1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm tổ chức và đi xe máy - cùng các cẩm nang du lịch khác (ĐẶC BIỆT yêu cầu thành viên mới v

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi windysmile, 29/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2
    Kinh nghiệm tổ chức và đi xe máy - cùng các cẩm nang du lịch khác (ĐẶC BIỆT yêu cầu thành viên mới vào đọc)

    Đề nghị các thành viên, đặc biệt thành viên mới và các bạn trưởng nhóm lưu ý mỗi khi tổ chức đi chơi xa bằng xe máy:

    1. Cách đi xe máy trên đường:

    Tham gia giao thông không phải là trò đùa, mà liên quan đến tính mạng của bản thân mình cũng như người khác. An toàn là trên hết, không vì ?ocố một chút? hay vì thành tích mà lơ là trong chuyện điều khiển phương tiện giao thông


    - Không chạy xe khi cơ thể buồn ngủ, mệt mỏi.

    - Không chạy xe sau khi uống nhiều rượu/ bia. Các bạn khác trong đoàn nên nhắc nhở và kiên quyết trong việc này

    - Không được chạy quá nhanh. Đi buổi tối, trời mưa, đường có đông dân cư, đường đèo quanh co, cua gắt, tốc độ tối đa không quá 40km/h. Mình đi chơi chứ không đi đua xe. Yếu tố an toàn đưa lên hàng đầu.

    - Các ôm thấy xế chạy nhanh và cảm thấy không an tâm hãy kiên quyết góp ý kiến. Có thể xuống xe không đi hoặc đề nghị đổi người khác nếu xế không giảm tốc độ

    - Không nên đi sang phần đường của xe ngược chiều, đặc biệt là trong những đoạn cong khuất tầm nhìn (đường núi rất hay có).

    - Khi vào cua phải đảm bảo tốc độ sao cho luôn trong phần đường của mình, không được lấn vào vạch phân cách giữa đường. Khi cua không được cắt côn mà chạy đồng ga đồng tốc.

    - Những đoạn đường bùn đất nhão, trơn trượt thì không nên quá tập trung đôi tay mà quên đi đôi chân, nghĩa là chân luôn trong tư thế có thể dang rộng để có thể tránh trượt lốp.

    - Gặp đường xóc, ổ gà ổ voi phía trước nếu đang đi tốc độ khá nhanh thì từ từ giảm tốc độ, giữ vững tay lái và đi thẳng, tránh nghiêng xe.

    - Quan sát kỹ các biển báo trên đường để chủ động chạy xe

    - Khi vượt phải quan sát xe ngược chiều. Đặc biệt không được vượt ở những đoạn đường cong, hạn chế tầm nhìn

    - Khi muốn tránh một cái gì đấy sang phía bên phải hoặc bên trái cũng nên quan sát xem đằng sau có xe nào không, nếu trường hợp không quan sát kịp nên giảm tốc độ (phanh lại) chứ đừng đánh tay lái đặc biệt là sang bên trái

    - Thỉnh thoảng nhìn gương chiếu hậu xem có xe (xe tải, xe muốn vượt) ở đằng sau không.

    - Đi ban đêm nếu là đường trường thì nên bật pha và phải đổi sang cốt thường xuyên (vì mỗi đèn có tầm chiếu và góc chiếu khác nhau đối với mỗi vật phía trước). Việc đổi pha cốt làm cho chúng ta tập trung hơn vào con đường và gây chú ý với người điều khiển phương tiện ngược chiều.

    - Gặp ô tô con mà đèn sáng quá chiếu vào mặt mình thì không nên nhìn vào ánh đèn mà dựa vào đèn của ô tô mà căn đường cho mình. Không nên đi sát bên đường, vì bên đường hay có người đi xe đạp hoặc ôtô đỗ, hoặc đống cát, chói mắt không nhìn thấy. Tốt nhất là giảm tốc độ và cố gắng giữ thẳng hướng đi của mình. Có thể phát hiện ra xe ngược chiều ở khúc cua thông qua ánh đèn ban pha. Nên đổi cốt và nhấp nháy để báo cho phương tiện đốI diện.

    - Những đoạn đang làm đường thì nên đi dò dẫm, vì rất hay có hố

    Tóm lại, không đi tốc độ cao.

    Chuyện đi xe là sự nghiệp của người đi xe nhất là ngưòi đi chơi bằng xe. Thế nên quan trọng là an toàn. Chuyện ai đi giỏi hơn ai, không thành vấn đề mà yếu tố an toàn đưa lên hàng đầu. Hãy biết có trách nhiệm với bản thân, với người ngồi sau mình và với những người tham gia giao thông khác.

    2. Cách tổ chức đi xe:

    - Tốt nhất là 4, 5 xe một nhóm, nếu đoàn đông thì nên chia ra, tuỳ theo mỗi đoàn. Mỗi nhóm nên có một người kinh nghiệm hoặc tìm hiểu kỹ cung đường dẫn đầu, và các thành viên khác không được vượt qua người này.

    - Các thành viên trong nhóm nhỏ cố gắng bao quát được nhau, tránh bỏ nhau quá xa. Tuyệt đối không tự ý tách đoàn

    - Người dẫn đoàn có trách nhiệm duy trì tốc độ vừa phải

    - Đến ngã ba thì người dẫn đầu sẽ dừng lại và chỉ đường cho các xe tiếp theo. Người cuối cùng là người cầm đồ sửa xe.

    - Mỗi xe nên cách nhau ít nhất 6-10 m, chẳng may nếu xe trước có bị ngã hoặc nổ lốp thì xe sau sẽ không cán phải

    - Không được đi cạnh nhau (song song) vì sẽ rất khó tránh, hạn chế nói chuyện với xe khác khi đi đường.

    - Tránh việc đi về ban đêm, tầm nhìn hạn chế nên không an toàn, lại dễ lạc đường.

    - Tuyệt đối không đi khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ. Trưởng đoàn nên chặt chẽ vấn đề này, nếu thấy có thành viên như vậy cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không vì cố một chút hay sợ gây ảnh hưởng đến đoàn mà lái xe trong điều kiện sức khoẻ không tốt.

    - Trước khi đi mọi người nên nắm chắc cung đường một chút. Nghĩa là nhớ các thị trấn mình sẽ qua, đề phòng lạc nhóm thì biết điểm đến mà hỏi.

    - Các nhóm nên chặt chẽ hơn một chút về thời gian, bản thân từng người một nên cố gắng thu xếp công việc cá nhân trong chuyến đi sao cho nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới đoàn

    - Mỗi một xe nên có bản đồ (tờ photo có đánh dấu đường đi bằng bút đỏ) và lịch trình chi tiết, số ĐT của các thành viên, trưởng đoàn, người liên lạc tại HN để nắm thông tin và chủ động nhất với các tình huống bất trắc không như ý muốn.


    3. Chuẩn bị Xe cộ:

    - Chuẩn bị chu đáo, nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ xe (mất khoảng 80K), thay dầu trước và sau khi đi, săm xe thủng 3 lỗ phải thay luôn, phải có gương, phanh phiếc phải ổn, không được sâu quá không được cứng quá.

    - Các loại xe thông thường là tốt nhất, như Jupiter, Future, Wave?do các xe này bền, thông dụng rất dễ tìm chỗ sửa chữa, không nên đi xe quá cũ hơi yếu như Dream, Serius đời đầu, Vespa cổ, xe ga và các loại xe của Tàu do tính ổn định không cao.

    - Đi Mink thì phiêu hơn nhưng đi Mink cần phải có hiểu biết nhất định về xe cộ, biết tự sửa xe và biết dong xe hê hê

    - Xe tốt nhất để đi lên núi là cào cào do xe khoẻ, độ bền cao, tay lái ổn định và chắc chắn.

    - Đi dọc đường nên đổ đầy xăng khi có thể vì không biết phía trước có cây xăng hay không.

    4. Các chuẩn bị cho việc đi xe:

    Do đặc trưng các chuyến đi bằng xe máy, ít cũng 200km, nhiều khoảng trên dưới 1000km, chuẩn bị tốt và kỹ càng là cách tốt nhất để chuyến đi thành công và an toàn.

    - Mũ bảo hiểm: nhất thiết phải có, đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với CSGT, đội mũ tốt nhất nên mua loại có hàm, kính kín, đi sẽ đỡ bị gió bụi người lái không mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.

    - Trong túi luôn có áo đi mưa, nhất thiết phải có, vì mưa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên đường đi, đặc biệt vùng núi rất dễ có mưa cục bộ trong một khoảng núi mà rất to, không có chỗ trú. Mà nhớ là để áo mưa ở chỗ nào dễ lấy nhé, như gài vào dây buộc đồ, giỏ xe, hoặc balô có những ngăn nhỏ, chứ nếu để trong cốp xe, chằng buộc các thứ cẩn thận lên, khi mưa lấy xong áo mưa cũng ướt hết.

    - Nên mang theo áo mưa phủ mặc cùng với quần mưa trong bộ quần áo mưa, như thế sẽ không bị ướt quần, ủng đi mưa thì có thể mua loại ủng mỏng bằng nilon có trong các siêu thị độ 4k một gói có 2 đôi, hoặc ủng đi mưa 30k của Rando, nên có một tấm áo mưa để phủ cho đồ phía sau

    - Khi đi đường nên đi giày và mặc áo vải thô, sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu ngã xe. Em thấy đi giày là rất cần thiết, hoặc là khi dừng xe tránh bị gai cắm vào chân, không nên đi giày cao gót và các loại dép. Mùa hè nên mặc áo pull bên trong và mặc áo thô bên ngoài, áo thô sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể. Tốt nhất là mua loại áo chuyên dụng cho đi xe máy, loại rẻ có bán ở Showroom Yamaha Hoà Mã, giá 130k một chiếc dành cho mùa hè, mùa đông có áo khá tốt bán tại của hàng của X120 Vincom giá khỏang 700k một bộ.

    - Nên đi găng tay, theo em mua cái loại găng mà minh leo FXP là hay nhất, thoáng mà dày lại rẻ. Đi găng tay se đỡ mỏi tay hơn nhiều.

    - Nên chằng buộc balô cẩn thận, thường là 2 người có 2 cái balô, một chiếc để ở giữa xe, một chiếc buộc sau xe, không nên đeo balo khi đi đường xa, làm giảm sức khoẻ của người đi xe, trừ túi máy ảnh và vật dụng tuỳ thân.

    - Mang theo CMT, giấy tờ xe và bằng lái xe.



    Được dumdum sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 01/03/2009

    Được dumdum sửa chữa / chuyển vào 00:41 ngày 02/03/2009

    Được dumdum sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 05/03/2009
  2. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2

     
    CÁC LƯU Ý KHI THAM GIA BOX DU LỊCH  
    Trong qui định của ttvn, mod có thể xoá bài mà không cần thông báo cho người gửi, cũng mong bà con thông cảm cho các mod, một ngày có nhiều chủ đề mới mở chỉ có một câu hỏi, hoặc một bài viết kiểu như up up, chưa kể các quảng cáo linh tinh, các mod không thể vừa xoá vừa gửi pm đến từng người một, như thế lưng của mod nhà em sẽ còng ngay xuống, hoặc em sẽ chết đói và khát chỉ ngồi bên máy tính mà pm.
    Cách tốt nhất là bà con tôn trọng nhau, tôn trọng người khác:
    - Khi viết bài hoặc mở topic mới, tránh lập lại nhưng chủ đề đã có, hoặc viết vào đúng topic đã lập sẵn đừng mở topic mới nhọc công mod phải khoá và xoá.
    - Viết bài mới nên có nội dung tránh up hoặc nói nhưng câu vô nghĩa mất thời gian của người khác vào đọc
    - Muốn tìm thông tin, dùng các công cụ search (google, mục lục box) hơn là mở một topic mới và chờ 1 ngày có 1 đến 2 cái reply. Nếu không thì post câu hỏi riêng lẻ vào trong topic "Hỏi đáp" du lịch trong/ ngoài nước ở topic dính. Những topic mở ngoài và thông tin hỏi đã có quá nhiều trên box sẽ bị khoá để tránh làm loãng box
    - Muốn đóng góp ý kiến với các mod thì reply vào topic "nhận xét - góp ý - thắch mắc " hơn là lập một topic mới kêu ca. Các mod luôn mong muốn có những nhận xét nghiêm túc để mod rút kinh nghiệm và xây dựng box tốt hơn.
    - Box du lịch không chấp nhận các hình thức quảng cáo, rao vặt cũng như bán tour trên box. Tóm lại là phi thương mại. Điều này nhằm giữ gìn sân chơi chung cho box
    - Các topic không có người trả lời sẽ bị xoá sau 5 ngày
    - Yêu cầu các thành viên mới đọc kỹ Topic Nội quy, Cẩm nang, Ý thức khi đi du lịch trước khi tham gia các họat động của box.
    - Yêu cầu trưởng nhóm/ chủ topic copy paste cẩm nang đi xe vào topic của mình mỗi khi tổ chức đi xa bằng xe máy.
    - Vi phạm về quy định post bài sau đây sẽ bị khoá nick 1-3 ngày: quote từ 3 tầng trở lên, post ảnh kích thước quá 800 pixel.
    Được windysmile sửa chữa / chuyển vào 12:36 ngày 23/03/2007
     

    được dumdum sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 02/03/2009
  3. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2
    dạ, tình hình là thế lày, sau một hồi châu đầu vào cãi nhau, box ta đã có nội qui và cũng có cả mục lục như ai, thế nhưng trong box vẫn có nhưng tôpic sì pam, em chán xoá và khoá , bi giờ em sẽ hạn chế post bài trong box du lịch của nick nào lập nhưng topic spam nhé......
    kính báo gần xa

    Mục lục cẩm nang khi đi du lịch​
    Trang 1:
    + Cẩm nang khi đi du lịch bằng xe máy ( @Windy)
    + Đồ dùng cho một chuyến đi xe máy ở Tây Nguyên ( @F69)
    + Hành trang leo Fans ( @ LinhEvil, TBG)
    + Hành trang đi Tibet - (@Johnny)
    Được LinhEvil sửa chữa / chuyển vào 14:40 ngày 02/10/2006
  4. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bản quyền của Fans69 đã có sửa chữa- Đồ dùng cho một chuyến đi xe máy ở Tây Nguyên
    Rất tốt để tham khảo cho các vùng núi vào mùa mưa
    Đồ dùng chung của đoàn
    - Đồ sửa xe: 2 bộ
    với các nhóm từ 10 xe trở lên - với các nhóm nhỏ người đi chốt đoàn nên giữ đồ sửa xe)
    - Túi thuốc cấp cứu: 1 bộ
    Thuốc đau đầu, đau bụng, cao dán, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc nhỏ mắt, cắt móng tay, kéo.
    - Túi ngủ hoặc lều ( nếu có): 01 xe nên mang một túi ngủ đề phòng khi ngủ homestay hoặc ngủ ở những nơi điều kiện giữ ấm kém bạn vẫn có thể ngủ ngon lành. Lều: Tuỳ ĐK nếu có mang 1 cái đi dự phòng cũng tốt
    - Đồ ăn khẩn cấp:
    C sủi, sô cô la ( Snick bar là một loại dễ mang và không bị chảy) hoặc pho mát ( có loại Phomát sợi rất ngon và khô nhiều năng lượng), kẹo gừng ( tốt cho những vùng lạnh)
    - Nước uống ?" mua ở từng chặng
    - Dây thừng cuộn
    Mang đi để kéo xe nếu bị sa lầy *** Một ý kiến hay
    - Dây buộc đồ xe máy (2 bộ mỗi xe x 5 xe = 10 chiếc)
    - Kẹo linh tinh hoặc bóng bay tặng trẻ con dân tộc làm quà
    Rượu hoặc thuốc: nếu lên đồn biên phòng hị hị
    - Bản đồ: bản đồ hành chính, Bản đồ đường bộ, bản đồ du lịch, bản đồ địa hình
    CHÚ Ý VỀ BẢN ĐỒ: Nếu đi một cung bạn chưa đi bao giờ rất nên xin ý kiến của người đi rồi. Bản đồ không đúng 100% và có nhiều đường không có trên bản đồ. Tốt nhất là vác bản đồ đến hỏi người đi rồi chỉ dẫn thêm.
    - Tập giới thiệu, thông tin về các danh lam thắng cảnh ở các điểm đến. ( nếu có t/g chuẩn bị, hoặc down từ mạng xuống)
    Đồ riêng từng xe:
    - Dụng cụ sửa xe: Cờ lê 12-14-17-19-21, tô vít, kìm búa (ai có thì mang, ko có thì mượn, cố gắng mang càng nhiều càng tốt) ?" Con trai tự lo
    - Bu gi: Mỗi xe phải mang theo 1 cái là tối thiểu (vì Tây Nguyên đang mùa mưa, nguy cơ ngập nước chết máy là rất lớn) ?" Con trai tự lo
    - Ba lô và mảnh áo mưa bọc ba lô
    Đồ dùng cá nhân:
    - Đồ vệ sinh cá nhân (gồm cả giấy đa di năng :D)
    - Thuốc cá nhân (nên mang theo để tránh phụ thuộc vào thuốc chung của đoàn ?" Lưu ý ai cần thuốc riêng đặc trị)
    - Giấy tờ cá nhân (Chứng minh thư, bằng lái) ?" Cất vào túi riêng, ko để trong ví
    - Tiền mặt: Không nên mang nhiều cứ tính 100K - 150K/ngày cả tiền xăng. Còn lại để trong thẻ ATM. ?" Cất vào túi riêng, ko để trong ví
    - Quần áo: Với thời tiết ẩm mưa thì nên mang nhiều bộ quần áo nhanh khô để thay vì xác định ướt rượt là đương nhiên. Mang cả áo khoác 1 lớp đề phòng đêm lạnh 1 chút. Không nên mang quá nặng sẽ khó chất vào xe máy, khoảng 5 kg mỗi ba lô thôi.
    CHÚ Ý VỀ QUẦN ÁO: có thể tham khảo của Windy ở trên
    - Áo mưa: mang 1 bộ loại thật tốt. Áo mưa bộ thì hay hơn là áo mưa trùm.
    - Giầy dép: Khuyến nghị đi giầy khi đi xe máy đường xa, vừa giữ ấm chân vừa đảm bảo khi các tình huống xảy ra phải chống chân, phanh gấp vvv
    Luôn mang theo 1 đôi dép lê dự phòng để đi tắm,. khi trời mưa...
    - Mũ bảo hiểm: mang loại tốt, trùm kín đầu, có kính che để tránh mưa, gió và bụi
    Khi đi những cung nguy hiểm nên mang mũ bảo hiểm kín cằm.
    - Dao cá nhân có bao
    - Đèn pin Tàu
    - Điện thoại + sạc pin
    - Máy ảnh + thẻ nhớ + pin + sạc pin.
  5. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hành trang leo Fans
    Hiện nay có rất nhiều nhóm bạn đi Fans, tớ xin tổng kết một số kinh nghiệm và hành trang cần và ĐỦ để leo Fans nhé. Kinh nghiệm tổng kết từ cá nhân, tham khảo TBG, và các nhóm khác.
    Các vật dụng chung cho cả đoàn
    - 01 túi đồ cứu thương cho 10 người
    - 01 đèn pin cho 3 người 1 nhóm ( dùng khi trời tối VD như tìm đường đi VS, tìm đường về trại hoặc có những ngày đi không kịp chương trình mà trời tối quá nhanh)
    - 01 bộ kim chỉ
    - Cắt móng tay: CHÚ Ý: MỌi người nhớ cắt móng chân ( cắt sạch) trước khi đi. Móng tay không để quá dài
    - 01 còi/ nhóm 3 người ( khi đi nên phân công thành nhóm đi với nhau và trông nhau. Nhóm 3 - 4 người 1 là hợp lý. Còi hầu như không dùng đến. Chỉ đề phòng nếu lạc và mất sức không gọi đuợc nhau thì thổi còi)
    Check list đồ dùng cá nhân:
    1 - TOP QUAN TRỌNG - Giầy
    Các bạn nên mua giầy trước 2 tuần và đi cho nó quen chân và giầy mềm ra, khi mua giầy nên cầm gập nó vào và vặn xoắn nếu thấy đế giầy mềm là tốt.
    Giầy nên có nhiều gai ở đế để bám chắc khi leo

    Khi leo nên đi 2 đôi tất 1 mỏng bên trong ( không nên đi tất nilông hay tất giấy bên trong) mà nên đi tất mềm thấm mồ hôi, và một đôi tất dài bên ngoài để trùm lên quần tránh vắt. Khi đi hai đôi tất như vậy có lợi là giảm độ cọ của giầy và chân, tránh làm phồng rộp da chân.
    Giầy tốt nhất là giầy chuyên dụng đi trek, có cổ qua mắt cá để giữ chắc khớp tránh bong gân. Giầy nặng và có nhiều gai ở đế. Có hệ thống thoáng khí tốt và tránh nước. Nếu bạn là người đi trek nhiều thì nên đầu tư lấy 1 đôi.
    Giầy bộ đội thường nặng và không có số bé.
    2. Về găng tay
    NÊN:
    Găng tay tốt là găng tay bảo hộ dầy có chấm nhựa ở lòng bàn tay. Không nên mua găng tay mỏng,
    Chỉ nên mua 1 đôi găng thôi
    Lý do và công dụng: Để có thể tự tin bám vào rễ cây, thân cây, tre nứa,,, khi trèo...
    KHÔNG NÊN: dùng găng tay len hay găng tay da, bàn tay sẽ ra mồ hôi trơn.
    Có người không tin vào cảm giác khi đeo găng vì sợ tuột hoặc cảm giác cầm nắm không chính xác, có người thích đeo găng để di chuyển được nhanh hơn.
    3. Ba lô
    NÊN
    - Ba lô tốt nhất là loại có múi ở phần tiếp giáp với lưng để thoáng khí.
    - Ba lô nên có dây cài ngang thắt lưng và trên ngực để giữ cho ba lô chắc vào người khi di chuyển, tránh gây cản trở cho bạn hoặc kéo bạn về phía sau.
    - Hạn chế cân nặng vừa phải ~7kg. Không nên trông đợi Porter mang ba lô cho mình vì Porter sẽ không đi cùng bạn, họ sẽ gùi đồ và chạy rất nhanh đến các điểm cần đến và chờ đoàn ở đó.
    - Túi đồ nên có một lớp bọc ni lông chống mưa.
    KHÔNG NÊN
    - Mang balô quá to so với người bạn
    - Quá nặng
    - Mang quá nhiều quần áo và đồ ăn
    Những vật dụng cần thiết nên để ngăn phụ dễ lấy.
    4. Đồ ăn cung cấp năng lượng
    NÊN:
    - Snick Bar - Thỏi socolar rất chi là béo ngậy, ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt
    - Phomát sợi ( khô, dễ mang, dễ ăn)
    - Hộp sữa tươi có đường loại bé- 2 hộp/ngày. Nên mang 4hộp cho 2 ngày đầu.
    - Nước thì nên mang theo gói Arezon để pha vào nước uống. Nó hơi tởm tởm lờm lợm nhưng mà tránh mất nước và hạn chế bạn uống quá nhiều nước. (Cũng không cần uống C sủi đâu)
    KHÔNG NÊN
    - Không nên mang bánh kẹo vì sẽ rất khát nước
    -Không nên ăn kẹo cao su vì vừa mệt ( mất sức vừa gây mất vệ sinh, nhớ là bã kẹo cao su khó phân huỷ nên các bạn nên gom vào mang xuống núi vứt vào thùng rác nhá)
    - mang đồ ăn quá nhiều vì khi mệt bạn không ăn được đâu.
    5. Quần áo mặc khi leo:
    NÊN:
    - Quần dài vừa phải, Nên mặc quần có đũng thoải mái, đầu gối thoải mái để di chuyển. Cạp quần rộng vừa, không quá chật không quá rộng.
    - Nên mặc áo phông rộng vừa phải, thấm mồ hôi, các bạn gái không nên mặc áo trong quá chật. Vì khi đeo ba lô các bạn còn phải thở nữa đấy.
    - Khi leo sẽ nóng, bạn chỉ cần mặc áo phông và quàng một cái khăn mỏng qua cổ ( hoặc là quàng cái tay áo khoác qua cổ) lý do không khí lạnh và khi bạn leo trèo bạn thở hồng hộc nên rất dễ viêm họng. Khi dừng lại một cái bạn nên mặc ngay áo khoác vào tránh trúng gió.
    KHÔNG NÊN
    - Mặc quần bò bó hay quần vải mỏng, quần cạp trễ.
    - Mặc áo quá dầy và khó cởi bỏ
    Chú ý khi nghỉ ngơi
    Khi nghỉ VD nghỉ ăn trưa, nếu bạn mệt chợp mắt 5 - 10'''''''' rất tốt. Vì thế nghỉ một cái nếu bạn là người yếu hơn mọi người nên ăn khẩn trương và nằm ngủ thật nhanh.
    KHi đang leo và bạn quá mệt bạn nên đi chậm lại giữ nhịp và thở vào bằng mũi thật sâu và thở ra bằng miệng. Nếu quá mệt bạn cúi người xuống chống hai tay vào đầu gối và thở sâu khoảng 5 phát.
    Tuyệt đối tránh ngồi xuống nghỉ vì bạn sẽ không muốn đứng dậy đi tiếp đâu.
    Khi nghỉ uống nước bạn cảm thấy rất khát nhưng chỉ nên súc miệng qua và uống 1 - 2 ngụm nhỏ. Đừng uống quá nhiều nhé nếu không bạn sẽ đổ nhiều mồ hôi và rất mệt.
    ĐI ngủ buổi tối
    Trước khi đi ngủ nên xoa bóp chân bạn và không đi tất cho đến khi bạn thực sự buồn ngủ thì hẵng đi tất vào. Đây là lúc chân bạn được thư giãn và hít thở cho nên bạn không nên đi tất trong suốt 4 ngày leo núi
    Không uống rượu và các chất kích thích hay thức quá khuya.Buổi tối uống trà lipton + một vài lát gừng tươi + đường gluco rất ngon và tốt.
    Trong chuyến đi.
    a. Mua tour: không nên chọn tour quá rẻ. Khi đó, các dịch vụ kèm theo sẽ bị giảm như:
    Phải tự mang vác khá nhiều ( vì không thuê đủ người khuân vác), Tốt nhất là thuê đủ người khuân vác để chúng ta chỉ tự mang max 5 Kg như nói ở trên. ( chưa kể máy ảnh, máy quay phim ? )
    Đồ ăn kém : sẽ không đủ sức.
    Trang bị kém ( túi ngủ mỏng, lều không có chống mưa tốt ..)- những cái này nên kiểm tra kỹ trước khi đi.
    Có thể bị ép lịch trình ( để giảm chi phí hướng dẫn & khuân vác ), như vậy sẽ dễ gặp khả năng là HDV ép khách đi gấp nên khách mệt và bỏ cuộc.
    Tham khảo: Cty tour Tre Xanh, Đức Minh
    Tip : cho HDV và người khuân vác : không có lệ nhưng có thể tip 50.000 đ / người / ngày .
    Nên mua vé tàu nằm và chuẩn bị sẵn sàng để đến Sapa là leo luôn ( bắt đầu từ 9 giờ - như vậy bạn có thể tiết kiệm thời gian - tất nhiên trừ trường hợp bạn muốn thăm Sapa, nhưng như vậy tốt nhất là để đến khi về )
    b. Ăn uống: Thông thường ăn sáng và ăn trưa rất nhẹ, ăn tối thì ngon và tốt. Ăn tối cũng rất sớm so với bữa ăn hàng ngày của chúng ta ( thường chỉ 6 PM là đã ăn tối ). Ăn trưa và sáng thường rất nhanh gọn để đi ( có khi chỉ được một bát mì tôm hay mấy lát bánh mì + pho mát ), trong khi đó, hai bữa ăn này khá quan trọng vì phải đi cả ngày. Như vậy, chúng ta cần chuẩn bị sẵn ruốc thịt ( 1- 2 lạng / ngày / người ) để ăn kèm trong các bữa trưa. Ăn tối cố ăn thật nhiều. Mỗi ngày nên uống 1 viên C sủi.
    Được LinhEvil sửa chữa / chuyển vào 22:35 ngày 01/10/2006
  6. toosonet

    toosonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2001
    Bài viết:
    4.042
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm xuơng máu của em:
    - Nên mang ít nhất 2 bộ chìa khóa xe .
    - Không nên để chìa khóa xe vào túi áo, mà hãy để trong túi quần (vì quần thì chẳng mấy khi cởi ra cả, chỉ có áo là hay cởi ra, vắt vẻo lung tung)
  7. Fatecreator

    Fatecreator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0

    [/b]Chuyện chạy xe đêm...[/b]
    Box Du lịch với truyền thống lượt phượt bằng xe máy rất thường xuyên phải chạy khi ông mặt trời đã đi ngủ. F69 đã có hầu hết các chuyến đi dính dáng đến màn đêm nên đã thiết lập ra một đội hình chạy xe đêm cho riêng mình và xin chia sẻ cùng bằng hữu trong box.
    Đội hình chạy xe vẫn có một xe dẫn đoàn và một xe chốt. Xe dẫn đoàn có nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ đoàn, dẫn đường và thông báo bằng tín hiệu ( xin nhan hoặc còi) cho những xe chạy sau khi có điều bất thường. Đèn nên điều chỉnh pha hoặc cốt hợp lý khi có xe chạy ngược chiều. Xe dẫn đoàn sẽ chạy bám biên phải đường, xe thứ hai chạy so le vào phía tim đường và cách xe dẫn đoàn khoảng 10m. Các xe có thứ tự số lẻ chạy theo đường của xe thứ nhất, các xe số chẵn chạy theo đường của xe thứ hai, tất cả các xe đều phải giữ khoảng cách là 10m so với xe chạy trước so le . Như thế xe sau sẽ hỗ trợ chiếu pha cho xe trước mà không bị chiếu sấp bóng ( khi chạy thẳng phía sau ).Đèn pha của hai xe sẽ đủ chiếu sáng toàn bộ đường, đặc biệt trong các trường hợp vào cua khi xe đi đầu không chiếu được hết phần đường cong. Trong trường hợp có xe đi ngươc chiều hoặc xe đi cùng chiều xin vượt, các xe có thứ tự chẵn 2,4,6...đang đi phía tim đường sẽ nhập vào đường của các xe lẻ để nhường đường. Đội hình này rất hữu ích trong các đoạn đường không có đèn và vắng. Tốc độ của đoàn có thể ổn định từ 50-60km/h. Chỉ cần hai xe chạy đầu chắc tay lái thì những xe chạy sau rất thảnh thơi.
    Khi chạy vào những đường có nhiều xe khác, để tiện cho việc bám đoàn có thể dùng xin nhan phải cố định để nhận biết nhau.
    [/b]Chuyện chạy xe ban ngày.[/b]
    Ngoài các kinh nghiệm mọi người đã nêu, tôi xin bổ sung một vài ý để chạy xe an toàn.
    Chạy xe ban ngày trên quốc lộ nên bật đèn pha. Đèn pha của các xe đi ngược chiều gây chú ý mạnh mẽ với các tài xế. Do đó khi mình bật đèn pha sẽ làm cho các tài xế đi ngược chiều ý thức tốt hơn về sự tham gia giao thông của mình, đặc biệt có tác dụng đánh thức các chú xế đang lơ mơ. Ngoài ra đèn pha còn có tác dụng khi xe chạy trước dùng gương chiếu hậu quan sát các xe sau trong đoàn mình.
    Chúc mọi người chạy xe an toàn.!
    FC.
    La vita è bella.!
  8. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2
    cái vụ chạy đêm của 69 hay ho đấy, tuy nhiên theo em, không nên dùng si nhan cố định, si nhan dùng để khi các bạn đổi hướng, bi giờ dùng đèn bên phải cố định rất dễ gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác, người ta sẽ không biết tránh thế nào khi mà một đoàn xe dùng si nhan bên phải nhưng lại cứ đi ở giữa đường.
    Hị, bật đèn pha khi đi ban ngày là chính xác, em luôn bật khi chạy ban ngày, và nhiều xe còn không có nút để tắt đèn đi. Nhưng khi dừng xe thì nên tắt ngay đền tránh chiếu vào mặt người khác mất lịch sự lắm (cả này lần đêm)
    Ban đêm đèn pha ô tô thường rất sáng, chúng ta không nhìn thấy đường, không nên tránh sát vào bên phải do có khá nhiều nhưng vật cản gây nguy hiểm như đống cát, hoặc ô tô, các bạn có thể xác định được đường nhở vào cái bóng mở của vạch phân cách hoặc nếu không có thì căn đường dựa vào đèn bên trái của o tô ngược chiều
  9. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hành trang đi Tibet - CR@Johnny
    Những gì cần mang cho một chuyến đi đến xứ lạnh, phải leo núi...
    1. Hộ chiếu: bản gốc, một bản phôtô, 8 ảnh 4x6 nền trắng (các bạn vào Nepal cần ảnh dán vào tờ khai xin visa, nếu không sẽ phải trả thêm 5$)
    2. Tiền: càng nhiều càng ít
    3. Dạ dày đựng tiền
    4. Áo jacket: Vạt dài, chống thấm, nhiều lớp, lông chim
    5. Áo gió: Chống thấm, 1 lớp
    6. Quần trekking: Hai lớp, mềm, chống thấm
    7. Quần áo khác: Đủ dùng, nên dùng len, cotton, nỉ
    8. Giày trekking: Đế mềm, gai ma sát, không thấm nước, cổ cao
    9. Balô: Đủ lớn (1 chiếc>50 lít, 1 chiếc 20 lít), nhiều ngăn, chống thấm, khóa tốt, dễ lấy đồ, quai chắc nhưng mềm, lưng có rãnh thoát khí
    10. Mũ mềm: Có lưỡi trai che nắng
    11. Mũ ấm: Mũ len, che tai, miệng, mũi
    12. Bít tất: Tất xù len
    13. Găng tay
    14. Khăn quàng
    15. Kính râm
    16. Kem chống nắng : SF (Sun Factor) > 40
    16. Kem chống nẻ: tốt nhất là vaseline
    17. Đèn pin, nến: đặc biệt cần khi đến Everest base camp vì ở đó chẳng có điện đóm gì ráo.
    18. Dao cá nhân
    19. Bật lửa
    20. Bộ thìa dĩa cá nhân
    21. Phích cá nhân: loại giữ được nhiệt ấy
    22. Túi ngủ, tấm trải (optional)
    23. Túi thuốc cá nhân: Thuốc cảm, đau bụng, viêm họng, kháng sinh, urgo, băng gạc, bông, sát trùng, thuốc bệnh riêng
    24. Đồ dùng cá nhân
    25. Dây dù: để buộc đồ
    26. Gậy chống (optional)
    27. Máy ảnh, quay phim
  10. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Cho cái này vào đây để bà con đọc , cũng có nhiều kinh nghiệm mà học .
    Cuốn sách : SINH TỒN NƠI HOANG DÃ .
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n2nnnqn31n343tq83a3q3m3237nvn

Chia sẻ trang này