1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 17/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam

    Sự kiện Mỹ tấn công cảng Hải Phòng ngày 5-8-1964 chính thức đánh dấu cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta lan rộng ra phạm vi cả nước. Những trận chiến trên không oanh liệt nhất của quân dân miền Bắc đã ghi được nhiều chiến công vang dội. Với những chiếc Mig 17, Mig 19 được cải tiến của Liên Xô, các chiến sĩ không quân VN đã hạ gục hàng loạt máy bay chiến đấu hiện đại của không lực Mỹ thời đó như F4, F111...

    Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

    Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).

    Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không với khả năng lấy yếu thắng mạnh, phản ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh thực tế. Ngay trong năm 1965, khi bom đạn của máy bay Mỹ đang bắn phá điên cuồng miền Bắc, các chiến binh không quân Triều Tiên đã xung phong ra trận.

    Tinh thần Triều Tiên

    Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay.

    Ngày 24-9-1965, sau một số trận đánh khá thành công thì một tin buồn ập tới. Đó cũng là khúc mặc niệm bi tráng đầu tiên vang lên trên bầu trời Hà Bắc khi chàng chiến binh trẻ tuổi nhất trong số 14 người Triều Tiên tên Ươn-Hông-Xang (19 tuổi) anh dũng hi sinh. Đó là một trận đánh ngay ở vùng sân bay Kép. Xang hi sinh khi bắt đầu xuất kích. Trong năm 1966, cuộc chiến đấu của đội quân Triều Tiên vẫn diễn ra nhưng không có ai trong số họ hi sinh. Đến năm 1967, họ mất thêm 12 người. Người chiến sĩ Triều Tiên cuối cùng tên Kim-Chi-Hoan nằm xuống dưới bầu trời VN vào ngày 12-2-1968. 11 người đã nằm xuống dưới bầu trời Hà Bắc, hai ở Vĩnh Phúc và một ở Hải Hưng.

    Như vậy chỉ trong chưa đầy ba năm, tất cả 14 chiến sĩ Triều Tiên được cử sang học hỏi rồi tình nguyện chiến đấu ở VN đều hi sinh. Theo đánh giá của một số cựu chiến binh thuộc Quân đoàn 2, trong thời gian đó những trận đánh của 14 chiến sĩ Triều Tiên góp phần cho thành tích tiêu diệt không lực Mỹ ở miền Bắc. Họ giúp bắn rơi và thiêu hủy hàng chục máy bay Mỹ trong thời gian ba năm. Tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm của họ làm vẻ vang sân bay dã chiến Kép thời đó. Sự hi sinh oanh liệt của họ xứng đáng được tưởng nhớ, biết ơn.

    Chứng tích thời hậu chiến

    Để ghi nhớ những người lính không quân Triều Tiên đã chiến đấu và ngã xuống trên đất nước mình, Nhà nước VN công nhận họ là những liệt sĩ ngay trong thời kỳ 1965-1968 và đã trao quyền tìm nơi đặt hài cốt của họ cho Triều Tiên.

    Theo ông Dương Văn Dậu - một cựu chiến binh hiện đang trông nom khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên: ?oThời kỳ đó, đích thân một vị tham tán trong Đại sứ quán Triều Tiên đã đi chọn đất để đặt phần mộ của 14 người lính này. Họ đi tìm từ Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và cuối cùng chọn đồi rừng Hoàng để đặt nghĩa trang. Việc vì sao người Triều Tiên chọn nơi này đến giờ không một ai biết. Chỉ biết hiện nay cổng nghĩa trang được quay về hướng đông (có nghĩa về phía đất nước Triều Tiên). Trước đó trong những năm 1965-1968, gia đình ông Dậu và dân làng ở đây đã được người Triều Tiên nhờ mua cá chép và chó đen để an táng theo các người lính vì đó là phong tục truyền thống của dân tộc Triều Tiên.

    Trong một ngày cuối tháng bảy nắng oi ả, chúng tôi về đồi rừng Hoàng để viếng linh hồn các liệt sĩ Triều Tiên. Vẫn còn đây 14 tấm bia ghi đầy đủ tên, tuổi, ngày, tháng, năm hi sinh của 14 chiến sĩ Triều Tiên bằng hai ngôn ngữ (Việt và Triều Tiên). 14 nấm mộ nằm giữa bạt ngàn màu xanh của vườn cây hoa trái. Trước đây các nấm mộ của 14 liệt sĩ nằm rải rác quanh đỉnh quả đồi. Sau khi phía Triều Tiên quyết định mang hài cốt chiến sĩ của họ về nước (năm 2002), tỉnh Bắc Giang đã đầu tư 100 triệu đồng xây dựng nhà tưởng niệm, trong đó có lư hương và mô hình 14 tấm bia mộ liệt sĩ để ghi nhớ sự đóng góp của các chiến sĩ Triều Tiên cho mảnh đất này. Khu tưởng niệm được xây dựng trong hơn một năm và khánh thành vào giữa năm 2004.

    Chúng tôi đứng nghiêng mình trước 14 tấm bia mộ trên đỉnh đồi lộng gió. Còn người quản trang già, thương binh hạng 2/4 Dương Văn Dậu cho biết: ?oDù không hề hưởng chế độ chính sách gì, nhưng gia đình chúng tôi tình nguyện đảm nhận chăm sóc cẩn thận khu nghĩa trang này và cứ đến ngày lễ, tết, tuần, rằm, mồng một hay các ngày lễ đặc biệt của đất nước Triều Tiên, vợ chồng tôi đều ra đây thắp hương tưởng niệm để linh hồn các anh nếu có phảng phất nơi đây khỏi phải lạnh lẽo...?.

    HÀ ÁNH DƯƠNG - VĂN HẢI
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đếck hiểu!
    1 - Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).
    2 - Đã không có dù thì khóa chân vào ghế bay làm mịe gì nữa?
    Bó tay với thằng nhà báo!
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=273979&ChannelID=119
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 17/08/2008
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23
    Bó nốt chân đi bác
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 20:10 ngày 17/08/2008
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    uhm . Nghe nói thì có Mig 21 thôi mà. Phạm Tuân là người đầu tiên dùng Mig 21 hạ B 52. Lại nghe nói MIG 17, 19 chỉ có trang bị đại liên. Còn Mig 21 là cuộc cách mạng (trang bị tên lửa).
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hic, sao ta không để các sĩ quan ở sân bay Kép dạy bay luôn mà phải chuyển sang TQ, LX huấn luyện nhỉ, phí phạm quá
    mà em không hiểu xích chân vào ghế thì có được đạp - đạp được 2 cái pê đan không nhỉ? Hay là các anh ấy rơi vì xích vướng vào cần lái
    Bác datvn cho em cái nguồn được không, để em cho cái báo ấy vào bờ lách lít luôn
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cái bài báo này không những bó tay, bó chân mà xứng đáng bó toàn thân luôn!
    - Thứ nhất: đầu năm 1967 phi công BTT mới sang VN chứ không phải 1965.
    - Thứ hai: phi công BTT "tuổi gì" mà đòi xài MiG-21 trong khi lúc ấy Vịt ta mới có nhõn 1 trung đoàn 921 dùng MiG-21PFL? Khi chuyển giao sân bay Kép cho "Đoàn Z" - mật danh của phi đội BTT - thì đồng thời Vịt giao cho bạn 6 máy bay K-56 (MiG-17F do TQ sản xuất) và 2 MiG-17 PF để sử dụng.
    Thông tin này trích từ: Quyết định số 141/TM-QL do Thượng tá Hoàng Ngọc Diêu lúc ấy là quyền TMT Quân chủng PK-KQ ký ngày 9/2/1967.
    Nói thêm chút:
    - MiG-17F là loại có tăng lực - "đốt đít" - afterburner.
    - MiG-17PF là loại có radar Izumrud RP-5, có thể đánh đêm.
    Tóm lại, cái bài báo này lởm hết cỡ lởm nếu xét về mặt lịch sử quân sự!
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hehe, nhưng có thể là sau đó bạn "xin" thêm, hoặc là bạn nhờ ông anh TQ hỗ trợ. Trong hồi ký của đại tá AHLLVT Lê Hải thì đoàn Z có 2 phi đội MiG-17 và 1 phi đội MiG-21.
    Còn em đọc thì ta thống kê là có 96 người, có thể là 96 lượt phi công hoặc tính cả số nhân viên kĩ thuật.
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Ngoài phi công triều tiên tham chiến, chúng ta còn có sự giúp đỡ của phi công nước ngoài nào nữa không?
  9. nvhungntg

    nvhungntg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Thời gian đầu chiến tranh có phi công Liên Xô, nhưng chưa bao giờ được thừa nhận chính thức
  10. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Bay là là sát mặt biển rồi bung ghế nhảy thì có thoát không nhỉ!
    Những người này có lẽ chỉ tìm hiểu kinh nghiệm ta''c chiến cho Triều Tiên là chính. Giống bọn phi công Mỹ sang Anh đánh nhau với Đức năm 1940 như cái chú phi công siêu nhân trong phim Pearl Harbor đó!

Chia sẻ trang này