1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mongolia - Miền đất lạ - Một chuyến đi đáng nhớ

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi holland2006, 12/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. holland2006

    holland2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Mongolia - Miền đất lạ - Một chuyến đi đáng nhớ

    Chúng tôi, gồm 4 người, 2 nam, 2 nữ quyết định đi mông cổ vào cuối thu đầu tháng 10. Chúng tôi đi máy bay sang bắc kinh và từ bắc kinh sang mông cổ. Thực ra, chúng tôi muốn đi tàu nhưng do không có thời gian nên đành vậy. Air China là lựa chọn của chúng tôi từ bắc kinh sang ulan bator.
    Tới ulan bator vào buổi chiều, hình ảnh đầu tiên về sân bay ulan bartor, niềm tự hào của người dân mông cổ đã thấy được thể hiện từ sân bay:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Làm thủ tục hải quan, rất nhanh chóng:
    [​IMG]
  2. BMfamily

    BMfamily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2007
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Chào bạn Holland2006,
    Mông Cổ là đất nước vừa quen lại vừa lạ đối với rất nhiều người, trong đó có nhà mình.
    Quen vì người Mông Cổ đã đến mình dăm ba lần từ lâu lắm rồi, khi bé học lịch sử đã thuộc lòng với hình ảnh lính cưỡi ngựa giữa thảo nguyên đồng cỏ mênh mông. Gần hơn một chút là một nước xã hội chủ nghĩa nửa Tung Quốc nửa Liên Xô, lại mang màu sắc của những quốc gia vùng Trung Á.
    Lạ vì cứ hình dung ở một chốn xa xôi cách trở, vượt qua cả Vạn lý trường thành, xa hơn cả những vùng đất của nước Trung Hoa rộng lớn mới đến được xứ sở quê hương của Thành Cát Tư Hãn.
    Ái chà, nay có dịp đi thăm Mông Cổ miễn phí cùng các bạn đây...
    Mong Holland2006 và các thành viên cùng đoàn chia sẻ chuyến đi cho mọi người nhé.

  3. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Ảnh pot nhiều lên cho bà con xem với chứ !
    Thấy có bài này không biết đi cùng với chú hay sao ?
    Từ trang : " Tiếng nói Thanh niên dân chủ "


    Mông cổ - Cát bụi cuộc đời
    Những điều mới biết
    U la an ba a ta, cái tên dài ngoằng nghe như tiếng phạn đó là thủ đô của nước Mông Cổ.Tôi đã đọc đến hai chữ Mông Cổ vào năm lớp ba trong giờ sử ký, lúc học đếnđời nhà Trần với Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải, Hội nghi. Diên Hồng v.v...Lớn lên một chút nữa, tôi được học lại các trận chiến oai hùng của Trần Hưng Đạo đã phá vỡ chiến thuật gọng kềm của quân Mông Cổ cứu đất nước khỏi thảm họa diệt vong.Lớn hơn chút nữa, đọc Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, lại biết tới Quách Tĩnh bị đẻ rơi trên tuyết trong vùng đất Mông Cổ, biết tới Thành Cát Tư Hãn, Đà Lôi, Hoa Tranh Công Chúa ... những người Mông cổ cỡi ngựa bắn cung bách phát bách trúng.Chỉ biết thế thôi, ngoài ra, tôi chẳng hình dung được gì về một nước xa xôi đó.Dần dần, khi ý định du lịch thám hiểm hình thành, tôi nghĩ đến Mông Cổ là nơi cần phải đến.Thế là tôi biết đến Ulaanbaatar vì máy bay phải hạ cánh nơi đó.

    Ulaanbaatar là tên mới của thành phố Ulga.Nó được bao bọc bởi bốn dãy núi thiêng, thiêng đến độ người dân không dám gọi tên; tôi phải nhờ người hướng dẫn viết lên giấy dùm: Khan Uul, Songino Khairkhan Uul, Bogd Uul, và Bayanzurkh.Nhìn thì núi không cao lắm, sườn thoai thoải, một trong bốn dãy có vẽ chân dung Thành Cát Tư Hãn và biểu tượng của Mông Cổ.Tôi hỏi thăm núi thiêng như thế có cho phép người ta đi bộ lên đó không.Đáp rằng được, có đường riêng cho người đi lên núi, nhưng tuyệt đối không được nhặt đá hay hái bất kỳ lá cây ngọn cỏ nào.Sự thiêng liêng của họ là phải tôn trọng, không được phá hoại thiên nhiên bởi nếu mình phá hoại nó thì chính mình sẽ gánh lấy sự trừng phạt của thiên nhiên.

    Có lẽ do sự tôn trọng thiên nhiên gần như tuyệt đối đó cho nên cung cách sống của họ thật thong thả.Mặt trời đã lên cao, nắng bắt đầu chói vậy mà thành phố vẫn còn im lìm.Mang tính cách vội vã của một cá nhân trong xã hội bon chen, tôi ngạc nhiên qúa, nhìn đồng hồ đã tám giờ sáng, tôi đi xuống đường chỉ thấy người phu quét đường đang nhẹ nhàng quơ mấy nhát chổi dọc theo lề đường.Không dừng được, tôi hỏi thăm người tiếp đón ở khách sạn mới biết rằng chín giờ sáng ngày mới bắt đầu.

    Tôi vẫn đứng bên lề đường nhìn ngày mới bắt đầu của họ và bắt gặp cái nhìn của hai phụ nữ đang đứng gần đấy. Tôi mỉm cười, nói đại "good morning",một trong hai người đáp lại,thế là có bạn rôì.
    - "Tôi là du khách, trọ trong khách sạn này.Thành phố có vẻ yên tĩnh quá"
    - "Đúng"
    - ?oCác chị đi làm hả??
    - ?oĐúng, chúng tôi đang chờ xe buýt.?
    - "Nhưng đây đâu phải làtrạm xe buýt"
    - "Chúng tôi chờ xe buýt của công ty đến đón"
    -"Từ đây đến chỗ các chị làm có xa lắm không?"
    - " Chừng nửa giờ."
    - "Nhà các chị ở đâu?"
    - "Chị này ở bên kia đường, còn tôi ở nơi khác, xa hơn.Tôi phải đi bộ đến đây cũng hơn 10 phút".
    -?oCác chị làm việc cho công ty nào??
    Tôi chưa nghe kịp câu trả lời thì xe buýt tới, giã từ hai chị nhé.

    Nhiều người cho rằng nhà nước đã nhầm lẫn khi chọn Ulaanbaatar để làm thủ đô.Lý do nó bị núi bao bọc cả bốn phía cho nên không thể nào mở rộng thành phố được.Kế đến nó bị nằm lọt vào một chỗ thấp cho nên bao nhiêu chất thải đều đọng lại đó làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề.Cũng có phần đúng vì tôi đã chứng kiến chỉ một trận mưa rào không đầy một tiếng đồng hồ mà nhiều đường xá đã ngập nước, còn ngày nắng thì bụi đất và khói xe tưng bừng... Có ý kiến nên dời đô về lại kinh đô cũ, là thành phố Kharakhorum, nhưng nội các chưa có ý kiến gì.Tôi hỏi sao không đưa vấn đề ra trưng cầu dân ý thì được trả lời rằng nền dânchủ của Mông Cổ hãy còn non yếu lắm, chỉ mới 15 năm thôi nên chi chưa quen với lối sinh hoạt này.

    Ít ai biết rằng Mông cổ là quốc gia thứ hai trên thế giới theo chủ nghĩa xã hội, sau Liên xô.Vào năm 1919 người Hoa xâm chiếm Mông cổ, lãnh đạo Mông cổ bấy giờ là Bogd Khan sang cầu cứu Liên xô.Hồng quân Liên xô chiến thắng người Hoa và cai trị Mông cổ 2 năm.Bắt đầunăm 1924 toàn bộ Mông cổ đều tổ chức và điều hành theo Liên xô cho đến năm 1989.Ký ức về thời kỳ xã hội chủ nghĩa của cô hướng dẫn viên du lịch là một thời kỳ thơ ấu thiếu thốn đủ mọi mặt.Vào năm 1989 cô còn là một đứa bé, ở với ông bà ngoại và người dì.Các cửa hàng trống trơn, mỗi gia đình mỗi ngày chỉ được phân phối hai ổ bánh mì.Cô còn nhớ cô được giao phận sự đi xếp hàng để mua bánh mì, một em bé đứng giữamột dãy người lớn, cho nên bao nhiêu bánh đưa ra đã bị các người lớn dài tay dài chân dài lưng chớp lẹ cô chỉ còn nước đứng khóc.Cô và người dì nhiều lúc dấu được một ít đường cát để dành ăn với bánh mì, "chao ơi là ngon", cô nói.

    Năm 1989, lúc bức tường Bá Linh sụp xuống, tuổi trẻ Mông cổ đã phản ứng rất kịp thời.Chỉ trong vòng một tháng họ đã thành lập một nhóm hoạt động kêu gọi chấm dứt độc đảng.Vào ngày 10-12-1989, ngày quốc tế nhân quyền, họ cùng xuống đường và hát bài "Sound of the bell", mang ý nghĩa tiếng chuông đánh thức những người mơ ngủ và lười biếng.

    Tháng ba năm 1990 họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình bất bạo động và một cuộc đình công rất lớn đã diễn ra trên toàn lãnh thổ, đòi hỏi chế độ đa đảng.Thật may mắn cho họ, chính quyền đã đồng ý cởi mở cho một chế độ đa đảng.Nhiều đảng phái chính trị đã được thành lập sau đó, và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức vào tháng sáu 1990.Hiến pháp dân chủ được thông qua vào năm 1992.Tôi thành thật chúc mừngnhân dân Mông cổ đã sớm trút bỏ một gánh nặng, thoát được tai ách cai trị kinh hoàng.

    Đối với người lớn tuổi, dường như họ không có hoài niệm gì về thời kỳ xã hội chủ nghĩakhó khăn.Tôi đã gặp hai cặp ông bà bác ở hai thành phố cách nhau rất xa, họ đều khoản 63-65 tuổi.Hỏi thăm được họ cho biết ngày trước là công nhân viên nhà nước, đến 60 tuổi thì nghỉ hưu, bây giờ lãnh lương hưu và vui vầy cùng mấy cháu nội ngoại hay cùng mấy con ngựa, con cừu.Dù không thông hiểu hết những điều các bác ấy nói, trông điệu bộ và vẻ mặt tôi đóan rằng họ không mấy thích nhắc lại quá khứ mà theo sử sách thì chẳng có gì đáng cho mình hãnh diện.

    Tôi nghĩ cùng có phần đúng vì sau khi gặp họ tôi đến viếng Viện Bảo Tàng lịch sử.Tài liệu nơi đây cho biết thành tích cai trị đất nước của thời kỳ xã hội chủ nghĩa là phá nát gần hết các tu viện lớn nhỏ của Mông cổ.Có ít nhất là mười bảy ngàn nhà sư đã bị giết bằng cách bị bắn vào đầu, hoặc bị thả trôi sông hoặc bị đánh đập đến chết.Chỉ có các chú tiểu dưới 10 tuổi mới được trả về với gia đình kèm theo lời đe doạ rằng nếu có ý định tái lập hay phục hồi các hoạt động tôn giáo sẽ bị trừng phạt thích đáng.Ơn trên phò trợ, giờ đây họ (dân Mông Cổ) đã sung sướng, thanh thản hít thở không khí tự do, tự chủ, tự lực, tự cường, hãy mừng cho họ

    Tôi nghĩ đến cuộc cách mạng dân chủ êm ảdo tuổi trẻ Mông cổ làm nên vào năm 1989.Họ có một phần may mắn là đảng cai trị đồng ý cởi mở, từ bỏ độc quyền cai trị, nhưng mặt khác tôi cho là nhờ bản lãnh của chính người dân Mông cổ.Chỉ có hai triệu tám dân làm thế nào để tồn tại nếu chính mỗi cá nhân trong đó không có một bản lãnh thích nghi nhanh chóng để làm chủ chính mình, làm chủ hoàn cảnh để mình không bị tiêu diệt.Thật thế, quan sát chung, những người dân ở đây nam cũng như nữ thật sự có cá tính.Trong gia đình thì đúng là người đàn ông được chú ý được săn sóc nhiều hơn, nhưng đó là do người phụ nữ chủ động làm thế chứ không phải do người đànông tự cho mình có quyền hành cao hơn để bắt người phụ nữ hầu hạ mình.Cuộc sống du mục bắt buộc họ phải dở nhà, dựng nhà, đuổi thú, dẫn thú nuôi hoài hoài thì nam nữ gì cũng phải xông xáo làm tận lực cho xong việc, không có chỗ cho phân thứ hạng bên trọng bênkhinh.

    Ngày nay, trong thể chế cộng hòa, người dân còn được hưởng thụ nhiều thứ:cưỡng bách giáo dục đến hết trung học, gia đình công chức thì sẽ có một đưá con vào học đại học quốc gia miễn phí.Để khuyến khích sinh con, mồi em bé ra đời được trợ cấp 24000 đồng một tháng cho đến 18 tuổi.Kết hôn được thưởng 500000 đồng.Có chính sách ưu đãi như thế nhưng coi bộ không mấy hấp dẫn.Tuổi trẻ (20-30+) lođầu tư vào sự nghiệp hơn là hò hẹn để lập gia đình.Tôi rất khâm phục phụ nữ Mông cổ, họ rất chủ động, độc lập, và tự tin.Đây là một vài dẫn chứng:

    Người phụ nữ đầu tiên tôi gặp là các nhân viên hải quan ở phi trường, cả khi vào lẫn khi ra, toàn bộ các nhân viên hải quan đều là phụ nữ.Hai cô ngồi quan sát máy quét hình, các cô khác dịu dàng, nhã nhặn nhanh tay chuyền các khay đựng giày áo cho khách hàng.Lúc đi ra, trong túi xách của tôi có một chai nước.Một cô hải quan rât lễ phép hỏi tôi hình như bà có một chai nước trong túi này, tôi nói phải, tôi mang theo vì phải chờ máy bay lâu quá.Cô lấy chai nước ra và nhỏ nhẹ nói bà vui lòng ngồi lại trong phòng đợi và uống hết trước khi vào cổng bay nhé.

    Cô Oyunna, hướng dẫn viên du lịch

    Người phụ nữ thứ hai tôi gặp là cô hướng dẫn viên du lịch, một cô gái trẻ, đứng đắn, mang vẻ đẹp tây phương và đã từng du học tại Luân Đôn 2 năm.Cùng đi chung trong một chuyến đi dài, chúng tôi trở thành bạn và có nhiều trao đổi.Với cô, sự nghiệp chiếm vị trí hàng đầu.Nghề chính của cô là dạy học, cô chỉ làm du lịch vào mùa hè để có dịp tiếp xúc với người khác.Cô cho biết dân số Mông cổ đã ít mà càng ngày thì càng ít người muốn sinh thêm con.Tôi hỏi thăm thanh niên nam nữ mới có lối sống chung với nhau trước hôn nhân hay không, cô nói có nghe đâu đó nhưng không chắc lắm.Riêng cô, cô không đồng ý lối sống như vậy."Giống như một "sản phẩm" (product - chữ cô dùng), thích hay vừa khít ( or fit - chữ của cô)thì giữ lại, không thì bỏ đi, giống y hàng hóa, tôi không muốn vậy, tôi muốn phải có một tình yêu thật sự và một gia đình thật sự", cô nói.


    Người phụ nữ thứ ba tôi gặp là một bà cụ bán thuốc lá lẻ bên lề đường.Thấy bà cụ dùng cái gắp nước đá để gắp mấy điếu thuốc trao cho khách hàng thật là hay quá nên tôi giơ máy hình lên chụp.Bà cụ bắt gặp và đã phản đối tôi rất quyết liệt bằng cách đứng dậy đi về phía tôi và đưa tay đánh vào tay tôi.Tôn trọng bà cụ, tôi đã delete tấm hình.

    Và nhiều người khác, họ xông xáo, hăng hái làm việc từ thành thị đến thôn quê, từ giám đốc công ty, chủ nhà hàng cho đến các cô phục vụ trong các trại trọ xa xôi hẻo lánh giũa sa mạc mênh mông...


    TV

  4. nguyenglhn

    nguyenglhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Đang đợi quà từ Mông đến Cổ . Theo kế hoạch là tuần này nhỉ, có tí men cho nó máu
  5. holland2006

    holland2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    @zorzo: Thanks bác. Em mới nên chưa biết. Sẽ làm theo góp ý của bác
    @Dugia: Từ từ em sẽ post anh ạ
    CONTINUED:
    Sau khi xuống sân bay, tụi em gặp 1 anh chàng lái taxi nói tiếng anh, nhiệt tình đưa tụi em về quảng trường thành phố, anh chàng này biết việt nam và có vẻ hứng thú với người việt nên trên đường về thành phố tranh thủ giới thiệu cho tụi em một số địa điểm.
    [​IMG]
    Trên đường vào thành phố, trời cuối thu, lá đã vàng nhiều:
    [​IMG]
    Hình ảnh anh chàng lái taxi, rất nhiệt tình đưa tụi em đi mua bản đồ, sim đt, đt bên mongolia ko roaming nên máy em chịu, cước đt bên mongolia nói chung là rẻ:
    [​IMG]
    Hình ảnh quảng trường trung tâm thành phố ulan bator:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một góc thời tran mongolia :-)
    [​IMG]
    Và một trạm điện thoại công cộng, rất tiện lợi, 1 nhân viên, 1 máy đt, movable :-)
    [​IMG]
    Tụi em đợi ở quảng trường, tụi em gọi cho 1 cậu người nga ra quảng trường đón, cậu ấy hẹn 20 phút nhưng tụi em chờ tới hơn 1h, đã thấy hơi khó chịu, hai cậu người nga đưa tụi em đến 1 garage của một người việt để nhờ cậu này phiên dịch vì tiếng anh của cậu người nga này cũng không thành thạo. Khẩu hiệu gắn trên xe của anh chàng nga:
    [​IMG]
    Nhưng thôi nén cái khó chịu lại vì bụng còn khó chịu hơn nên đi ăn đã. Nhà hàng ở ulan bator rất nhiều, tụi em chọn một nhà hàng trung quốc, ăn uống và bàn chương trình ngày hôm sau.
    Chú ý: bạn có thể tự sửa bài sau 48h kể từ khi post bài lên.
    Được Zorzo sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 15/10/2007
  6. holland2006

    holland2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    @nguyenlhn: Ok sir nhưng chuyển sang tuần sau nhé, vì mai tôi lại phải lên đường rồi.
    @BMfamily: Phục cái tinh thần phượt từ bé tới lớn của bác và gia đình bác.
  7. holland2006

    holland2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    @zorzo: Em chưa biết cách chỉnh sửa, nếu bác biết, chỉ giúp em với nhé.
    CONTINUED:
    Chúng em thỏa thuận 1 chườn trình đi gobi 7 ngày với anh chàng người nga. Giá cả là 1,400usd/7 ngày gồm tiền thuê xe, lái xe, hướng dẫn, xăng xe, còn các khoản chi phí khác do anh chàng lái xe và hướng dẫn tự lo.
    Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, tụi em hẹn anh chàng lái xe 10h tới đón nhưng ko thấy đâu, lý do anh ấy đưa ra là đi sửa xe, điện thoại gọi thì cũng ko trả lời rõ ràng, tới 3h chiều vẫn không thấy đâu nên em bực và lúc 5h chiều em quyết định hủy chuyến đi với anh chàng này.
    Đang chưa biết làm thế nào, lang thang trong sảnh khách sạn rồi tình cờ hỏi được anh lễ tân có biết một cô hướng dẫn người mongolia nên tụi em liên lạc luôn và sau đúng 20 phút thì cô bé hướng dẫn có mặt để bàn bạc chương trình theo yêu cầu của tụi em.
    Cô bé này rất chuyên nghiệp (tên cô bé là ANKHA), gọi ngay lái xe tới cùng bàn bạc và quyết định xuất phát ngày hôm sau, sau khi đã lên danh sách một loạt những thứ cần mua sẵm cho chuyến đi. Tụi em phải mua toàn bộ đồ ăn để nấu nướng như gạo, cá hộp, thịt hộp, cà chua, nước (rất quan trọng vì toàn dùng nước đóng chai để nấu ăn và dùng cho các nhu cầu khác), túi ngủ.....
    Thực sự tụi em đã không có được sự chuẩn bị kỹ càng cho chuyến đi vì quyết định đi rất vội vàng nên chi phí bị phát sinh nhiều.
    Và cuối cùng chúng em thống nhất chi phí trả là 2,600usd/4nguời/7ngày đã gồm toàn bộ chi phí trừ chi phí ăn uống trong toàn bộ 7 ngày. Tụi em chọn xe land cruiser vì có 2 phụ nữ trong đoàn.
    Lại nói về chuyện KS đêm đầu tiên ở mongolia, chúng em phải trả 30,000 tiền mông cổ/phòng/tối (khoảng hơn 300.000vnd/phòng) mà trần nhà thì bong tróc,nước nóng thì phải chờ khoảng 30 phút cũng chỉ nóng tới 15C. Lý do là tụi em ko đặt trước và sang tới nơi mới tìm KS.
    Buổi tối chúng em tới nhà anh chàng lái xe ngủ vì không muốn ở KS này nữa. Hỏi cô bé hướng dẫn là trả bao nhiêu cho buổi tối ngủ ở nhà anh lái xe thì cô bé ko nói gì, sáng dậy mới biết là phải trả 50usd/phòng khách của nhà anh lái xe (đau quá).
    Buổi sáng nhìn từ phòng bếp của nhà anh lái xe:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xe của tụi em. Chất đồ lên xe buổi sáng. Em thấy anh lái xe mang theo 1 khẩu AK, 2 băng đạn, 1 túi đạn khoảng mẫy trăm viên, 1 khẩu súng bắn đạn ghém và biết mình sẽ một chuyến đi thú vị.
    [​IMG]
    Trên đường rời thành phố ulan bator:
    [​IMG]
  8. holland2006

    holland2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Thảo nguyên đã xuất hiện, vì đã là cuối thu nên cỏ đang úa màu, cả thảo nguyên bao la hiện một màu vàng úa sẫm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đàn cừu đầu tiên gặp trên thảo nguyên:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    vì tụi em xuất phát muộn nên bữa trưa đầu tiên chúng em dừng lại nấu nướng sau khi chạy được khoảng 100km trên thảo nguyên. Chúng em nấu ăn giữa thảo nguyên bao la, cảm giác thật tuyệt, bữa trưa đơn giản nhưng rất ngon
    Hình ảnh bữa trưa đầu tiên:
    [​IMG]
    Thử súng tý:
    [​IMG]
  9. oldhunterman

    oldhunterman Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Chúc mừng chuyến đi thành công.Chịu khó gõ tí đê, tớ đang háo hức nghe chuyện săn sói.
  10. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ-Nội Mông (Inner Mongolia - China) - vùng đất của totem sói] Đã không dưới một lần đi nội mông, vùng đất được mô tả trong totem sói của khương nhung. Xin chia xẻ với mọi người hình ảnh về thiên nhiên, con người nơi đây (gồm hailar, harbin, hohhot, chiquidar)
    [​IMG][/quote]
    Để sửa bài cũ, bạn login với nick của bạn, tại bài muốn sửa, bấm nút đầu tiên ở góc trên bên trái.
    Bạn viết tiếp nhé, đang hay.
    Được Zorzo sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 16/10/2007

Chia sẻ trang này