4 người đã có 1 người đi học. Nếu năm 1996, Mường Lát chỉ có 1 học sinh tốt nghiệp PTTH thì đến nay huyện đã có trên 600 học sinh theo học PTTH. Tháng 9-2003, dự án xây phòng học, phòng ở cho giáo viên, học sinh cấp 3 đã được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt với nguồn vốn được đầu tư là 5,1 tỷ đồng. Tin vui là vậy song không phải ngành giáo dục huyện không có tin buồn. Ngày 15-9-2003 Phòng giáo dục huyện kết hợp với công an và trung tâm y tế huyện xét nghiệm lần 2, phát hiện chính xác 7 giáo viên sử dụng ma túy, 1 giáo viên vừa bán lẻ vừa sử dụng ma túy trong tổng số 57 người đã xét nghiệm cho kết quả dương tính năm 2002.
    Anh Tống Minh Tới - Phó trưởng phòng giáo dục huyện Mường Lát - cho biết: ?oHàng năm chỉ có 3-4 học sinh của huyện đỗ cao đẳng, không có học sinh nào đỗ đại học. 100% học sinh đang theo học đại học là cử tuyển?. Cũng theo anh Tới, hiện tại số giáo viên của huyện vừa thiếu lại vừa yếu. Số giáo viên chính quy được đào tạo cơ bản hết thời hạn dạy nghĩa vụ thì về xuôi. Số giáo viên cử tuyển không vững về kiến thức, yếu về khả năng sư phạm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng học kém của học sinh. Bên cạnh đó, tình trạng học trò lười học, bỏ học xảy ra tương đối phổ biến. Năm 2002, Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu Phòng giáo dục huyện báo cáo về việc dạy thêm. Nói về chuyện này, anh Tới cười: ?oỞ đây làm chi có dạy thêm mà báo cáo. Có mời học sinh học thêm miễn phí hoàn toàn, các em cũng không chịu đi?. Cứ vậy, giáo dục Mường Lát vẫn chưa thoát hết vòng luẩn quẩn: học mất gốc, học xong chưa chắc đã tốt nghiệp, có tốt nghiệp học lên cũng chỉ cử tuyển rồi lại đi dạy...
    Trong chuyến xe rời Mường Lát về TP. Thanh Hóa, cùng đi với tôi có hai chiến sĩ Đồn biên phòng 485 ?oáp giải? hai gia đình anh em trai Hờ A ***g người Mông nhà ở Mai Sơn - Sơn La sang Mường Lát đốt rừng phá rẫy về tỉnh nhà trao trả. Tôi hỏi A ***g: ?oSao không làm ăn ở nhà mà lại vất vả sang đây đốt rẫy??. Ở tuổi 17, đã là bố của một đứa con, A ***g vẫn hồn nhiên: ?oĐâu cũng là đất nước Việt Nam cả mà?... Chợt nhớ đến mấu chốt bài toán xóa đói giảm nghèo mà cấp chính quyền huyện Mường Lát đã tìm ra: Nhận thức của người dân. Đúng vậy, dù có cần mà không biết cách câu thì chẳng chắc đã được cá, họa may chỉ kiếm được cua thôi... Mà cứ như vậy thì đến bao giờ mới hết đói nghèo Mường Lát ơi?
    NGUYỄN TRÍ TUỆ
    Rất cảm ơn bạn LongBiên1902 đã cung cấp thông tin !
  3. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Sưu tầm được mấy bài báo , dù sao cũng sách vở thôi . Có đ/c nào thực tế rồi , bổ xung hộ cái nhé . Đang rất cần đấy !
    Mường Lát: Nơi ma túy đổ về

    Về đêm Mường Lát lạnh. Tôi đi dọc con đường từ UBND huyện dẫn ra sông Mã, ngắm nhìn thị trấn Mường Lát (cách thành phố Thanh Hóa gần 300km về phía tây) lung linh, huyền ảo trong ánh điện lưới quốc gia.
    Đang mải mê với vẻ đẹp của phố núi vào đêm, chợt có tiếng gọi giật lại: ?oÊ, mua thuốc hả, vào đây!?.
    Quay lại, tôi thấy một số thanh niên người Thái, Mông đang tụ tập gần chân cầu treo bản Lát trong dáng vẻ dật dờ, liêu xiêu.
    Một thanh niên chạy ra trước mặt tôi, tay cầm một gói giấy nhỏ chào hàng: "Mua đi, hàng xịn đấy, giá rẻ hơn ở thành phố nhiều, 20.000 đồng một chỉ thôi, chích thoải mái cả ngày"...
    Nhiều người bán, lắm con nghiện
    Theo chân Sung Văn Lấu - một người đàn ông dân tộc Mông ở xã Pù Nhi (Mường Lát) đi hái thuốc lá trên rừng, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình trên đường biên giới từ Pù Nhi sang Quang Chiểu rồi về Tén Tằn.
    Dọc hai bên đường bạt ngàn ngô lai và lúa nương. Lấu khỏe như ngựa rừng, bước phăm phăm qua các sườn núi.
    Vừa đi, Lấu vừa chỉ những thung lũng trước kia trồng cây thuốc phiện cho biết: "Ngày trước thuốc phiện ở Mường Lát nhiều lắm. Nguồn chủ yếu chảy từ Lào sang và nhân dân địa phương tự chế.
    Thuốc phiện có ở Tén Tằn, Trung Lý, Pù Nhi... lúc nào cũng nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Thậm chí cán bộ dưới xuôi lên công tác ở Mường Lát, lúc về đồng bào có chút quà vùng cao là một vài lạng thuốc phiện".
    Dừng câu chuyện dọc đường một cách đột ngột, Lấu chỉ tay về phía một đám đông người Mông đang loay hoay trên đỉnh Hua Pù nói: "Họ đang gom "hàng" đấy, toàn thuốc phiện và heroin. Đến chỗ đó mày đừng hỏi gì nhé, kẻo thấy có người lạ là chúng dò xét ngay".
    Tôi và Lấu đi về phía đám người đang gom "hàng". Tôi thấy những bàn tay thô ráp đang sắp xếp từng cục bằng 1/4 viên gạch xây, được gói cẩn thận xếp xen lẫn với cây thuốc lá rừng (hoặc hàng lương thực) vào chiếc bao tải rồi bỏ tất cả vào gùi.
    Họ làm cần mẫn, thành thạo như công việc này đã diễn ra nhiều năm rồi.
    Một người đàn ông có mái tóc cháy xém nhìn tôi như tra hỏi: "Mày đi lấy hàng à? Hàng đen hay hàng trắng?".
    Người đàn ông đứng cạnh chặn giọng: "Đừng bán cho bọn người lạ, chúng hay báo với công an lắm đấy!".
    Lấu bước nhanh về phía tôi đỡ lời: "Anh này đi lấy thuốc đau thận cho vợ cùng với tao đấy, không phải đi mua "hàng" đâu".
    Những người đàn ông dân tộc Mông lầm lũi gùi "hàng"nhằm hướng Pù Nhi, Trung Lý, Tam Chung đi xuống. Lúc ấy mặt trời đã ngả về tây. Tôi và Lấu tiếp tục đi về phía Tén Tằn.
    Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp cảnh gom "hàng", gùi "hàng" về từ phía bên kia biên giới. Những cuộc trao đổi, mua bán ma túy thật nhanh gọn. Những cách giấu ma túy thật sơ sài và liều lĩnh diễn ra ngay trên dọc biên giới.
    Dọc biên giới, từ các bản Khằm Nàng, Na Hàm, Piềng Khạy, Xốp Hào..., huyện Viêng Xay, Xốp Pâu (Lào) ma túy đổ về các bản Kéo Té, Kéo Hượn, Pù Toong... (xã Pù Nhi), Chiên Pục... (xã Tén Tằn), bản Khằm (xã Trung Lý)... rồi tỏa đi khắp huyện, xuôi tỉnh lộ 20, quốc lộ 15A, quốc lộ 47, hoặc thong thả trên dòng sông Mã chảy về thành phố Thanh Hóa.
    Khi cán bộ đến tuyên truyền, vận động đồng bào không được đem ma túy về Việt Nam thì đồng bào trả lời: "Tao chỉ mang thuốc phiện về hút dần thôi chứ có vận chuyển ma túy đâu!" .
    Mường Lát hiện có hơn 30.000 dân, trong đó có tới gần 700 con nghiện ma túy (350 con nghiện có hồ sơ quản lý).
    Đây là huyện có số con nghiện cao nhất tỉnh Thanh Hóa với đủ thành phần: các cụ cao tuổi, thanh thiếu niên nông thôn, lao động tự do, cán bộ công chức nhà nước...
    Đặc biệt, Mường Lát còn có hàng chục giáo viên là con nghiện đang đứng trên bục giảng.
    Con đường mòn từ bản Na Khà vào bản Chiên Pục (xã Tén Tằn) sang bản Pù Quăn, Hua Pù (xã Pù Nhi), giáp với nước bạn Lào, là con đường vận chuyển ma túy mà các đối tượng thường đi
    Cuộc chiến chống ma túy, đói nghèo
    Trưởng bản Chiên Pục, xã Tén Tằn (Mường Lát) Hà Văn Thướng khoe với tôi: "Bản người Thái chúng tao nhiều người bỏ được thuốc phiện nên đã bớt đói nghèo. Toàn bản chỉ còn năm hộ đói ăn vì các ông chồng nghiện hút, tiêm chích, quấy phá, hành hạ vợ con. Bây giờ cái bụng người Thái chỉ mong quét sạch ma túy để xóa hết đói nghèo, rồi làm giàu như ở dưới xuôi thôi".
    Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Văn Duyệt - chủ tịch UBND huyện Mường Lát - cũng thừa nhận: "Ma túy đã và đang làm cho Mường Lát kiệt quệ, với tỉ lệ đói nghèo toàn huyện còn tới gần 50% (đây là huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa).
    Tháng nào trên địa bàn cũng bắt và xử lý 1-2 vụ liên quan đến ma túy. Lực lượng công an đang tiến hành khoanh vùng, bóc gỡ hơn 60 đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy trái phép trên địa bàn. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng thường xuyên tăng cường tuần tra biên giới, ngăn chặn lượng ma túy tuồn vào Mường Lát từ phía Lào.
    Cộng đồng các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Kinh sinh sống ở 86 bản của Mường Lát đang vật lộn từng ngày để đẩy lùi ma túy, xóa đi cái đói, giảm dần cái nghèo. Nhưng trong cuộc chiến này Mường Lát phải ngăn chặn được dòng chảy ma túy từ bên kia biên giới Việt - Lào đang ngày đêm đổ vào xứ Thanh...
    (Theo Tuổi Trẻ)
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 01:47 ngày 22/10/2005
  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Pù luông - rừng thẳm vẫy gọi . . .
    1. Tên gọi: Khu dự trữ thiên nhiên Pù Luông
    2. Vị trí địa lý: huyên Quan Hóa và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.
    3. Quyết định thành lập: chưa có quyết định chính thức.
    4. Toạ độ địa lý:
    - Vĩ độ: 20o21'''' đến 20o34'''' vĩ độ Bắc.
    - Kinh độ: 105o02'''' đến 105o20'''' kinh độ Bắc.
    5. Quy mô diện tích: 17660 ha.
    6. Vùng đệm: 30000 ha gồm xã Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Xuân, Phú Lệ, Phú Nghiêm huyện Quan Hóa và Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng huyện Bá Thước.
    7. Mục tiêu, nhiệm vụ:
    8. Cơ quan / cấp quản lý: Chi cục Kiểm lâm.
    9. Ban quản lý: UBND tỉnh Thanh Hóa.
    10. Hoạt động du lịch: Không.
    11. Các giá trị đa dạng sinh học:
    - Thực vật: có 3 kiểu rừng chính là rừng thường xanh đất thấp độ cao dưới 700m, trên 700m và rừng trên núi đá vôi với 552 loài thực vạt bậc cao, trong số đó có 39 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.
    - Động vật: Nơi đây bảo tồn các loài linh trưởng, đặc biệt là Voọc quần đùi trắng.
    Khu động thực vật ở đây có sự tương đồng rất cao với Vườn Quốc Gia Cúc Phương nên chúng có thể bổ sung cho nhau.
    12. Các dự án có liên quan:
    - Dự án giám sát đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức bảo tồn do Chương trình Bảo tồn Động thực vật (FFI) Đông Dương và Qũy Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ, dự định kéo dài 3 năm, bắt đầu từ 2001.
    13. Dân số trong vùng: 5234 hộ với 27707 khẩu.
  5. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Suối cá "thần" Cẩm Lương
    Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây. Ðây là suối cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Ban ngày cá ra suối Ngọc bơi lội, đùa vui cùng với người, tối đến lại vào hang. Cửa hang không rộng lắm, chỉ lọt một người vào. Dân ở đây không ăn thịt cá và phong là "cá thần". Liền kề khu vực này có động Cây Ðăng rất đẹp, có thể ví như động Từ Thức (Nga Sơn). Bên bờ suối là bản Ngọc - một bản làng của người Mường với những sinh hoạt, phong tục tập quán còn mang đậm cốt cách của người Mường với các lễ hội cồng chiêng, xắc bùa và đặc sản cơm lam, rượu cần.
    Suối "cá thần" cùng hang động, bản làng dân tộc ở đây làm cho phong cảnh hữu tình, rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái, ngắm cảnh và tìm hiểu văn hoá dân tộc Việt Nam, mỗi năm thường có khoảng 3 ngàn khách du lịch tới tham quan.
    Khu di tích lịch sử Lam Kinh
    Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây. Nơi đây, người Anh hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cao cờ khởi nghĩa lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Minh, dựng lại nền độc lập cho nước nhà vào thế kỷ XV. Những dấu tích còn lại cho ta thấy ở đây từng tồn tại một công trình kiến trúc to lớn, độc đáo, những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo với những cung điện thành quách như: Thành nội, thành ngoại, sân Rồng...
    Ðặc biệt là khu mộ của các đời vua triều Lê. Ngày nay còn lại Bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi) được dựng năm 1433, đây là tấm bia to nhất nước ta, cao 2,97 m, rộng 1,94 m, dày 0,27 m; Bia Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Cách khu di tích Lam Kinh không xa là đền Lê Hoàn thuộc xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Năm 979, Ðinh Bộ Lĩnh bị sát hại, trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo Hoàng bào khoác cho Lê Hoàn - Ông trở nên vị Vua sáng lập ra triều đại mới. Ðền thờ Lê Lai cách Lam Kinh 5 km là nơi thờ vị tướng đã đổi áo cứu Lê Lợi trong lúc lâm nguy, là nơi tham quan hấp dẫn của du khách. Lễ hội Lam Kinh là lễ hội lớn nhất trong năm trên địa bàn tỉnh, được tổ chức trong ba ngày, từ 21 - 23/8 (AL), thu hút khoảng 10 vạn khách tới tham quan, dâng hương tưởng niệm.
    Vườn quốc gia Bến En
    Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hoá 36 km về phía Tây Nam. Ðây là quần thể núi, sông, hồ, rộng 16.634 ha với nhiều loài động thực vật phong phú và quý hiếm như voi, gấu, hổ, khỉ... và những cây lim ngàn tuổi nhiều người ôm không xuể; cùng trăm loại cây khác như lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Du khách có thể du thuyền ngắm cảnh trên 4.000 ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ cùng những cảnh quan kỳ thú...
    Dãy núi đá Hải Vân với nhiều hang động đẹp như hang Ngọc, hang Cận cùng với hang Lò cao kháng chiến Hải Vân - nơi đây dưới sự chỉ huy của giáo sư viện sỹ Trần Ðại Nghĩa, mẻ gang đầu tiên của Việt Nam ra đời để sản xuất vũ khí góp phần tạo nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng đều là những điểm du lịch hấp dẫn
    Cụm di tích Nga Sơn
    Từ Thức là một quan tri huyện, thích rượu, thích cờ và say mê nghệ thuật. Trong một cuộc du ngoạn đã gặp nàng giáng Hương và lên cõi tiên để kết hôn cùng nàng. Ðộng Bích Ðào (hang Từ Thức) đúng là một cõi tiên, có kho tiền, đụn bạc, kho muối, kho gạo, có đủ các thứ cây ăn quả, có đủ dê, lợn, bò, trâu... càng vào trong phong cảnh càng đẹp, có mâm xôi, đầu rồng, cánh phượng, chân hạc, bàn cờ tiên, ao bèo, đường lên trời, đường xuống âm phủ....Thật là muôn màu, muôn vẻ lạ lùng.
    Thành Tây Ðô
    Là công trình kiến trúc quân sự bằng đá kỳ vĩ, Kinh Ðô của nhà Hồ cuối thế kỷ XIV, thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50 km.
    Ðây là khu thành luỹ xây toàn bằng đá, những khối đá tảng xây đều được đục đẽo vuông thành sắc cạnh, trung bình dài 1,5m; rộng 1m; dày 0,8m. Thành Tây Ðô không chỉ là căn cứ quân sự thủ hiểm dựa vào thế núi, thế sông để bảo vệ và củng cố chính quyền mà còn là một công trình kiến trúc quy mô với những cửa xây cuốn ghép hình "múi cam" cùng hàng tường bao quanh xếp đá chồng nhau hình chữ cung thẳng đứng; lối ghép những khối đá tảng sát nhau và dùng lực nén của vật liệu để giữ thăng bằng ở trình độ thủ công mà vẫn tồn tại được bao thế kỷ. Thành Tây Ðô, một di sản văn hoá quý báu, một công trình kiến trúc kỳ vĩ cho thấy khả năng kiến trúc của dân tộc ta cách đây 6 thế kỷ.
  6. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Có món này hay phết ! Cũng có nhiều người sợ đấy ?!
    Săn chuột mùa nứa khuy

    Mùa nứa khuy. Đêm đêm, cánh trai tráng ở các bản làng heo hút vùng núi Thanh Hóa lại vác nỏ vào rừng săn bắn chuột. Con chuột vùng cao này đã giúp cánh trai trẻ kiếm thức ăn, giúp gia đình họ có thêm đồng thu nhập...
    Thấy tôi tò mò, chăm chú lắng nghe đám thợ săn trong bản bàn tính "kế hoạch" săn đêm, ông Lò Văn Từm, trưởng bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) gợi ý: "Nếu cán bộ thích, tối nay ta cho thằng Hủa dẫn vào rừng săn chuột. Mùa này nhiều chuột lắm. Nứa đang khuy mà". Mãi sau tôi mới được một cán bộ kiểm lâm giải thích, nứa khuy tức là nứa ra hoa (theo chu kỳ khoảng 25-30 năm rừng nứa sẽ khuy một lần). Hoa và hạt nứa chính là nguồn thức ăn dồi dào cho lũ chuột. Vì vậy hễ năm nào nứa khuy thì năm ấy chuột sinh sôi nhiều vô kể. Đến khi cây nứa khô nỏ, hạt nứa hết, lũ chuột rừng sẽ đồng loạt tấn công xuống các bản làng, đục khoét bồ sọt, phá hại mùa màng báo hại bà con đồng bào các dân tộc vùng cao...
    Cây nứa khuy
    Chiều muộn, thằng Hủa (con ông Từm) đưa cho tôi chiếc đèn pin rồi huýt sáo gọi con chó săn rời khỏi căn nhà gác. Ngoài đầu bản đã có hơn hai chục trai bản với đèn săn, tên, nỏ đợi sẵn. Thằng Hủa nói với đám phường săn là trưởng bản gửi tôi đi theo. Một thợ săn liền hỏi: "Cán bộ có lội rừng được không? Rừng đêm có nhiều rắn lắm!". Chẳng đợi tôi trả lời, gã thợ săn này liền tháo đôi ủng đang mang ra cho tôi mượn. Tôi háo hức theo đoàn thợ săn vượt dốc vào rừng nứa. Phải mất 3 giờ chúng tôi mới lên đến đỉnh Pù Giàng cách bản Giàng gần 7 km. Đám thợ săn tỏa ra với một quy ước là ai phát hiện được chuột đàn, trăn, rắn hay thú rừng thì phải hú lên gọi cả phường cùng đến...
    Ánh đèn săn trên đầu Lò Pụ Hủa quét loang loáng vào những bụi nứa khô nỏ trên đỉnh Pù Giàng hoang vắng. Chợt trước mắt Hủa xuất hiện hai đốm sáng nhỏ bắt ánh đèn lấp lánh. Hủa nhẹ nhàng lên dây nỏ rồi rút một mũi tên đặt vào cái rãnh trên báng. Nó đưa nỏ lên ngắm vào khoảng tối giữa hai đốm sáng. Tạch! Chít! Âm thanh phát ra từ dây nỏ và tiếng con mồi trúng tên gần như cùng một lúc. Như chỉ chờ có vậy, con chó săn của Hủa lao vào lùm cây rồi nhanh nhẹn lôi ra một con chuột rừng to tướng. Thằng Hủa quay sang tôi hỉ hả: "Hơn 3 lạng chứ chẳng chơi. Được 7 ngàn đấy cán bộ ạ!". Vừa nói nó vừa rút mũi tên ra khỏi đầu con chuột, rồi nhanh nhẹn xé một đoạn băng dính quấn chặt vào chỗ vết thương của con mồi. Nó giải thích là để "cầm máu" vết thương. "Tao chỉ sợ máu của nó chảy ra hôi lắm", Hủa giải thích.
    Cho con mồi vào chiếc giỏ nan đeo bên hông, Hủa lại tiếp tục ngúc ngắc cái đầu quét đèn săn tìm con mồi khác. Bỗng có tiếng hú từ xa vọng tới. Thằng Hủa ngẩng đầu lên nghe ngóng, phán đoán hướng tiếng hú phát ra. Nó kéo tôi quay trở lại lối mòn rồi tụt xuống sườn dốc phía tây của đỉnh Pù Giàng. Vừa chạy nó vừa nói: "Còn sớm thế này sao chuột đàn lại mò ra sớm thế? Có khi bọn nó gặp rắn cũng nên". Mới chỉ nghe đến từ rắn thì tôi đã thấy rừng rú thâm u... lành lạnh. Tôi chỉ còn biết chạy theo thằng Hủa. Đôi ủng trong chân bỗng trở nên vướng víu, nó làm tôi vấp ngã mấy lần, suýt nữa tôi bị rơi xuống vực...
    Cuối cùng thì tôi và thằng Hủa cũng chạy được đến nơi phát ra tiếng hú. Trước mắt tôi là hơn hai chục ánh đèn săn rọi tập trung vào một bụi nứa đang mùa ra khuy khô nỏ. Trên những thân nứa chết khô, một đàn chuột hàng trăm con đen đặc đang cắn đuôi nhau kêu lích rích, chúng ngơ ngác, gần như bất động trước những ánh đèn săn sáng chói. "Là chuột đàn, chứ không phải là rắn!", tôi thầm mừng. Thằng Hủa xuýt xoa đầy sung sướng, nó nhanh nhẹn lên dây nỏ, lắp tên, cùng đám thợ săn nhắm vào đàn chuột. Tôi vội vàng lần tay sang bên hông để lấy máy ảnh ra chụp cảnh săn chuột, thì hỡi ôi chiếc máy ảnh điện tử mini đã rơi mất từ lúc nào...
    Trong lúc tôi đang đứng ngẩn tò te tiếc rẻ thì thằng Hủa cùng với đám thợ săn liên tiếp bắn tên vào bầy chuột. Chưa đầy 3 phút sau, trên bụi nứa đã không còn một con chuột nào. Sau màn bắn tên ngoạn mục, cánh thợ săn huýt sáo "lệnh" cho bầy chó xộc vào bụi cây thu lượm chiến lợi phẩm. Một lúc sau lũ chó lôi ra được cả thảy 132 con chuột. Tôi trố mắt ngạc nhiên vì trong vòng 3 phút thì tôi cũng chỉ có thể lên dây nỏ được 2 lần, và có khi chẳng bắn trúng được mũi tên nào, vậy mà trong 3 phút ấy, bình quân mỗi thợ săn đã bắn được khoảng từ 7 - 8 phát tên.
    Thằng Hủa cười: "Thế là còn chậm đấy, 1 phút tao có thể bắn được 5 phát mà!". Người thợ săn cho tôi mượn ủng lúc chiều là người đứng ra chia ?osản phẩm?. Tất cả số chuột được chia đều, riêng người phát hiện ra đàn chuột và hú lên báo hiệu được chia thêm 5 con nữa. Đấy là quy định bất thành văn của phường săn chuột. Chia xong chiến lợi phẩm, cánh thợ săn lại vội vã tỏa đi tìm đàn chuột khác. Thằng Hủa dẫn tôi quay trở lại lối mòn cũ để tìm chiếc máy ảnh.
    Khoảng 1 giờ đêm, trời bỗng đổ mưa sầm sập. Hủa nhanh nhẹn chặt cây rừng làm cọc cắm xuống đất rồi căng tấm ni-lông làm lán tạm trú mưa. Vừa làm, nó vừa nói bâng quơ: "May mà lúc nãy cán bộ bị mất máy ảnh, nếu không lúc chụp, ánh đèn của máy ảnh sẽ làm cho lũ chuột sợ hãi bỏ chạy hết, vì nó tưởng là ánh chớp mưa mà". Tôi phì cười vì cái sự may của thằng Hủa. Trong lúc trú mưa, tôi hỏi: Đi săn đêm thi thoảng có gặp thú rừng không? Hủa bảo: "Nhiều chứ! Nhưng cũng chỉ là cầy, cáo thôi, chứ thú to thì không có. Cách đây độ hơn một tháng, bọn tao đụng phải một con trăn gió to bằng bắp đùi, sợ lắm. Cả bọn chạy tán loạn, "nhường" đàn chuột cho nó. Cái giống trăn, rắn nó cũng thích ăn thịt chuột lắm. Mình không tranh được với nó đâu".
    Mãi hơn một giờ đồng hồ cơn mưa rừng mới tạnh hẳn. Cánh thợ săn từ các xó rừng đồng thanh hú gọi nhau rời núi, kết thúc đêm săn chuột. Thằng Hủa ngửa mặt nhìn lên ánh trăng hạ tuần chênh chếch trên đỉnh Pù Giàng tiếc rẻ: "Mưa tạnh, mà có trăng ngay thế này thì lũ chuột mò đi ăn đông lắm, nhưng muộn quá rồi, ta về thôi". Gần 5 giờ sáng, phường săn mới về đến bản Giàng. Sau khi đặt giỏ chuột (khoảng 5 kg) xuống sân, thằng Hủa kéo tôi ra mó nước gần nhà rửa qua loa rồi trèo lên nhà sàn đi ngủ. Trưởng bản Từm nói vọng xuống bếp dặn vợ không được bán chuột, vì hôm nay bản làm cơm đãi khách dưới xuôi lên.
    Mâm cơm đãi khách của trưởng bản Từm có cả thảy 5 món được chế biến từ thịt chuột, gồm: chuột hầm đu đủ, chuột xào măng, chuột nấu "giả cầy", chuột nướng và chuột kho mặn dậy mùi thơm đầy quyến rũ. Quả thực, gần mười năm gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng cao của miền tây Thanh Hóa, tôi đã từng được ăn nhiều món lạ và độc đáo của các dân tộc vùng cao, từ: nhái om măng, canh lòng bò, tiết canh bò của người Thái, ốc nhồi hong gác bếp, cá sông đồ lá đu đủ của người Mường, đến thắng cố, cá muối lá chua của người Mông..., nhưng thịt chuột thì tôi chưa từng nghĩ đến chứ chưa nói là sẽ ăn.
    Sau hai chén "rượu thăm" qua lại, trưởng bản Giàng mời mọi người cùng cầm đũa. Thấy khách ngần ngại, ông Từm trấn an: ?oĐặc sản đấy! Ngon lắm! Chuột sạch mà!...? vừa nói, ông vừa gắp cho mọi người. Uống thêm một chén rượu, cho nguyên một trái ớt chỉ thiên vào miệng nhai ngấu nghiến để "lấy le", tôi vào cuộc. Thấy tôi ăn "ngon lành", mọi người mới tạm yên tâm gắp thức ăn. Một đồng nghiệp sau khi nuốt miếng thịt chuột vào bụng đã gật gù gắp tiếp miếng thứ hai rồi khen ngon, khiến cho cả chủ và khách đều cười vui vẻ. Rượu vào, cái cảm giác "bè hè", ngần ngại cũng dần biến mất, mọi người đều thừa nhận là thịt chuột "quá ngon", câu chuyện xoay quanh mâm cơm cũng chỉ toàn là chuyện thịt chuột.
    Ông Từm cho biết, người bản Giàng cũng chỉ ăn thịt chuột cách đây độ mươi năm. Ngày xưa thịt thú nhiều, ai mà thèm ăn thịt chuột, giờ thì hầu hết người dân ở các huyện vùng cao như Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước đều rất khoái ăn thịt chuột. Mấy năm trở lại đây chuột cũng có giá lắm, bình quân mỗi tối, một thợ săn như thằng Hủa cũng kiếm được từ 60-100 ngàn đồng. Khi rượu đã ngà ngà, ông Từm mới sai thằng Hủa lấy bình rượu quý ra đãi mỗi người một chén. Ông bảo, loại này "độc" lắm. Uống vào không những có thể tăng cường sức khỏe mà cái khoản "bản lĩnh đàn ông" cũng "sung" lắm. Rồi ông tiết lộ là hũ rượu này được ngâm từ mật ong, rễ đinh lăng già, 3 cặp tay trước của mèo rừng và 7 bộ... bào thai chuột. Quả thực, đến món này thì tôi đành phải phụ lòng mến khách của ông trưởng bản.
    Sau bữa nhậu thịt chuột đầy ấn tượng, tôi hỏi ông Từm: "Ăn thịt chuột nhiều thế nhỡ gặp phải chuột hạch thì sao?", trưởng bản Từm hồn nhiên trả lời là chuột rừng không bao giờ bị bệnh hạch như chuột dưới xuôi vì nó chỉ toàn ăn lúa, măng rừng và hạt nứa thôi. Tôi chẳng tin vào "cái lý" của ông Từm, nhưng để tranh luận với ông thì tôi chịu.
    (Theo Thanh Niên)
  7. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.833
    Đã được thích:
    317
    Bác định đi bằng phương tiện gì? lịch trình ra sao? Em có biết về vùng này đôi chút, hơn nữa em lại có ông cậu đang làm việc ở Mường Lát em có hỏi giúp bác!
  8. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3


    Bác định đi bằng phương tiện gì? lịch trình ra sao? Em có biết về vùng này đôi chút, hơn nữa em lại có ông cậu đang làm việc ở Mường Lát em có hỏi giúp bác!
    [/quote]
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Bọn tôi định đi bằng xe máy . Thời gian khoảng 3-4 ngày .
    Rất cám ơn bạn đã quan tâm !
    Bạn có thể hỏi giúp tôi về đường xá ở Mường Lát , chỗ ăn nghỉ , các điểm chơi rừng núi , hang động ,cảnh đẹp . . .Vì đi đông nên cần chu đáo một chút .
    Những gì bạn biết pot lên đây nhé , để anh em tham khảo .
    Mong tin bạn sớm !
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 22/10/2005
  9. miss_ltd

    miss_ltd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Bác Dugia ơi ! bác tính đi vào khoảng thời gian nào vậy ? Cần những điều kiện gì thì có thể tham gia được ạ ? Mong sớm có câu trả lời !
  10. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.833
    Đã được thích:
    317
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Bọn tôi định đi bằng xe máy . Thời gian khoảng 3-4 ngày .
    Rất cám ơn bạn đã quan tâm !
    Bạn có thể hỏi giúp tôi về đường xá ở Mường Lát , chỗ ăn nghỉ , các điểm chơi rừng núi , hang động ,cảnh đẹp . . .Vì đi đông nên cần chu đáo một chút .
    Những gì bạn biết pot lên đây nhé , để anh em tham khảo .
    Mong tin bạn sớm !
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 22/10/2005
    [/quote]
    Em có một vài ý như sau:
    Trước hết về mặt lịch trình, các bác có thể chọn xuất phát từ HN, đi theo quốc lộ 6 đi lên Hòa Bình và đi lên Mai Châu, đến ngã ba Tòng Đậu ở gần Mai Châu các bác rẽ lên theo quốc lộ 15A để đi vào thị trấn Mai Châu. Thời gian chỉ 3 đến 4 ngày thì không nên nghỉ lại Mai Châu mà nên đi thẳng, từ thị trấn Mai Châu đi lên Co Lương chừng hơn chục cây số, co lương là giáp ranh giữa huyện Quan Hóa, Bá Thước và Mai Châu. Từ Co Lương, các bác đi tiếp chừng hơn 20 cây số là đến Thị Trấn Hồi Xuân của Huyện Quan Hóa. Tại đầu thị trấn Hồi Xuân này, có hai ngả, một ngả đi xuôi sông Mã xuống sẽ đi vào thị trấn và đi tiếp sẽ đi xuống Bá Thước, Cẩm Thủy và Lang Chánh...Còn một ngả nữa là rẽ phải ngay tại đầu cây cầu bắc qua sông Mã sẽ đi lên Mường Lát, theo em các bác nên đi lên luôn Mường Lát. Từ đầu thị trấn Hồi Xuân của huyện Quan Hóa này lên Mường Lát còn khoảng 100 cây số. Toàn bộ tuyến đường này, kể cả đường đi lên Mường Lát phần lớn đều đã rải nhựa, chỉ còn một số đoạn ngắn là đường cấp phố đá dăm, nói chung là đi tốt, chỉ có đường đèo dốc ngoằn ngoèo thôi, em nghe nói lại như vậy, vì lâu rồi em cũng không đi nên không biết chất lượng đường thực tế hiện nay như thế nào, nhưng em nghĩ, đường khá tốt, có thể đi ngon lành. Theo ý kiến của riêng em, các bác có thể đi một mạch từ HN và đến nghỉ đêm tại Mường Lát, ở đó có thể vào nhà dân đi trọ vì ở đấy bây giờ cũng tạm gọi là Thị Trấn vùng biên, trung tâm của huyện. Cụ thể về nơi ở thế nào, em sẽ hỏi lại ông cậu em đang làm việc ở đó, sẽ post lên sau, chắc là sẽ trước thứ 6.
    Từ Mường Lát này, đi tiếp đến cửa khẩu Tén Tằn, giữa VN và Lào, theo em các bác có thể chọn phương án đi qua cửa khẩu, đi sang đất Lào và vòng về cửa khẩu Na Mèo là cửa khẩu giữa VN và Lào thuộc địa phận của huyện Quan Sơn, từ đây các bác đi theo đường 217 xuống huyện Quan Sơn và sau đó là Bá Thước. Từ Đồng Tâm thuộc huyện Bá Thước các bác có hai lối, một là đi xuống Huyện Lang Chánh và Ngọc Lạc, hai la đi xuống thị trấn Cành Nàng, chỗ có bến phà La Hán mà ở một topic nào đó mới đây có bác đã đi và post ảnh lên. Từ chỗ này đi tiếp sẽ đến Hang cá thần ở xã Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy. Giữa 2 huyện Cẩm Thuỷ và Ngọc Lạc có nối với nhau bằng đường Hồ Chí Minh. Từ Phố Cống là trung tâm của huyện Ngọc Lạc đi tiếp xuống sẽ đến huyện Thọ Xuân, nơi có khu Di Tích Lam Kinh của nghĩa quân Lam Sơn của cụ Lê Lai Lê Lợi....Đi tiếp sẽ đến TP Thanh Hóa và ra HN bằng quốc lộ 1A.
    Sơ bộ em gợi ý lịch trình thế, cái vùng Quan Hóa, Bá Thước ấy là nơi em sinh ra, nhưng thú thực là em cũng ít có cơ hội về thăm nên cũng chỉ biết sơ bộ thế, nhiều tuyến đường em biết vậy nhưng cũng chưa bao giờ đi qua. Em sẽ gọi điện cho ông cậu em đang làm việc ở huyện Mường Lát, chắc ông ấy sẽ có những thông tin cụ thể và chính xác hơn, em sẽ post lên cho các bác sớm, đặc biệt là về nơi ăn ở và những chỗ nên xem, nên chơi, em sẽ post lên trước ngày thứ 6, lúc các bác khởi hành.

Chia sẻ trang này