1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

rồng có an thịt được gấu ???

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi 0anh89th, 30/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    TQ va nga 2 thằng hàng xom không lồ . lich sử cho thấy TQ là thằng hàng xóm không tốt đẹp gì , Sự quá tải dân số khổng lồ của nước này cộng với kinh tế phát triển nhanh đang tạo ra một tổ hợp các vấn đề cực kỳ phức tạp. Sự liên hệ lẫn nhau của các vấn đề này là giải quyết những vấn đề này lại làm trầm trọng những vấn đề kia. TQ về khách quan không có sức sống trong đường biên giới hiện tại.

    TQ sẽ trở nên lớn hơn nhiều nếu như không muốn nhỏ hơn nhiều. TQ có thể không tránh khỏi việc bành trướng ra ngoài để giành giật tài nguyên và lãnh thổ, thực tế là thế. Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế ấy, song không thể tránh khỏi nó.

    Ngoài ra, không cần phải tưởng tượng ra là hướng bành trường chủ yếu của TQ sẽ là Đông Nam Á. Ở đó có khá ít lãnh thổ và tài nguyên, trong khi đó lại có rất đông dân cư bản địa. Một tình hình trái ngược - rất nhiều lãnh thổ, tài nguyên cực kỳ dồi dào, dân cư quá thưa thớt - ở Kazakhstan và phần châu Á của Nga. Và đây chính là hướng mà TQ sẽ bành trướng tới. Hơn nữa, vùng lãnh thổ ngoại Ural của Nga bị TQ coi là lãnh thổ của họ.
    Nguồn nhân lực vô tận biến quân đội Trung Quốc thành một quân đội thực sự đáng sợ, còn nhờ vào việc làm chủ các loại phương tiện kỹ thuật mới, nó trở nên bất khả chiến bại. Trung Quốc có khả năng đèp bẹp bằng quân số bất kỳ đối phương nào trong một cuộc chiến quy ước trên bộ. Bố trí binh lực của quân đội Trung Quốc cho thấy họ coi Nga là một trong những đối tượng tác chiến chủ yếu.

    Lục quân đã, đang và vẫn sẽ là nền tảng sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc bởi lẽ số dân khổng lồ, hơn nữa là việc quá thừa mứa nam giới ở độ tuổi thanh niên mang lại cho bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc một nguồn lực hiếm có mà lãnh đạo chính trị-quân sự các nước khác đến mơ cũng không thể có. Thậm chí là với sự lạc hậu nhất định về kỹ thuật so với quân đội nhiều nước, Trung Quốc vẫn có thể đè bẹp bằng số lượng mọi địch thủ mà họ gặp trong một cuộc chiến tranh quy ước trên bộ. Việc Trung Quốc coi ai là đối phương thì chỉ cần xem xét việc bố trí các cụm binh lực của họ.
    Mạnh nhất trong 7 đại quân khu của Trung Quốc là các đại quân khu với bộ tư lệnh đặt tại Bắc Kinh và Thẩm Dương, giáp giới với Nga (đại quân khu Bắc Kinh nhằm đối phó với quân khu Siberia của Nga, còn đại quân khu Thẩm Dương nhằm vào quân khu Viễn Đông của Nga). Ngay hiện tại, chỉ 2 trong 7 đại quân khu của quân đội TQ là Bắc Kinh và Thẩm Dương tiếp giáp với Nga cũng đã mạnh hơn toàn bộ quân đội Nga (từ Kaliningrad đến Kamchatka). Còn trên chiến trường tiềm tàng (Zabaikalie và Viễn Đông), lực lượng các bên đơn giản là không nên so sánh, TQ vượt trội Nga không phải mấy lần mà mấy chục lần.

    TQ có nền công nghiệp quốc phong thuộc loại manh nhất thế giới :
    Trung Quốc không định chuyển các sư đoàn tăng và cơ giới vốn là sức mạnh đột kích chủ lực của lục quân thành các lữ đoàn.
    Trong trang bị của lục quân Trung Quốc hiện có gần 10.000 xe tăng chủ lực (450 chiếc Туре 90II, 1.200 Туре 96, 200 Туре 98, 400 Туре 88С, 500 Туре 88В, 1.000 Туре 80, 500 Туре 79, 200 Туре 69, 5500 Туре 59) và 2.000 tăng hạng nhẹ (1.200 Туре 62, 800 Туре 63).
    Có thể liệt vào lại hiện đại là các loại tăng Туре 90II, Туре 96 và Туре 98, trong đó Type-98 được cho là không thua kém các loại tăng tốt nhất của phương Tây (М1А2, Leopard-2А6). Cả 3 loại tăng này được trang bị pháo 125 mm giống như loại lắp trên các loại xe tăng Nga (kể từ Т-64А).
    Tất cả các loại tăng còn lại của lục quân Trung Quốc là những biến thể cải tiến bất tận dựa trên xe tăng T-54 được Liên Xô chế tạo vào cuối thập niên 1940 (mà mẫu sao chép trực tiếp của T-54 là Туре 59), bởi vậy chúng có tính năng chiến đấu thua xa các loại xe tăng tốt nhất của phương Tây và Nga.
    Các loại xe thiết giáp khác (đến 3.000 xe chiến đấu bộ binh, 100 xe chiến đấu đổ bộ đường không, không dưới 8.000 xe bọc thép chở quân) hoặc là các mẫu sao chép các mẫu của Liên Xô hoặc cải tiến từ chúng, hoặc là do Trung Quốc tự phát triển (đôi khi có sử dụng công nghệ phương Tây).
    Cũng có thể nói như vậy về pháo binh Trung Quốc (đến 15.000 khẩu pháo, trong đó có 1.200 pháo tự hành, đến10.000 khẩu cối, đến 4.000 hệ thống rocket phóng loạt).
    Trung Quốc rất chú trọng pháo phản lực mà sức mạnh của nó người Trung Quốc đã nếm trải trong trận đánh thứ hai giành đảo Damansky trong cuộc xung đột biên giới với Liên Xô.
    Họ đã phát triển nhiều hệ thống rocket phóng loạt hạng nặng (Туре 83, А-100, WM-80, WS-1 cỡ từ 273-320 mm. Có thể sánh với chúng về uy lực chỉ có hệ thống MLRS của Mỹ và Smerch của Nga.
    Trong trang bị của lục quân Trung Quốc còn có đến 8.000 hệ thống tên lửa chống tăng và khoảng chừng đó pháo chống tăng, 150 hệ thống tên lửa phòng không cơ động (Tor, HQ-7, HQ-61, LY-60, PL-9D), đến 15.000 pháo phòng không (cỡ từ 23-100 mm).
    Tuy nhiên, số lượng pháo phòng không lớn như thế cũng không thể bù đắp cho việc thiếu hụt các hệ thống tên lửa phòng không, bởi vậy phòng không của lục quân Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Nhưng xét tới tình trạng suy sụp của Không quân Nga thì lực lượng phòng không như vậy cũng có thể đủ cho Trung Quốc.
    Lực lượng máy bay lục quân Trung Quốc rất đa dạng, gồm có các loại trực thăng của Nga (128 Mi-17, 30 Mi-8), của Mỹ (22 S-70C) và châu Âu (100 НС-120, 110 Z-9 [SA-365], 8 SA-342, 30 Z-11, 10 Z-8 [SA-321]).
    Đối với một quân đội to lớn như của Trung Quốc thì số lượng trực thăng như vậy hiển nhiên là không đủ. Quan trọng nhất là đến nay, quân đội Trung Quốc vẫn không có trực thăng tiến công và đây chính là nhược điểm cốt tử của khựa .
    Đồng thời, rõ ràng là Nga chưa nhận thức được rằng, từ lâu Nga đã mất đi không chỉ ưu thế số lượng mà cả chất lượng đối với TQ về vũ khí trang bị. Thời Liên Xô, chúng ta có cả 2 ưu thế ấy và điều đó, như “làn sóng nhỏ” giành đảo Damansky đã cho thấy (ý nói cuộc xung đột lãnh thổ Xô-Trung thập niên 1960), đã bù lại trước ưu thế sinh lực rất lớn của TQ.
    Nhìn tổng thể, như đã nói ở trên, trên thực tế về tất cả các chủng loại vũ khí thông thường, ưu thế chất lượng của Nga chỉ còn là quá khứ. Ở đâu đó, TQ thậm chí còn vượt Nga, ví dụ về máy bay không người lái và vũ khí bộ binh. TQ đang dần thay thế súng AK bằng các súng trường tự động tối tân chế tạo theo sơ đồ Bullpup (cái tẩu) dựa trên thiết kế súng АК và các súng trường phương Tây (FAMAS, L85).

    Hơn nữa, cho rằng, TQ đang ở thế phụ thuộc công nghệ vào Nga như nhà cung cấp vũ khí chủ yếu (nghĩa là TQ không thể tấn công Nga), đó là sự ảo tưởng hoàn toàn.

    Bên cạnh đó, cả về huấn luyện chiến đấu, nhất là ở các đơn vị, binh đoàn được trang bị hiện đại nhất, quân đội TQ cũng vượt Nga từ lâu. Chẳng hạn, tập đoàn quân 38 của đại quân khu Bắc Kinh, pháo binh đã hoàn toàn tự động hóa, về độ chính xác thì còn thua kém pháo binh Mỹ, song lại vượt trội so với pháo binh Nga. Tốc độ tiến công của tập đoàn quân 38 đạt 1000 km trong 1 tuần (150 km trong 1 ngày đêm).

    Vì vậy, trong chiến tranh thông thường, quân đội Nga không có cơ hội nào hết. Đáng tiếc là cả vũ khí hạt nhân cũng không bảo đảm chắc chắc cứu vãn được tình thế bởi vì TQ cũng có vũ khí hạt nhân. Đúng là hiện tại Nga có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng nó đang bị cắt giảm nhanh. Trong khi đó, Nga không có tên lửa đường đạn tầm trung, còn TQ lại có chúng và điều đó gần như xóa bỏ sự tụt hậu về tên lửa đường đạn xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm đi).

    Tương quan lực lượng về vũ khí hạt nhân chiến thuật thì chưa rõ, chỉ có điều phải hiểu rằng, Nga phải sử dụng nó ngay trên lãnh thổ của mình. Liên quan đến việc trao đổi các đòn đánh bằng lực lượng hạt nhân chiến lược thì tiềm lực của TQ là quá đủ để tiêu diệt các thành phố lớn ở phần lãnh thổ châu Âu của Nga mà TQ không cần (ở đó có đông người và ít tài nguyên). Có những nghi vấn rất mạnh rằng, vì hiểu điều đó nên Kremlin sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân. Bởi vậy, kiềm chế TQ bằng vũ khí hạt nhân cũng ảo tưởng như nói họ phụ thuộc công nghệ vào Nga.
    nga lo dần đi là vừa :-ss:-ss:-ss
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đâu ngờ rằng Ms Oanh quan tâm đến quân sự đến thế. Hơi nhầm chỗ. Nhưng thôi, để box đỡ tẻ nhạt xin tiếp kiến Ms vậy.

    Rồng đang dương nam kích bắc, thi thoảng đe nẹt vịt-cáo (tạm xem VN như chú Cáo vậy) nhưng thực ra lại muốn tung hoành trên những thảo nguyên rừng taiga nhà Gấu. Xét đơn phương chỉ giữa Rồng và Gấu thì Rồng khó thịt Gấu bằng quân sự. Hạt nhân và kỹ thuật quân sự nhà Gấu, ai mà biết được. Rồng đang vờn Gấu bằng ngoại giao và kinh tế. Xét về đa phương. Gấu cũng lại hay chơi trò tung hứng với nhà Voi. Nhà Voi cũng đang chịu nanh vuốt của Rồng. Thêm nữa, một con Đại Kình Ngư nằm ở phía đông của Rồng. Rồng ở thế tả xung hữu đột giữa Gấu, Voi, Kình Ngư và...Cáo. Diều Hâu ở trên cao ngọa sơn xem hổ đấu. Lợi thuộc về ai nếu xảy ra chiến tranh ?:-bd
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nam đế sơn hà nam đế cư.
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    *
    Bước chân qua biên giới chỉ một bước, đã sang một
    thế giới khác hẳn, ngay cả làn gió cũng khác.
    *
    Trời đã định sẵn như vậy rồi, hàng triệu quân,
    hàng trăm tấn bom nguyên tử có thể nổ tung trái
    đất, nhưng không thể nấu chảy mảnh đất Nga mà đúc
    lại ra đất Tàu được.
    *
    Sao bạn lại nói chuyện sức mạnh quân sự đơn thuần
    một cách ấu trĩ như thế. Có phái là thời người da
    trắng đến đánh và tiêu diệt người da đỏ đâu? Lúc
    ấy, sách Trời định phận cho nước Mỹ còn chưa ra đời.
    *
    convitbuoc thích bài này.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ai lại đi dùng hạt nhân để đập ruồi muỗi. Cuộc chiến qui ước với sự áp đảo về quân số của TQ thì trước hết các sở chỉ huy nằm trong lãnh thổ TQ sẽ nếm đòn hạt nhân chiến thuật trước. Dĩ nhiên Nga cũng bị đáp trả thì ngay chính những vị trí bị hạt nhân của TQ cũng đã ngăn chặn TQ tiến bước, nói gì chiếm giữ.

    Nhưng hạt nhân vẫn chưa hẳn là giải pháp của Nga và dùng quân sự tổng lực cũng chưa hẳn là bước đi của TQ. Rất có thể xảy ra những xung đột tiểu vùng. TQ sẽ từng bước dùng kinh tế và sức người đi trước, sau đó quân đội sẽ hỗ trợ (kiểu "xâm thực", haha, cái này phải học VN). NB, một con ...cá sấu nằm ở phía đông, VN phía nam và Ấn phía tây cũng rất nhạy cảm với hình thức lấn chiếm này...

    Ms Oanh dồi dào ý tứ nếu có hứng thú hãy viết thiên chuyện về đụng độ giữa đặc nhiệm Nga-Trung trong tương lai đọc chơi
  5. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    thôi em xin , chiến tranh hiện đại mà mang hạn nhân ra thì 2 thằng đều thắng , đất nước chi còn chuột và gián sống ^:)^^:)^
    Dĩ nhiên, đối với TQ thì tốt nhất là hình thức bành trướng hòa bình (bằng kinh tế và nhân khẩu).nước nga to lớn nhưng dân lại thư thớt không phủ kín được những vũng đất biên giới khắc nghiệt , cái này TQ làm giúp từ lâu :-w:-w.
    hoàn toàn không loại trừ hình thức chiến tranh. Điều đặc biệt rõ là trong những năm gần đây, quân đội TQ tiến hành các cuộc tập trận mà không thể có cách diễn giải nào khác là việc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược chống lại Nga, hơn nữa quy mô các cuộc tập trận (phạm vi không gian và số quân) liên tục tăng. vùng siberia và viễn đông xa sôi của nga hiện nay số dân TQ đã nhiều hơn dân nga từ lâu rồi .
    ai cũng biết nền quốc phong của TQ vào hàng mạnh nhất thế giới , đã tự túc làm '' làm nhái được'' rất nhiều tranh thiết bị quân sự tinh vi dự trên cấu trúc vũ khí liên xô và nga , số lượng và chủng loại thì nhiều vô kể .
    1 kịch bản rất có thể như thế này :
    4 s đoàn tăng của lục quân, đoàn quân 38 của đại quân khu Bắc Kinh và lan châu cho dợt tiến công đợt 1 :còn 1 sư tăng và 1 sư cơ giới, 2 lữ tăng và 1 lữ cơ giới quân đội Trung Quốc trong biên chế của đại quân khu Tế Nam nằm ở miền trung Trung Quốc và là lực lượng dự bị chiến lược cho các đại quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương, Lan Châu và Nam Kinh. đay là đội quân rất tinh nhuệ của TQ với những phương tiện hiện đại nhất .Tốc độ tiến công của tập đoàn quân 38 đạt 1.000 km/tuần lễ (150 km/ngày đêm). ( số liệu từ cuộc tập trận tháng 9.2006, cuộc tập trận quy mô chưa từng có dài 10 ngày của các đại quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh. cứ cho là trong chiến tranh tốc độ này giam sống còn 100km 1 ngày đêm đi )
    ở vung viễn đông phong không nga hoàn toàn yếu kém ,Về Su-30, TQ có ưu thế áp đảo: TQ có 120 chiếc, Nga có 4 chiếc.
    Nhược điểm chính của không quân TQ là không có các máy bay cường kích và trực thăng tiến công thông thường nhưng nga còn tồi tàn hơn .
    Hướng tiến công xẽ là biên giới Nga-Trung dọc con sông Argun đến Baikal. biên giới giáp gianh với quân khu Siberia.
    mở đầu xẽ là các lữ đòn xe tăng và bô binh cơ giới số quân gần 1 triệu cho đợt đầu , mất gần 1\3 quân chính quy TQ.
    Các loại xe tăng tốt nhất của TQ - Туре 96 và Туре 99 (chính là Type 98С) - trên thực tế chẳng hề thua kém gì các xe tăng tốt nhất Т-72B, Т-80U, Т-90 của Nga. Hơn nữa, tất cả chúng đều là “họ hàng gần gũi", bởi vậy và tính năng kỹ-chiến thuật của chúng cũng rất gần nhau. Xe tăng cho toàn nước Nga sẽ chỉ còn 2000 chiếc. Hiện tại, TQ cũng có chừng đó xe tăng hiện đại. Còn có các loại xe tăng cũ (Туре 59 đến Туре 80) được chế tạo dựa trên Т-54 của Liên Xô đông đảo hơn nhiều (không dưới 6000). Chúng khá hiệu quả khi tác chiến chống xe chiến đấu bộ binh BMP, xe bọc thép chở quân BTR, cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông”.Hoàn toàn có khả năng bộ chỉ huy quân đội TQ sử dụng chính các xe tăng này cho đòn tấn công đầu tiên. Chúng kiểu gì cũng gây ra tổn thấy nào đó cho Nga, mà quan trọng nhất là hút về mình các phương tiện chống tăng của Nga, sau đó là đến đòn tiến công bằng xe tăng hiện đại nhằm vào bên đã bị tiêu hao và suy yếu. Bên cạnh đó, ở trên không thì các máy bay tiêm kích cũ kiểu J-7, J-8 cũng có thể tạo ra “hiệu ứng số đông” tương tự.
    Do TQ có một vấn đề hiếm có là “thiếu cô dâu” nên việc mất mấy trăm ngàn nam thanh niên đối với lãnh đạo TQ không phải là vấn đề mà còn là việc tốt. Cũng chẳng phải là vấn đề khi “thanh lý” trong chiến đấu mấy ngàn xe tăng thiết giáp đã lỗi thời.Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây trong tình huống chiến tranh thật sự sẽ hầu như không thể, bởi vì biệt kích của TQ chắc chắn sẽ cắt đứt tuyến đường trục xuyên Siberia lập tức ở nhiều điểm trên toàn chiều dài của nó, còn các tuyến đường khác với khu vực phía Đông thì Nga không có (bằng đường không có thể vận chuyển người, nhưng không vận chuyển được trang bị nặng).
    về quân số TQ vượt nga đến cả chục lần , vũ khí và chất lượng binh linh vũ khí có thể nga hơn 1 chút nhưng đồ chơi và lính nga không phải siêu nhân , 1 choi 30 .
    tư duy đánh đấm của nga mang đâm kiểu chiến tranh châu âu , dàn quân đánh lớn , cái này TQ nó tiếp nhiệt tình , là hạ xách khi đánh kiểu đấy với thằng hơn 1 tỷ dân .
    cứ cho nga đẩy lùi được đợt đầu này thì nga cũng mất hơn 1 nữa tổng số quân và trang thiết bị , MIG 31 cảu siberia là con hổ của không quân nga ở đây với số lượng thực tế có thể chiến đấu cung mất ít nhất 2\3 cho đợt này .
    chả giám tưởng tượng nữa , thôi rồi dân nga học tiếng TQ đi là vừa :((:((:((
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    :-O
    Ms Oành suy nghĩ đơn giản như việc đánh võ tay đôi kiểu tàu. Cứ tràn quân sang biên giới, Nga cũng trải quân tiếp đón, đánh nhau tưng bừng khói lửa. Thằng gãy gươm thằng nứt cánh khuỷu, rồi ôm nhau vật, thằng nào mập hơn thằng đó ắt...đè thằng kia. Tuy nhiên xem xét 1 cuộc chiến qui ước giữa Nga-Trung theo kiểu đánh...biểu diễn cho cả thế giới xem chơi thì phải kể đến hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Đó chính là cú móc vòng của người Nga. Hạm đội này mà đập vào Thượng hải thì sẽ như thế nào ? Ly chén đĩa đổ vỡ thì kinh tế, xã hội sẽ ra sao ? Tất cả các nước đang làm ăn với TQ sẽ rút về. Đấy, chưa gì đã thấy TQ bị nội thương rồi. Công lực giảm còn 1/10. Còn ngoại thương thì cả thế giới xem TQ như 1 phát-xít mới, người ta sẽ cỗ võ cho người Nga. Khi quân TQ chiếm được Siberi thì cũng là lúc nền kinh tế, giao thông đã không còn đủ sức cung ứng cho quân đội. Lúc đó là lúc Nga phản công. Nga vốn chưa hẳn là nền kinh tế thị trường nên nền kinh tế sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, dân Nga cũng vốn quen chịu gian khổ. Nga còn có cả một hậu phương là Tây Âu với Nato không dễ gì để TQ tràn đến sát biên giới với họ. NATO sẵn sàng tiếp sức cho Nga. Trái lại TQ sẽ bị cô lập và tự sụp đổ.\:D/
  7. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    tây âu làm gi ?? góp quân sang chắc ? hạm đội của nga à đồ chơi TQ đây :

    [​IMG]

    Các tên lửa chống hạm YJ-62A có tầm bắn 280 km - sự hăm dọa đối với Hạm đội Thái Bình Dương của nga ​

    [​IMG]


    Tên lửa đường đạn xuyên lục địa DF-31A. Theo CIA, tên lửa này có thể bằng phát đạn đầu tiêu diệt một tàu sân bay đang di chuyển ở cự ly đến 12000 km. mẽo còn phải ngán nữa là nga:nga và mẽo không có loại nào khủng bằng :
    nga không thể trụ được đòi tấn công đợt 1 :-ss:-ss:-ss
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nên nhớ điều gì làm nên sức mạnh TQ thì đó chính là điểm yếu của họ. Sức mạnh quân sự của TQ được nền kinh tế đang tăng trưởng hỗ trợ thì chính nền kinh tế, nếu bị gián đoạn bởi chiến tranh xung đột, sẽ tạo xã hội khủng hoảng, hỗn loạn. TQ sẽ phải tìm cách giữ vững trật tự xã hội đồng thời hỗ trợ tối đa cho quân đội. Nước Nga vẫn chưa dám bước hẳn sang kinh tế thị trường có lẽ là vì lý do này. Tiềm lực của Nga, bên cạnh tinh thần vệ quốc còn dựa đáng kể vào địa lợi, vào tài nguyên. TQ sẽ phải giải quyết vấn đề thời gian. Thời gian luôn ủng hộ Nga. Cho dù Hạm dội Nga không thể với tới TQ thì mọi con đường hàng hải dẫn đến TQ đều có thể bị phong tỏa.
  9. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.198
    Đã được thích:
    204
    Bác này pro TQ đến mất lý trí rồi. Đâu cần đến hạm đội TBD đi đánh Thượng Hải, Nga nó tháo đầu đạn hạt nhân ra, gắn thuốc nổ thường lên kho tên lửa của nó thôi cũng đủ để ngồi nhà đốt sạch Thượng Hải, Bắc Kinh. Máy bay TQ nhiều chi tiết, linh kiện và quan trọng là động cơ vẫn phải nhập từ Nga, Nga cắt nguồn nhập coi như không quân TQ tụt hậu vài chục năm. Tăng, lính tuy nhiều, chạy vài trăm cây 1 ngày, nhưng cứ thế mà lang thang ở bình nguyên Siberie, chờ Nga nó thịt đám hậu cần xong thì lính TQ thành du mục :)) Vladivostok sẽ thành Stalingrad thứ 2, và không biết người Nga có phải học tiếng TQ hay không, nhưng lính VN có thể sẽ phải học, để còn theo quân LHQ vào tiếp quản TQ ấy chứ :))

    Nghĩ biện pháp khác khả thi hơn đi, như nó dùng tiền mua cả Siberie chẳng hạn
  10. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    em chẳng PRo thằng ôn khựa đâu nhưng thằng này nó có giả tâm , nó tập trận lớn như thế thì đối tượng là ai ?? các nước đông nam á không đủ tuổi với nó , nó tập trận đổ bộ chiếm đão thì rõ là đối tượng là VN ta , nhưng lục quân nó tập trận với quy mô như vậy thì đối thủ là nga chứ sao nữa .
    như đã nói ở trên , TQ đã sống rất lâu với những gì Liên Xô cho họ trong thập niên 1950-đầu thập niên 1960. Tuy vậy, sau khi quan hệ với phương Tây ấm lên, họ đã tiếp cận được một số mẫu vũ khí trang bị của Mỹ và châu Âu, còn từ cuối thập niên 1980 thì bắt đầu mua vũ khí trang bị tối tân của Liên Xô, còn sau đó là của Nga, nhờ đó về nhiều loại vũ khí, họ “đã nhảy vọt” một thế hệ.

    Ngoài ra, TQ luôn có tuyệt kỹ đánh cắp công nghệ. Trong thập niên 1980, tình báo TQ thậm chí đã lấy được các bản vẽ đầu đạn hạt nhân tối tân W-88 trang bị cho tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm Trident-2 của Mỹ. Còn vũ khí trang bị thông thường thì TQ thường đánh cắp với số lượng lớn.

    Ví dụ, chẳng thấy ai nói Nga đã bán cho TQ các hệ thống rocket phóng loạt Smerch hay hơn nữa là giấy phép sản xuất chúng. Ấy vậy mà trong quân đội TQ xuất hiện ban đầu là hệ thống rocket phóng loạt А-100 rất giống Smerch, còn sau đó là PHL-03 là bản sao chép hoàn toàn của nó. Hệ thống pháo tự hành Туре 88 (PLZ-05) rất giống hệ pháo Msta mà Nga cũng lại chưa từng bán cho TQ. Nga cũng chưa bao giờ bán cho TQ giấy phép sản xuất hệ thống tên lửa phòng không (TLPK) S-300, song điều đó chẳng hề cản trở TQ sao chép nó với cái tên HQ-9.

    Bên cạnh đó, họ cũng đánh cắp thành công của người Pháp hệ thống TLPK Crotale, tên lửa chống hạm Exocet, hệ thống pháo tàu М68….

    Kết hợp các công nghệ nước ngoài và thêm chút ít gì đó của mình, công nghiệp quốc phòng TQ bắt đầu chế tạo được những mẫu vũ khí khá độc đáo: hệ thống pháo-TLPK Туре 95 (theo nguyên bản, loại này còn có tên là PGZ-04, song theo sinodefence lại là PGZ-95), các pháo tự hành PLL-05 và PTL-02, xe chiến đấu bộ binh ZBD-05…
    trên thực tế về tất cả các chủng loại vũ khí thông thường, ưu thế chất lượng của Nga chỉ còn là quá khứ. Ở đâu đó, TQ thậm chí còn vượt Nga, ví dụ về máy bay không người lái và vũ khí bộ binh. đừng ảo tưởng Khựa nó phụ thuộc vào công nghệ nga , TQ đã mua của Nga hoàn toàn là những vũ khí dùng để tác chiến chống Đài Loan và Mỹ (hiện tại, Bắc Kinh đang nghiêm túc vạch kế hoạch cho một chiến dịch đánh chiếm hòn đảo Đài Loan). Rõ ràng là cuộc chiến tranh hải quân giữa TQ và Nga hầu như không thể xảy ra vì chẳng bên nào cần đến nó. Chiến tranh sẽ mang tính chất trên bộ. Trong khi đó, không thể không thấy rằng, TQ không mua của Nga vũ khí trang bị gì cho lục quân của họ bởi vì một khi xảy ra chiến tranh với Nga, chính vũ khí trang bị đó sẽ được sử dụng.

    Thậm chí trong lĩnh vực không quân, TQ cũng đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Họ đã mua của Nga một số lượng hạn chế máy bay tiêm kích Su-27 - chỉ vẻn vẹn 76 chiếc, trong đó có 40 Su-27UB. Từ tương quan giữa máy bay chiến đấu và huấn luyện chiến đấu hiếm có đó, hoàn toàn thấy rõ là Su-27 của Nga được mua để huấn luyện phi công. Sau đó, như ta đã biết, TQ từ chối sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng linh kiện Nga sau khi đã sản xuất được 105 chiếc trong 200 chiếc dự kiến.
    Có thể thấy rằng, gần đây hợp tác kỹ thuật quân sự của TQ với Nga đang chấm dứt. Một phần, có thể lý giải là công nghiệp quốc phòng Nga suy thoái nhanh đã không còn khả năng mời chào TQ những vũ khí và trang bị mà họ cần. Cách lý giải khác là Bắc Kinh đang xem xét khả năng khai chiến chống Nga trong tương lai gần.

    Bởi lẽ J-11B về tính năng kỹ-chiến thuật gần như tương đương Su-27, còn J-10 chế tạo trên cơ sở máy bay Lavi của Israel có sử dụng các công nghệ của Nga và của TQ hoàn toàn có thể sánh với MiG-29 nên Nga chẳng hề có ưu thế chất lượng gì hết trên không trung hết .
    nga chỉ có cách làm bạn với ấn hâm thôi , ấn nó cũng thù thằng khựa lắm chỉ có liên minh với nó mới dập nổi khựa , gấu soolo với rồng thì gấu xác định đi là vừa .

Chia sẻ trang này