1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lê Ngoạ Triều (Lê Long Đĩnh): sự thật hay bôi nhọ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ntdu, 16/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Lê Ngoạ Triều (Lê Long Đĩnh): sự thật hay bôi nhọ?

    Trong sử "chính thống" dạy tring nhà trường đến hiện nay, Lê Long Đĩnh vẫn bị coi là một hôn quân, một ông vua tàn ác ham chơi, đến mức phải nằm để thiết triều. Nhưng có đúng vậy không?
    Hãy trích lại Đại Việt Sử Ký toàn thư một chút:
    "Mùa đông, vua cướp ngôi, tôn hiệu là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Vân Thấn Vũ Tắc Thiên Sùng Đạo [27a] Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng Thái Hậu.

    Lập bốn hoàng hậu.

    Ngự Bắc Vương cùng với Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan339 làm phản. Vua thân đi đánh. Đến Đằng Châu, Quản giáp là Đỗ Thị đem việc người anh em họ ngoại là Lê Hấp Ni làm phản tâu lên. Vua sai bắt tra hỏi, Hấp Ni và những kẻ dự mưu 12 người điều bị giết. Đến trại Phù Lan, người trại đóng cửa trại cố thủ. Đánh không hạ được, bèn vây chặt vài tháng, người trong trại hết lương ăn. Ngự Bắc Vương tự biết kế cùng thế khuất, bèn bắt Trung Bắc Vương đem nộp. Chém Trung Quốc Vương, tha tội cho Ngự Bắc Vương, rồi đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng. Quân về đến Đằng Châu, đổi tên châu ấy làm phủ Thái Bình. Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả. Chuyến đi này khi quan quân đánh nhau với người trại Phù Lan, chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần [27b] Đầu (nay là cửa biển Thần Phù)340 . Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long.

    Bính Ngọ, /Ứng Thiên/ năm thứ 13 [1006] , (Vua vẫn theo niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng hai, phong con trưởng là Sạ làm Khai Phong Vương, con nuôi là Thiệu Lý làm Sở Vương, cho ở bên tả; Thiệu Huân làm Hán Vương, cho ở bên hữu. Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.

    Hành Quân Vương Minh Đề thấy trong nước loạn không thể về được, trú lại ở Quảng Châu, Tri Châu là Cao Nhật thôi không cấp giấy quán khoán341 cho nữa. Vua Tống phải xuống chiếu cho riêng 50 vạn (quan) tiền, 150 hộc gạo và tiếp tục cấp quán khoán.

    Mùa hạ, tháng 6, trí Quảng Châu là Lãng Sách dâng thư nói: "Này nhân Giao Chỉ có loạn, xin cho thần và Duyên biên an phủ sứ Thiệu Việp cùng nhau bàn tính công việc tâu lên. Bọn thần dựa theo lời của bọn Hoàng Khánh Tập hơn nghìn người ở Giao Chỉ, do Liêm Châu342 đưa đến, nói [28a] rằng các con của Nam Bình Vương đều đặt trại sách phân tán các nơi, quan thuộc lìa tan343 , nhân dân lo sợ, xin đem quân sang đánh dẹp, bọn Khánh Tập nguyện làm tiên phong, có thể hẹn ngày lấy được. Nếu triều đình chuẩn lời thỉnh cầu, thì xin lấy binh đóng đồn ở các châu tuộc Quảng Nam344 và cho thêm 5 nghìn quân mạnh ở Kinh Hồ, thủy bộ cùng tiến, có thể bình định được ngay".

    Vua Tống nói: "Họ Lê thường sai con vào chầu, góc biển yên tĩnh, không mất trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ tham viếng, đã vội đánh kẻ có tang, há phải là việc làm của bậc vương giả?". Xuống chiếu cho bọn Sách vỗ yên như trước, cốt được êm lặng. Lại sai Việp đưa thư sang bày tỏ uy đức của triều đình, bảo không nên giết hại lẫn nhau, nếu anh em để lâu không định ngôi thứ khi đó quân thiên triều sang hỏi tội, thì họ Lê không một móng nào sống sót. Vua sợ, xin sai em sang cống.

    Vua Tống xuống chiếu cho Việp đem việc nước bảo cho Minh Đề biết, cho tự chọn ở lại hay về nước. Nếu muốn về thì cấp người, thuyền [28b] cùng quán khoán và cho tiền để tự lo liệu.

    Minh Đề về, Việp muốn nhân đó lấy nước Việt ta, mới dâng bản đồ đường thủy, đường bộ từ Ung Châu đến Giao Châu. Vua Tống đem cho Cận thần xem và nói rằng: "Giao Châu nhiều lam chướng dịch lệ, nếu đem quân sang đánh thì chết tất nhiều, nên cẩn thận giữ gìn cõi đất của tổ tông mà thôi". Việp bèn thôi.

    Mùa đông, tháng 10, ngày Bính Ngọ là sinh nhật của vua, lấy tre làm một ngọn núi nhỏ, ban yến cho các quan.

    Châu Vi Long (nay châu Đại Man)345 dâng ngựa trắng bốn chân có cựa.

    Đinh Mùi, /Ứng Thiên/ năm thứ 14 [1007] , (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàn Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng.

    Mùa thu, tháng 8, nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ và cho tên là Chí Trung, ban tước cho Minh Xưởng và Thành Nhã.

    Tháng 9, [nhà Tống] đúc ấn "Giao Chỉ Quận Vương", sai Quảng Nam chuyển vận sứ [29a] đem sang ban.

    Mậu Thân, niên hiệu Cảnh Thụy năm thứ 1 /1008/ , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 1). Phong con nuôi của Cảm Thánh Hoàng Hậu là Lê Ốc Thuyên làm Tam Nguyên Vương). Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương346 , Vị Long, bắt được người Man và vài trăm con người,sai lấy gậy đánh, người Man đau qúa kêu gào, nhiều lần phạm tên húy của Đại Hành, vua thích lắm. Lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu, bắt được người thì làm chuồng nhốt vào rồi đốt.

    Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 /1009/ , (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 2). Mùa xuân, Minh Xưởng ở Tống về, xin đưởc kinh Đại Tạng và dụ được người con gái nước Tống là Tiêu thị đem dâng. Vua thu nạp làm cung nhân.

    Sai sứ đem biếu nhà Tống con tê ngưu thuần. Vua Tống cho rằng tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ muốn trả lại, nhưng sợ trái ý vua, sai đợi cho sứ nước ta [29b] về rồi thả ra biển. Vua lại xin áo giáo mũ trụ giát vàng, vua Tống bằng lòng cho. Vua lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa347 ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi.

    Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến348 dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia349 ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long345 qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung.

    Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại.

    Mùa thu, tháng 7, vua thân đi đánh các châu Hoan Đường351 , Thạch Hà. Đến Hoàn Giang352 , sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường353 , sửa chữa đường từ sông Châu Giáp354 đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện [30a]. Thuyền rồng rời cửa Hoàn355 ra ngoài biển, chợt gió to sóng lớn, mây mưa tối sầm, bèn sai quay thuyền trở lại. Sau đó sợ đường biển khó khăn nguy hiểm đi đường bộ về kinh sư.

    Vua tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết, hoặc sai kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng. Người ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói đùa rằng: "Nó không quen chịu chết". Vua cả cười. Đi đánh dẹp bắt được tù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên, ngập nước mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, người rơi xuống chết. Vua thân đến xem lấy làm vui. Có lần vua đi đến sông Ninh356 , sông ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạn thuyền357 , đi lại giữa dòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bò lợn [30b] muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước, rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười. Hoặc nhân yến tiệc, giết mèo cho các vương ăn, ăn xong lấy đầu mèo giơ lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên; vua có nói câu gì thì bọn ấy nhao nhao pha trò cười để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn.

    Mùa Đông, tháng 10, ngày Tân Hợi, vua băng ở tẩm điện358 gọi là Ngọa Triều, vì vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu (Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ). "
    Nghe rất mâu thuẫn:
    1. Về tàn bạo thì có - cái này OK
    2. Về việc hôn quân: cái này có đúng lắm không khi mà ở ngôi chỉ 4 năm mà chinh chiến chừng ấy trận. Các lần ra quân đều vì việc nước cả - Liệu có phải không biết cai trị không? Một người không lo gì đến việc nước sẽ không có những hành độngấy. Nên nhớ rằng thời đó còn nhiều thế lực muốn cát cứ chia rẽ đất nước, ông ta ngăn chặn các hành động đó, vậy có đến nỗi là hôn quân không?
    Có nên nhìn nhận lại khgông? Mời mọi người tham gia ý kiến.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.749
    Đã được thích:
    10.157
    Theo bạn thế nào là hôn quân ?
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Là cái đoạn "Vua tính hiếu sát," ấy.
  4. misi

    misi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.193
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc nhiều biên khảo lịch sử gần đây nói Lê Ngoạ Triều cũng rất uy dũng đấy, từng tự thân đem quân chinh phạt bọn láng giềng và dẹp quân nổi dậy. Xem ra bác này không quá tầm thường.
  5. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa các bác, em cũng chôm chỉa linh tinh được ít tư liệu rồi soạn thành 1 bài về vị vua này, gửi đó đây và may quá được đăng trên tạp chí Thế giới mới, Nhân đây mang ra khoe với các bác tý..... Có sai sót gì các bác chỉ giáo dùm
    ==================================
    Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Lê Long Đĩnh được coi là hoàng đế tàn bạo, dâm dục nhất; nhắc đến ông người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một hôn quân, bạo chúa. Thế nhưng lịch sử dường như quá thiên lệch khi chỉ nói nhiều đến tội lỗi và những hành vi càn rỡ, hiếu sát mà ít nhắc đến công tích của ông. Ngoài ra cái chết của hoàng đế Lê Long Đĩnh dẫn đến sự kết thúc của vương triều Tiền Lê còn bao phủ bởi những nghi vấn chưa được giải đáp thoả đáng.
    Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là con trai thứ 5 của vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), mẹ là Chi hậu Diệu Nữ. Năm Nhâm Thìn (992) Lê Long Đĩnh được vua cha phong làm Khai Minh Vương cử đi trấn giữ châu Đằng (nay là huyện Kim Động, Hưng Yên). Năm Ất Tị (1005) vua Lê Đại Hành mất để lại di chiếu nhường ngôi cho con trai thứ 3 là Lê Long Việt nhưng Lê Long Việt chưa kịp đăng quang thì người anh thứ 2 là Đông Thành Vương Lê Long Tích và người em thứ 6 là Trung Quốc Vương Lê Long Kính đem quân tranh ngôi, các bên đánh nhau đến 8 tháng mới phân thắng bại. Trung Quốc Vương thua chạy, trốn về trại Phù Lan (nay thuộc Mỹ Hào, Hưng Yên) còn Đông Thành Vương chạy vào đất Cử Long (nay thuộc Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá), đến cửa biển Kỳ La (nay thuộc Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thì bị giết. Trong cuộc nổi loạn này Lê Long Đĩnh cũng tham gia nhưng Lê Long Việt ?olấy tình cùng mẹ không nỡ giết, nên tha cho? (Đại Việt sử ký toàn thư). Sau khi bình ổn được nội loạn, Lê Long Việt chính thức lên ngôi, làm vua mới được 3 ngày thì bị ?oLong Đĩnh sai hung thủ ban đêm trèo tường vào trong cung giết chết? (Đại Việt sử ký toàn thư). Lê Long Đĩnh giết anh cướp ngôi, bầy tôi đều chạy trốn, chỉ có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác vua mà khóc, Long Đĩnh khen là trung nghĩa nên phong cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, ông còn đặt thụy hiệu cho người anh xấu số của mình là Trung Tông hoàng đế.
    Theo như những ghi chép của sách sử, mùa đông năm Ất Tị (1005) Lê Long Đĩnh lên ngôi, bắt đầu những năm tháng làm vua với nhiều điều bạo ngược. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: ?oVua tính thích giết người, phàm người bị hành hình hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt để cho lửa cháy chết, hoặc sai tên kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn, dao cùn xẻo từng mảnh để cho không được chết chóng... Đi đánh dẹp bắt được thù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên thì ngập nước mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, người rơi xuống chết?Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Từng róc mía ở trên đầu sư Quách Ngang, giả lỡ tay lưỡi dao trượt xuống đầu nhà sư cho chảy máu, rồi cả cười. Hoặc nhân yến tiệc giết mèo cho các vương ăn, ăn xong lấy đầu mèo giơ lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên, vua có nói câu gì thì người nọ người kia nhao nhao pha trò để cười, để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy con thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn?.
    Theo như trên thì Lê Long Đĩnh chỉ ham sắc dục, giết chóc, những công việc triều chính đều bỏ bê, không quan tâm đến. Sự thực có đúng như vậy không?
    ?CÔNG TRẠNG ĐÁNG GHI NHẬN:
    Các sách sử nhất là những tác phẩm được viết trong thời gian gần đây đều tập chung chỉ trích, phê phán những tội lỗi của vua Lê Long Đĩnh mà cố tình bỏ qua, không nhắc đến những việc làm có ích lợi cho dân cho nước, những công trạng dù không nhiều nhưng ông đã làm được trong thời gian ở trên ngôi báu.
    - Về đối ngoại, Lê Long Đĩnh vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với nhà Tống như thời trị vì của các đời vua trước. Mối quan hệ này được xây dựng sau khi quân Tống bị đại bại năm Tân Tị (981) do đó với nước ta nhà Tống tỏ thái độ mềm dẻo, không dám làm căng, sợ rằng sinh chuyện binh đao. Chính vì thế có thể nói việc đối ngoại thời Lê Long Đĩnh đã đạt được một số thuận lợi đáng kể, thậm chí nhà Tống còn e dè chỉ sợ làm mất lòng ông. Tháng 8 năm Đinh Mùi (1007) vua Tống phong cho Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Năm Kỷ Dậu (1009) vua sai sứ đem biếu nhà Tống con tê ngưu, ?ovua Tống cho là con tê ngưu ấy từ xa đến, không hợp thuỷ thổ, muốn trả lại nhưng sợ trái ý vua, sai đợi cho sứ nước ta về rồi đem thả ra bãi biển. Vua lại xin áo giáp, mũ trụ trang sức bằng vàng. Vua Tống bằng lòng cho. Vua lại xin cho thông thương với Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho thông thương với Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi" (Đại Việt sử ký toàn thư).
    - Về đối nội, dưới triều Lê Long Đĩnh bộ máy nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện mô phỏng theo quan chế của nhà Tống. Vua vừa là người giải quyết mọi công việc chính trị, vừa là quan tòa tối cao, vừa là thủ lĩnh quân sự. Năm Bính Ngọ (1006) Lê Long Đĩnh ?ođổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn võ và tăng đạo theo đúng như nhà Tống? (Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy việc học tập xây dựng thiết chế chính quyền phong kiến theo triều đại phương Bắc không phải bắt đầu từ thời Lý mà đã được đặt nền móng vào cuối thời Tiền Lê và Lê Long Đĩnh chính là người đầu tiên áp dụng. Một vấn đề quan trọng nữa mà triều Tiền Lê tiến hành là tập trung quyền lực trên một lãnh thổ nhất định, dẹp yên các thế lực chống đối, các lực lượng cát cứ để quy tụ tính thống nhất quốc gia. Những cuộc đánh dẹp, chinh phạt phản loạn được các vua Tiền Lê thực hiện nhiều lần. Riêng thời Lê Long Đĩnh cầm quyền, ông đã 6 lần trực tiếp dẫn quân chinh chiến.
    + Lần thứ nhất, đó là vào cuối năm Ất Tị (1005) ngay sau khi lên ngôi, Lê Long Đĩnh đi dẹp bạo loạn giữa các anh em, giết chết Trung Quốc Vương (Lê Long Kính), bức hàng Ngự Bắc Vương (Lê Long Cân) và Ngự Man Vương (Lê Long Đinh). ?oTừ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả? (Đại Việt sử ký toàn thư).
    + Lần thứ hai, khi vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của các anh em thì vua nghe tin giặc Cử Long tiến công đánh chiếm đến cửa biển Thần Đầu (Ninh Bình) bèn dẫn quân đi đánh.
    + Lần thứ ba: Vào năm Mậu Thân (1008) Lê Long Đĩnh đi đánh châu Đô Lương (nay thuộc Hàm Yên, Tuyên Quang) và châu Vị Long (nay thuộc Chiêm Hoá, Tuyên Quang).
    + Lần thứ 4: Cũng trong năm Mậu Thân (1008) vua lại dẫn quân đi đánh Án Động (nay không rõ ở đâu).
    + Lần thứ 5: Vào cuối năm Mậu Thân (1008) đi đánh Hoan Châu (Nghệ An ngày nay) và châu Thiên Liễu (nay không rõ ở đâu).
    + Lần thứ 6: Khi ấy là mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu (1009) Lê Long Đĩnh đem quân đánh các châu Hoan Đường và Thạch Hà (nay thuộc Hà Tĩnh).
    Công việc bình định của triều Tiền Lê qua các hoạt động quân sự, về cơ bản đã xác lập được quyền lực chính trị của triều đình phong kiến trung ương, kiểm soát được một phần lãnh thổ rộng lớn. Đặt nền móng ban đầu cho các triều đại sau tiếp tục hoàn thành xây dựng một chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
    Để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển đi lại, vừa phục vụ mục đích quân sự, vừa giúp lưu thông buôn bán được thuận lợi, Lê Long Đĩnh tiếp tục cho mở đường, đào kênh như dưới thời vua cha. Đầu năm Kỷ Dậu (1009) vua theo lời tâu của đô đốc Kiển Hành Hiến đã xuống chiếu cho quân dân Ái Châu (Thanh Hoá) đào kênh, đắp đường và lập ụ bia để ghi số dặm đường từ cửa quan Chi Long (nay thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa) đến sông Vũ Lung. Tại đây Lê Long Đĩnh còn cho đóng thuyền, đặt đò ở Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung để chở người qua lại.
    Tháng 7 cùng năm vua lại sai Phòng át sứ Hồ Thù Ích đem 5.000 quân của châu Hoan Đường (Nghệ An) sửa chữa đường từ châu ấy đến cửa biển Nam Giới để đi lại cho tiện.
    Lĩnh vực văn hoá tư tưởng cũng được Lê Long Đĩnh quan tâm đến, năm Đinh Mùi (1007) vua ?osai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh Đại Tạng. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Trong đó Đại Tạng là bộ kinh lớn của Phật giáo, còn cửu kinh là chín bộ sách kinh điển của Nho giáo Trung Quốc bao gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu kinh, Luận ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ.
    Các hoạt động văn hóa dân gian thời kỳ này cũng rất phát triển, triều đình phong chức Ưu bà cho một số nghệ nhân để dạy cung nữ, binh lính múa hát. Trong lễ hội, những cuộc thi đấu vật, đua thuyền? diễn ra sôi động, thậm chí có những cuộc thi được coi là nghi thức quốc gia. Những chính sách văn hoá tiến bộ thời Tiền Lê đã làm nảy nở những nét văn hoá đặc sắc mang tính dân tộc đậm nét, khơi thông mạch nguồn văn hóa để phát triển rực rỡ hơn trong những giai đoạn sau này.
    Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Lê Long Đĩnh đã thực hiện được một số công trạng đáng ghi nhận trong thời gian làm vua, chứ không phải chỉ toàn bỏ bê chính sự, suốt ngày lao vào ăn chơi hưởng lạc và làm những việc tàn bạo.
  6. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    õ?ÂNHỏằđNG NGHI VỏÔN LỏằSCH Sỏằơ:
    Theo sĂch sỏằư, mạa 'ông, ngày TÂn HỏằÊi thĂng 10 nfm Kỏằã Dỏưu (1009) Lê Long Đânh mỏƠt. Triỏằu 'ơnh thỏƠy con vua còn nhỏằ không thỏằf 'ỏÊm 'ặặĂng 'ặỏằÊc viỏằ?c nặỏằ>c nên cạng nhau tôn quan ThÂn vỏằ? 'iỏằ?n tiỏằn 'ô chỏằ? huy là Lẵ Công Uỏân lên ngôi, lỏưp ra nhà Lẵ.
    Tuy nhiên cĂi chỏt cỏằĐa vua Lê Long Đânh và sỏằ kỏt thúc cỏằĐa triỏằu Tiỏằn Lê có khĂ nhiỏằu nghi vỏƠn, dặỏằng nhặ ỏân dỏƠu sau 'ó là mỏằTt cuỏằTc 'ỏÊo chưnh cung 'ơnh 'ặỏằÊc thỏằc hiỏằ?n rỏƠt hoàn hỏÊo.
    + Trặỏằ>c tiên vỏằ cfn bỏằ?nh cỏằĐa Lê Long Đânh, sĂch sỏằư châp õ?ovua say 'ỏm tỏằưu sỏc, phĂt ra bỏằ?nh trâõ? (ĐỏĂi Viỏằ?t sỏằư kẵ toàn thặ). Theo Đông y 'ó là do khư hặ bỏằi cĂc cuỏằTc chinh phỏĂt cỏằĐa ông, trong 4 nfm làm vua Lê Long Đânh 'Ê 6 lỏĐn dỏôn quÂn 'i 'Ănh dỏạp và trỏưn chiỏn cuỏằ'i cạng cỏằĐa ông diỏằ.n ra thĂng 7 nfm Kỏằã Dỏưu (1009) trặỏằ>c khi ông mỏƠt 3 thĂng. Vơ thỏ khó mà lẵ giỏÊi 'ặỏằÊc mỏằTt ông vua phỏÊi nỏm thiỏt triỏằu, khỏằ. sỏằY vơ cfn bỏằ?nh trâ mà lỏĂi có thỏằf cặỏằĂi ngỏằa cỏ** gặặĂm, 'Ănh 'ông dỏạp bỏc 'ặỏằÊc.
    + Vỏằ cĂi chỏt cỏằĐa Lê Long Đânh, phỏĐn lỏằ>n cĂc sĂch sỏằư chỏằ? ghi vua mỏƠt ỏằY trong cung nhặng không cho biỏt nguyên nhÂn. Duy nhỏƠt cuỏằ'n ĐỏĂi Viỏằ?t sỏằư kẵ tiỏằn biên có nhỏằng dòng rỏƠt 'Ăng chú ẵ nhặ sau: õ?oLẵ ThĂi Tỏằ. rỏƠt cfm phỏôn trặỏằ>c tỏằTi Ăc giỏt anh cặỏằ>p ngôi cỏằĐa Khai Minh VặặĂng, nhÂn lúc Khai Minh VặặĂng bỏằ?nh tỏưt, sai ngặỏằi vào 'ỏĐu 'ỏằTc giỏt 'i rỏằ"i dỏƠu kưn viỏằ?c 'ó nên sỏằư không 'ặỏằÊc châpõ?.
    Nỏu thông tin này 'úng sỏằ thỏưt thơ Lê Long Đânh không phỏÊi ỏằ'm chỏt mà bỏằp ngôi; 'iỏằu này ưt nhiỏằu có cfn cỏằâ. Nhặ chúng ta 'Ê biỏt, Lẵ Công Uỏân vỏằ'n chỏằp tfng quan có thỏ lỏằc rỏƠt lỏằ>n, 'ặỏằÊc tham dỏằ triỏằu chưnh vỏằ>i cĂc chỏằâc 'ỏĂi sặ, tfng lỏằƠc, sạng chÂn uy nghiõ?Ư Thiỏằn sặ VỏĂn HỏĂnh chưnh là ngặỏằi dỏằn 'ặỏằng dặ luỏưn cho viỏằ?c lên ngôi cỏằĐa Lẵ Công Uỏân qua viỏằ?c lẵ giỏÊi cĂc cÂu sỏƠm nói vỏằ viỏằ?c õ?ovua thơ non yỏằfu, tôi thơ cặỏằng thỏằi nỏÊy lòng ngỏƠp nghâ ngôi vuaõ?. Sau khi Lê Long Đânh mỏƠt, quan chi hỏưu Đào Cam MỏằTc, mỏằTt ngặỏằi 'ỏĂi diỏằ?n cho lỏằc lặỏằÊng quÂn 'ỏằTi câng khuyên Lẵ Công Uỏân giành lỏƠy vặặĂng vỏằi giỏÊ cĂch mỏng rỏng: Sao ông lỏĂi nói nhặ thỏ, tôi phỏÊi bỏt ông nỏằTp quan. Cam MỏằTc ung dung bỏÊo Công Uỏân: Tôi thỏƠy thơ viỏằ?c trỏằi viỏằ?c ngặỏằi nhặ thỏ, cho nên tôi nói ra cÂu ỏƠy, nay ông lỏĂi muỏằ'n cĂo giĂc tôi, thơ tôi không phỏÊi là ngặỏằi sỏằÊ chỏtõ? (ĐỏĂi Viỏằ?t sỏằư kẵ toàn thặ). Tuy vỏằ dỏằa nhặ vỏưy nhặng sau 'ó Lẵ Công Uỏân 'Ê bỏằTc lỏằT ẵ 'ỏằi VỏĂn HỏĂnh không khĂc gơ. Nỏu thỏằc nhặ lỏằi ỏƠy thơ nên tưnh kỏ thỏ nào?õ? (ĐỏĂi Viỏằ?t sỏằư kẵ toàn thặ). Nhặ thỏ rà ràng là Lẵ Công Uỏân muỏằ'n 'oỏĂt ngôi vua cỏằĐa hỏằ Lê và ông 'Ê 'ặỏằÊc hai thỏ lỏằc có ỏÊnh hặỏằYng lỏằ>n khi ỏƠy là 'ỏằTi ngâ tfng quan, cạng lỏằc lặỏằÊng quÂn 'ỏằTi ỏằĐng hỏằT.
    + Vỏằ>i mỏằTt ngặỏằi lên ngôi bỏng bỏĂo lỏằc nhặ Lê Long Đânh thơ ông sỏàn sàng mỏĂnh tay vỏằ>i bỏƠt kỏằ Âm mặu và hành 'ỏằTng nào 'e dỏằa 'ỏn 'ỏằp ngôi. RỏƠt lo lỏng Lê Long Đânh cho quÂn vỏằ Cỏằ. PhĂp (nay là Tỏằô SặĂn, Bỏc Ninh) tơm bỏt hỏằ Lẵ. Biỏt chuyỏằ?n Lẵ Công Uỏân bỏằ trỏằ'n, 'ặỏằÊc vỏằÊ chỏằ"ng ông lÊo cày ruỏằTng thặặĂng tơnh 'ặa vỏằ nhà, hỏằ 'ào mỏằTt cĂi hang dặỏằ>i gỏằ'c cÂy mỏưn rỏằ"i cho trỏằ'n dặỏằ>i 'ó, trên miỏằ?ng hỏ** 'ỏằf mỏƠy vỏĂi nặỏằ>c. Khi quÂn lưnh lạng sỏằƠc vào nhà hỏằi, ông lÊo chỏằ? vào cÂy mỏưn mà nói:
    - Lẵ 'Ây! Còn Lẵ nào nỏằa thơ ra sông mà tơm. (Lẵ = mỏưn).
    Tơm mÊi không 'ặỏằÊc, quan quÂn vỏằ kinh bĂo cho vua, Lê Long Đânh liỏằn xem mỏằTt quỏằ bói, thày bói nói:
    - Ngặỏằi này 'ang ỏằY dặỏằ>i nặỏằ>c.
    Tin là ngặỏằi cỏĐn bỏt 'Ê chỏt 'uỏằ'i, Lê Long Đânh hỏĂ lỏằ?nh thôi không truy lạng nỏằa. Lẵ Công Uỏân vơ thỏ mà thoĂt nỏĂn.
    Trên 'Ây là giai thoỏĂi dÂn gian, còn sỏằư sĂch thơ ghi châp khĂc vỏằ>i vài dòng ngỏn nhặ sau: õ?oNgỏằa Triỏằu tỏằông fn quỏÊ khỏ thỏƠy hỏằTt mỏưn, mỏằ>i tin lỏằi sỏƠm ngỏằ băn ngỏ** tơm ngặỏằi hỏằ Lẵ giỏt 'i, mà Công Uỏân hỏĐu ỏằY bên cỏĂnh, vỏôn không biỏtõ? (ĐỏĂi Viỏằ?t sỏằư kẵ toàn thặ). Điỏằu ngỏĂc nhiên là, nỏu coi Lê Long Đânh tàn bỏĂo hiỏu sĂt không tỏằô tỏằTi Ăc nào, giỏt cỏÊ anh em ruỏằTt nhặng sao lỏĂi dỏằ. dàng quên 'i mỏằTt ngặỏằi hỏằ Lẵ ỏằY ngay bên mơnh trong khi ông tin vào nhỏằng lỏằi sỏƠm kia, mà Lẵ Công Uỏân khi 'ó 'ang nỏm binh quyỏằn vỏằ>i chỏằâc Điỏằ?n tiỏằn chỏằ? huy sỏằâ, ngặỏằi có khỏÊ nfng 'e dỏằa trỏằc tiỏp 'ỏn ngôi bĂu. Thỏưt khó hiỏằfu khi ngặỏằi 'Ăng nghi ngỏằ nhỏƠt lỏĂi không bỏằng trung thành vỏằ>i triỏằu Tiỏằn Lê và nhỏƠt là cỏằĐa hoàng tỏằTc hỏằ Lê. Vua Lê ĐỏĂi Hành có tỏƠt cỏÊ 12 ngặỏằi con trai (trong 'ó có mỏằTt ngặỏằi con nuôi) nhỏằng ngặỏằi này 'ỏằu 'Ê trặỏằYng thành và 'ặỏằÊc vua phong tặỏằ>c vặặĂng cỏằư 'i trỏƠn trỏằc. Ngặỏằi con cỏÊ là Kinh Thiên VặặĂng Lê Long ThÂu mỏƠt nfm Canh Tẵ (1000), 'ỏn nfm ỏÔt Tỏằp ngôi. Khi lên làm vua, Lê Long Đânh 'Ănh bỏĂi cĂc anh em khĂc, giỏt mỏằTt ngặỏằi em cỏằĐa mơnh là Trung Quỏằ'c VặặĂng Lê Long Kưnh. Nhặ vỏưy cĂc con cỏằĐa Lê ĐỏĂi Hành còn lỏĂi 8 ngặỏằi, trong 'ó Lê Long Đânh là ngặỏằi giành 'ặỏằÊc ngôi vua. Thỏ mà khi Lê Long Đânh mỏƠt, triỏằu thỏĐn 'ặa Lẵ Công Uỏân lên ngôi thơ không thỏƠy nhỏằng ngặỏằi này có phỏÊn ỏằâng gơ; không thỏằf tin 'ặỏằÊc rỏng trặỏằ>c 'ó anh em hỏằ tranh giành lỏôn nhau mà nay lỏĂi im lỏãng khi ngặỏằi ngoỏĂi tỏằTc 'oỏĂt mỏƠt vặặĂng vỏằi dÂn vỏằ>i nặỏằ>c 'ỏằu 'ặỏằÊc lỏưp 'ỏằn thỏằ tặỏằYng nhỏằ>, hặặĂng khói 'ỏằi 'ỏằi. Do vỏưy nhÂn dÂn không thỏằf nhỏ** lỏôn 'ỏn mỏằâc hỏằ" 'ỏằ" khi lỏĂi thỏằ phỏằƠng mỏằTt ông vua tàn Ăc nhặ Lê Long Đânh, thỏ nên cÂu hỏằi 'ỏãt ra ỏằY 'Ây là phỏÊi chfng nhỏằng gơ sỏằư sĂch châp vỏằ ông không 'úng vỏằ>i con ngặỏằi thỏằc cỏằĐa Lê Long Đânh. Nhỏằng tiỏng xỏƠu vỏằ ông là do có ngặỏằi ngỏằƠy tỏĂo, 'ỏằ. lỏằ-i dỏôn 'ỏn Lê Long Đânh mang tiỏng oan, mỏằTt nỏằ-i oan lỏằ
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sử sách đã có như các bạn dẫn, nhưng người thường đâu có
    giỏi sử sách như vậy . Nói chung, người ta chỉ biết tiếng xấu của
    vua nằm thôi. Cũng như người ta chỉ nhớ vua Quang Trung
    đánh đuổi giặc Thanh, mà không biết những công trạng khác,
    và các tội trạng và khuyết điểm khác . Bàn công tội một người
    trong lịch sử chính là để cho người thường nghe, chứ người
    nghiên cứu sử cũng thừa sức biết rồi. Cái đề ra đã lầm lẫn chỗ
    đó, tưởng rằng chỉ có mình biết sử mà thôi .
    Tôi không nghiên cứu sử, mà chỉ là một người thường, mà tôi
    cũng không muốn biết mọi điều cúa lịch sử như một nhà nghiên
    cứu sử, say mê sử, kiếm sống bằng sử, nên tôi cũng chỉ hiểu
    biết lờ mờ về nhân vật lịch sử như hiểu đại khái về thằng hàng
    xóm của tôi vậy. Bạn muốn cho tôi hiểu về vua nằm, nên có đề
    như "một cái nhìn sáng sủa vào vua nằm" hay "vua nằm có
    những cái hay mà người thường không để ý tới" chẳng hạn.
    Nói như thế, thì tôi nghe ra ngay rằng tôi không hiểu biết đầy
    đủ về vua nằm, nhất là những cái hay đẹp của ông . Nói thế
    cũng tỏ ra hiểu biết rằng lịch sử là công bằng cho mọi người .
    Đừng nên phê phán lịch sử, mặc dù nó không thể tái hiện lại
    quá khứ đầy đủ 100% được .
    Còn chuyện vua bị bệnh nặng đến nỗi phải nằm mà coi triều,
    thì có lẽ hiểu hơi sai lệch. Trĩ là bệnh ở ruột già, gần hậu môn .
    Đàn ông bị trĩ nhiều hơn đàn bà, và người già bị trĩ hơn người
    trẻ . Nói một cách giản đơn thì đó là bệnh sa ruột già, lòi ra khỏi
    lỗ đít, do bắp thịt giữ ruột và bắp thịt giữ lỗ đít không còn khoẻ
    nữa . Bệnh này không hoàn toàn do dâm dục quá độ mà ra, mà
    có bị ảnh hưởng bới sức khoẻ, nhất là khi già yếu đi . Vua có
    thể bị trĩ từ thuở trẻ, lúc khoẻ còn trên lưng ngựa tung hoành
    chinh phạt, rồi về già bệnh mới nặng thêm lên . Bệnh này không
    làm người yếu đến nỗi không thể ngồi lên hay đứng lên được,
    nhưng đã là vua, thì có thể ngồi ngả người trên ghế bành (ngai
    vàng) thiết kế rất ngả được để cho thoải mái . Người xưa đồn
    đại, tiếng xấu lan xa, thêm suy đoán bậy bạ, rồi có thể những
    thổi phồng phóng đại đó được đưa vào sử cũng nên. Để bàn
    về tiếng xấu "vua nằm" ta có thể nghiên cứu kỹ về bệnh trĩ, làm
    một topic chỉ bàn về bệnh trĩ của vua thôi, thì súc tích hơn.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bác tôi xưa làm việc bàn giấy cho Pháp (chiếc bàn giấy thời ấy to đùng như chiếc phản), về SG cũng làm việc bàn giấy, sau giải phóng ông cũng ...ngồi lì trên bàn giấy và ghi...số đề. Ông cũng bị bệnh trĩ rồi mất vì đứt mạch máu não. Ông gầy gò, lưng còng như gập lại, lúc nào cũng tính toán rất cẩn thận, tỉ mỉ...Liên tưởng đến ông vua nằm tôi nghĩ chắc hẳn ông cũng thuộc loại ham hưởng lạc thú. Một kẻ sung túc từ bé, lại ham hưởng lạc , sẵn có quyền lực, ắt sẽ trở thành 1 kẻ tàn bạo...Việc chinh chiến đánh đông dẹp tây là có thật nhưng có thể do 1 kẻ đứng sau chủ mưu rồi sau đó gán ghép chiến công cho nhà vua, để vua cảm thấy thích thú...Công Uẩn là cánh tay đắc lực nhất cho nhà vua...
  9. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    [Cám ơn bạn caytrevietnam đã chia sẻ cái nhìn về vua Lê Long Đĩnh. Tớ nhớ, cách đây nhiều năm, một tác giả sử học ở ngoài nước cũng viết bài ?oxét lại? trường hợp ông vua này (nếu không lầm, đó là Phạm Cao Dương, bài đăng trên báo Văn Học). Có lẽ ông này là người đầu tiên đặt vấn đề.
    Mà ko phải! Người đầu tiên phải là Ngô Thì Sĩ mà bạn có nhắc đến, qua ghi chép trong Đại Việt Sử Kí Tiền Biên rằng
    Nghi vấn này có thể giải thích được. Hai sự kiện đáng lưu ý về ông vua -dường như có họ hàng với tổ tiên đời xửa đời xưa của tớ - là ?osay đắm tữu sắc? và ?onằm khi ra thiết triều?. Còn ?ophát ra bệnh trĩ? rõ ràng là một đoán định của tác giả ĐVSKTT. Chỉ có thể nói, sử gia này không biết gì về đông y nên mới cho việc ?ongọa triều? là do bệnh trĩ, và bệnh trĩ của LLĐ là do say đắm tữu sắc!
    Tớ thì nghĩ chỗ này cũng không khó hiểu lắm đâu Ông vua Lê kia có ngầm tìm người họ Lí để giết đi do tin dị đoan, thì vẫn tha được cho Lí Công Uẩn! Ông ấy chắc chắn biết rõ ông tướng họ Lí trẻ kia có phải thật có họ Lí đâu! Người giải đoán sấm ngữ cho ông nào có nói rõ ràng đến mức vua phải hiểu, phải thịt đẹp cả người được họ Lí nhận làm con nuôi thì mới đúng.

    Tín ngưỡng dân gian có cái lí của nó mà nhiều khi ta không hiểu nỗi. S Như thờ bà Trưng nhưng cũng có chỗ thờ luôn cả Mã Viện!
    Một lí do là thờ thần/người cùng hung cực ác để dụ khị ông ấy đừng có làm phiền làng xóm. Nhưng không chắc đây là lí do duy nhất. Riêng vụ thờ LLD bên cạnh vua Lê Đại Hành, ai biết đó không phải là sáng kiến trí tuệ của một ông đồ nào đó nhằm nói lên cái hiểu của ông về khái niệm nho giáo về tông tộc, triều đại?
  10. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này chắc là trò của họ Lý, làm ra vẻ ta đây đã được trời chọn làm vua!!

Chia sẻ trang này