1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trao đổi với TS Lê Mạnh Thát

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dungsino, 09/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi với TS Lê Mạnh Thát

    Trao đổi về sử liệu với TS Lê Mạnh Thát
    Người viết: Phạm Tuấn Phong
    03/04/2008
    Phạm Tuấn Phong
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm

    Với nguồn tư liệu phong phú, những công trình nghiên cứu Phật học của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát khiến cho nhiều độc giả khâm phục. Gần đây, trong loạt bài đăng báo Thanh Niên về vấn đề ?ochấn động lịch sử? của ông khiến cho học giới xôn xao. Xét lại tư liệu và phương pháp tiếp cận vấn đề trong công trình nghiên cứu Lục độ tập kinh va? lịch sư? khơ?i nguyên cu?a dân tộc ta (Nxb Tô?ng hợp Tp HCM, 2005) của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát chúng tôi thấy cần những trao đổi cơ bản về hệ thống thư tịch cũng như lịch sử của Trung Quốc viết về Việt Nam mà trong đó có nhiều tư liệu ông cho là không đủ căn cứ để xác minh lịch sử dân tộc.
    Bài 1.
    I. Về bốn tài liệu lịch sử.
    Bài viết chúng tôi tập trung thảo luận với tác giả Lê Mạnh Thát xung quanh chương II ?oVề vấn đề An Dương Vương?, trong đó mặt tư liệu lịch sử cũng như cách lập luận mang tính chất thống nhất phương pháp trong các công trình nghiên cứu của ông. Trước tiên chúng tôi trao đổi về bốn tài liệu mà ông cho là ?obáo cáo? không đáng tin cậy là: Giao Châu ngoại vực kí 交z-YY记, Quảng Châu kí廣z~, Nam Việt chí-S- và Nhật Nam truyện--,.


    Về bốn tài liệu này, theo Ts Lê Mạnh Thát ba tài liệu là không có tác giả, còn Nam Việt chí có tác giả là Thẩm Hoài Viễn (Ts Lê Mạnh Thát đọc là Trầm Hoài Viễn, không sai, nhưng trong cách dùng chữ ^ Trầm, khi dùng làm họ thì đọc là Thẩm) sống thời Tống Văn đế. Chúng tôi nhận thấy, có lẽ ông Lê Mạnh Thát bỏ quên hoặc ông đọc không kĩ các tài liệu nên đã bỏ qua việc Quảng Châu kí có ghi tên tác giả Bùi Uyên 裴淵rất rõ mà ông đã nhầm lẫn cho là ?ohọ Diêu xét? theo bản sách ẩn của Tư Mã Trinh trong Sử Kí. Dưới đây, chúng tôi dẫn tư liệu trên viết nhiều về Việt Nam mà ông Lê Mạnh Thát cho là không đáng tin cậy, ?osai lầm không kém gì những báo cáo trong các cuốn sử ta?:
    - Giao Châu ngoại vực kí xuất hiện trong hệ thống Thư tịch Trung Quốc không chỉ trong Thủy Kinh chú, hay các bản chú thích sách này thời Thanh về sau mà còn trong Quảng Đông thông chí quyển 37, Thanh Nhất thống chí quyển 422,?. Do đó có thể thấy giá trị của ?obáo cáo? này đối với trong nguồn thư tịch Trung Quốc rộng lớn là không nhỏ, không những thế, những cứ liệu trong ?obáo cáo? còn là tư liệu cho nhiều nguồn sách trích dẫn.
    - Quảng Châu kí xuất hiện rất nhiều, như trong Văn Uyên các Tứ khố toàn thư với 278 lượt. Có lẽ số lượt xuất hiện tên tác giả sách này là Bùi Uyên quá nhiều mà Ts Lê Mạnh Thát không đọc hết được, để rồi ông nhận định: ?oCuốn Quảng Châu kí do ông xét vì thế chắc chắn phải ra đời trước thế kỉ thứ VII? mà không biết rằng sách này xuất hiện trong Thủy Kinh chú. Xin đơn cử một số sách như: Vũ cống trùy chỉ, Lục thị thi sớ quảng an, Ngũ lễ thông khảo, Nhĩ nhã dực, Tống Thư, Nam Tề thư, Tam Quốc chí bổ chú, Thông chí, Thái Bình hoàn vũ kí, Quảng Đông thông chí, Quảng Tây thông chí, Thủy Kinh chú, Thái Bình ngự lãm?phần nhiều ghi rằng: Bùi Uyên Quảng Châu kí. Trong đó đặc biệt Thái Bình ngự lãm trích dẫn rất nhiều với 58 lần xuất hiện Bùi Uyên Quảng Châu chí. Về Bùi Uyên, có nhiều tài liệu viết, tuy nhiên chúng tôi chưa tổng hợp các cứ liệu để nhận xét về con nguời và thời đại của ông, nếu có thể chúng tôi sẽ viết bài giới thiệu sau.
    - Nam Việt chí được trích dẫn là 355 lượt trong Văn uyên các Tứ khố toàn thư, trong đó cách sách sử cơ bản của trung Quốc như Tống thư, Tùy thư, Nam sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Thông chí, Tống sử? Về tác giả của Nam Việt chí là Thẩm Hoài Viễn. Chúng tôi căn cứ theo phần viết về Thẩm Hoài Viễn trong Ngô Hưng bị chí bởi ông người Ngô Hưng, cũng như Tống thư quyển 19 cho biết ông bị đày ra Quảng Châu và chết ở đó. Ngô Hưng bị chí cho biết: ?oNam Việt chí thất quyển, Vũ Khang lệnh Ngô Hưng Thẩm Hoài Viễn soạn? nghĩa là: Nam việt chí 7 quyển, quan Vũ Khang lệnh Thầm Hoài Viễn người Ngô Hưng soạn.
    - Nhật Nam truyện trích dẫn 11 lượt trong hệ thống thư tịch của Văn uyên các Tứ khố toàn thư và không rõ tác giả. Đồng thời, Nhật Nam truyện xuất hiện cũng rất muộn ở Kinh tịch chi của Tùy Thư cũng như sau sau này là Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Thông chí (soạn thời Đường Tống). Như thế có thể khẳng định: Nhật Nam truyện đến nay tư liệu không còn nhiều, mà chỉ có vài trích dẫn trong Nghệ văn loại tụ, Thái Bình ngự lãm, Ngự định Uyên giám loại hàm, trong đó các trích dẫn về An Dương Vương và Triệu Đà cơ bản giống với Giao Châu ngoại vực kí.

    Như vậy trong bốn tài liệu thì chỉ có Giao Châu ngoại vực kí và Nhật Nam truyện là không rõ tác giả. Đồng thời, ba tác phẩm Giao Châu Ngoại vực kí, Quảng Châu kí, Nam việt chí đều xuất hiện trong Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyênf".f. Điều này nói lên tính xác thực về thời gian lịch sử của ba tác phẩm khi Lịch Đạo Nguyên trích dẫn. Như ta biết, Lịch Đạo Nguyên đã đi khắp nơi, đọc rất nhiều để biên soạn nên sách Thủy Kinh chú. Như thế, hẳn các tài liệu này phải có giá trị nhất định trong việc nghiên cứu thực tế đất Giao Châu thì Lịch Đạo Nguyên mới dùng làm tài liệu trích dẫn. Đồng thời các nhà làm sử Trung Quốc cũng như Việt Nam về sau cũng trích dẫn các sách này như một căn cứ chính cho lịch sử giai đoạn sơ kì của đất Việt Nam. Trong đó cơ bản thống nhất trong các ?obáo cáo? trên là phần viết về An Dương Vương ?" Triệu Đà và Mỵ Châu, Trọng Thủy.
    Như vậy, qua cứ liệu Trung Quốc sử dụng bốn báo cáo trên là những minh chứng cho giá trị đích thực sử liệu khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam giai đoạn sơ kì. Ông Lê Mạnh Thát chỉ căn cứ trên một bộ kinh Lục Độ tập kinh mà suy diễn văn hóa Ấn Độ chuyển mình trong trong văn hóa Giao Châu để rồi khẳng định bộ kinh đấy là của người Việt. Quả là một cách lập luận ?othậm vô lí?.
    II. Giao Châu ngoại vực kí là đáng tin cậy.
    Trong phần này chúng tôi tiến hành phân tích về Giao Châu ngoại vực kí trên hai phương diện: một là về địa danh trích dẫn; thứ hai về thông tin lịch sử cũng như hệ thống tư liệu được sử dụng để nhằm tìm rõ tính xác thực của văn bản.
    + Về mặt địa danh: trong Giao Châu ngoại vực kí quyển 36 ?" 37, có dẫn các địa danh là huyện Vũ Ninh, huyện Bình Đạo. Mà theo Thủy Kinh chú thích, hoặc Thủy Kinh chú tập thích đính ngoa thời Thanh thì các huyện cũng thuộc Giao Châu.
    - Về huyện Vũ Ninh, theo Dư địa quảng kí^?o广记quyển 38 được soạn bởi Âu Dương Mấn 欧~zthời Tống cho biết rằng: ?oVũ Bình huyện bản Đông Hán Phong Khê huyện địa, Ngô trí Vũ Ninh huyện cập lập Vũ Bình quận. Tấn dĩ hậu nhân chi, hậu cải huyện, viết Vũ Định, Tùy thuộc Giao Châu?, nghĩa là: Vũ Bình huyện vốn là đất thuộc huyện Phong Khê thời Đông Hán, đến thời Ngô đặt Vũ Ninh huyện cùng lập quận Vũ Bình. Nhà Tấn về sau theo đó, sau đổi tên huyện thành Vũ Định. Thời Tùy thuộc Giao Châu. Huyện Phong Khê thành lập khi Mã Viện đánh Trưng Trắc, Trưng Nhị mà lập nên (xem Cựu Đường thư, quyển 41), đồng thời cho biết: ?oPhong Khê Vọng Hải huyện tịnh thuộc Giao Chỉ quận?, nghĩa là: Huyện Phong Khê, Vọng Hải đều thuộc quận Giao Chỉ (Hán Thư quyển 25, của Phạm Hoa được Lý Hiền chú).
    - Về huyện Bình Đạo, theo .f'Of縣- Nguyên Hòa quận huyện chí quyển 38 thì: Ngô thời khai vi Vũ Bình quận lập Bình Đạo huyện thuộc chi, Tùy Khai Hoàng thập niên phế huyện thuộc Giao Châu?, nghĩa là: huyện Bình Đạo thuộc quận Vũ Bình thời Ngô, thời Tùy năm Khai Hoàng thứ 10 năm (năm 590) phế bỏ huyện, cho thuộc vào Giao Châu.
    - Về Giao Châu, theo Dư địa quảng kí quyển 38 Quảng nam lộ Hóa ngoại châu viết về An Nam: ?oTần thuộc Tượng quận, Hán thuộc Nam Việt, Nguyên Đỉnh lục niên lập Giao Chỉ quận, Đông Hán Kiến An bát niên kiêm lập Giao Châu, trị Long Biên?, nghĩa là: thời Tần thuộc Tượng Quận, Hán thuộc Nam Việt, Nguyên Đỉnh năm thứ 6 (năm 111 Tcn) lập quận Giao Chỉ, đến năm Kiến An thứ 8 (203) nhà Đông Hán lập Giao Châu, trị sở ở Long Biên. Đồng thời sách trên cũng viết: ?oĐại Nghiệp sơ, châu phế phục lập Giao Chỉ quận?, nghĩa là: năm đầu Đại Nghiệp (nhà Tùy 605) phế bỏ châu lập lại quận Giao Chỉ.
    Từ các nhận định trên có cho biết huyện Bình Đạo cũng như huyện Vũ Ninh đều thuộc quận Vũ Bình thời Ngô và đều thuộc vào Giao Châu. Về địa danh, con người và sự kiện của Giao Châu Ngoại vực kí là hoàn toàn phù hợp với sự chuyển mình lịch sử trong tương quan so sánh với Sử Kí, Tiền, Hậu hán thư của Trung Quốc cho đến Việt Sử lược, An nam chí lược, Đại Việt Sử kí toàn thư, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục của Việt Nam. Như thế có thể nhận định: Giao Châu ngoại vực kí viết sau thời Ngô (năm 229 ?" 280) và cho đến thời Ngụy mà Lịch Đạo Nguyên trích dẫn trong Thủy kinh chú (trước khi Lịch Đạo Nguyên chết năm 529).

    + Về mặt sử liệu: theo Giao Châu ngoại vực kí trong Thủy Kinh chú quyển 37 thì nhà Thục thôn tính Lạc Vương và truyền ngôi cho con là Thục An Dương Vương. Sau đó, nhà Thục bị Nam Việt Triệu Đà tiêu diệt (bao gồm cả đất của Lạc vương mà nhà Thục đã xâm lược) cho đến năm Lộ Bác Đức đánh Nam Việt 111 Tcn thì hai sứ giả đã cung cấp toàn bộ dân số cũng như điền bạ của hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Đồng thời, Giao Châu ngoại vực kí trong Thủy Kinh chú quyển 36 cũng viết: 交z-YY记>Z--f-Z^z-,'>>>T??OGiao Châu ngoại vực kí viết: Tòng Nhật Nam quận nam khứ, đáo Lâm Ấp quốc, tứ bách dư lí ?" Giao Châu ngoại vực kí viết: từ quận Nhật Nam đi về phía nam đến nước Lâm Ấp là hơn 400 dặm?. Thủy Kinh chú quyển 36 còn trích:交z-YY记>九德Zz九oYfof:SZ路s德讨SZ^^浦SZT头.'f"SOf'^口簿诣路??>f'?主',..交~fSzo治Z此Yz名为交z.
    Dịch nghĩa:
    Giao Châu ngoại vực kí viết: Việt vương lệnh cho hai sứ giả quản chủ dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Nhà Hậu Hán sai tướng là Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức đánh Việt Vương. Lộ tướng quân đến Hợp Phố. Việt Vương lệnh cho hai sứ giả đem trâu trăm con, rượu nghìn vò cùng hộ khẩu danh bạ của dân 2 quận đến cho Lộ tướng quân. Nên mới cho hai sứ giả làm Thái thú Giao Chỉ, Cửu Chân. Các Lạc tướng vẫn làm chủ dân như cũ. Quận Giao Chỉ đến thành Châu vốn từ đó, mà tên Châu là Giao Châu.
    Đoạn 2:
    Nguyên văn:
    ?S交z-YY记?s交~~"oo?fZ'"?,."Z潮水S名为>''?,设>'Z'侯O主诸fZ?,Zs为>'?O>'?"o印'绶?,Zo?Z'Z'侯Oo诸>'?Oo?Z称为?~Z住武宁Z?,O??ST<太康记?<Zz交趾?,S遣太子名<OTo?~Z<O称?<<?,?~Z<不Y?sz人O?<-"O?s便ZO语ZsfO此弩Zo?珠O见-以"^弩讫O便?f'SSZ."<O?~Z<'弩O弩S~O,败?,?~Z<<^O迳?Z海?,S平"ZZZ<宫YZ见o?.."?,
    Dịch nghĩa:
    Giao Châu ngoại vực kí viết: Giao Chỉ xưa khi chưa có quận huyện, đất đai có ruộng gọi là Lạc điền. Ruộng đó theo nước triều lên xuống. Dân khai khẩn trên ruộng đó lấy lương thực, do đó mà gọi là Lạc dân. Đặt ra Lạc vương, Lạc hầu, làm chủ các quận huyện. Huyện phần nhiều là các Lạc tướng. Lạc tướng mang ấn đồng đai xanh. Sau đó con Thục Vương đem 3 vạn quân đánh Lạc vương, Lạc hầu, thu phục Lạc tướng. Con Thục vương nhân đó mới xưng là An Dương Vương. Sau Nam Việt vương Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân, tên là Cao Thông là thủ hạ phụ tá, làm cho An Dương Vương một cái nỏ thần, bắn một phát giết 300 người. Nam Việt vương biết không thể đánh thắng. Mới cho quân đóng ở huyện Vũ Ninh. Theo Tấn Thái Khang kí huyện thuộc Giao Chỉ. Việt (vương) sai Thái tử tên là Thủy hàng phục An Dương Vương, xưng bề tôi mà thờ. An Dương Vương không biết (Cao) Thông là thần nhân, đối đãi không có đạo lí, (Cao) Thông mới bỏ đi, mà nói với vua rằng: ?ocó thể giữ đuợc nỏ đó thì làm vua thiên hạ, nếu không giữ được nỏ thì mất thiên hạ?. Thông đi, An Dương vương có con gái tên là Mỵ Châu, thấy Thủy là người đoan chính, Châu với Thủy thông giao. Thủy mới hỏi Châu muốn xem nỏ của cha. Thủy thấy nỏ, trộm lấy mà cưa nỏ, rồi trốn về báo với Việt vương. Nam Việt tiến binh đánh, An Dương vương đem nỏ bắn, nỏ gãy, bị thua trận. An Dương Vương xuống thuyền, chạy trốn ra biển. Nay ở hậu vương cung thành huyện Bình Đạo còn thấy nền cũ.

    Cập nhật ( 04/04/2008 )

    Địa chỉ link đây cơ:
    http://trannhuong.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1872&Itemid=42
  2. gocLee

    gocLee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    well, bài này cũng ko có gì thuyết phục, như tất cả các nhận định, phê bình có trước nó -trừ một chuyên luận lq đến luận điểm Lê Mạnh Thát về tiếng Việt thời Hùng Vương.
    Tác giả có thể đúng hơn LMT ở một số nhận xét về các tài liệu chữ Hán được nhắc -trong thời buổi máy tính chưa được vận dụng vào việc liệt kê, nghiên cứu văn bản, không dễ dàng tìm hiểu và nhận định đúng đắn về 1 sách cổ nào đó và ảnh hưởng của nó đối với sách làm ra về sau.
    Nhưng các sách được nhắc đến vẫn không đáng tin liên quan đến chuyện An Dương Vương. Chúng chép nhau và tác giả đầu tiên đã ghi lại một truyền thuyết. Dựa vào kết quả khảo cổ về thành Cổ LOa, có thể khẳng định truyền thuyết này có thể có mấy phần sự thật NẾU nó được biết là không phải là một sản phẩm được xào nấu lại từ tình tiết, truyện tích trong Mahabharata. Nhưng chưa ai chứng minh được nó không phải như vậy mà chỉ lập lại mãi điệp khúc sai lầm rằng Ts Lê Mạnh Thát "chỉ dựa vào một quyển kinh Phật" nhưng đóan mò!
    Thôi tớ chẩu. Bận. Phải một tuần sau mới trở lại hầu chuyện với các bác có ý kiến trái ngược.
  3. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Hic sao tớ lại có thể là "thành viên mới" được nhẩy? Thế là toi công bản văn tuyệt tác hì hục viết cả 15 phút!
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đọc gần xong bài chê bai LMT, tôi có ý nghĩ, chỉ dựa vào vài chỗ sai
    của LMT mà sổ toẹt tất cả nghiên cứu của ông, rồi chỉ dựa vào cuốn
    Thuỷ Kinh Chú mà khẳng định lịch sử An Dương Vương, thì tác giả cũng
    hồ đồ quá, kể cả mang danh tiếng Viện Hán Nôm, cũng chẳng làm tôi ngăn
    được phì cười.
    Đọc tiếp bài của Gốc Lê, thì ra cũng có người nghĩ giống như mình.
    Nào, bây giờ đến lượt những người ủng hộ Phạm Tuấn Phong! Xin đừng
    nhấn mạnh vào sai lầm của LMT, mà tập trung vào bài toán đố An Dương
    Vương, giòng giõi vua Thục, và Triệu Đà đánh chiếm đất Việt nhé.
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Tôi vừa nghĩ ra một khả năng là truyền thuyết Cổ Loa có liên quan đến tích Mahabharata của Ấn Độ thật. Nhưng đó là một cách lí giải dân gian (của những người học theo Ấn Độ) về việc Triệu Đà bành trướng uy quyền đến Cổ Loa và đặt ra quận Giao Chỉ, Cửu Chân và cử 2 điển sứ đến cai trị. 2 điền sứ này với vai trò như là một người trung gian giữ Triệu Đà và các thủ lĩnh ở Cổ Loa. Triệu Đà không bành trướng bằng binh đao đến Cổ Loa.
    Bởi vì như có lần bác CoDep đã nói về những con đường mòn vùng Việt Bắc tiếp giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày nay rất khó đi, vì khi đó chưa làm đường lớn. Giao thông đi lại thuận tiện giữa Nam Hải (là đất của Triệu Đà cai trị) và Cổ Loa (đất của một thủ lĩnh cai trị, cứ cho là An Dương Vương) là bằng đường biển. Để đi đánh chiếm từ Nam Hải mà đi bộ từ Nam Hải đến Cổ Loa, e rằng chưa đi đến được đã cạn hết lương thảo, quân sĩ đã bỏ mạng vì đói, vì bệnh tật mất rồi. Điều này được bổ trở ở sử việc khi quân Hán vào Nam Hải đánh nước Nam Việt, tướng quân Hán là Lộ Bác Đức chỉ dừng lại ở Hợp Phố mà không tiến xuống Cổ Loa. Quân Hán xuống Nam Việt bằng 4 đạo quân dùng lâu thuyền, tiến quân bằng đường thuỷ. Đó là phương pháp tối ưu nhất, và những lâu thuyền này đã vượt biển ra đảo Hải Nam để chiếm đất lập ra quận Châu Nhai, Đạm Nhĩ. Triệu Đà trước đó cũng không hơn gì quân Hán, muốn xâm chiếm ra xung quanh cũng phải dùng thuyền mà hành quân. Mỗi cuộc chiến đều phải tính toán đường đi, chở bao nhiêu lương thảo cho vừa?
    Nếu TS Lê Mạnh Thát đúng, ông phải lí giải về thời gian sau đó, nếu không có sự việc Triệu Đà bành trướng đến Cổ Loa, thì sau đó nhà Hán làm thế nào để cai trị 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ở Việt Nam sau này?
    Việt Nam thời đó cũng đông dân lắm, của cải lại nhiều chẳng kém gì Nam Hải. Nhà Hán đặt quận huyện cai trị ở vùng đất xa xôi như vậy cũng vì những cái lợi về thuế lúa gạo, của cải thôi, tất nhiên là theo sử cũ, nhà Hán dùng lối dùng người Di trị người Di, các quan lại chỉ cần thông qua các thủ lĩnh nạp cống rồi dùng xe ngựa, lâu thuyền sai quân sĩ chở về triều đình là được, lại uý lạo, phủ dụ các thủ lĩnh thần phục nhân danh nhà Hán là làm tròn nhiệm vụ rồi. Các quan thái thú ở toà thành Đô uý trị.
  6. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Các bác muốn biết chi tiết thì có thể tham khảo ở đây:
    http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/phat-giao-khoa-hoc/22-phat-giao-khoa-hoc/888-thien-su-le-manh-that-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong-i.html
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Có điểm không rõ là đoạn chữ phóng to ở đấy. Việt Vương đây hẳn là vua Nam Việt là Triệu Kiến Đức (cùng với tể tướng Lữ Gia) sau khi bỏ thành Phiên Ngung dùng thuyền dẫn vài trăm người vượt biển đi về phía tây. Hẳn là vùng đồng bằng sông Hồng, 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Lộ Bác Đức vào thành Phiên Ngung rồi đến Hợp Phố, chiêu hàng hoặc phủ dụ các xứ khác, hoặc tàn quân của Việt Vương lúc đó ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Việt Vương mới sai lệnh cho hai sứ giả đem trâu trăm con, rượu nghìn vò cùng hộ khẩu danh bạ của dân 2 quận đến cho Lộ tướng quân chăng?
    Theo như link này http://www.vinhphuc.gov.vn/gioithieu/gtvp/vanhoa/index.html
    Tương truyền: tể tướng Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc để kháng chiến, bị quan lang Đô Kê, hiệu uý tư mã Tô Hoàng phản bội, nên cả của vua tôi Việt Vương đều bị quân Hán giết hại, phù hợp với ghi chép trong Sử Ký Tư Mã Thiên là Lữ Gia đi về phía tây.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 13/04/2008
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Việt Vương nếu đã đi khỏi các quận rồi, thì quân Hán đi vào chỗ không
    có kháng cự, cần gì Việt Vương giao sổ sách nữa. Mà lúc ấy Việt Vương
    có ở lại đâu mà trao sổ sách cùng lễ vật cho quân địch? Việt Vương nếu
    dẫn quân chinh phục miền đất lạ, thì đâu dễ dàng cướp bóc lắm trâu bò
    lễ vật như thế? Chắc hẳn người sông Hồng chất đống của quý để đón?
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Kịch bản rất dễ xảy ra: Theo như Thuỷ Kinh Chú: Việt Vương (Triệu Đà) cử 2 điển sứ cai trị 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân. 2 điển sứ này sẽ dựa vào quý tộc bản địa mà nắm bắt tình hình điều tra số hộ khẩu. Từ thời Triệu Đà đến Triệu Kiến Đức là gần 100 năm, chính trị 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân cũng không thay đổi là mấy, vẫn có 2 điển sứ cai trị 2 quận. Gần 100 năm ấy, 2 điển sứ kia thừa sức có được 100 con trâu, 1000 vò rượu để dâng nộp cho Lộ Bác Đức. Có thể những thứ ấy là để khao quân Hán.
    Lộ Bác Đức đã dẫn quân chiếm Phiên Ngung rồi, các quận huyện ở Nam Hải đã hàng phục nhà Hán cả. Duy chỉ có 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân ở xa chưa chịu hàng mà quân Hán không đến đánh chiếm ngay được. Tức là 2 sứ giả vẫn chưa chịu giao sổ sách cho Lộ Bác Đức ngay. Lộ Bác Đức đến Hợp Phố có thể là muốn đánh xuống chiếm luôn 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, hoặc đóng quân ở đấy để chiêu dụ, giống như việc Hàn Tín bình nước Yên vậy.
    Việt Vương trao sổ sách cùng lễ vật cho quân địch có thể giải thích là: Để kéo dài thời gian để chống cự, hoặc hoãn bình, Việt Vương mới lệnh cho 2 sứ giả đến giao sổ sách xin hàng để cho Lộ Bác Đức phong cho 2 sứ giả này tiếp tục cai trị dân như cũ mà không đem quân đến đánh chiếm.
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ chuyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ đã được Trung Quốc thừa nhận rồi các bác ợ, nghe nói Trung Quốc đã làm phim về Triệu Đà, hẳn phải liên quan đến An Dương Vương, Mỵ Châu của Việt Nam chứ. Đây là ảnh của nhân vật Mỵ Châu nè:
    [​IMG]
    Link: http://ent.sina.com.cn/d/2006-09-30/10231270301.html
    Mỵ Châu đội mũ lông chim giống như các hoa văn trên trống đồng nhé.
    Nghĩ họ làm phim mà buồn cho phim ảnh lịch sử Việt Nam quá, ta đến bao giờ mới làm được phim lịch sử nhỉ. Không biết phim về Triệu Đà khi nào chiếu trên VTV nhỉ, để phim phát, xem họ làm nội dung như thế nào.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 20/04/2008

Chia sẻ trang này