1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ tranh chấp quần đảo Điếu Ngư Đài

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Wehrmacht1, 13/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Vụ tranh chấp quần đảo Điếu Ngư Đài

    Mình mới dịch bài này từ globalsecurity.org ,cũng có nhắc đến Spratlys của Việt Nam ; wikipedia vẫn chưa có gì hết, mình post bên topic Hoàng Sa, Trường Sa, bị mod và mấy mem đấu tố tội "kích động thù hằn dân tộc", "cổ võ chiến tranh"...., nick Wehrmacht cũ bị khoá, dùng tạm nick này.
    Muốn cho mọi người biết thêm chút ít về các "nạn nhân" khác của Trung Quốc và Đài Loan.

    Quần đảo Điếu Ngư Đài / Senkaku (tiếng Nhật) / Diaoyutai (tiếng Trung) , phần một,
    Dịch từ:
    http://www.globalsecurity.org/military/world/war/senkaku.htm

    [​IMG]

    Chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư Đài đang bị tranh chấp.Quần đảo Điếu Ngư Đài , được người Trung Quốc gọi là Diaoyutai nghĩa là "thềm đánh cá" trong tiếng Trung, được tranh chấp chủ quyền bởi cả Trung Quốc và Nhật Bản, chứa đựng nhiều nguồn dầu mỏ và gần những đường vận tải biển quốc tế quan trọng.CHND Trung Hoa là quốc gia đông dân nhất thế giới và đứng thứ hai về tiêu thụ năng lượng sau Mỹ.Nhu cầu và nhập khẩu về năng lượng tăng cao đã làm Trung Quốc trở thành một nhân tố quan trọng trên thị trường dầu mỏ quốc tế.Năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia tiêu thụ dầu thô thứ hai thế giới.Nhật Bản hiện là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư của thế giới và thứ hai về nhập khẩu năng lượng, sau Mỹ.

    Quần đảo Điếu Ngư Đài (Senkaku trong tiếng Nhật) là một nhóm gồm 8 đảo không có người ở trên thềm đá thuộc lục địa, tách biệt với quần đảo Lí Châu bởi vực biển sâu.Tám đảo không người ở này cùng với những vành đá chỉ tạo nên diện tích bề mặt là 6,3 km vuông.Chúng nằm về phía đông bắc của Đài Loan chừng 120 hải lí, về phía đông của Trung Hoa đại lục chừng 200 hải lí và cũng chừng 200 hải lí về phía tây nam của Okinawa.Phần lớn những đảo nhỏ đều vây xung quanh những đảo lớn .Lớn nhất trong cụm này là đảo Điếu Ngư, Uotsuri(tiếng Nhật) / Diaoyu(tiếng Trung) rộng 8 hecta, địa hình không bằng phẳng, cách Đài Loan 170km về phía Đông Bắc và 410 km về phía Tây của Okinawa.Hai đảo nhỏ nữa là Kobi-sho/Huangwei Yu và Akao-sho/Chiwei Yu lần lượt cách đảo Uotsuri/Diaoyu 31 km và 108 km theo thứ tự.
    Đảo Điếu Ngư nằm ở vĩ tuyến 25 độ 45 phút và kinh tuyến 123 độ 29 phút. Những điểm cao nhất so với mặt nước biển của những đảo trong quần đảo này là: Điếu Ngư 383 m, Beixiaodao 135 m, Nanxiaodao 149 m và Chongbeiyan 28 m.

    [​IMG]
    Đảo Điếu Ngư / Uotsuri(tên Nhật) nhìn trừ trên không, Điếu Ngư là đảo lớn nhất trong quần đảo Điếu Ngư Đài, hiện do Nhật Bản kiểm soát

    Cuộc chạy đua giành chủ quyền

    Nhật Bản chính thức khẳng định chủ quyền tại quần đảo này năm 1895.Kể từ năm 1885, quần đảo Điếu Ngư Đài được đo đạc và khảo sát cụ thể bởi chính phủ Nhật Bản thông qua sự môi giới trung gian của tỉnh Okinawa và một vài tác nhân khác.
    Thông qua việc khảo sát này, chúng được xác định là không có người ở, bỏ hoang và không hề có vết tích gì về sự quản lí của Trung Quốc.Sự khẳng định này đã dẫn đến việc chính phủ Nhật Bản ra nghị quyết ngày 14.01.1895 về việc xác nhập chính thức quần đảo Điếu Ngư Đài vào lãnh thổ Nhật Bản.

    Kể từ đó, quần đảo này liên tục giữ nguyên vị trí là một phần trọn vẹn của quần đảo Nansei Shoto , một vùng lãnh thổ của Nhật Bản.Chúng không phải là một vùng lãnh thổ của Đài Loan hay của quần đảo Pescadores đã được nhà Mãn Thanh nhượng lại cho Nhật Bản theo điều khoản 2 của Hiệp ước Shimonoseki , vốn có hiệu lực từ tháng 5 năm 1895.Do đó, quần đảo Điếu Ngư Đài không được tính đến trong vùng lãnh thổ mà Nhật Bản phải từ bỏ trong điều 2 của Hiệp uớc Hoà bình San Francisco.Sau thế chiến thứ 2, Mỹ đã tiếp quản quần đảo này.Chúng trở thành vị trí cho những cuộc diễn tập ném bom của không quân Mỹ, ở mức độ lớn hơn nữa tại đảo Lý Châu.

    Nhật Bản khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư Đài là một phần của đảo Lý Châu.Dưới sự quản lí của Mỹ, quần đảo Điếu Ngư Đài là một phần của quần đảo Nansei Shoto, phù hợp với điều 3 của Hiệp uớc đã nói, và được tính đến trong khu vực và trong quyền quản lí của những vùng lãnh thổ được trả lại cho Nhật Bản chiểu theo Hiệp đinh giữa Nhật và Mỹ liên quan đến quần đảo Ryukyu và Daito kí ngày 17.06.1971.
    Những sự kiện này đã cho thấy rõ ràng rằng quần đảo Điếu Ngư Đài là một phần của lãnh thổ Nhật Bản.Theo Nhật Bản, việc Trung Quốc không lên tiếng phản đối việc những quần đảo được quản lí bởi Mỹ chiểu theo điều 3 của Hiệp ước Hoà bình San Francisco cho thấy rõ ràng Trung Quốc không xem quần đảo Điếu Ngư Đài là một phần của Đài Loan.Cho đến nửa sau của thập niên 70, khi nghi ngờ về những mỏ dầu thô tại thềm lục địa của biển Đông Trung Hoa dấy lên,các nhà cầm quyền của Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu lật lại những vấn đề về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư Đài.

    Theo phía Trung Quốc, những sổ sách tài liệu lịch sử của họ cho thấy người Trung Quốc đã tìm ra và mô tả về địa lý những đảo này từ năm 1403.Trong một vài thập kỉ, chúng được quản lí thành một vùng của Đài Loan và được liên tiếp sử dụng làm nơi tạm trú riêng cho ngư dân Trung Quốc.Năm 1874, Nhật Bản dùng vũ lực chiếm đảo Lí Châu từ Trung Quốc.Điếu Ngư Đài tuy vậy vẫn thuộc quản lí của Đài Loan, một phần của Trung Quốc.Đài loan (bao gồm cả Điếu Ngư Đài) được nhượng lại cho Nhật Bản năm 1895 sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất.Chính xác hơn, trong suốt thời gian Nhật chiếm giữ Đài Loan, Điếu Ngư Đài nằm dưới quyền quản lí hành chính của tỉnh Đài Bắc.Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, khi quân Mỹ đóng quân tại đảo Ryukyu và Điếu Ngư Đài, Quốc Dân Đảng, chính quyền đã tại vị ở Đài Loan , đã không lên tiếng yêu cầu Mỹ trả lại chủ quyền cho họ ngay sau đó.Điếu Ngư Đài được trả về cho Trung Quốc vào cuối thế chiến thứ 2 năm 1945 chiểu theo Hiệp uớc 1943 tại Cairo của 3 Đại gia Mỹ, Liên Xô và Anh.Từ đây Điếu Ngư Đài trở thành một phần của Đài Loan và được tính như một đơn vị lãnh thổ.

    Trung Quốc lập luận rằng đảo Okinotorishima ở duới cùng của vùng biển đảo Nhật Bản chỉ đơn thuần là bãi đá, không phải là một đảo nổi nhằm cố gắng vô hiệu hoá sự tranh chấp của Nhật Bản về những vùng kinh tế đặc quyền xung quanh những đảo nhỏ vốn nằm dưới sự quản lí hành chính của Tokyo.Nhiều người Trung Quốc nói họ có quan điểm khác là đưa Điếu Ngư Đài và Okinotorishima ra toà án quốc tế để phân xử.Trong khi Bắc Kinh thừa nhận rằng Okinotorishima thuộc về Nhật Bản , căng thẳng nảy sinh vì nó không nằm trong danh mục xếp loại đảo được xác định bởi Quy ước luật biển của LHQ, nhưng thay vì là một bãi đá bình thường, vốn không thể sử dụng để xác lập vùng đặc quyền kinh tế như tại các đảo nổi, thì chính phủ Nhật lại làm được điều ngược lại.

    Năm 1969, một báo cáo của Hội đồng kinh tế LHP châu Á và Viễn Đông (ECAFE) cho thấy khả năng xuất hiện những nguồn dự trữ dầu mỏ rộng lớn trong vùng phụ cận của Điếu Ngư Đài.Báo cáo này làm nảy sinh một cuộc tranh chấp giữa Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản kéo dài cho đến nay đã hơn 30 năm.Năm 1969, khi Hiệp Ước Hoàn Trả Okinawa được kí kết giữa Mỹ và Nhật, nó bao gồm cả Điếu Ngư Đài.Kể từ đó, Nhật Bản luôn lặp lại tuyên bố khẳng định chủ quyền trên những đảo nhỏ này.Quần đảo Điếu Ngư Đài được nằm dưới sự quản lí của chính phủ Nhật kể từ đó, một phần trong việc hoàn trả Okinawa về cho Nhật.Ngày 09.04.1971, Ban liên bang quốc gia của Mỹ nói tổng thống Nixon và thủ tướng Nhật Sato Eisaku đã đạt được một hiệp ước, qua đó Mỹ sẽ hoàn trả lại Okinawa và "những đảo phía Tây Nam" trong đó có Điếu Ngư Đài trong năm 1972.

    Nhật Bản đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc thăm dò khí thiên nhiên tại biển Đông Trung Hoa trong khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) của 2 quốc gia chồng lấn lên nhau.Nhật Bản yêu sách một sự phân chia vùng ĐQKT trên đường ranh giới nằm giữa đường eo biển của hai quốc gia.Khoảng 40.000 kilomet vuông vùng ĐQKT đang bị tranh chấp.Cả hai bên đều yêu sách 200 hải lí quyền sở hữu cho vùng ĐQKT.Nhưng bề ngang của biển Đông Trung Hoa chỉ có 360 hải lí.Trung Quốc muốn một vùng ĐQKT mở rộng ra về phía đông tiếp nối vùng thềm lục địa Trung Quốc, nó ăn sâu vào vùng ĐQKT của Nhật Bản theo đường phân chia ở chính giữa eo biển hai nước.

    Theo quy định từ công uớc luật biển của LHQ , những hành vi của các phía nên hướng theo những quy tắc ứng xử hợp lí trên cơ sở đàm phán để cả hai bên có thể tìm ra những giải pháp chấp nhận được.Nếu có sự không tán thành sự phân chia vùng ĐQKT của một quốc gia tranh chấp nào đó, thì điều luật quy định rằng các bên liên quan còn lại nên ngăn ngừa tất cả mọi khả năng có thể làm huỷ hoại một sự nhất trí cuối cùng.Việc khoan thăm dò ga của Trung Quốc gần vùng giới tuyến giữa 2 quốc gia được Nhật Bản rất quan tâm và cho rằng đó hiển nhiên là một sự vi phạm tinh thần của công ước này.Nhật Bản đề xuất chia đôi bằng nhau 50/50 vùng biển giữa hai nước, qua đó mỏ khí Chunxiao của Trung Quốc sẽ nằm cách lãnh thổ của Nhật chỉ 3 dặm, nhưng Bắc Kinh đã không đồng ý.Đề xuất của Trung Quốc hợp tác phát triển vùng dầu mỏ liền bị dứt khoát từ chối.Việc Trung Quốc khoan khai thác khí ga tại mỏ Chunxiao làm tranh chấp càng căng thẳng hơn, vì mỏ này chỉ nằm cách đường trung giới tuyến, đường phân chia 50/50 mà Nhật đề xuất, 3 dặm về phí tây nhưng Nhật dám chắc rằng có thể "hút" được cả mỏ khí ga phía bên kia ranh giới , tức thuộc Nhật Bản.

    Mỏ ga Chunxiao tại biển Đông Trung Hoa được đánh giá tiềm ẩn nguồn khí thiên nhiên đến hơn 1.6 tỉ mét khối và được trông đợi sẽ trở thành một nguồn cung cấp quan trọng trong 10 năm tới.Những hoạt động thương mại được trông đợi là sẽ bắt đầu vào giữa năm 2005 với sản lượng khai thác là 0,07 tỉ mét khối khí mỗi năm và tiến tới 0,282 tỉ mét khối trong năm 2010.Báo Sinopec Star cho rằng có 7 tỉ mét khối khí, 1,9 tỉ mét khối thuộc khu vực Chunxiao.Trung Quốc thậm chí đã chứng minh nguồn dự trữ lên đến 53,3 tỉ mét khối khí thiên nhiên.Phần lớn những mỏ khí của Trung Quốc nằm ở phía Tây và những vùng nằm giữa phía Bắc của quốc gia này, tuy vậy những vịnh ngoài khơi đang ngày càng trở nên vô cùng quan trọng.

    [​IMG]
    Một phần đảo Điếu Ngư /Outsuri (tên Nhật) thuộc quần đảo Điếu Ngư Đài
  2. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Quần đảo Điếu Ngư Đài / Senkaku (tiếng Nhật) / Diaoyutai (tiếng Trung) , phần hai,
    dịch từ http://www.globalsecurity.org/military/world/war/senkaku.htm
    Những sự kiện:
    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách gia tăng tầm ảnh hưởng của mình tại biển Nam và Đông Trung Hoa.Vào tháng 12 năm 1995, tàu Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Điếu Ngư Đài tại biển Đông Trung Hoa.Nhật Bản tuyên bố vùng ĐQKT (khu vực 200 hải lí hay 370 km xung quanh lãnh thổ) xung quanh Điếu Ngư Đài vào tháng 6 năm 1996 (có hiệu lực từ 20.07.1996).Từ đó, sự xâm nhập của các tàu khoan thăm dò dầu khí, khảo sát đại dương và cả tàu chiến từ Trung Quốc vào khu vực ĐQKT quanh Điếu Ngư Đài tăng lên không ngừng.
    Vào tháng 7 năm 1996 , một ngọn hải đăng của Nhật được xây trên một trong các đảo của Điếu Ngư Đài, nó đã làm nổ ra một làn sóng chống Nhật, đặc biệt là tại Hồng Kông và Đài Loan.Xâm lấn lãnh hải Nhật Bản,đổ bộ trái phép vào các hải đảo nhưng sau đó chính Trung Quốc lại phản kháng vô cùng mạnh mẽ.Trong khi đó, Nhật Bản duy trì vị trí quan trọng của Điếu Ngư Đài là một phần lãnh thổ toàn vẹn của Nhật Bản và Nhật Bản thực sự có những sự kiểm soát có hiệu lực đối với chúng, Nhật Bản phản ứng tiếp bằng cách tránh những phát sinh từ những va chạm bất lợi trong việc phát triển mối quan hệ Trung Nhật.Vào những tháng tiếp sau tháng 7 năm đó, rất nhiều những vấn đề liên quan khác nhau đến quan điểm lịch sử, như cuộc viếng thăm đền Yasukuni , đã gây ra những phản ứng rất mạnh từ phía Trung Quốc.
    David Chan, một nhân vật điển hình của chuỗi các động thái chính trị tại Hong Kong, người bị chết đuối vào ngày 26.09.1996 sau khi anh và một số người biểu tình khác nhảy xuống biển Đông Trung Hoa khi tàu tuần tiễu của Nhật chặn chiếc tàu biểu tình của họ lại.Sự hi sinh của anh ta đã khuấy lên sự xúc động của nhiều người Trung Quốc trên khắp thế giới.
    Sáng sớm ngày 26.09.1996, con tàu mang tên Kiến Hoa đi vào vùng lãnh hải của đảo Điếu Ngư / Uotsuri (tên Nhật) và sau đó rút ra khỏi vùng biển này. Lúc 09.00 cùng ngày, chiếc tàu này lại đi vào vùng biển đó.Tàu tuần tiễu của Hiệp Đoàn Bảo Vệ Hàng Hải liên tục phát tín hiệu radio yêu cầu họ rời khỏi lãnh hải của Nhật Bản.Khoảng 10h 27ph sáng cùng ngày, bốn người đã nhảy từ tàu Kiến Hoa xuống biển tại vị trí cách 3,3 km về hướng Bắc từ mũi phía tây của đảo Điếu Ngư , khoảng 10h 40ph, tất cả 4 người này được vớt lên boong tàu Kiến Hoa.Khi đó thì 2 trong số 4 người này đã ở trong trạng thái nguy kịch.Sau đó, khoảng 10h 58, theo tín hiệu yêu cầu cứu nạn từ thuyền trưởng tàu Kiến Hoa đến Hiệp Đoàn Bảo Vệ Hàng Hải.Lập tức hai nhân viên của họ đã tiếp cận tàu Kiến Hoa và tiến hành hô hấp nhân tạo cho 1 trong 2 nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch là anh David Chan.Lúc 13h 45ph, một bác sĩ từ đảo Ishigaki được trực thăng của Hiệp Đoàn Bảo Vệ Hàng Hải khẩn cấp đưa đến tàu Kiến Hoa.Với tất cả sự cố gắng của bác sĩ nhưng nạn nhân đã tắt thở lúc 14h 03ph.Theo bác sĩ, nguyên nhân là do chết đuối, sặc nước. Khoảng 11h 13, một người đàn ông khác tên Fong đã được đưa đến đảo Ishigaki bằng trực thăng.
    [​IMG]
    Asia week - Những người biểu tình từ Hồng Kông nhảy khỏi tàu của Lực luợng phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
    Vào đỉnh điểm của sự căng thẳng Trung-Nhật giữa năm 1996 về vấn đề đảo Điếu Ngư Đài, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu nhà hoạt động xã hội chống Nhật lâu năm là ông Tong Zeng rời khỏi Bắc Kinh cho chuyến công tác 2 tuần tới tỉnh Cam Túc.Chính phủ Trung Quốc áp đặt ý thức hệ tư tưởng nặng nề trong những luận văn có tính chính trị tại các trường trung học , đại học và các viện nghiên cứu.Ví dụ như vào tháng 9 năm 1996, các nhà chức trách đã phải đóng cổng mạng internet tại các trường ĐH ở Bắc Kinh khi sinh viên bắt đầu sử dụng internet để khẩn thiết yêu cầu chính phủ có các biện pháp để bảo vệ chủ quyền đang bị tranh chấp tại Điếu Ngư Đài.
    Trong suốt năm 1997, những tàu biểu tình từ Hong Kong và Đài Loan vẫn có nhiều hành động phản ứng, thậm chí họ còn liều lĩnh tiếp tục xâm nhập các đảo này..Người biểu tình Trung Quốc còn đổ bộ lên đảo Điếu Ngư sau khi va chạm với những nhân viên bảo vệ bờ biển Nhật Bản vào tháng 9 năm 1998.Tàu "Bao Diao Hao" bị chìm sau một cuộc va chạm cũng trong tháng 9 năm 1998.Vào đầu năm 2000, một tàu trinh sát do thám số vỏ 232 mang tên Dongdiao gây náo loạn gần bờ biển Nhật Bản.Ngày 02.03.2000 , một hạm đội tàu chiến của Trung Quốc đã tập trận ngay giữa vùng biển Đông Trung Hoa trong vùng ĐQKT của Nhật Bản của đảo Điếu Ngư thuộc thành phố Ishigaki, đảo cực nam Nhật Bản thuộc tỉnh Okinawa.
    Năm 2003, Trung Quốc cùng với Đài Loan khẳng định chủ quyền của họ với Điếu Ngư Đài, gia tăng thông báo tin tức cùng những hoạt động phản đối.Ngày 22.06.2003, một số người biểu tình từ Trung Quốc và Hong Kong đã sử dụng một tàu đánh cá nhỏ cố gắng tiếp cận các đảo thuộc Điếu Ngư Đài.Tuy vậy họ đã không thành công, các nhân viên cảnh vệ biển Nhật Bản đã tìm cách thích hợp để đưa họ ra ngoài lãnh hải Nhật Bản.Ngày 15.01.2004, người ta cho rằng tàu tuần tiễu của lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) đã tấn công hai tàu đánh cá của Trung Quốc tại vùng biển gần khu vực tranh chấp Điếu Ngư Đài.
    [​IMG]
    Khẩu hiệu bảo vệ Điếu Ngư Đài
    Sáng sớm ngày 24.03.2004, cảnh sát Nhật đã bắt giữ 7 người Trung Quốc sau khi họ đổ bộ lên lên một đảo chính thuộc quần đảo Điếu Ngư Đài được khoảng 10 giờ.Đây là lần đầu tiên cảnh sát Nhật bắt giữ những kiều dân Trung Quốc vì đổ bộ lên các đảo được tranh chấp chủ quyền bởi Trung Quốc,Nhật và Đài Loan.Việc xâm nhập này từ phía Trung Quốc đã làm Nhật chính thức lên tiếng phản đối, trong khi Bắc Kinh bày tỏ mối quan ngại và chỉ trích việc bắt giữ.Cảnh sát tỉnh Okinawa, lực lượng có thẩm quyền tại Điếu Ngư Đài, nói việc bắt giữ 7 người này vì họ đã vi phạm việc "Kiểm soát nhập cảnh và Luật tị nạn hợp pháp".Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi tìm cách làm dịu sự việc rằng việc bắt giữ này sẽ mang lại sự ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ Trung -Nhật, ông giải thích: "Việc thiết yếu bây giờ là cả đôi bên cần xử sự với nhau trong trường hợp này thật bình tĩnh và mềm mỏng đến mức có thể".Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đã triển khai sau đó khoảng 20 tàu tuần tiếu trong cố gắng thiết lập vành đai an ninh xung quanh chuỗi các đảo ngoài xa này của Nhật Bản.Tokyo nói các cuộc viếng thăm của các nhà hoạt động xã hội giữa hai nước sẽ bị ngăn chặn để tránh bùng phát những tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia.Các nhà hoạt động chính trị và xã hội phía Trung Quốc sau đó đành phải tuyên bố hoãn các chuyến hải hành mới đến các đảo này.
    Vào ngày 23.04.2004, ngay khi cuộc tranh giành lãnh thổ đang trở nên nóng bỏng giữa Bắc Kinh và Tokyo, một thành viên cánh hữu của Nhật Bản đã lái một xe bus rồi đâm thẳng vào lãnh sự quán Trung Quốc tại Osaka, phía tây Nhật Bản để phản đối những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại nhóm đảo này.Chiếc xe bus có sơn hình quốc kì Nhật Bản đã bốc cháy ngay sau khi nó đâm vào lãnh sự quán Trung Quốc.Tháng 7 năm 2004, Nhật Bản bắt đầu công việc thăm dò dầu khí tại những vùng được họ xem là vùng ĐQKT của họ tại biển Đông Trung Hoa trong một động thái để phản đối những công trình xây dựng liên hoàn để khai thác khí thiên nhiên của Trung Quốc ở gần đó.Nhật Bản dự tính sẽ nghiên cứu thăm dò 30km bề ngang nằm giữa vĩ tuyến 28 và 30 độ Bắc, nằm trong khu vực được phân ranh giới bởi Nhật Bản.Tuy vậy phía Trung Quốc lại phản đối quyền được thăm dò dầu khí của Nhật Bản tại vùng phía Đông của đường ranh giới trung tuyến giữa hai quốc gia mà Nhật Bản đã đề xuất để thiết lập vùng ĐQKT cho mỗi bên.
    Vào trưa ngày 09.07.2004, một nhóm người Trung Quốc với sự cho phép của cảnh sát đã biểu tình bên ngoài ĐSQ Nhật Bản tại Bắc Kinh để phản đối những hành vi thăm dò dầu khí "trái phép" tại khu vực đang còn tranh chấp tại biển Đông Trung Hoa.Được tổ chức và chỉ đạo bởi một tổ chức tại Bắc Kinh mang tên Mạng Liên Minh những người yêu nước, những người biểu tình hò hét, hô vang những khẩu hiệu trong vòng 1 giờ, trong khi 2 nhân viên của ĐSQ đi ra để nhận những ý kiến được viết bằng tay của họ.
    Hôm 19.07.2004, những nhà chức trách tại phía Nam Trung Quốc đã ngăn chặn 10 người khi họ đang tìm cách tiến ra Điếu Ngư Đài để "chiếm đóng" lại phần lãnh thổ đang bị Nhật Bản kiểm soát, khu vực mà họ tin là thuộc về Trung Quốc.Lãnh đạo nhóm "Liên Đoàn Trung Hoa bảo vệ Điếu Ngư Đài", anh Zhang Likun, nói tỉnh trưởng thành phố Tam Sa (Sansha Town) tại tỉnh Phúc Kiến đã gửi 10 xe công vụ để ngăn họ không tổ chức những chuyến tàu ra khơi.Nhân vật lãnh đạo này cũng là một trong 7 người đã tổ chức một cuộc hải hành ngoại giao đến đó, kéo dài 3 ngày vào tháng 3 năm 2004.
    Ngày 21.07.2004, một chiến hạm nặng 1.040 tấn của hải quân Trung Quốc đã bị phát hiện trong vùng ĐQKT khoảng 40km về phía tây đảo Điếu Ngư mà cả 2 bên đang còn tranh chấp.Cùng ngày ,một tàu thăm dò hàng hải 3536 tấn của chính phủ Trung Quốc cũng bị phát hiện tại vùng ĐQKT, khoảng 340km về phí tây nam đảo Okikodaito thuộc tỉnh Okinawa.Ngày 19.10.2004, Bắc Kinh ra thông báo sẽ có những cuộc đàm phán song phương với Nhật về những tranh chấp xung quanh việc thăm dò dầu khí tại biển Đông Trung Hoa.Nhưng Nhật Bản lại nghi ngờ những giếng dầu đang được kiểm nghiệm có thể thuộc vùng ĐQKT của Nhật và yêu cầu phía Trung Quốc cần phải chứng tỏ những thông tin trên rằng khu vực đó thực sự có lớp trầm tích ở dưới như được tiên đoán.Tuy vậy cho đến đầu năm 2005 thì phía Trung Quốc vẫn chưa thực sự đưa ra một câu trả lời nào.
    [​IMG]
    Giàn khoan Chunxiao của Trung Quốc, được cho là có đường ống ngầm để "hút" lấy dầu và khí thiên nhiên trong vùng lãnh hải của Nhật Bản.
  3. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Quần đảo Điếu Ngư Đài / Senkaku (tiếng Nhật) / Diaoyutai (tiếng Trung) , tiếp theo và hết,
    dịch từ http://www.globalsecurity.org/military/world/war/senkaku.htm

    Ngày 10.11.2004, một tàu ngầm được cho là được trang bị vũ khí nguyên tử đã hiện diện khoảng 2 giờ trong vùng biển của Nhật Bản gần Đài Loan.Vụ xâm nhập này đã làm lực lượng hàng hải của Nhật lần thứ hai được đặt trong tình trạng báo động kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai.Nhật đã phải huy động lực lượng phòng vệ biển của họ và săn đuổi chiếc tàu ngầm này bằng tàu chiến và máy bay trinh sát khi nó chạy ngoằn ngèo trở lại phía biển của Trung Quốc.Vào ngày 16.11.2004, Nhật nói Trung Quốc đã thừa nhận tàu ngầm do thám đó là của họ và lấy làm tiếc về chuyện đó.Ngoại trưởng Nhật Bản nói những tin tức đó được chuyển từ Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ông Wu Dawei tới Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh, ông Koreshige Anami.Tokyo nói thêm Bắc Kinh nói rằng tàu ngầm đó đang thao tác tập luyện và vì những "lí do kĩ thuật", nó đã lọt vào vùng biển của Nhật Bản.Bộ trưởng thương mại Nhật Bản thì nói ông tin rằng tàu ngầm Trung Quốc là một mắt xích trong chuỗi thăm dò dầu khí của Trung Quốc tại khu vực mà 2 quốc gia đang tranh chấp.Hiện nay, cả Nhật, Trung Quốc và Đài Loan đều tranh chấp quần đảo này, khoảng 500km từ đảo Okinawa của Nhật và 140km từ Đài Loan.
    [​IMG]
    Hải trình zigzag của chiếc tàu ngầm nguyên tử từ Trung Quốc mà Nhật Bản ghi lại được khi nó xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, tháng 11 năm 2004
    Giữa tháng 1 năm 2005, công ty thăm dò dầu khí Nhật Bản và công ty đâu khí Teikoku bắt đầu tiếp xúc với chính phủ Nhật về những kế hoạch để khoan lỗ thăm dò khí thiên nhiên tại biển Đông Trung Hoa tại khu vực mà Nhật và Trung Hoa đang tranh chấp.Các công ty này dự tính sẽ kết hợp những điều kiện nhượng bộ lâm thời của họ với hai công ty khác mà họ sẽ tiếp quản, mũi khoan thăm dò được đề ra là sẽ bắt đầu vào ngày 01.04 trong năm tài chính 2005.
    Vào ngày 09.01.2005, Nhật tuyên bố họ đã khánh thành một ngọn hải đăng cho sự kiểm soát và bảo vệ quốc gia trên một đảo lớn nhất thuộc quần đảo Điếu Ngư Đài.Ngọn hải đăng cao 5,6 mét (18 foot) bắt đầu được xây dựng năm 1988 bởi những nhà chính trị cánh hữu của Nhật để đánh dấu chủ quyền của Nhật tại đây.Hành động hết sức bất ngờ này của Nhật đã khiến bộ ngoại giao Trung Quốc gọi đó là " một sự khiêu khích nghiêm trọng và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và bị chính phủ và người dân Trung Quốc kiên quyết phản đối".
    Ngày 13.04.2005, Nhật thông báo cần quyết định có sự bàn bạc về những điều kiện cho quyền khai thác và kinh doanh cho việc khoan thăm dò dầu khí và khí ga ở vùng biển phía Đông tại đường trung giới tuyến của biển Đông Trung Hoa mà Nhật Bản đã đề nghị phân chia.Tuy nhiên bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối rằng "Với sự phản đối phù hợp với vấn đề cần giải quyết của Trung Quốc, phía Nhật Bản đã cố áp đặt "đường trung giới tuyến" đơn phương đang còn tranh chấp với Trung Quốc.Trung Quốc chưa bao giờ và sẽ không chấp nhận nó (đường trung giới tuyến).Những hành động của Nhật bản cấu thành những hành vi khiêu khích tồi tệ đối với lợi ích của Trung Quốc cũng như đối với những tiêu chuẩn chủ đạo trong quan hệ quốc tế.Trung Quốc đã ra những phản đối với phía Nhật Bản và có quyền cho những phản ứng tiếp sau nữa".
    Đặt chân đến đảo Bành Hồ ngày 10.08.2005 trên cương vị nhà lãnh đạo Đài Loan cao nhất từ trước đến nay tới thăm vùng lãnh thổ cực bắc của Đài Loan, ông Trần Thuỷ Biền đã lặp lại yêu sách về chủ quyền của Đài Loan tại Điếu Ngư Đài.Cùng đi với ông Trần có bộ trưởng quốc phòng Lee Jye và giám đốc Cơ quan quản lí phòng vệ bờ biển Đài Loan Hsu Hui-yu.Các ngư dân Đài Loan cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào tháng 7 năm 2005 để phản đối những việc mà họ gọi là không công bằng trong cách đối xử của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đối với họ.
    Còn tiềm tàng những căng thẳng leo thang.
    Bắc Kinh đang xây dựng một lực lượng hải quân đủ khả năng hoạt động một cách có hiệu quả tại châu Á , nơi phần lớn những nguồn lợi biển cho Trung Quốc còn ẩn chứa.Điều này bao gồm cả những tranh chấp về lãnh thổ, kết hợp cả trên đất liền và ở dưới biển tại khu vực Điếu Ngư Đài (Senkaku Islands).
    Một cuộc xung đột quân sự lớn Trung-Nhật không chắc sẽ xảy ra.Năm 2003, kim ngạch buôn bán Trung-Nhật đạt mức cao nhất tới 120 tỉ đô-la.Tuy vậy, với sự gia tăng vũ bão của nền kinh tế Trung Quốc và hậu quả về nhu cầu năng lượng, việc khám phá ra những trữ lượng khoáng sản to lớn hơn rất nhiều các nguồn cũ tại Điếu Ngư Đài có thể làm bùng nổ những tranh chấp từ thế kỉ trước với Nhật Bản về chủ quyền tại khu vực này có thể làm phân cực trong nội bộ các chính quyền.Khối chính trị thủ cựu tại Nhật và sự nảy nở thành một làn sóng rất lớn những người dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc có thể làm phân cực trong nội bộ các chính quyền.Cả Trung Quốc và Nhật Bản chắc chắn sẽ làm mọi cách để có thể tránh những đụng độ về quân sự, vì thế nên có thể sẽ có giới hạn về những quyết định mạnh bạo từ cả hai phía.
    Tuy nhiên, Ian Bremmer, chủ tịch của Hiệp hội Âu-Á và là một nhân vật lâu năm tại Viện Chính sách thế giới, lưu ý những động thái chính trị leo thang của cả hai phía [Diễn đàn tin tức quốc tế , 20.05.2005]: "Năm ngoái, theo báo cáo khoảng 47.000 vụ biểu tình ở Trung Quốc.Gần đây những cuộc biểu tình bắt đầu lan ra ngoài khu vực Thượng Hải và Bắc Kinh và nhắm đến những cơ quan chức năng địa phương , chứ không chỉ có trung ương nữa.Các viên chức cấp tỉnh tại Trung Quốc vì vậy dễ dành được thiện cảm trong việc chống lại Nhật Bản và chuyển sự gia tăng bất mãn trong xã hội hướng tới Tokyo....Các viên chức địa phương hiện đang cạnh tranh với các đối thủ khác trên toàn Trung Quốc bằng làn sóng phẫn nộ của những người yêu nước đối với Nhật Bản.
    Phe cánh trong Đảng Dân chủ tự do kiên định theo đường lối Tổng Thư Kí của Đảng, Shinzo Abe, đang tự định ra các quan điểm cho chính họ trong thời đại Koizumi tại chính trường Nhật Bản.Họ đã tìm ra rằng sự phục hưng chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản đối với Trung Quốc là một cách hiệu lực để kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của phe đối lập lập là Đảng Dân Chủ ,và dễ dàng hơn việc đem cải cách kinh tế ra thảo luận rất nhiều.Nguy cơ một cú đánh từ Trung Quốc đang là một công thức giành được thắng lợi trong nội bộ chính trường Nhật Bản.Đó là một phần lí do vì sao hiện nay Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề an ninh cho Đài Loan, đặt ra những vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh và sắp đặt những lập trường của họ với vấn đề chương trình hạt nhân tại Bắc Triều Tiên và ngày càng gắn kết thân mật hơn với Washington".
    [​IMG]
    Đảo Uotsuri thuộc quần đảo Điếu Ngư Đài hiện nay do Nhật Bản kiểm soát
    Một cuộc xung đột Trung-Nhật có thể phá vỡ thế cân bằng của khối đồng minh tại Đông Bắc Á. Bắc Triều Tiên và Đài Loan, có thể đứng về phe Trung Quốc khi có xung đột, trong khi Nhật sẽ trông về phía Mỹ.Người Mỹ có thể sẽ được kêu gọi để bảo vệ không chỉ người đồng minh thân cận của họ mà cả quyền lợi của những công ty dầu khí của phương Tây.Ngược lại với tình hình tranh chấp tại Spratlys, tình hình tranh chấp tại Điếu Ngư Đài khá yên tĩnh, có thể là do sự hiện hiện của quân Mỹ gần đó.
    Mỹ không đóng vai trò cơ bản trong trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Điếu Ngư Đài.Ngày 14.09.1996, người phát ngôn Ban liên bang quốc gia Mỹ khẳng định vai trò trung gian của Mỹ trong vấn đề tại Điếu Ngư Đài.Ngày 09.04.1999, Đại sứ Mỹ tại Nhật, Thomas S. Foley nói "Mỹ quan tâm tới những yêu sách về chủ quyền của Nhật tại đây và chúng tôi, theo tôi được biết, không đóng vai trò đặc biệt nào tại những tranh chấp tại đó.....Chúng tôi không tin là những quần đảo đó sẽ là những vấn đề của những xung đột quân sự và do đó chúng tôi không thừa nhận rằng sẽ có những lí do để dàn xếp những Hiệp ước quân sự theo bất cứ một chiều hướng nào"
    Hiệp ước "Hợp tác và An Ninh tương trợ" Mỹ-Nhật năm 1960 có hiệu lực cho những vùng lãnh thổ dưới sự quản lí của Nhật, bao gồm cả Điếu Ngư Đài.Tháng 11 năm 1996, thư kí trợ lí của Bộ quốc phòng Campbell phát biểu rằng lập trường cơ bản của Mỹ là Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật sẽ bao gồm cả Điếu Ngư Đài.Thư kí bộ quốc phòng William Perry tái khẳng định điều này hôm 03.10.1996.
    Ngày 24.03.2004, Adan Ereli, ủy quyền phát ngôn viên tại Ban liên bang quốc gia Mỹ nói: "Điếu Ngư Đài nằm dưới sự quản lí của chính phủ Nhật Bản từ khi nó được trả về cùng với tỉnh Okinawa năm 1972.Điều 5 của Hiệp ước Hợp tác và An Ninh trương trợ năm 1960 áp dụng cho những vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, chiểu theo đó, điều 5 cũng áp dụng cho quần đảo Điếu Ngư Đài.Chủ quyền của Điếu Ngư Đài đang được tranh chấp.Mỹ không đóng vai trò trong sự việc xung quanh chủ quyền lãnh thổ tại Điếu Ngư Đài.Chúng tôi từ lâu đã quan sát vụ việc này.Chúng tôi mong đợi các bên tranh chấp sẽ giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán hoà bình và mong muốn các bên liên quan hãy luyện cách tự kiềm chế".
    Ngày 10.02.2005, thứ trưởng liên bang, John Bolton nói sự khẳng định mới đây của Nhật cũng là những mong muốn của nhiều chính khách Nhật Bản để đưa quốc gia của họ sau Thế chiến thứ 2 tiến tới hoà bình."Sẽ là một vấn đề của sự phát triển chính kiến của người Nhật đối với chính họ.Nhật Bản đã cho thấy họ muốn giải quyết tất cả các vấn đề tranh chấp bằng các giải pháp ngoại giao và đương nhiên đó là việc mà chúng tôi tán tành.Việc vai trò của chúng tôi đi vào tâm điểm của sự việc chắc chắn không phải là phương thức hữu hiệu nhất để tiến triển sự việc một cách tốt đẹp."
    Sau vụ xâm nhập của tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật Bản tháng 11 năm 2004,Nhật Bản phản ứng lại vào tháng 2 năm 2005 bằng tuyên bố việc sở hữu chính thức quần đảo Điếu Ngư Đài.Điều này khiến Trung Quốc hôm 14.04.2005 cảnh cáo Nhật phải rút lại tuyên bố hoặc phải " chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm".Sự căng thẳng tột độ trong quan hệ Trung-Nhật đã làm chất xúc tác để nổ ra các cuộc biểu tình chống Nhật tháng 4 năm 2005.
    Ngày 26.09.2006, Shinzo Abe trở thành thủ tướng Nhật, hứa hẹn một sự trở lại tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung-Nhật.Sau đó không lâu, ông được thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mời viếng thăm chính thức và truyền thông quốc gia Trung Quốc tán dương chuyến đi này là "một mốc trở lại".Các cuộc hội thảo khác đã được sắp đặt mặc dù chủ quyền Điếu Ngư Đài vẫn đang được tranh chấp,sự nối lại tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một bước đi trong giải pháp cuối cùng để giải quyết vấn đề.
    Hết.
    Theo: http://www.globalsecurity.org/
  4. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Quên, nguồn ảnh nữa, bác nào thích nuyện ít tiếng Nhật Bổn có thể tham khảo http://www.yokohata.net/
    Được Wehrmacht1 sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 13/02/2008
  5. Gerpard

    Gerpard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Theo như tài liệu của bác wehrmach1 thì Nhật bủn đã liên tục khẳng định chủ quyển cũng như hiện diện ở quần đảo này trong vòng 100 năm qua, nhưng Khựa lại đưa ra cái lý lẽ là quần đảo này đã thuộc về Khựa từ cái thời xa xưa nào đó ( có giời mới biết ) cái này cũng giống như trong tranh chấp với Vịt ở 2 quần đảo HS-TS. ai cũng biết là bọn Khựa sẵn sàng xuyên tạc và bịa đặt ra lịch sử nên em chả tin mấy cái dẫn chứng lịch sử của Khựa. mà dân mình mới biểu tình một tí thì Tần Cương đã gào lên là " làm tổn hại quan hệ", không hiểu dân chúng đi tàu ra tận đảo để biểu tình thì thằng Nhật nói gì nhỉ
  6. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Nguồn globalsecurity là tương đối khách quan đó Gepard ạ, trong vụ Tam Sa tháng 12 qua thì một số trang báo nước ngoài khi nhắc lại về các cuộc hải chiến HS 74 và TA 88 đều trích lại nguồn của trang này.Nhìn chung những tin từ nguồn này có thể tin tưởng được.
    Theo mình hiểu thì vào thời điểm cuối thế kỉ 19 thì với khả năng và tiềm lực của TQ lúc đó thì việc dân TQ sống trên đảo này là không tưởng, đảo Điếu Ngư này là đảo đá, nằm trên thềm đá nên không có nguồn nước ngọt, lại dốc đứng nên đúng là người không thể ở được mặc dù đúng là khi đó nó có thể thuộc Đài Loan của nhà Mãn Thanh thật.
    Trong 10 năm khảo sát từ 1885 đến 1995 thì Nhật không phát hiện thấy sự dính líu của TQ gì đến đảo này nên mới xác nhập Điếu Ngư vào lãnh thổ của Nhật năm 1895.Như vậy Nhật đã tiến hành tiếp quản và đi vào khai thác đảo này một cách hoà bình mà không hề có bất cứ sự phản đối của bên nào.
    Thời đó TQ đang loạn lạc, và Điếu Ngư cũng chẳng có bất cứ giá trị lợi ích nào khi đó nên nhà Mãn Thanh mới bỏ mặc không phản đối hay có hành động gì.Khi Mãn Thanh nhượng lại Đài Loan cho Nhật thì Nhật chuyển quyền quản lí hành chính Điếu Ngư lại cho Đài Loan, dễ hiểu là vì Điếu Ngư chỉ cách Đài Loan 120km.
    Mặc dù theo Hiệp ước 3 Đại gia thì Điếu Ngư Đài sẽ được về lại TQ nhưng TQ lại không phản đối gì khi Mĩ đóng quân ở đó sau khi WW2 kết thúc.Cả TQ và Đài chỉ bắt đầu lôi lại vấn đề khi phát hiện có dầu mỏ ở đó năm 1969 rồi mới bắt đầu lên tiến, khi đó thì Điếu Ngư Đài đã chính thức được Nhật Bản quản lí và sử dụng trong hoà bình mà không hề có tranh chấp suốt hơn 80 năm.
    Luận điểm "phát hiện" ra luôn được TQ sử dụng lúc tranh chấp lãnh thổ, nhưng dúng là rất bất hợp lí vì nếu thế bang Indiana ngày nay của Mỹ sẽ là của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
    Nhìn chung về "bản tính" của TQ trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh thì chắc mọi người không lạ gì.Trong vụ quần đảo Senkaku này thì rõ ràng TQ đuối lí, nhưng mà việc làm giếng dầu rồi mắc thêm đường ống ngầm tận 5 km thò sang biển của Nhật Bản để hút dầu mỏ thì trò này đúng là của TQ không lẫn vào đâu được.

    Rút kinh nghiệm các bác nhể, đúng là đời cha ăn mặn, đời con khát nước rồi đời cháu phải đi tiểu
    Giờ thằng Tàu Béo phải sang tận Sudan với Dafur đi tiểu làm chết mấy trăm nghìn người, thế giới nó chửi ầm lên, bác nào hôm qua xem thời sự VTV1 11giờ chắc biết.
  7. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị mod để mọi người tự nhiên tranh luận cho dù là vấn đề Trường sa hay Hoàng sa, mỗi công dân việtnam đều có quyền biết những gì đang sảy ra với đất nước, các mod không có quyền xoá những bài viết liên quan.
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nhật bổn mất nhiều đảo phía bắc thuộc quẩn đảo Curin, nhưng lại lấn được mấy đảo này ở phía nam. Đúng là thằng nào yếu thì bị bắt nạt thôi.
  9. poisonwind

    poisonwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam cũng thế . Mất Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa nhưng lại có Phú Quốc và Thổ Chu
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    PHÚ QUỐC VÀ THỔ CHU ĐỀU LÀ NẰM Ở VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC NHƯNG VỀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BIỂN THÌ KO QUAN TRỌNG BẰNG TS VÀ HS, CHỈ KHI NÀO THÁI LAN THỰC SỰ MỞ KÊNH ĐÀO QUA ĐẤT CỦA THÁI THÌ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÚ QUỐC VÀ THỔ CHU ĐƯỢC NÂNG LÊN THÊM VỀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC, CÒN GIỜ THÌ HS VÀ TS LÀ KHU VỰC TỐI QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KIỂM SOÁT THÔNG THƯƠNG VÙNG BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

Chia sẻ trang này