1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học đức: Đại học, cao học và ...linh tinh

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi la__bat__vi, 08/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Du học đức-những điều có thể bạn chưa biết

    đông loi lẻ giữa rừng hoa tuyết trắng
    hè nắng vàng vai nặng gánh mưu sinh
    thu lá rơi nước mắt viết cho mình
    xuân tuyển tập đắng cay đời du học
    Em chưa bao giờ làm ở một công ty du học nào, thế nên, những gì em viết dưới đây, có bác nào xem, cũng mong là xem tham khảo. Đừng tin tuyệt đối những gì em viết, kẻo nhỡ không như ý nguyện lại lôi 13 đời đại bác nhà em ra mà réo thì lại bảo em không nói trước. Bài viết này không dành cho các bạn con nhà giàu.

    Khởi động.


    Sang Đức học, không kể học tiến sĩ, các bác có thể theo học ở hai bậc. Đó là Đại học và Cao học.
    *Học đại học.

    Điều kiện học đại học :

    1. Sau khi chứng minh được đã Tốt nghiệp Phổ thông Trung học, thi thành công kỳ thi Đại học Quốc gia (với tối thiểu 15 điểm) và đã trúng tuyển vào hệ Đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được công nhận thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.

    2. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và học thêm 4 (bốn) Học kỳ Đại học chính quy thì có thể được chuyển thẳng vào một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.

    3. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao Đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.

    4. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao Đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công (Học kỳ thứ 5) thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.

    Lưu ý: Điểm thì đại học không được môn nào dưới 4.
    Đại học không tính các hệ chuyên tu, tại chức

    Trường được công nhận phải nằm trong nhóm H+ . Xem danh sách trường được công nhận tại đây : http://www.daadvn.org/vn/misc/anabin02.html

    Nếu các bác thấy mình hội tụ đủ điều kiện ban đầu và muốn đi du học Đức xin bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho hồ sơ của mình.

    Theo quy định mới, bác nào học thành công 1 kỳ và được phía Đức công nhận, thì có thể được học vào năm 1. Tuy nhiên theo ý kiến em, bác nào học từ năm 2 trở xuống thì nên học dự bị đại học. Bác nào học từ năm 3 trở lên thì nên học cho xong, rồi sang học cao học. Bác nào học lưng chừng đó, thì đăng ký vào trường, xem họ công nhận mình tới đâu, thì bắt đầu học tiếp từ đó. Nếu các bác đã tốt nghiệp đại học, thì được phép học mới một chuyên ngành ở đức từ năm 1.

    Thông thường một bộ hồ sơ xin học bậc đại học gồm


    ? Đơn xin nhập học được điền đầy đủ và chính xác bằng tiếng Đức hay tiếng Anh
    ? Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học
    ? Giấy gọi nhập Đại học với điểm thi Đại học
    ? Bảng điểm Học kỳ 1 ( đối với các bác học kỳ cao hơn, thì nộp tới kỳ mình học )
    ? Giấy chứng nhận APS

    Bên cạnh đó, Trường có thể yêu cầu thêm của Bạn:


    ? Sơ yếu Lý lịch chi tiết về quá trình Học tập
    ? Bảng điểm (Học bạ) Trung học
    ? Giấy xác nhận Thực tập
    ? Chứng chỉ tiếng Đức (thông thường của Viện Goethe)

    Vượt chướng ngại vật


    Vậy nếu bác nào muốn đi du học, nhất thiết phải bắt đầu học tiếng Đức cho tốt để thi Aps, có chứng chỉ này các bác mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo. Thông thường để thi tốt Aps và tạo khởi đầu thuận lợi cũng như đỡ bỡ ngỡ về tiếng khi sang Đức, em thành thật khuyên các bác cố gắng tới trình độ Z.D trở lên, tương đương tầm 600 tiết.

    *Aps là cái gì ?


    Aps là bộ phận kiểm tra học vấn của Đức đặt tại sứ quán của các nước Việt nam, Trung quốc và Mông cổ ( Akademische Prüfstelle ), do du học sinh của các nước này không được Đức tin tưởng lắm về mặt kiến thức đầu vào.

    Một kỳ học ở Đức thường nhận hồ sơ cho kỳ mùa hè tới hết ngày 15.1 và hồ sơ cho kỳ mùa đông hết ngày 15.7, tính tại thời điểm hồ sơ tới bàn làm việc của người ta. Do đó Hồ sơ xin học cho học kỳ mùa hè phải nộp chậm nhất là trong tháng 8 năm trước và của học kỳ mùa đông phải nộp chậm nhất là trong tháng 2. Nếu hồ sơ được gửi qua bưu điện đến APS thì ngày Đại sứ quán nhận được chậm nhất là 31.8. hoặc 28.2.!.

    Như vậy tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin phỏng vấn Aps các bác đã sở hữu một vốn tiếng Đức kha khá, hồ sơ cũng bắt đầu hoàn thiện, các bác nên tiến hành tham khảo, tìm trường, để khi có aps thì gửi hồ sơ tới xin Zu.

    Đối với các bác không có ai thân quen bên này, lại lo sợ sang đây ở đâu, làm gì, sợ nọ, sợ kia, vì vạn sự nơi xứ người ai biết đó là đâu, thì có lẽ nên tìm một trung tâm uy tín, để họ lo từ a tới z. Còn nếu các bác muốn trải nghiệm những bước đầu tiên, để cứng cáp dần và quen với tác phong tự lo cho bản thân sau này, các bác có thể đọc tiếp.
    Tăng tốc


    ? Xin Zulassung

    Việc làm đầu tiên của các bác là bật google.de lên, tìm một cái bản đồ nước Đức (deutsche karte), hoặc vào trang wikipedia.org để có một cái nhìn tổng thể về vị trí mà mình muốn đến. Sau đó google tên trường. Ví dụ các bác muốn đến hamburg, xin làm một cái google như sau : hamburg, uni . Google sẽ đưa các bác một đường Link dẫn tới trang web của trường đại học mà các bác quan tâm.

    Với kiến thức tầm 600 tiết, hi vọng các bác không đọc được nhiều, cũng đọc được ít, để xem họ yêu cầu gì. Thường thì với một bộ hồ sơ như trên, các bác tìm địa chỉ trong trang website của trường mà gửi tới và ngồi ở nhà đợi Zulassugn thôi. ( giấy gọi học )

    Lưu ý: Tùy vào nhu cầu của các bác mà chọn những trường sao cho phù hợp với mình. Với các trường tốt, ở thành phố lớn, khả năng nhận được Zu sẽ thấp hơn so với các trường ở các thành phố nhỏ. Ví dụ : Wismar, Ilmenau khi nào cũng dễ xin Zu hơn là Berlin, Hamburg.

    Các bác cũng nên lưu ý: có rất nhiều trường thuộc tổ chức Uni asist, tức là muốn xin Zu trường nào, phải gửi hồ sơ về cho tổ chức này, và họ kiểm tra rồi họ mới gửi đi. Tất nhiên bác phải trả chi phí cho việc đó. Về ý kiến cá nhân, em khuyên các bác tránh xin Zu của những trường thuộc Uni assist, tránh tiền mất, tật mang.

    Về đích


    Sau khi các bác gửi hồ sở xin Zu đi, thì các bác chỉ cần ngồi đợi khi nào có Zu thì đi phỏng vấn xin visum và đặt máy bay sang Đức khi các bác được cấp phép. Thông thường có Aps tốt, phần lớn các bác đều có visum cả mà thôi.

    *Học cao học

    Để chuẩn bị hồ sơ học cao học nói chung cần có

    Bằng trung học
    Bằng đại học
    Bảng điểm đại học
    Lebenslauf
    Chứng nhận trình độ tiếng, với tiếng anh thì thường
    550TOEFL, 6.0 IELTS ( học tiếng đức dsh 2, testdaf 4 trở lên )
    Khoảng từ 6 tới 18 tháng Praktikum
    Chứng nhận Aps
    2 thư giới thiệu của giáo sư
    1 thư motivationsbrief

    Sau đó tìm vào web của trường, tìm địa chỉ của trường down Antrag ( đơn ), gửi, chờ zu. Trước đó các bác vẫn phải làm aps như thông thường.

    Để được chấp nhận vào học Master, tốt nhất điểm của các bác nên từ 2,5 đổ lại. Để có cơ hội cao khoảng 75% trở lên, điểm của các bác nên tầm 2,2 đổ lại . Từ 2,5 tới 2,9 cơ hội các bác vẫn còn, những ít hơn, chỉ tầm 10 tới 25%. Trên 3,0 có lẽ không nên nộp hồ sơ xin học Master vì rất khó.

    Để biết điểm mình học ở việt nam được quy đổi sang điểm đức, các bác có thể sử dụng công thức sau :
    (10- điểm việt )*0,6 +1 = điểm đức .


    Lưu ý :


    Cũng như học đại học, các bác cũng phải lựa cơm gắp mắm. Điều quan trọng là phải biết điểm số của mình ở mức nào, khả năng tiếng của mình tới đâu cũng như trường minh xin thuộc top nào. Với điểm số tiệm cận 3,0 , các bác cứ nhằm trường xịn xin là không ổn
    Master có thể học tiếng anh, tiếng Đức hoặc pha lẫn cả anh và Đức . Thông thường nếu học bằng hoàn toàn tiếng anh, học dễ hơn.
    Về ý kiến cá nhân của em trong mọi trường hợp em xếp theo tiêu chí : đã vào học là phải ra. Nên các bác làm hồ sơ xin học, nên nhớ download cái modul học của nó mà nghiên cứu xem mình có vượt được không.

    Thư giới thiệu có thể không cần, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có.
    Nếu các bác muốn sang, mà trong nhất thời chưa xin được zu Master, có thể xin Zu bachelor cũng được. Sang rồi tính sau.
    Pusteblume, Blume92xi_trum_um thích bài này.
  2. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Mẫu câu hỏi phỏng vấn

    I ) Bản thân
    1.Wie heissen Sie ? / Wie ist Ihr Name ?
    1. Wie ist Ihr Vorname ?
    2.Wie ist Ihr Familienname ?
    3. Woher kommen Sie ? / Woher sind Sie ?
    4.Wie alt sind Sie ?
    5.Wo sind Sie geboren ?
    6.Wann sind Sie geboren ?
    7.Wo wohnen Sie ? / Wo leben sie ? / Wie ist Ihre Adresse /Anschrift ?
    8.Was sind Sie von Beruf ? / Was arbeiten Sie ?
    9.Wo arbeiten Sie ?
    10.Wann haben Sie das Gymnasium / Oberschule abgeschlossen ?
    11.Wie lange haben Sie das Gymnasium / die Oberschule abgeschlossen ?
    12.Was haben Sie nach dem Gymnasium / der Oberschule gemacht ?
    13.Wo ist Ihre Hochschule / Schule ?
    14.Was studieren Sie an der Hochschule ?
    15.Welche Subjekte Deutsch gelernt ?
    16.Wie lange haben sie Deutsch gelernt ?
    17.Welche Lehrbuch /Programm/welchen Lehrwerk haben sie gelernt ?
    18.Können Sie sich vorstellen ?
    19.Könen Sie etwas über sichselbst erzählen ?
    20.Erzählen Sie bitte etwas über sich selbst !
    21.Können Sie sich empfehlen ?
    22.Stellen Sie sich vor !
    II ) Gia đình

    1 .Was sind Ihre Entern vor Beruf ? / Was machen Ihre Eltern ?
    2. Wieviele Kinder haben Ihre Eltern ? /Wieviele Menschen gibt es in Ihrer Familie ?
    3.Wieviele Geschwister haben Sie ?
    4.Haben Sie Geschwister ?
    5.Was sind Ihre Geschwister von Beruf ? / Was machen Ihre Geschwister ?
    6.Erzählen Sie mal über Ihre Familie !
    7.Könene Sie über Ihre Familie erzählen ?
    III ) Chương trình học

    1.Was werden Sie in Deutschland studieren ?
    2.Was möchten Sie in Deutschland studieren ?
    3.Was werden Sie in Deutschland machen ?
    4.Welche Studienfach werden Sie in Deutschland studieren ?
    5.Warum möchten Sie in Deutchland Studieren ?
    6.Warum wählen Sie Deutschland zum Studieren ?
    7.Wie langge werden Sie in Duetschland studieren ?
    8.Warum wählen Sie Studienfach / Fachrichtung .................... zum Studieren ?
    9.Wie können Sie das Zulassungsbescheid von der Hochschule / Universität ......haben ?
    10.Warum kennen Sie die Hochschule / Universität ?
    11.Wo werden Sie Während Ihres Studium in Deutschland ?
    12.Wissen Sie über die Studiengebühr in Deutschland ?
    13.Wer wird Ihnen zum Studieren in Deutschland unterstützen ?
    14.Haben Sie die Absicht ,in Deutschland zu bleiben ?
    15.Haben sie die Verwandschaft/Verwanste/Bekannte in Deutschland ?
    16.Wann möchten Sie nach Deutschland kommen ?
    17.Wo werden Sie Deutsch in Deutschland lernen ?
    18.Wie ist die Kursgebühr ?
    19.Wann beginnt der Sprachkurs ?
    20.Was wissen Sie über Deutschland ?
    21.Was werden Sie machen , wenn Ihr Studienprogramm in Deutschland endet ?
    22.Haben Sie die Absicht , Während Ihres Studium in Deutschland zu arbeiten ?
    23.Haben Sie die Absicht,in Deutschland zu arbeiten ?
    21.Was werden Sie machen , wenn Ihr Studienprogramm in Deutschland endet ?
    22.Haben Sie die Absicht , Während Ihres Studium in Deutschland zu arbeiten ?
    23.Haben Sie die Absicht,in Deutschland zu arbeiten ?
    17.Wo werden Sie Deutsch in Deutschland lernen ?
    18.Wie ist die Kursgebühr ?


    [​IMG]
    Blume92 thích bài này.
  3. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Các câu hỏi và vấn đề thường gặp:

    1 Mỗi tháng cần bao nhiêu tiền để duy trì sự tồn tại ở Đức ?

    Trả lời: Thông thường không tiêu pha quá đà cần khoảng 450-550 là đủ rồi.


    2 Việc chuyển ngành có khả thi không ? Ví dụ học Đức ngữ ở nhà sang đây hoc kinh tế .

    Trả lời: Có thể chuyển được, khi sang, liên hệ với trường các bác thi Sk để xin chuyển. Thế nên các bác có ý định chuyển, nên chú ý xin các trường linh động với vấn đề này như Hannover hoặc Dresden


    3 Thi DSH hay Tesdaf

    Trả lời: Học gì thi nấy . Không nên ôn kiểu DSh mà thi Tes, hoặc ngược lại. Bằng Tes có giá trị toàn thế giới và vĩnh viễn, bằng DSh thông thường chỉ có giá trị trong 2 năm.

    Lời khuyên : nên thi dsh, vì dân ta giỏi viết và ngữ pháp hơn. Thi tes phần nghe và nói phải nghe băng mà thi ..mệt cho ai không có năng khiếu nghe, nói.


    4 Làm thêm đủ trả tiền học không ?

    Trả lời: Có thể đủ, nhưng rất mệt và nếu không muốn nói, thông thường là cực kỳ mệt . Do đó dễ đẫn tới nản lòng, ảnh hưởng học tập , chán chường. Ảnh hưởng tương đối lớn tới kết quả học tập, thế nên bác nào xác định theo hướng vừa làm, vừa học .. phải cực kỳ mạnh mẽ trong ý chí, tốt nhất nên Plan chi tiết .


    5 Công việc thường làm là gì ?

    Trả lời: Bồi bàn, làm cho Post, làm trong Lager, làm trong nhà máy, trông trẻ, làm wurst nói chung có rất nhiều việc, tất nhiên ở các thành phố lớn, khi nào cũng dễ kiếm hơn thành phố nhỏ. Bác nào có ý định tự lực cánh sinh, nên học ở các thành phố lớn.


    6 Sinh viên Kolleg và học tiếng được đi làm không ?

    Trả lời: Sinh viên học tiếng không được đi làm, ngoài trừ các kỳ nghỉ theo lịch khác. Sinh viên chính thức được phép đi làm 90 ngày đầy đủ hoặc 180 ngày đi làm nửa ngày. Tính h làm việc mỗi ngày là 8 tiếng.

    Chú ý : Sinh viên học tiếng của Uni, tức là đã qua kỳ thi Aufnametest tiếng, tức là kỳ thi chọn lựa một số người nhất định, xếp từ trên xuống dưới, để học tiếng miễn phí, có quyền lợi như sinh viên thực thụ, từ được thuê ký túc xá tới đi làm.


    7 Việc thi cử, chuyển ngành trong trường, chuyển trường ra sao ?

    Trả lời: Thông thường tối đa mỗi môn các bác thi tới lần thứ 3 là phải đạt. Nếu không đạt các bác không được học ngành đang học nữa , mà phải chuyển ngành hoặc chuyển trường. Số lần được chuyển, có lẽ là 2 lần.


    8 Vấn đề anmeldung, visum như thế nào ?

    Trả lời: Để gia hạn, các bác cần có tiền trong tài khoản, thông thường cứ tính 600 một tháng, từ đó suy ra các bác có bao nhiêu tiền thì được bấy nhiêu tháng. Vì thế, các bác nào không nhiều tiền, mà khi gia hạn visum cần bạn bè chuyển cho mượn sau đó mình sẽ chuyển trả lại, cần tránh hoc ở các bang họ bắt sperr konto khi đi gia hạn. Tức là mỗi tháng các bác dù được chuyển vào bao nhiêu, thì cũng chỉ được rút khoảng 600 eu ra chi dùng. Do đó, bạn bè có cho mượn cũng rất khó trả. Khi gia hạn visum, nên trước 1 tuần trước khi hết hạn thì hãy ra sở ngoại kiều, bảo hiểm thông thường nên mua của Tk hay Aok cũng được, tương đương thôi. Trên 30 thì nên mua privat, nhưng đi đứng nên cẩn thận vì tiền nào của ấy.


    9 Vấn đề giúp đỡ ?

    Trả lời: Thông thường các bác sang đây sống thường trở nên tốt bụng và dễ mến hơn các bác ở khi ở nhà. Do đó bạn nào mới sang, có vấn đề gì xin chớ ngại ngần tìm ra đồng hương mà nhờ cậy . Nếu đã quen biết thì không nói, nếu không các bác cứ vào khu ký túc xá, nhìn hòm thư mà xem tên tuổi, rồi bấm chuông làm quen. Đặc biệt do tình trạng các bác nam nhiều, các bác nữ ít, nên các bác nữ thường được các bác nam rất tận tình chu đáo. Các bác mới sang chưa thể có nhà, trước đó nên vào google tìm trang web sinh viên vn của thành phố đó, hoặc vào đây tìm người nhờ giúp đỡ
    .

    10 Vấn đề đời sống tinh thần thế nào?

    Trả lời: Đối với các bác sống hướng ngoại, chắc không có vấn đề gì lớn lắm. Các bác sống nội tâm ..chắc đôi khi cảm giác trống trải , cô đơn, nhớ nhà ?

    Mình với mình đối diện một căn phòng

    Nức nở rơi nụ cười vào giông bão

    Tuy nhiên, càng sống lâu, các bác càng dễ lì, chai sạn với cuộc sống. Sống sẽ cứng cáp và thực tế hơn


    11 Xin hỗ trợ có được không ?

    Trả lời: Có một số trường có chính sách hỗ trợ 1 lần cho các trường hợp khẩn cấp.., như chả hạn các bác ko đủ tiền sống, các bác sắp tốt nghiệp, số tiền này khoảng từ vài trăm .. tới vài nghìn. Nhưng để nhận được, các bác nên lập hai tài khoản, 1 để thu nhập hàng tháng của mình vào, một để giấu số tiền nếu mình có quá nhiều ^^. Cái này các bác tự tìm hiểu nơi các bác học.


    12 Học tập khó chứ ?

    Trả lời: Các bác vào Uni học thì nên chủ động quan hệ tốt với các bạn, đặc biệt các bạn đức, nếu được vậy, các bạn sẽ giảm tải đi nhiều khó khăn do vấn đề tiếng mang lại. Chỗ nào học không hiểu, các bác cứ thoải mái bám giáo sư mà hỏi.


    13 Điện thoại dùng mạng nào ?

    Trả lời: Các bác nên dùng mạng 02, vì đa phần sinh viên dùng mạng này. Dùng mạng khác, khó gọi nhau í ới lắm.

    Bác nào tiếng tăm chưa vững, chưa có kinh nghiệm gì, tránh đặt bút ký hoặc đăng ký bất cứ cái gì ở trên mạng, ko ..có ngày vỡ nợ.


    14 Nhà cửa nên chọn ở đâu ?

    Trả lời: Các bác nên ở trong ký túc xá, vì môi trường tốt hơn. Điện nướng đều tính vào với giá thuê phòng hết. Thông thường ở đây, khi các bác nào có người yêu mới thuê ngoài ^^.

    Thường thì em khuyên các bác nên ở ký túc xá, nhưng nếu phải trường hợp ký hợp đồng ngoài, xin các bác hai chữ cẩn thận về điều khoản hợp đồng, đặc biệt coi kỹ tình trạng nhà cửa, điều kiện bị đuổi, thời gian báo trước khi trả, khi đòi, số tiền phải bồi thường, số lượng người được sống, được an trong nhà. Nếu các khoản nhỏ trong hợp đồng bị vi phạm, nói chung ..., nếu làm không kỹ, các bác có nguy cơ mất toàn bộ số Kaution mà các bác đặt. Nếu nhận nhà có đồ, các bác nhớ hỏi kỹ, đồ đó sau khi mình chuyển đi, có phải có trách nhiệm vứt đi ko, mình có phải có trách nhiệm ..gọi là trả thêm phí ...gọi là hư hại nhà theo thời gian hay ko. Nói chung ... cẩn thận tới mức tới đa nếu có thể.

    Website tìm nhà:
    http://www.wg-gesucht.de/

    15 Tình yêu ok chứ ?

    Trả lời: Về mặt giá trị trên thị trường cổ phiếu : có vẻ các bác nữ sang Đức thì tăng giá, mà các bác Nam thì giảm giá. Từ ngày đầu sang Đức, thường các bác Nam được nghe thuộc lòng câu chuyện : Ở Đức không có con gái xấu. Lý do : Xinh quá thì không sang Đức học làm chi, Xinh vừa sang trở thành rất xinh, Xinh không vừa thì cũng trở nên xinh. Xinh trung bình thì lên bậc khá. Mà dưới trung bình cũng được làm tròn là trung bình cộng. Đại khái thì là : ko có con gái xấu sang Đức học, mà chỉ có con gái không biết dùng Photoshop, nên các bác gái sang đây ai đều có quyền Yết Kiêu mà không cần lo lắng chi cả. Thấy bảo các bác nam vứt gạch chiếm chỗ .. nhiều lắm. Ở Đức các bác phải thấm câu này: Tình yêu không tự nhiên sinh ra và mất đi, mà nó chỉ chuyển từ người này sang người khác. Các cặp yêu nhau mà có kết thúc có hậu thời du học ko nhiều. Hôm nay em mới đi sang bên khu học sinh mới sang, có em nghe kể yêu nhau sống chung bên này, sau chia tay ...chẹp miệng, có em coi chuyện đó quá thường !


    16 Vé tàu xe thế nào ?
    Trả lời: Dù ở đây họ không kiểm tra vé thường xuyên, nhưng khuyên thành thật các bác đừng trốn vé. Có đi đâu xa, các bác nên đặt vé trước, hoặc đi mitfahr thì sẽ rẻ hơn rất nhiều, nếu so với mua vé trực tiếp.


    17 Mang gì sang Đức nào?

    Trả lời: Nên mang các vật thiết yếu đối với bản thân, tùy nhu cầu của các bác : có thể như vật đính ước, từ điển hay euro, thuốc men, bàn chải đánh răng ( những vật dùng phải dùng ngay lập tức ), còn những vật dụng thông thường khác, chưa cần mua sau, có thể mua ở bên này cũng được, giá cả không đắt hơn bao nhiêu cả.


    18 Cám dỗ, lỗi lầm có dễ vượt qua không ?

    Trả lời: Các bác sang đây học phần đông không tự mình quản lý mình. Tiền mới sang khi nào cũng tầm ít nhất 6500 eu trong tài khoản. Nếu các bác nhà giàu em không nói, còn không cũng nên quản lý chi tiêu. Sao cho tiêu 1 eu nhận được giá trị của 1 eu. Tiêu 1000 eu nhận về giá trị cũng tương đương như vậy. Tránh cờ bạc tit tit .. .kẻo không lúc tỉnh ra có hối hận cũng muộn màng.

    Ở nhà các bác phạm sai lầm, các bác có cơ hội sửa chữa. Ở đây nếu các bác phạm sai lầm, cơ hội để sửa chữa thường sẽ nhỏ, đôi khi là rất nhỏ. Nên các bác nên cân đong đo đếm trước mỗi quyết định của mình nhé.


    19 Việc ở lại, cần làm gì ?

    Thường khi học xong, các bác có độ 1 năm để tìm kiếm việc làm, ổn định để tiếp tục ở lại. Nếu không, mà muốn có lẽ các bác phải :

    Kiếm ai đó có giấy tờ , cưới

    Bỏ trốn, nhập trại đợi ai đó cưới ^^

    Phạm tội, bị bắt đi vào tù ^^

    Cởi quần phản đối ai đó ^^

    Xin Praktikum, để tiếp tục nâng cao trình độ

    Xin tiếp một Zulassung để xin học tiếp.


    20 Vấn đề phỏng vấn Aps và Visum khó chứ ?

    Phỏng vấn Aps là kiểm tra về mặt kiến thức những gì các bác học. Còn sau đó xin Visum coi như là bước cuối. Đây là điểm mấu chốt quyết định sang Đức, nên các bác nên chuẩn bị cho kỹ.


    Kinh nghiệm cho thấy: đừng run quá, những môn điểm cao quá, thấp quá nên để ý tới một chút. Các khái niệm cơ bản của từng môn cũng phải chú ý: ví dụ , sinh học thì phải biết virus là gì. Vật lý thì phải biết thế nào là dao động điều hòa. Toán thì phải tính được tích phân . Hồ sơ xin Visum tránh để lộ người thân, người quen đang ở bên này.


    Mấu chốt để cuộc thành công tốt đẹp, các bác ngoài chuẩn bị kiến thức tốt, nên tạo một không khí thoải mái cho cuộc phỏng vấn, đừng e dè, sợ sệt, cố lái vấn đề về phía có lợi cho mình. Chủ động trong phỏng vấn. Đây cũng là một hình thức luyện tập, vì sau này các bạn sang đây học có thể là thi miệng rất nhiều. Nói chung, tiếng ko tốt, không thể có một cuộc phỏng vấn tốt. Bạn nào tốt tiếng anh, thì nên đề nghị dùng tiếng anh mà phỏng vấn.


    21 Bằng cấp, chứng chỉ có nên mang theo không ?
    Trả lời: Các bác có bằng cấp, chứng chỉ gì thì nên công chứng hết, và mang theo vài bộ, để sau này nhỡ phải dùng tới.


    22 Điểm chác quy đổi, có thể ?

    Trả lời: Có một số Sk tính điểm thi Fest , tức là thi tốt nghiệp kolleg, có tính với điểm ở nhà. Do đó trường bác nào mà không dùng hệ điểm 10, thì các bác phải xin quy đổi sang hệ điểm 10 ngay từ ở nhà. Không sang sẽ trục trặc đó.


    23 Chuyện chuyển nhà , anmeldung thế nào ?

    Nói chung trong phạm vi 2 tháng các bạn chưa Anmeldung vào đâu, cũng không phải quá lo lắng.

    Một ngôi nhà thuê riêng, có thể An được cho nhiều người. Ai có bạn bè thuê ngoài , có thể xin an nhờ trong lúc chờ có nơi ở chính thức.


    24 Luật và kiện cáo dính vào sao không ?

    Trả lời: Tốt nhất các bác làm cái gì, cũng nên tránh phải đụng nhau ở tòa, kẻo không được vạ , má đã sưng. Cái gì nhịn được, nên nhịn. Tuyệt đối tránh làm anh hùng ^^.


    25 Học bổng dễ chứ ?
    Trả lời: Thông thường Đức không cấp học bổng. Nhưng một số trường có học bổng cho sinh viên học tốt . z.b , học bổng này khoảng 400 tới 500 eu / tháng.


    26 Công nhận điểm Việt ở Đức được không ?
    Nếu các bác nào đã học ở vn rồi, sang đây học tiếp, nếu có một số môn trùng, mà muốn chuyển điểm việt qua, các bác nên hỏi giáo sư, vì nếu được công nhận, các bác không phải thi môn đó nữa. Các bác nên làm mỗi môn học 1 tờ ghi tóm tắt nội dung môn học đó bằng tiếng anh và đem các thầy giáo đó ký vào. Lời Khuyên là: Vào thư viện (quốc gia, trường) kiếm 1 quyển giáo trình bằng tiếng anh và chép lại toàn bộ phụ lục của nó.


    27 Sử dụng tài liệu, nguồn tài liệu ra sao ?

    Trả lời: Ở Đức nếu khi các bác sử dụng bất kỳ nguồn tài liệu nào cho bài vở của mình, các bác nhất thiết phải ghi nguồn rõ ràng. Nếu không bài vở của các bác sẽ có thể bị loại.


    28 Bachelor , Diplom, Master học hệ nào - học Tu - Uni hày Fh ?

    Trả lời: Nói chung đức đã bỏ hệ diplom, thế nên bác nào sau này xác định học tiếp master, nên học bachelor cho tốt. Nhìn chung học để nghiên cứu học lên cao như Dr thì nên chọn Uni hay Tu. Còn không tùy tình hình, bạn thích học gì cho phù hợp thì học. Lương Diplom, Uni về cơ bản là cao hơn ở Fh. Nhưng không phải khi nào cũng vậy, có những ngành Fh mũi nhọn vượt trội cả Uni. Nhưng học theo hướng nghiên cứu thì nhất thiết nên chọn Uni, Tu.


    Fh và Tu, Uni khả năng độ dễ / khó về xin việc, đối với lĩnh vưc ko hướng nghiên cứu, mà chỉ đi làm, thì có thể nói là tương đương. Fh có lợi thế là ra trường sớm, tranh thủ đi kiếm tiền ,và có ưu thế prak, nhưng ưu thế này ko tuyệt đối, chỉ có ưu thế về thời gian học ngắn, vì yêu cầu về tuyển dụng thì người ta cũng đa phần dòi hỏi là tốt nghiệp FH là đủ, coi như uni hay Tu cũng là quá đủ.

    Về vn thì khỏi ranking hay cái gì cho mệt - chả ai soi đâu, các bác cứ nghĩ cái đại học hà nội ... ra nước ngoài là oai nhất vn thì biết . Thế nên khỏi uni hay Fh , tìm trường nào có tên Berlin, München , Hamburg mà học...,vì ko ai dịch FH ra cao đẳng đâu mà sợ ...

    Xét về thực chất:
    1. ko phải là tiền cao, thóc lắm, kiếm nơi nào học ....ra được, có việc làm là ưu tiên số 1.
    2. học ở Đức, có thể chú trọng vào trường nào chất lượng tốt, để ra tiện xin việc, cứ giỏi là xin ok thôi, chứ ko nhìn bằng ở trường nào lắm
    3. học về vn, cứ kiếm trường giởm mà tên nó oách ... thì nhảy vô

    29 Học phí đắt không ?
    Trả lời: Ở Đức phần lớn các bang đã tiến hành thu học phí, khoảng 500 một kỳ - không kể tiền đóng tàu xe dao động từ 100 tới 300/ kỳ. Tuy nhiên cũng có một số trường có cho làm Stundung ( tạm hoãn) để khi nào học xong mới trả.


    30 Du lịch châu âu ổn chứ ?

    Trả lời: Đức nằm trong khối Shengen nên coi như bạn có thể đi du lịch gần như toàn bộ các nước phát triển ở châu âu, trừ anh. , vi dụ như : tây ban nha, pháp, ý


    31 Phần mềm, bản quyền và buôn bán

    Bản quyển ở nước Đức rất được coi trọng, nên các bạn đừng nên táy máy download các phần mềm và film từ các mạng chia xẻ, các web.de, các code, hack trên nền tiếng Đức . Nếu cần, hãy tìm nó trên .. phạm vi Việt nam, và nên dùng im hơi lặng tiếng, đừng mang chia xẻ, không bị phạt vỡ mặt ráng mà chịu.

    Các giao dịch buôn bán, nếu có, trên Ebay hoặc duới mọi hình thức đều phải hết sức cẩn thận, xem kỹ miêu tả sản phẩm, chất lượng, điều khoản hợp đồng. Nếu không thực sự tự tin, tuyệt đối không được nhắm mắt ký bừa, nếu không, đảm bảo bút sa, gà chết.

    Lưu ý :


    Cũng như học đại học, các bác cũng phải lựa cơm gắp mắm. Điều quan trọng là phải biết điểm số của mình ở mức nào, khả năng tiếng của mình tới đâu cũng như trường minh xin thuộc top nào. Với điểm số tiệm cận 3,0 , các bác cứ nhằm trường xịn xin là không ổn

    Master có thể học tiếng anh, tiếng Đức hoặc pha lẫn cả anh và Đức . Thông thường nếu học bằng hoàn toàn tiếng anh, học dễ hơn.

    Về ý kiến cá nhân của em trong mọi trường hợp em xếp theo tiêu chí : đã vào học là phải ra. Nên các bác làm hồ sơ xin học, nên nhớ download cái modul học của nó mà nghiên cứu xem mình có vượt được không.

    Thư giới thiệu có thể không cần, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có.

    Nếu các bác muốn sang, mà trong nhất thời chưa xin được zu Master, có thể xin Zu bachelor cũng được. Sang rồi tính sau.

    Kết:


    Khi các bác ra khỏi nhà sang đây, các bác mang theo cả hi vọng của mình, của mẹ cha, ông bà, nên các bác phải cố gắng thôi. Ở đây các bác cứ nên xác định cái gì tốt cho mình thì mình làm, cái gì không có lợi thì thôi. Giống như ai bảo: Ở đời phải biết mình là ai chứ. Ngu thì chết chứ bệnh tật gì. Mình mà không lo cho mình, khó tìm ai lo cho mình lắm. Vậy nên chúc các bác sang đây chân cứng đá mềm, học hành thành công.

    Chẳng ai quản các bác đâu, ngoài chính bản thân các bác.


    Em cũng mong các bác sang được rồi đôi khi dành chút thời gian chia xẻ kinh nghiệm trên mọi nẻo đường du học ở xứ này, qua đó cũng giúp cho các bác đang và chuẩn bị sang update liên tục các thông tin cần thiết vào hành trang của mình.


    Thân hoặc không dám thân cũng kệ.


    Ym::-"

    www.facebook.com

    Ps: obere Angaben ohne Grantie !


    Bài viết được tổng hợp từ nhiều người, nhiều nguồn tư liệu khác nhau, không có tính chất thương mại, nên ko để bản quyền trích dẫn.


    E***,
    ngày 16. 9. 2010
    Nhóm biên soạn


    lã bất vi
    ,lã bất nhân, lã bất lương !
    Blume92, dileasxi_trum_um thích bài này.
  4. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Du học đức-kinh nghiệm sắn lùi

    Thương nhau chia củ sắn lùi
    Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng- Tố Hữu
    ------------------------------
    bài viết không dành cho con nhà giàu - không Grantie cho bất kỳ ai, đọc và ứng dụng
    1. Kinh nghiệm học tiếng đức
    Bài viết này không dành cho các bạn có năng khiếu ngoại ngữ !

    Hôm trước có một đoàn du học sinh sang học tiếng, có em hỏi em rằng: kinh nghiệm học tiếng là như thế nào, học sao cho tốt ? Haizz, em thì ngoại ngữ xếp vào dân ngoại đạo, tiếng đức thi aufnahmetest trượt 3 lần, dsh 4 lần, testdaf 1 lần – tới h cũng chẳng dám nói tiếng mình tốt =((, không đủ can đảm mà chia xẻ. Em biểu, hỏi cô bạn học chuyên ngữ giỏi kinh dị mà hay nói ý. Câu trả lời là: bạn ấy nói: tớ tự nhiên thế, tự nhiên làm được, nghe được …! Và hậu quả của vụ hỏi thăm này, em bị trấn lột mất luôn cái tivi Haizz.

    Nhân chuyện này, Haizz, nên thôi em tạm chia xẻ, cái mà em cho là kinh nghiệm của mình, biết đâu nó thích hợp và có ích cho bạn nào đó. Thế nên, em không đảm bảo tính đúng đắn của những gì mình đề cập, mà chỉ là coi như đưa ra một kênh cho các bác tham khảo thôi. Nhắc lại với các bác, đây là bài viết của một thằng cực kỳ dốt ngoại ngữ, nên tuyệt đối …em ko dám Grantie.

    Thông thường học tiếng Đức, cũng như các ngoại ngữ khác chia làm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đối với dân Châu Á hay bị khớp ở nghe. Học ngoại ngữ, năng khiếu là một phần quyết định cho thành công, nhưng không phải ai cũng có năng khiếu, thế nên cố gắng nhớ câu „ năng nhặt, chặt bị“ – „cần cù bù thông minh“.

    Trong mọi kỹ năng, cái nào cũng vậy, chỉ có cách duy nhất là luyện tập, tập cho thật nhiều để thành thói quen. Đó là điều kiện tiên quyết, tạo thành phản xạ …, ko thể khác được.
    2. Các kỹ năng
    3. Nghe

    Nguyên tắc nghe, nếu bài thi được đọc câu hỏi, thì bạn nên tranh thủ đọc, để xác định nội dung câu hỏi và nắm bắt từ chìa khóa. Về lý thuyết nghe thì: nếu có thể khi rảnh rỗi, cứ nghe, kể cả lúc không tập trung, mục tiêu là quen âm người nước ngoài nói. Nếu có thể thì xem phim, hoặc mượn đĩa có phụ đề để luyện .

    Khi thi, thông thường có hai kiểu, nghe hiểu và nghe được từ nào chộp luôn từ đó. Bạn nào trình cao thường nghe hiểu luôn người ta nói gì, và chỉ ghi note gợi ý, quan trọng để gợi nhớ thông tin đã in vào óc. Ví dụ ông A, sinh 1948, bạn chỉ cần ghi 48 là đủ nhớ …đó là cho ông A. Kiểu nghe này đòi hỏi sự bình tĩnh để cảm nhận nội dung và lấy ra cái mình cần lấy. Đây là cách nghe bạn nên học, đó là cố gắng nghe hiểu.

    Nhưng sinh ra có phải bố con thằng nào cũng đủ bình tĩnh mà nghe hiểu thế đâu, nghe thì thế, nhưng trình còi, chữ được, chữ mất, lại không giỏi về cấu trúc, không quen nghe…, đành phải sắm cái bút thật trơn, tập ghi ở tốc độ cao, nghe được cái gì, ghi luôn cái đó, sau đó so sánh, rồi luận câu hỏi. Đôi khi nhờ thế mà cũng giải quyết được bài nghe , ví dụ nghe ông A, ghi ông A, 1948 , ghi 1948 …. . Nghe kiểu này thì là kiểu nghe ăn may. Sau đó đối chiếu câu hỏi, mình có bao nhiêu thông tin thì cứ ráp lại, rồi suy luận mà …áp vào.

    Cách nghe này phụ thuộc vào khả năng tốc độ ghi khi đang nghe, và dễ bị trôi đoạn đang nghe đi. Xác suất thành công không cao, và điều đáng buồn là em lúc thi nghe lại sử dụng kỹ năng này L , nên trượt liên tiếp. Thành thật khuyên bạn không nên học. Trừ khi bạn hoàn toàn ko tự tin vào nghe hiểu, sợ tập trung nghe hiểu, nghe xong hết ko hiểu được gì, không ghi được gì thì nên áp dung. Thế nên, bạn nên tập nghe hiểu, tập vừa nghe, vừa viết „từ chìa khóa ra“- để lúc nghe là „quen tai- quen tay“, không bị trội đi nội dung nghe.

    Tâm lý: Thường khi nghe, những thằng dạng làng nhàng như tụi em rất sợ, vì nghe là hoàn toàn bị động. Ghi được, thì trôi đoạn, chú ý nghe thì không ghi được gì, hoặc nó sang đoạn sau mà đang ghi với ở đoạn trước, thành ra ghi đuổi, khổ thế. Vậy nên, nếu gặp trôi đoạn, bạn đừng cố đoán để ghi, mà tập trung bỏ luôn, để nghe và ghi đoạn đang phát trực tiếp, đoạn ghi với, bị trôi, bỏ ra một khoảng, để nghe lần 2 bù vào. Những cái này cũng phải tập cho quen, vì thi nghe chỉ cần một phản xạ sai là không tập trung, không nghe được. Thêm nữa lúc đó lại cuống, hoảng, thành ra dễ trôi cả bài nghe.

    Chốt câu: các bạn tập nghe cả câu, chú ý nội dung hiểu thì tick lại từ gợi nhớ, còn nội dung thiết yếu thi ghi trong đầu. Phấn đấu nghe hiểu, và luyện tập cho quen các thao tác vừa nghe, vừa ghi. Để ghi không ảnh hưởng nghe, nghe không ảnh hưởng ghi. Bạn nào có năng khiếu ghi tốc độ cao thì càng tốt. Nói chung, trừ trường hợp thực sự không tự tin vào nghe hiểu, thì hãy dùng kiểu nghe chộp từ. Ngoài ra, khi nghe đúng sai, bạn không chắc thằng nào cả, thì nên đánh 1 dọc vào cột đúng, vì thường đúng sẽ nhiều hơn sai, do đó có cơ hội kiếm hơn 50% số điểm, đừng đánh theo cảm nhận cá nhân.
    4. Nói:


    Đây là kỹ năng không tự tập một mình được. Nó liên quan tới kỹ năng nghe, vì có nghe được mới trả lời được. Ngoài các vấn đề về phương ngữ, gốc người ở địa phương, nói còn chịu ảnh hưởng ở có dị tật miệng không, có nhầm m, n không. Nói chỉ có trở thành tự nhiên, thành bản năng, khi nó được phát ra với một tần số nhiều, để nó trở thành bản năng. Bạn nên nhớ, không phải ai nói giỏi cũng viết giỏi. Bởi nói là hình thành trong mối liên hệ phản xạ đối thoại, chứ không tự tập một mình được. Em tự học tiếng anh, ngữ pháp mò lên C, nhưng ko tập nói, thành ra nói lứu cả lưỡi ^^. Đáng buồn kỹ năng nói tiếng Đức của em cũng vậy.


    Vậy thế nên, bác nào học tiếng Đức, em cũng xin mạnh dạn mà đề nghị, ở lớp…có cơ hội nói, đặc biệt nói với cô, với bạn Đức, vì mình sai, có có hội được sửa. Bạn đừng cố nói nhanh như họ, nếu không thực là có khả năng như vậy. Hãy tập nói chậm, nhưng nói đúng câu. Ban đầu rất chậm cũng được, cứ thế, cứ thế, như tập xe đạp…ban đầu 1 chân chống, 1 chân đẩy, rồi hai chân lên, rồi đi nửa vòng, rồi đạp 1 vòng…, cuối cùng nó sẽ tự nhanh. Tiếng Đức là tiếng đủ âm, nên đôi khi dạng tai của những thằng không năng khiếu như em không nghe ra, mà không nghe ra , thì không bắt chước được, trong trường hơp đó bạn cứ phang đủ từng thằng, ví dụ: zwölf , âm f thường nhỏ, nhưng bạn cư phờ đi, cũng ko sao, còn hơn là mất phờ. Scharf, đa phần khi nói ta cứ „sáp phờ“ - thì bạn cứ phang „Sa rờ phờ „ mein – thông thường bồi là mai, thì bạn cứ Mai en cho em. Nói chỉ đạt tới giỏi khi nói không mất công chuyển nghe và nói từ hình thái tiếng việt qua đức ở trong óc, hoặc đức chuyển qua việt. Nghe nói, cứ như một phản xạ tự nhiên …ấy là nói tốt.

    Nhưng thông thường, thời gian học không nhiều, talent không có, trình cũng chỉ ở nửa đỗ, nửa đậu thì bạn cứ phải nói chậm rõ âm. Nghĩ ra một từ, mà quên nó mất, nghĩ ra một ý mà không nói trực tiếp được hãy chuyển qua một cách nói khác, hoặc miêu tả điều mình cần nói. Đừng đứng yên, cố nghĩ ra bằng được cái từ mình cần tìm để nói. Ví dụ einverstanden, thì có thể chuyển qua ich sage „ja“. Khi không hiểu từ nó nói, bạn có thể bảo nó giải thích cái từ đó, chứ đừng mất công luận làm gì. Trình nói chỉ lên, khi bạn diskussion nhiều. Haizz, tiếc rằng em cũng bị lỗi nói rất tệ , nói không ngữ điệu, nguyên nhân cơ bản : em ít khi diskussion với bạn bè.

    Có một câu là: Nói tốt nhất là cứ có con/ thằng người yêu ngoại quốc – hình thành một phản xạ nói cưỡng bức trong thời kỳ đầu…, dần dần thành lối mòn cho mình đi tiếp. Học nghe nói, nhanh nhất thấy bảo là ở trên giường, nghe thiên hạ họ đồn thế, mie em học ở dưới đât nên phí bao nhiêu là thời gian, tiền bạc
    5. Đọc

    Thông thường đọc được gắn với các cấu trúc ngữ pháp. So với các tiếng khác, đọc hiểu tiếng đức là tương đối khó. Nó liên quan tới vốn từ và khả năng nhận dạng ngữ pháp. Bạn không nhận ra ngữ pháp, nhiều khi bạn sẽ không hiểu người ta viết gì. Vì vậy bạn muốn đọc hiểu tốt, phải học tốt ngữ pháp.

    Trong một bài đọc, thường chúng ta không biết hết từ, nhưng nhờ nắm ngữ pháp, chúng ta có thể suy ra nội dung câu người ta muốn nói. Thường lúc đọc, bạn nên chú ý chủ đề của bài viết, và các câu hỏi của bài đọc. Những câu này thường viết đơn giản và toát lên chủ đề của toàn bộ bài đọc, nhờ đó bạn hiểu tinh thần của bài viết đó là gì. Bạn nên gạch chân các cụm từ quan trọng, thể hiện ý nghĩa của câu đó, vì thông thường với một trình độ cò con, chúng ta hay bị loạn từ, tức gần như từ nào cũng biết, nhưng lại không biết nó viết gì. Rồi đọc xuống dưới, thì quên nội dung tinh thần đoạn trên, việc gạch và ghi chú, sẽ khiến bạn nhanh chóng tìm được các chìa khóa để hiểu lại nội dung hơn.

    Thông thường motiv là luyện thi ở đâu, thi dsh hay testdaf trung tâm nào cũng vậy, họ xây dựng giáo trình theo cung cách thi của họ. Vì vậy bạn nên chú ý , trước tiên là học từ trong giáo trình của họ cho kỹ, học hết. Sau đó mở rộng vốn từ, bằng cách học thêm giáo trình khác, bài đọc khác, truyện khác, báo khác, mà bạn có có hội sờ tới. Bạn nên chịu khó đọc hiểu nội dung của một câu viết, chứ không nên chỉ chăm chăm nó là từ gì, vì nhiều khi một từ, nó mang rất nhiều nghĩa, ko đặt trong mối liên hệ chủ đề, không nhìn vào ngữ pháp, ta có thể sẽ gặp lúng túng trong nhận định nội dung.

    Khi trả lời bài đọc, thường các đề thi yêu cầu cấm chép nguyên văn, nên bạn sau khi so chìa khóa, chọn câu trả lời, thì vận dụng các kiểu chuyển đổi bị động , chủ động, danh từ, động từ để trả lời. Tuy bài đọc nội dung là chính, nhưng hãy để ý ngữ pháp, vì nó cũng là một phần điểm.
    6. Viết

    Để viết tốt điều kiện tiên quyết là ngữ pháp tốt. Cái dở nhất của chúng ta trên mọi mặt từ viết, đọc, ngữ pháp là …cái gì cũng biết, nhưng lại chẳng biết cái gì. Nhìn cái này, chúng ta bảo, làm như thế này ấy mà, tuy nhiên do chúng ta không làm trực tiếp, thành ra lúc thi cử bị cuống, áp lực thành ra lại quên mất cách làm. Đơn giản là thiếu phản xạ ..làm một cách tự nhiên. Khi giáo viên gạch lỗi ta mới à …hóa ra lỗi đơn giản thế. Đáng buồn nữa, kỹ năng cuối cùng này của em ... cũng chả ra gì :( !:((

    Có ngữ pháp tốt, để viết đạt điểm tối cao ,cần phải chú ý nội dung đề bài yêu cầu là gì. Đề bài đang bảo tả một cô gái khỏa thân ***y, mà bạn cứ làm ràm, cô ấy ban đầu mặc 3 cái áo, cô ấy cởi 1 cái áo , còn 2, cởi 2 còn 1 .. cời 1 ….em thấy ***y là hỏng bét về nội dung. Tả khỏa thân Xexy : các bác cứ xông vào cho em, em thấy cô ấy đã khỏa thân, vòng 1 rất bự như người mẫu 90, vòng 2 em ko lầm được 60 các bác ạ , còn vòng 3, em thề là 90…, nhìn cứ gọi là …chẹp chẹp .., đấy mới là đúng nội dung.

    Có ngữ pháp, có nội dung, bạn phải kiềm chế cảm xúc viết, để không bị cuốn theo kiểu nghĩ gì là viết đó, mà phải đảm bảo viết đúng không ? Tiếng đức yêu cầu trật từ, thời gian, nơi chốn, địa điểm, rất chặn chẽ…..Hơn nữa, trong khi viết cảm xúc cao quá, thường lại chết lỗi ngữ pháp nhỏ: ví dụ như chia tính từ của alle, welche , ein, einer, eines .. trên các cách, rồi …nối danh từ có s hay là không s.

    Thế nên, một thằng ngoại quốc viết tiếng Đức, không nên tham làm cấu trúc khủng, câu dài như sông cửu long. Các bác cứ chém đơn giản, chầm chậm: Ví dụ, tôi tới từ vietnam, đất nước tôi thường được biết tới trong quá khư như là đất nước của chiến tranh, nhưng chúng tôi rất hiền và yêu mến mọi người, chúng tôi chỉ bảo vệ đất nước mình thôi.

    Ich komme aus Vietnam. Das ist ein schönes kleines Land und liegt im Südosten von Asien. Vielleicht wurde mein Land in der Vergangenheit häufiger durch die Kriege ( z.B zwischen Vietnam – USA , Vietnam – Frankreich und Vietnam – China ) als die Friede gekenntzeichnet. Aber die Vietnamesen sind wirklich gastfreundlich und freundschaftlich. Wir beschützten nur unser Land.

    Viết câu ngắn, làm cho chúng ta dễ kiểm soát được nội dung của câu. Tránh bị lỗi bỏ thiếu động từ hay lỗi diễn đạt từ mà ta không kiểm soát được. Nhưng câu ngắn, thì khiến cho văn phong nhiều khi không hay? Vậy phải thủ câu dài, thế nên bên cạnh tập viết bài, các bạn nên tập cách sựu tầm mẫu câu hay trong bài học, rồi viết vào sổ tay, học cho thuộc, và các cách cải biên của nó, cho phù phợp với chủ đề của mình cần viết. Các mẫu câu này nên do người Đức viết, chứ bạn đừng tự sáng tạo ra kẻo tự tay bóp Rái.
    Ví dụ

    Die Verwirklichung der technischen Möglichkeiten steht nicht immer im Einklang mit den Bedürfnisse des Menschen.
    Die Treibgase, die aus Schornsteinen und Auspuffen quellen, können tatsächlich die Umweltverschmutzung anstoßen.

    Nói chung để viết hay, có một câu mà thằng Teppi đã nói trong truyện siêu quậy téppi là : Thiên tài là sự bắt chước. Bạn thấy câu hay, thì hay ghi lại và vận dụng nó trong hoàn cảnh khác nhau.
    7. C - text
    Mit weiteren 2000 Wörtern kann man Alltagstexte zu 95% verstehen
    a. Mit weiteren 2000 Wörtern l...... s..... Alltagtexte zu 95% verstehen
    Wenn Kinder sechs jahre alt sind, können sie schon über 23.000 wörter verstehen.
    b. Im_____ v____ sechs Jahren s____ schon i__ der L___, über 23000 Wörter zu verstehen


    Về nguyên tắc làm C- Text, nếu các bạn cứ nhìn chữ cái đầu rồi hùng hục đi tìm từ cho phù hợp sẽ rất mất thời gian, bởi vùng quy hoạch từ sẽ rất rộng. Vì thế em đề nghị các bác khi làm C Text chú ý:
    thứ nhất : đọc xem câu đó nói ý gì, nắm nội dung, để quy hoạch nội dung
    thứ 2: nhìn vị trí các chỗ trống , để xác định nó là động từ, danh từ, tính từ hay cấu trúc ngữ pháp gì.
    thứ 3: mới tìm từ phù hợp đưa vào.
    Ví dụ câu a:
    Nội dung: với 2000 từ có thể chúng ta đọc hiểu tới 95% các đoạn text hàng ngày.
    Ngữ pháp: Vị trí đầu là một cụm danh từ, chỗ khuyết là vị trí số 2, chỉ có thể là động từ. Động từ bắt đầu bằng l, lesen chăng ???, nhưng ở cuối lại không có zu trước verstehen...ko ổn.
    Vậy là gì: có đầu l, lại còn s nhỉ, cái nào đi với một động từ nguyên thể nữa mà ko không có zu. lassen chăng ? , còn s là gì nhỉ so hay .., nhưng können là gì nhỉ à ..., lassen sich . Vậy phải chăng nó là
    a. Mit weiteren 2000 Wörtern lassen sich Alltagtexte zu 95% verstehen

    Ví dụ câu b:
    Nội dung: 6 tuổi đứa trẻ có thể biết 23 nghìn từ ...
    Xem chỗ thiếu nào: Đã có năm vậy tuổi đâu, thiếu tuổi rồi, ví trí này thì ko thể động từ hay tính từ , vậy là danh từ tuổi Alter. Hai thằng danh từ mà đứng cạnh nhau, chắc thằng nọ phải sở hữu thằng kia, v à, chắc là von. Können đây, cấu trúc cuối lại có zu, vậy là phải in der Lage rồi, cấu trúc này phải có sein chứ. S đầu à , chắc là sind rồi... Vậy phải chăng nó là :

    b. Im Alter von sechs Jahren sind sie schon in der Lage, über 23000 Wörter zu verstehen

    Web - C-text
    Normal 0 21 false false false DE X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Normale Tabelle"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} http://www.c-test.de/deutsch/index.php
    http://www.testdaf.de/teilnehmer/tn-vorbereitung_test2.php?id=3
    http://www.testdaf.de/teilnehmer/tn-vorbereitung_test3.php?id=4
    http://www.studienkolleg-hamburg.de/aufnahme/cltest.php?test=ltest1
    http://www.dlc.fi/~pohalone/kompass2/muench.htm
    http://www.uni-kassel.de/hrz/db4/extern/szdb/latest/ctest/ctest_probe.php?l=de


    Chúc các bác học tốt, chứ đừng noi gương em mà …ngu muôn đời cái môn ngoại ngữ. Haizz …, vì viết ra khi nào cũng dễ, chỉ có thực hiện là tốt thôi. Nhìn bọn nhỏ sang đây 1 tháng xong B2 rồi, mà em thì có lẽ gần cản 1,5 năm mới quyết toán nổi cái dsh mà buồn …!


    Das deutsche Motto lautet : gleiche Chancen für alle. Daher erhoffe ich, dass es auch für euch gilt.
    Ich wünsche euch vom ganzen Herzen alles Liebe und Gute zum Studium. Auf das alle eure Träume sowie Wünsche in Erfüllung gehen !
    Blume92 thích bài này.
  5. jemand

    jemand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    3.081
    Đã được thích:
    0
    WOW bác La_bat_vi. Bác bổ xung vào gùm em nhé. Bác bổ xung vào các phần sau nhé.
    1. Công nhận điểm:
    Nếu các bạn muốn chuyển điểm. Đắc biệt các bạn học hết 2 năm đầu. Thì khi ở VN nên làm mỗi môn học 1 tờ ghi tóm tắt nội dung môn học đó bằng tiếng anh và đem các thầy giáo đó ký vào.
    Lời Khuyên là: Vào thư viện (quốc gia, trường) kiếm 1 quyển giáo trình bằng tiếng anh và chép lại toàn bộ phụ lục của nó.
    2. Vấn đề về giúp đỡ... (Đặc biệt với các bạn không có người nhà ở Đức)
    Sau khi các bạn có Zulassung của trường đó, và có ý định đến trường đó học (chính thức hoặc học tiếng). Thì các bạn nên Google tìm đến hội sinh viên việt nam ở trường đó. Cứ gõ '''' Sinh viên việt nam tại XXX'''' là ra hết. Thông thường các thành phố đều có trang web hoặc hòm thư nội bộ để liên lạc.
    Với các trường ít sinh viên VN (dưới 10 người chẳng hạn) họ không có web hoặc hòm thư liên lạc. Thì bạn có thể viết lên diễn đàn này hỏi xem có ai quen người ở đó không.
  6. tommysleepy

    tommysleepy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Thật là những thông tin & kinh nghiệm quí báu, đề nghị vote cho 2 bác này làm trưởng & phó phòng DAAD!! he he...
    Nhân tiện mong 2 bác (cũng như các bác khác) chia sẽ thêm 1 số kinh nghiệm trong các bước sau nha:
    1. Bước "tiền khi khởi động": thông tin nên chọn hệ trường FH hay Uni, vì có 2 luồng quan điểm (QD) trái ngược nhau:
    - QD 1: Uni thì có giá trị hơn nên dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp hơn, tuy nhiên học hành quá cực & sinh viên VN thường ko học tốt trong Uni được (đặc biệt trong khối ngành kinh tế), do tiếng Đức không phải là tiếng mẹ đẻ.
    - QD 2: Uni thiên về học thuật nhiều quá, không có tính thực tiễn như FH. Do vậy FH được chuộng hơn trên thị trường lao động, sinh viên VN học FH phù hợp hơn.
    Note: đấy là 2 luồng quan điểm mà em ghi nhận lại từ các mối quan hệ bên Đức, kể cả thông tin từ người Đức lẫn người Việt. Đương nhiên không phải là quan điểm của em rồi, vì em đã qua đó đâu mà biết.
    2. Bước "hậu về đích": sau khi co Visum & bay qua bên kia rồi, bên cạnh vấn đề nhà cửa & lo thích nghi còn có cái vụ gia hạn visa, chứ không thời gian thấm thoát trôi đi đến tháng thứ 3 lúc nào không hay kẻo lại bịb cuốn gói về nước, rồi từ ông nội này kéo theo bà nội khác như: bảo hiểm chẳng hạn, mua như thế nào, mua của công ty nào cho dễ đối phó, đồng thời cũng đỡ được phần nào khi ốm đau, & cũng mang cả tính "economic" nữa (tiết kiệm được vài chục đồng trong cái vụ bảo hiểm này để dành bổ sung protein trong ăn uống hằng tháng nhằm đảm bảo sức khỏe cũng hay chứ bộ).
    Note: đồng ý là các bác cũng đã nêu vấn đề này lên rồi, cũng có hẳn luôn 1 cái room cho cái vụ này, nhưng thêm 1 vài thông tin tổng quát ở đây nữa thì tuyệt. Đặc biệt là vụ chọn bảo hiểm í (vì đây là vấn đề tui đang quan tâm mà) he he....
    Danke các bác nhiều lắm
  7. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Du học đức-kinh nghiệm sắn lùi
    thương nhau chia củ sắn lùi
    bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng

    1. Kinh nghiệm đi lại - tàu xe
    Đến với nước Đức, bạn có thể sử dụng gần như mọi phương tiện hiện đại hiện có trên thế giới, từ máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, tàu điện ngầm, ô tô, máy kéo. Tuy nhiên phương tiện mà các du học sinh hay sử dụng nhất tập trung vào xe lửa, phương tiện giao thông công cộng và đi ké có trả tiền ( mitfahren ),

    Nguyên tắc, đối với các phương tiện giao thông công cộng, trừ ngày môi trường gì gì đó ra, thì bạn phải mua vé để đi. Nếu bạn cứ gan lì mà trốn vé, bị bắt được thì sau 3 lần như vậy, bạn sẽ có trát gọi ra tòa. Trường hợp bạn có vé và quên, không nên lo lắng quá nhiều, tiền phạt chỉ bằng tiền vé ngày là cùng. Trường hơp bạn xui xẻo bị tóm, trường hợp bạn vì lý do nào đó mà đi lậu, hãy nhớ tên một người bạn thân mà nó có thể sống chết cho mình, mà nó có vé, khai nó ra, và sau đó lấy tên nó ra nộp phạt, thì cũng chỉ bị phạt theo vé ngày. Nhưng bạn bè sống chết vì nhau ở cái nước đức này chả nhiều đâu, sống không vì mình trời chu, đất diệt.

    2. Đi tàu


    Khi bạn có nhu cầu di chuyển giữa các thành phố, bạn nên có kế hoạch mình định đi ngày nào, về giờ nào, thì đặt trước vé sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mua trực tiếp. Mua vé ở cột tự động sẽ rẻ hơn mua vé trực tiếp ở quầy. Nếu nhu cầu đi lại của bạn lớn, bạn nên mua bahn card giảm 25, 50 % vé tàu mỗi lần mua để sử dụng.


    Nếu không đi tàu cao tốc IC, ICE, mà chỉ di chuyển bằng tàu thường, bạn có thể chú ý tới vé bang. Mỗi vé bang có thể được phép đi trong phạm vi các bang tiếp giáp, điều đó khiến vé tàu sẽ rẻ hơn so với mua trực tiếp. Vé bang thì có hai loại, loại nhóm và loại đơn. Thông thường loại nhóm ( cho 5 người ) sẽ đắt hơn loại đơn ( 1 người tầm 10 eu). Bạn có thể tính toán mua vé nhóm, rồi rủ người đi cùng, share tiền, hoặc chơi vé đơn cho gọn chuyện. Các loại vé này ở các ngày từ thứ 2 tới thứ 6, chỉ có tác dụng từ 9h, tức sau 9h mới được đi.


    Cuối tuần ở Đức có vé schönes Wochenende, vé này tầm 35 Eu, đi được cho một nhóm 5 người, có thể đi mọi nơi trong nước Đức ở phạm vi ngày đó. Bạn có thể mua, và share như vé bang nhóm ở trên.

    Nếu bạn ko muốn mua, thì bạn hãy ra đứng ở cột vé gần đường tàu mình chạy, cứ chiếm lấy cái máy giả vờ bấm bấm, cái mặt thêm vẻ ngơ ngơ, ..cũng có thể có người sẽ đến hỏi mình, có muốn đi cùng không ?. Hoặc lỳ hơn nữa ,bạn đứng ở đó và hỏi xin vé, hoặc mua lại vé của những người đã xuống tàu, vì vé tàu ở Đức có giá trị cả ngày. Sau khi tới nơi bạn muốn, bạn có thể bán lại vé của mình cho người khác để thu thêm chút vốn.


    Ở một số bang, vé sinh viên của thành phố đi luôn được trong cả tiểu bang lân cận. Ví dụ vé sinh viên Hannover đi lên Hamburg, Bremen không mất tiền. Bạn không có, bạn có thể mượn vé bạn mình mà đi . Nhưng muốn đi vé của mình trước hết mặt phải lì, thần kinh phải vững, để đối phó với bọn soát vé. Thần kinh yếu, em khuyên đừng đú. Thông thường khi mượn vé, bạn phải mượn luôn cả tờ phô tô hộ chiếu. Lúc này bạn nên nhớ 1 vài thông tin cá nhân của khổ chủ. Bên cạnh đó, ví tiền, các thứ đừng có để ở bên mình, mà nên để trong ba lô. Ở cái tờ phô tô đó, nên đặt nếp gấp làm sao cho nó chạy qua khuôn mặt, đại khái chỗ đó phải có nếp gấp hình chữ thập ngay cái ảnh phô tô đó, làm cho nó nhạt ảnh đi. Sau đó bạn lấy vài tờ 5 eu, hoặc 10 eura làm nhàu đi một chút , rồi làm như kiểu nhét bừa vào túi quần Jean. Lúc lên tàu cứ ngủ, nó đánh thức mình, mình giả vờ uể oải, móc túi quần sau ra cái vé, tờ visum và vài tờ tiền nhàu nát, làm ra vẻ dân bụi. Bạn sẽ thoát ^^ ! Chứ đạo mạo, nghiêm trang, nhét vào ví, tới lúc vô tình để nó nhìn ra tên của mình thì lạy ông tôi ở bụi này.


    Bạn chưa có vé tháng, nếu bạn có ông bạn sinh viên nào thân dạng sống chết, thì bảo ông ý báo mất thẻ, để xin cấp lại. Bạn lấy cái cũ của ông ý mà dùng. Đó cũng là một cách trốn vé hợp thức hóa.

    Nhưng đời là vậy, có gan ắp cắp, có gan chịu đòn – các bác nhớ câu đó cho em, em chả khuyên các bác trốn, nhưng nếu các bác thích, thì cứ thử !


    Đi tàu không phải là cao tốc ICE, IC , bạn cũng đừng tin cái Fahrplan của nó quá. Nếu thấy xung quanh mình không còn ai nữa, nhảy ra ngoài ngay, để hỏi, tàu có đi tiếp không, kẻo nó kéo vào khu sửa chữa thì ngồi trong đó mà đợi.

    Trường hợp bạn đi ICE, IC, đặt trước ngày đi và ngày về cho nó rẻ, nhưng bạn lại xong việc sớm hơn dự định, bạn có thể ra hbf hoán chuyển vé ICE sang vé tàu thường để về cho sớm chợ, lúc trình bày, có thêm chai dầu gió càng tốt, cho nó sực mùi ra, bảo tao đang nhức đầu, sổ mũi :-w!


    Trường hợp bạn đặt vé, nhưng bị lỡ tàu, bạn nên xin xác nhận ở ga đầu đi, tránh rắc rối khi chuyển đổi tàu ở các địa phương khác.

    Trường hơp bạn đi đêm hôm, tàu thường chỉ thường chạy tới 12h đêm, bạn xui xẻo bị lỡ ở ga nào đó, mà có ICE dừng, tranh thủ tìm ngay cái thằng soát vé, cứ làm ra vẻ thiểu não lỡ tàu, tao sợ bị đầu trọc giết lắm, tao mới sang, cho tao đi với …, hên xui bạn cũng có thể được đi ICE miễn phí, vì người, thường có những người rất từ tâm và tốt bụng. Đừng nghĩ ai người Đức cũng lạnh …như băng nam Cực.

    Nếu bạn đi tàu thường, mà phải chuyển tàu, tại mỗi địa điểm ở nơi chuyển, nên ra cột máy tự động, in lại Fahrplan , để xem nó có chuẩn không, kẻo đi nhầm tàu thì bỏ mie.

    Về nguyên tắc chung: bạn nhớ cho câu, lên tàu, xe là phải và nên có vé. Dù đó là vé chính chủ, hay là .. mượn danh chính chủ. Nếu lên không có, nên chủ động đi tìm thằng soát vé hỏi mua.

    3. Đi ô tô


    Ngoài ra có một cách đi rẻ nữa là đi ké ( mittfahren ), người có ô tô họ còn chỗ, và muốn kiếm tiền xăng, họ sẽ rao trên mạng, tìm người đi cùng để share. Website thì ở đây: http://www.mitfahrgelegenheit.de/ . Bạn tìm thành phố mình muốn tới, và suchen xem muốn đi với ai thì tự liên hệ. Nhân hôm trước, có em bé hỏi em , đi thế có an toàn không, nhỡ nó làm gì thì sao. Em xin trả lời rằng, có thể nói 99,999% là an toàn, nhưng đời không có cái gì là tuyệt đối. Bác gái nào muốn tuyệt đối cao hơn, thì nên chọn phương án đi tàu . Chứ đi gọi rồi đi, lỡ xui .. nó „hâp diêm“ rồi lên đây mà đòi em bồi thường cái ngàn vàng, thì em cứ gọi là ….không chịu trách nhiệm.

    Bạn cũng có thể đi máy bay giá rẻ, đôi khi nó rẻ hơn giá tàu.


    Bằng ô tô,bạn có thời gian và có tiền, bạn có thể làm ở Đức.

    Xe đạp ở Đức bạn có thể mua rẻ ở chợ Flohmarkt , hoặc xe ăn trộm ..của bọn thổ.

    Đi bộ nhớ chú ý trước sau, mà tốt nhất ở các giao lộ có đèn xanh, đèn đỏ hãy bấm đèn xin đường mà sang. Bạn sang đường lúc đèn đỏ, ô tô tông bạn vô bệnh viện cũng không ai đền đâu.

    Đi xe đạp buổi tối phải có đèn, kẻo gặp cớm nó phạt cho thì vỡ mặt. Nếu trên mặt đường đi bộ, có một đường nhỏ có màu xanh sẫm hoặc đỏ, đấy là đường dành cho xe đạp.

    Bạn tới thành phố nào, trước hết cũng xin chỗ bọn infomation một cái bản đồ tàu xe, tiện thể hỏi luôn website tra giao thông ở đó là gì. Có thế bạn muốn đi đâu ,chỉ cần tra trên mạng cái là xong.

    Tới thành phố nào, bạn cũng nên thủ 1 vài số taxi, có việc khẩn cấp, còn có thằng chở mình tới chỗ an toàn hơn.


    Chúc các bạn đi tới nơi ,về tới chốn. An toàn trên từng cây số.

    Ps: obere Angaben ohne Grantie !
    Blume92 thích bài này.
  8. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    [FONT=&quot]Du học đức-kinh nghiệm sắn lùi[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]thương nhau chia củ sắn lùi
    bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng
    1. Kinh nghiệm mua -bán
    2. Mua:


    Thường thì có tiền, có câu „đại gia tiếc gì con lợn con“. Nhưng nếu không phải đại gia, bạn nên để ý khoản mua bán, tích tiểu thành đại…, coi như bỏ tiền vào lợn một cách vô hình. Nói như thế, có lẽ mọi người đều cho rằng, …thì cứ mua rẻ là tốt nhất. Điều đó đúng, nhưng không hoàn toàn đúng. Ngạn ngữ Đức hình như có câu: (Nur) recht und billig sein. Điều đó có nghĩa, rẻ và hợp lý. Ban bỏ ra 1 eu, thì bạn cần thu về giá trị ab 1eu trở lên, bỏ 1000 eu thì cũng phải thu về giá trị lớn gấp 1000 lần so với bỏ 1 eu. Nguyên tắc là vậy, mua gì, làm gì, cái quan trọng nhất bạn phải xác định ý nghĩa, mục đích của mình mua nó làm gì. Chứ bỏ 10.000 mua một cái laptop, hiển nhiên nó tốt hơn cái laptop 1000 eu. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng trong vùng giá trị 1000, thì lãng phí 9000 còn lại. Nhưng mà .. thế mới dân chơi, sợ gì mưa rơi. Lính Mỹ cần gì suy nghĩ ....!

    Còn đối với ai, sợ mưa rơi, thì xin mời đọc tiếp với nguyên lý: chi tiêu hợp lý không phải là keo kiệt...! Sử dụng đồng tiền có ích, chẳng phải ki bo !

    3. Đối với hàng thực phẩm:


    Thường các Kauf lớn như Kaufland hay Marktkauf hay có angebot, mua ở đó thường có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu rẻ đột ngột, bạn có thể mua cho cả tuần luôn cũng được. Các Kauf nhỏ như Aldi, Penny, mặt hàng ít sự lựa chọn hơn, nhưng giá mềm hơn.

    Các mặt hàng hoa quả, thì thường các cửa hàng Thổ và đặc biệt ở các chợ như Fischmarkt thì thường bán siêu rẻ hơn so với ở trong Kauf. Hàng của Thổ bán, có rẻ, nhưng thường chất lượng củ quả ko được tốt và đẹp như ở trong Kauf.

    Nói chung về mặt nguyên tắc đối với mặt hàng thực phẩm, có thể áp khung câu: tiền nào của ấy, nhưng mỗi khi có Angebot .., thì tiền nào .. thì của hơn ấy, thậm chí là nhiều lần.

    4. Đối với các mặt hàng điện tử, máy móc:


    Bạn có thể mua ở các Kauf lớn như Saturn, Mediamax, cửa hàng thổ hay trên Ebay. Đối với các linh kiện, hoặc mặt hàng không có giá trị lắm, như dây nối, cổng chuyển Usb…, ban có thể mua ở trên Ebay hoặc ở hàng Thổ cho rẻ. Thậm chí mua đồ cũ không sao cả, vì những cái này thứ nhất là giá trị không cao, thứ người bán, nhiều khi ở dạng bán thu hồi được đồng nào hay đồng đó, nên nó rẻ. Suy cho cùng những đồ không có tính thẩm mỹ, mà chỉ mua về tính công dụng, như ghế, dây cáp.., bạn có thể chọn Ebay hoặc chợ Thổ. Mua Ebay thì tập dần làm quen với giao dịch trên mạng, cũng là một cái bạn sẽ dùng nhiều về sau.


    Nếu là các mặt hàng có giá trị lớn, như điện thoại, máy laptop, ..bạn cũng hoàn toàn có thể mua được ở những địa điểm trên. Nhưng nếu bạn nào không có hiểu biết về tính năng kỹ thuật, cũng như con mắt đánh giá trong nghề thì em khuyên không nên mua ở nơi đó. Với những thằng thích mua và sài hàng mới, lại lơ ngơ như em, em thích mua ở các Kauf lớn như Saturn, Mediamax hơn …, vì có gì còn chạy ra cho gần. Thứ hai nữa, giá đồ mới tinh, thường ko chênh lệch với nhau quá xa, nằm trong phạm vi mình chấp nhận được, mà lại yên tâm về khâu bảo hành. Coi như bỏ tiền mua sự yên tâm. Tuy nhiên khi mua, bạn cũng nên đi với một người có hiểu biết một chút về máy móc, để tiện so giá … với cấu hình và tính năng máy.


    Thường thì tốt nhất là mua được vào dịp khuyến mãi của người ta, hoặc vào ngày mà nó ko tính thuế (hay là ở đầu năm – mỗi mặt hàng hay có một ngày). Thường một dòng máy có thương hiệu như Sonny ít khi giảm giá, trong khi các dòng máy mới ít tên tuổi hơn, ra dòng máy mới thường có những đợt giảm giá khá bất ngờ. Của bền là tại người, nếu cùng một mức cấu hình, các bác cứ hỏi xem thằng nào bảo hành được lâu hơn …, thì dẫu nó có xấu xấu, cũng nên mua nó. Bác nào thích thẩm mỹ, có thể mua dòng máy mình thích. Vì nhiều khi máy chỉ có chất lượng, k có mẫu mã, cũng hơi làm buồn lòng chủ nhân, đặc biệt là các bác gái … vốn không khi nào nghĩ mình xấu, nên ..ko bao giờ nghĩ chuyện xài máy xấu. Cái máy Fuji của em, hồi mới ra, bán giá khoảng 1350, em chộp có 750…, mọi người bảo Fuji ko tốt, Haizz, nhưng em có cái Grantie 2 năm nên chẳng lo. Sau gần 3 năm dùng, nó vẫn chạy rất êm và mượt…! Nói chung, mỗi khi có dịp đặc biệt như quốc khánh, nooen, hay ngày thành lập công ty, các bác có nhu cầu chịu khó „tuần tra“, khéo lại vớ bẫm. Còn trường hợp nhất thiết phải mua, cũng phải quyết mua luôn, đừng để vì thiếu nó mà ảnh hưởng tới việc học.

    5. Đối với các mặt hàng giày dép – quần áo:


    Thường hết hè, áo hè sẽ giảm. Hết đông áo đông sẽ giảm. Mọi Kauf lớn và nhỏ đều áp dụng nguyên tắc đó. Nên, nếu bạn xác định là cần, mà thấy nó rẻ, thì dù hết hè , hết đông bạn vẫn có thể mua dành cho năm sau, nếu thấy nó đẹp và bạn thích. Ngoài ra bạn có thể tìm đến TK-Max, thằng cha này thường bán mọi cái, từ thượng vàng tới hạ cám…, nên nó thường có nhiều đợt giảm giá hơn. Có đợt em tha cái áo vét ra ngoài mà em thu tiền cứ săm soi xem phải đúng cái áo đó có 10 eu hay ko ( giá gốc 60 eu ).

    Với giày thể thao (bóng đá hoặc các đồ tương tự), haizz chả cần mới lắm, chỉ cần công dụng , chứ không cần diện, bạn có thể lên Ebay mua lại đồ cũ. Rẻ bất ngờ !


    Tất nhiên, có cái đắt, nhưng bạn thấy cần mua, và đủ tiền, thì nên mua, vì làm mình đẹp trong mắt … các bạn khác giới, dễ cưa cẩm hơn. Trông anh/ chị ấy … như tài tử - Lời khen, cũng đáng để bạn suy ngẫm nghiến răng chơi thử quả xem sao. Nhưng em chỉ khuyến nghị …các bác có tiền hãy chơi thế, còn bác nào nghèo.. chỉ vì muốn nhận lời khen, mà phải hi sinh cơm cháo hàng ngày…em xin hai chữ bình yên.


    Bác nào nếu nghiện shoping ( em có thằng bạn thế ), mua nhiều mà dùng không hết, hoặc chật tủ, xin đừng vứt quần sao, giày dép còn lành lặn xuống keller hay ra thùng rác. Nếu có thể, xin các bác quá bộ tìm những container thu dụng những đồ cũ, bởi có nhiều người có phận số kém may mắn hơn ta. Đồ mình không dùng nữa thì weiter geben, cũng là làm ấm thêm lòng một ai đó, và mình … cũng đỡ áy náy hơn khi mua tiếp. Các container thu dụng quần áo cũ thường nằm gần nhà thờ. Em xin cảm ơn các bác trước.

    6. Đối với các hợp đồng điện thoại


    Các bác muốn máy đẹp mà không muốn trả tiền nhiều, các bác có thể ký hợp đồng để coi như vừa gọi điện mà vừa có máy. Tùy theo giá trị của máy mà hợp đồng sẽ quy định mỗi tháng các bác phải trả bao nhiêu. Cách ký này sẽ giúp các bác có máy rẻ hơn so với mua trực tiếp, một hình thức trả góp, không lãi, vì coi như bạn trả cước điện thoại.


    Tuy nhiên bác nào chỉ cần sim ( em khuyên dùng 02, để cùng mạng với bạn khác ) , thì nên ký hơp đồng ở trên mạng. Bởi ở trên mạng thường có các gói cước flatrate, gọi nội mạng và cố định, không mất tiền, giá rất rẻ …1eu/ tháng. Họ nghĩ theo tâm lý Đức khi dùng trong 2 năm, chúng ta không có xu hướng bỏ số, vì các kontakt đều qua số này trong một thời gian dài rồi. Để đối phó điều đó, bạn nên dùng hai máy, một máy là dạng sim cứng, ko bị cắt theo hợp đồng.


    Các bạn nhớ, các hợp đồng kiểu này dễ kèm theo option, thời gian dùng thử miễn phí ,sau đó tự tích hợp vào cước, nên phải đọc kỹ và xin hủy bỏ các option đó đi.


    Trước ít nhất 3 tháng trước khi hết hợp đồng nên nhớ kün hợp đồng, nếu không nó sẽ tự động gia hạn và cước phí phải trả lúc này là cước phí thông thường. Đắt đỏ lắm. Khi kün tuyệt đối phải bảo nó gửi vê Bescheid, để nếu có cãi nhau, còn có nơi nương tựa.

    7. Đối với mặt hàng linh tinh – không gì là quan trọng quá:


    Cốc chén vớ vẩn, bút, nến ..v.v : Bạn có thể tìm đến các cửa hàng đồng hạng 1 eu, có khi 10 cái bút bi cũng chỉ là 1 Eu.

    8. Đối với các mặt hàng mỹ phẩm hoặc tương đương


    Mỹ phẩm thường đắt đỏ, nhưng các cửa hàng cũng hay thường Angebot, các bạn nếu thấy nó rẻ, có thể mua tồn trữ cho 1 thời gian.

    Kem đánh răng, nước súc miệng, dầu gội đầu cũng thế: khi angebot, nhiều khi giảm tới 1 nửa, có thể mua luôn vài hộp.

    9. Đối với vé máy bay


    Thường các bạn về việt nam hay đặt vé ở các nơi: vevietnam.de / Kimnguyen.de hoặc chị Hương Việt Võ ở Darmstadt. Vé mà các bạn nhìn ở trên website chỉ là tham khảo, đối chiếu.., chứ độ rẻ của nó, một phần lớn là phụ thuộc vào người tìm vé cho mình, họ tìm có nhiệt tình hay không. Nếu có thể, bạn nên xác định lịch bay càng sớm, càng tốt.

    Ngoài ra đi đâu đó, bạn có thể tham khảo thêm ở đây:

    http://www.fluege.de/ , http://www.billigflieger.de/home.htm

    10. Bán


    Các bạn có cái gì đó không muốn dùng và muốn bán đi vớt vát tí, có thể đẩy hàng lên Ebay hay mang ra chợ thổ. Nói chung, phần đông các bạn sang, chắc không có nhiều người ham buôn bán, dù rằng có bạn sống được nhờ buôn bán trên Ebay. Bạn nào tham gia bán trên Ebay chắc là có đủ kinh nghiêm rồi em không nói. Chỉ nói bác nào mới vào nghề: dùng nick đá hàng, tăng giá nên nhờ bạn bè ở phường xa, phố khác Ip mà đá, kẻo không nó lock hết nick bác. Thứ nữa, buôn bán, nên san ra các nick các nhau ,vì thu nhập lớn, về nguyên tắc là nộp thuế đó ạ. Đừng đùa với luật Đức.


    Dọc bằng đòn gánh Củ bằng bình vôi Ai mua hành tôi Thì thương tôi với!

    Chúc các bác buôn có bạn, bán có phường. Chỉ lãi, không lỗ.

    obere Angaben ohne Grantie !
    Blume92 thích bài này.
  9. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Du học đức-kinh nghiệm sắn lùi
    thương nhau chia củ sắn lùi
    bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng
    Bài viết không dành cho các bạn con nhà giàu hoặc các bạn có chỉ số Iq cao ..tốc.
    1. Kinh nghiệm học hành

    Haizz, đây là phần quan trọng nhất đối với mỗi ai xác định sang Đức để học, đáng lẽ nên để một bác học thật giỏi viết nó mang tính thực tế hơn là em viết. Sức học của em chỉ trung bình, dạng 5,0/10, quả thật khó dám nói „múa rìu qua mắt thợ“. Khổ một nỗi, các bác học càng giỏi thì thường lại rất khiêm tốn “Reden ist Silber, Schweigen ist Gold“, nên em đành mạnh tay chém lên chủ đề này một phần dựa vào kinh nghiệm của bản thân, một phần quan sát „các bạn khiêm tốn mà học giỏi“để xây dựng nên một lý thuyết chung về học hành vậy.


    Sự học hành là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: thông minh, gen di truyền, môi trường, điều kiện…, nói chung kể ra thì có lẽ tới đời cháu 13 đời đại bác của chúng ta kể cũng không hết. Có điều, thông thường chúng ta sinh ra không phải là thiên tài như Nobel, thông minh xuất chúng như Gs. Ngô Bảo Châu, mà phần đông sau một kỳ thi chọn lựa và phân loại sơ bộ của kỳ thi đại học có trừ đi thành phần thi hộ, con ông cháu cha được phím bài …thì cứ coi như xếp vào nhóm …không quá dốt. Bố khỉ, bác nào bảo quá dốt, nghỉ học đi, đừng sang đây học làm gì cho khỏe. Đời phải chém mạnh lên một tí cho nó có khí thế, thiên tài còn ngu đột xuất nữa là .. .ngu chả lẽ không có lúc thông minh đột xuất – ví dụ như ra điền 6 con số lotto, trúng cái nâng vài triệu về vn tiêu xài!.


    Để tạo ra một hoàn cảnh chung, em tạm thời xếp chúng ta vào nhóm „cùng thông minh như nhau đi“, để các bác đỡ khiêm tốn ông này, bà kia nhờ có Gen của bố là Gs.ts này nọ nên mới thế, chứ mình … con nhà nông đâu dám giỏi với ai ?!

    Bổ đề 1: Dốt + Khiêm tốn = Xách va li về nước. Phụ đề 1: Dốt +tìm lời giải tại sao mình dốt = đạo hàm cấp 3 Funktion( ngô bảo châu ).


    Trong điều kiện cùng „giai cấp như vậy“, em sẽ chỉ xét tới các yếu tố chúng ta có thể cải thiện, tăng cường, bổ trợ …, như kiểu đau bụng thì dùng thuốc diệt giun Fugacar. Nóng trong người thì uống nước trà „Dr. Thanh giải nhiệt“

    Thực ra ngay những cái em viết ra sau đây, bản thân em cũng không thực hiện nổi. Các bác cứ coi như tham khảo thôi. Đời mà, nói thì dễ, làm mới là ..chuyện khó khăn.

    2. Tiếng.


    Học không phải bằng tiếng mẹ đẻ, thì không nghe, không hiểu được chẳng khác nào có mắt như mù, có tai như điếc, có làm xiếc …cũng rất tiếc bể kèo. Tất nhiên có thể nói, có những môn không cần tiếng tốt, cũng có thể học tốt. Nhưng các bạn đừng mang một cái đơn, cá thể, để sánh với một cái chung, đại đồng. Không có tiếng là không có miếng, cứ hiểu thế cho nó lành. Vì thế, bạn nên cố gắng cải thiện tiếng của mình cho tốt nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Vào trường sớm, mà ra muộn hoặc ..tệ hơn là không ra nổi, không bằng vào muộn mà ..cứ tằng tằng mỗi năm 2 kỳ, phỏng ạ !?


    Langsam, aber sicher.

    Lesen gefährdet die Dummheit.


    3. Luyện tập


    Các môn học, kể cả Đức ngữ cũng thế, kỹ năng làm bài chiếm một % rất lớn trong thành công ở mỗi kỳ thi. Bạn có kỹ năng tốt, thì khi làm bài, nó là thuần phản ứng tự vệ, tự trôi ra khi bạn gặp vấn đề mà bạn đã đối phó rồi. Nó như kiểu „rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh, nâng chén trừ sâu, sâu càng sâu hơn“ ý.


    Luyện tập là thế, nó tạo ra một phản ứng thói quen, đề này là sao, câu kia giải thế nào, rút ngắn con đường vận dụng tư duy để xác định phương hướng tìm lời giải. Uống một chén thuốc trừ sâu, mới sâu trong bệnh viện, uống hai chén thuốc trừ sâu, sâu vào tận lòng đất -sâu càng sâu hơn.


    Vì thế, càng luyện, càng quen, nó giúp cho chúng ta làm luôn, mà không bị động tâm lý kiểu cưỡi ngựa xem hoa: à cái này làm thế này, công thức này đây mà. Tới khi thi thật thì ..tự dưng quên bố cái công thức đó đi, ôi sao mình không nhớ công thức nhỉ ? Càng nhớ, càng đau …đầu .., bởi có một sự thật, đầu ít vận dụng, khi vận dụng ở trạng thái chịu sức ép thì đau đầu lắm. Nó cũng như kiểu đánh cờ, học xong luật ..thì coi như biết đánh, nhưng để đánh giỏi, và duy trì phong độ cao, không có cách nào khác là ..luyện tập để cho quen với mọi điều kiện địa hình thời tiết, để đầu chưa nghĩ, bút đã di động rồi.


    Übung macht den Meister


    4. Ý thức học


    Sang Đức thường là được tháo cũi, sổ ***g, làm gì có ai quản nữa đâu, tội gì mà không đú. Học lúc nào chẳng được, chứ học nhiều khéo ngộ chữ, đi Trâu Quỳ thì bỏ mie. Hơn nữa, thói thường, con người thì …phần con dễ nghiêng nghả, thấy sướng trước mắt, tặc lưỡi, có một tí thôi mà.


    Chơi game thì cả ngày chẳng thấy đau đầu, thời gian đi qua chớp nhoáng. Học thì ..một tí là đau đầu, thời gian đi chậm như xe lu.

    Sáng mùa đông, tuyết rơi ngập đầu, qua cầu gió thổi, lại đoán tàu nổ lốp, chắc gì thầy đã tới lớp…, mà mình đang nằm trong chăn êm, ôm người yêu ấm áp thế này …haizz, bỏ học một hôm chết ai.


    Tiếng đức có câu: Verbotene Frucht schmeckt süß – trái cấm, thì ngọt ngào, hấp dẫn – hỏi dễ mấy ai tung nổi cái chăn ra để ..mò ra ngoài trời lạnh – gió cắt ngang tai ?


    Đời thì có lần 1, sẽ dễ có lần 2, lần 2 sẽ có lần 3 ...! Năng nhặt thì chặt bị, năng ị thì thèm cơm. Ohne Fleiß kein Preis – bổ đề 2 không cần phải chứng minh thêm lần nữa.


    Học là phải tập trung, không thể có chuyện lười. Blau zu machen.


    Arbeit bringt Brot, Faulenzen Hungersnot.


    5. Hiệu quả học


    Ngồi cả ngày sao không nhét được 1 tí chữ nào vào đầu nhỉ ? Thôi mệt quá, đọc nốt cuốn truyện này đã…, harry potter und die heiligtümer des todes đang hay này.., chỉ xem một tí gọi là đổi món tinh thần, rồi học tiếp thôi!

    Học không chuyên tâm, bị phân tán bởi các yếu tố xung quanh, dù thời gian học có kéo dài, nhưng khó có thể nói là sẽ thu được một kết quả cao. Thế nên các bạn học giỏi mà khiêm tốn thường chọn giải pháp học thư viên. Thứ nhất tài liệu bạt ngàn, thứ 2 yên tĩnh, ai động đậy hát xì hơi là cả trăm con người ồ lên: gesundheit chứ chả chơi.

    Cả thiên hạ học, mình cũng chẳng có cách nào khác, thể nào cũng cắm cúi theo… và cũng vèo vèo … ôi ngạc nhiên chưa..mình học tới 5 tiếng liền trong 1 ngày, thi lại phen này thế nào cũng qua.

    Học phải có lust học, học phải chuyên tâm học, học phải tìm địa điểm nơi nào có thể cưỡng bức mình phải học.


    Wo ein Wille ist, ist auch ein Weg.


    6. Cách học


    Mỗi con người là một chủ thể khác nhau về thất tình, lục dục, cho nên khó có thể nói cách học của người sẽ là thích hợp với người kia. Bạn thích học nhóm, bạn thích học đơn lẻ. Bạn thích học thảo luận, bạn thích yên tĩnh. Tuy nhiên dù cách học nào, nó cũng hướng tới một nội dung là sao cho thấu triệt bài học.


    Thế nên, xây dựng cách học nào nó cũng phải đảm bảo các yếu tố: có lust học, kiểm tra được kết quả của mình đã học, tóm tắt được những vấn đề cốt lõi của một chủ đề học. Khi bạn gấp sách lại, đặt ra các câu hỏi cho mình: nội dung bài là gì, cách giải bài ra sao? Vấn đề nào tác động, nhân tố nào gây ảnh hưởng. Về mặt nguyên tắc, nếu bạn trả lời được đầy đủ các vấn đề trọng yếu của một thema học khi đã gấp sách rồi, đấy gọi là thành công.


    Có thế nói: Nếu học các môn về tính toán, yêu cầu phải cực kỳ hoàn thiện các kỹ năng tính toán, thông qua tăng cường số lượng übung và đa dạng hóa bài tập… Học về các môn nhiều chữ, yêu cầu phải nhớ các luận điểm cơ bản, các dẫn chứng biện minh… Dù học cách nào, thì cách học chung cho cả hai là : các vấn đề ý nghĩa, ứng dụng thực tế, các ảnh hưởng qua lại của mỗi vấn đề, mỗi thông số được đề cập phải được đặt trong mối liên hệ với các thành phần còn lại. Ví dụ như học nhiệt: Nhiệt lượng là gì, ý nghĩa của nhiệt lượng. Đưa ra định luật nhiệt động học: thì phải đặt câu hỏi, ý nghĩa, ứng dụng của nó. Tùy theo độ thông minh và hiểu bài, mà các bạn cứ mở rộng các mối liên hệ đó lên mức tối đa nhất trong phạm vi có thể. Anh A tại sao yêu cô B, cô B có bạn là cô C, trông đẹp hơn, sao anh ý không yêu ..haizz, đại khái là thế ..trong một tổng thể bài học.


    Tránh cách học cưỡi ngựa xem hoa, đọc xong à mình hiểu mà không cầm bút viết giải bài. Mỗi khi bạn cầm bút làm một bài toán, ghi chú một câu hỏi, thông thường bạn sẽ nhớ lâu hơn, nhớ phản xạ hơn ..là kiểu nhớ à cái này làm thế này đây, cái kia làm thế kia đây, mà không động bút vào làm. Nếu bạn chỉ hời hợt nhìn cái bề nổi, thì rất có thể khi bạn lâm thực tế, bạn sẽ thiếu kỹ năng tới mức tính toán cũng không tính nổi, chứ đừng nói là nhỡ quên công thức. Em từng chứng kiến có bạn đi thi về bảo: đề thi là viết phương trình đi qua hai điểm, có gì đâu, nhớ công thức x1, x2 về viết phương trình là xong. Ai dè tới lúc thi cuống lên, xuống, ko biết x1 hay x2 nằm trước, cũng ko đủ tỉnh tảo là cứ y = ax+b, mà cho nó qua hai điểm để giải hệ phương trình. Hoặc cho cặp số (x1, y1 ) và (x2, y2 ) , x* là một số giữa x1 và x2, xác định y*. Đại khái là thế, nhiều khi rất đơn giản, nhưng …không thể nào mà nhớ ra.


    Các cụ dạy rồi: Trăm hay không bằng tay quen. Thế nên học đừng hời hợt, làm bài gì, thì nên làm ra tới con số cuối cùng hãy dừng. Ngoài ra, khi học đừng nên tham cao xa vội, trước hết phải ưu tiên học theo giáo trình thầy dạy ,skrift thầy đưa cho. Bởi suy cho cùng, đó là nền tảng Prüfung không mấy khi nằm ngoài những cái thầy đã dạy.


    Học không nên đề dồn dập, nước tới chân mới nhảy…, vì lúc đó áp lực thi cử gần, đầu óc một lúc phải bắt ăn nhiều kiến thức, dễ dẫn tới tình trạng bội thực. Học nên san đều ra trong cả kỳ. Mỗi hôm một ít, một tí. Sau tới kỳ thì thì hệ thống lại.


    Nếu bạn nào nhiều bạn ở Ym, facebook, học ở nhà thì nên rút quách cái đường internet đi. Kẻo buzz, rồi lại chém gió với nhau …thời gian chả mấy chốc qua cả tiếng.


    Was du heute kannst besorgen, das verschiebe nicht auf morgen !

    Auf einen schiefen Topf gehört ein schiefer Deckel.

    Arbeite klug, nicht hart.


    7. Bài vở tham khảo


    Nhiều khi rất khó để đọc tài liệu thầy giáo đưa, hoặc bạn muốn bổ sung về übung, bạn có thể tìm những tài liệu thêm môn đó ở trên thư viện, hoặc dùng các từ khóa có trong bài của thầy, để lên mạng nhờ anh google truy nã. Ví dụ, cùng viết về xác suất, nhưng có thầy viết dễ hiểu, thầy khó hiểu.


    Die Axt im Haus ersetzt den Zimmermann.


    8. Học nhóm


    Khi mới vào lớp mới, tất cả còn bỡ ngỡ, nên tập trung hỏi và làm quen nhiều bạn, để khi phân nhóm học bắt buộc hay tự nguyện …mình dễ được tuyển nhóm. Đừng để mình là người thừa, đợi người ta nhận vào .., tủi lắm. Tâm lý lại mất tự tin. Chơi với nhau, các bạn sẽ chủ động giúp đỡ mình hơn, mà khả năng ngôn ngữ và hội thoại cũng tự phát triển .

    Học thầy không tày học bạn. Đặc biệt trong học übung.


    Eine Kuh macht Muh, viele Kühe machen Mühe.

    Berg und Tal kommen nicht zusammen, aber Menschen.


    9. Làm – học


    Thường đi làm có tiền tươi thóc thật, nhưng mà đi làm kiếm đồng tiền thật sự là mệt và vất vả. Đi làm về mà còn sức học ..sợ không đạt độ hưng phấn tối ưu. Nó như bắt thằng sắp chết đói đi gánh nước đêm vậy. Thế nên, nếu không vì bắt buộc, bạn nên làm việc trong kỳ nghỉ hoặc ngày cuối tuần, đừng bỏ học vì làm, mà nên bỏ làm vì học, nếu có thể.

    Nếu vì hoàn cảnh, hãy cố trong mọi khả năng có thể…để mà bestanden. Trước kỳ thi có gắng thu xếp, nghỉ ngơi để ôn văn, luyện võ, thịt chó tẩm bổ.


    Alles hat seinen Preis.


    10. Khoe dốt


    Không hiểu bài thì phải hỏi, nếu cừ ngờ ngợ, mà không cảm giác mình đúng, khi thi cứ thế viết vào, dễ ăn câu hỏi sai. Không ai chửi mình hỏi ngu, nhưng sẽ chửi mình: ngu mà không hỏi. Bản thân em cũng bị thầy mắng cho một trận, sao cái này không trả lời được, ở lớp tôi nói rồi mà. Không hiểu, sao không hỏi…, thành thử muốn xin thầy cho qua mà không dám, im thit thít, chấp nhận thi lại báo thù.

    Haizz, trước khi thi lại, cũng viết thư hỏi thầy, vấn đề này, vấn đề kia, dù rằng mình cũng hiểu rồi, nhưng …cứ hỏi thế tạo quan hệ, ấn tượng cho thầy, để thầy biết thằng này nó có học bài.., lỡ khi thi lại vấn đáp, thầy châm chước. ..:(


    Zwei Tode kann niemand sterben. Zwei Dumme, ein Gedanke.


    11. Thi cử


    Thông thường, bạn chỉ được thi tổng cộng 3 lần, có nơi là 2 lần thôi. Sau ba lần không qua bạn bắt buộc phải thôi học, chuyển trường hoặc chuyển ngành. Vì thế, bạn đừng có mạo hiểm thì nếu mình có một sự tin tưởng là : mình sẽ trượt.

    Nếu đi thi, nguyên tăc cũng như ở nhà: Dễ làm trước, khó làm sau. Nên mang đủ từ điển, dù bạn giỏi, để nếu chết ở một từ nào đó, còn có cái mà tra.


    Thi ở Đức phải đăng ký, nếu hôm đi thi vì lý do gì đó, không tham gia được, thông thường bạn sẽ bị đánh trượt. Trong trường hợp này, bạn cố gắng tìm lý do gì đó, vì dụ giấy tờ bác sĩ, hoặc gọi điện khẩn cấp tới cho thầy xin hủy Anmeldung thi đi …! Đừng có nghĩ, bỏ đi lần 1 còn lần 2. Học ở Đức hãy nên biết quý số lần thi mình được có và đừng lãng phí nó. Không chắc thì nên đợi thi vào đợt sau, năm sau, vì vẫn chỉ là tính một lần thi.

    Trong trường hợp thất tình, nếu bạn không chắc, tốt nhất nên nghỉ đi.


    Besser spät als nie!


    12. Tâm lý:


    Thường ngay cả khi chuẩn bị kỹ càng, chúng ta còn thất bại, nữa là không chuẩn bị. Thi ở Đức thường là thi liền kề, nếu bị một môn ào đó chắc chết, rồi ảnh hưởng tâm lý…chết dây chuyền thì càng tệ hơn. Nếu chẳng may, hãy tạm thời gạt nó sang một bên, tạm giải quyết các môn còn lại đã. Dẫu biết nói là khó, vì cảm giác là cái khó chi phối, nhưng dù sao lý trí cũng có thể bắt ta phải làm gì. Đợi thi xong, hãy phân tích tình hình, nhận định sai sót mà ôn lại, để thi lại là qua. Haizz, thi chính thì em thường chết tuốt, thi lại ..cứ qua ầm ầm, kể cũng may mắn lắm thay.


    Aus Schaden wird man klug.


    13. Tự đánh giá mình


    Đây là một cách quan trọng trong việc học. Có đánh giá chính xác mình, mới biết mình ở đâu. Có đánh giá chính xác, mới dám thừa nhận Fehler mà mình mắc phải, để lần sau mình làm tốt hơn.

    Đánh giá chính xác, có nghĩa là, mình làm tốt thì mình nên thừa nhận mình đã làm tốt. Mình không làm tốt, phải thừa nhận mình không làm tốt.


    Minh học giỏi mà cứ bảo dốt, đâm ra thiếu tự tin khi tranh luận. Mình học dốt mà .. không thừa nhận, lại khó có thể khắc phục vấn đề mình mắc phải,để tiến bộ hơn. Dám thừa nhận cả hai mặt xấu tốt một cách khách quan làm cho bạn tự tin và …biết phấn đấu hơn trong học tập.


    Alles muss gelernt sein. Auf einem Bein kann man nicht stehen.


    14. Xin xỏ

    Trong trường hợp Note điểm chết mà bạn không có Chance khác, hãy thử trình bày và tiến hành xin xỏ. Haizz, vẫn biết đây là việc không nên làm, nhưng nếu đã lâm vào đường cùng, trình bày hoàn cảnh cùng giáo sư, để xin một cơ hội…, bởi giáo sư thì cũng là người, số bạn gặp hên, thì ..bạn còn một cơ hội đó để thay đổi vận mệnh. Nếu có xin, nên đề cập tốt nhất là trước lần thì vận mệnh hoặc trước khi lên điểm, chứ sau khi đã có điểm, thôi rồi Lượm ơi !


    Besser schlecht im Auto gefahren als gut zu Fuß gegangen.

    Im Mund ist alles rund.


    15. Liebe


    Nói đến học tập, mà không nói tới Liebe thì thường là thiếu xót khó thể tha thứ. Người chứ có phải gỗ đá đâu mà ..không in einer Beziehung mit…Tuy nhiên khi chưa yêu, hiện trạng của bạn là có thế nào thì ra thế đó. Khi yêu vào, bạn trông chờ việc học của mình tốt lên, nhưng không hẳn khi nào cũng vậy. Jedes Ding hat seine zwei Seiten.

    Thế nên…bạn hãy yêu bằng con tim và kiểm soát bằng lý trí. Có đá nhau ra khỏi cuộc đời, cũng nên lịch sự mà đá con người ta ở xa xa thời điểm ..thi cử ra một tí. Sốc thất tình, đặc biệt là tình đầu ..em nghe bảo ..ác như con tê giác.


    Marmor, Stein und Eisen bricht, aber unsere Liebe nicht.

    Pech in der Liebe Glück im Spiel


    16. Quay phim:

    Đây là điều đáng lẽ em không nên nhắc tới, vì lớp em học tương đối tự giác. Ở nhà mình làm gì xâu xấu, cũng là người Việt nam, đỡ xấu hổ. Chứ ở Đức, học trong môi trường quốc tế, bị bắt …nhục lắm. Thế nên, em chỉ trình bày một số cách quay gọi là hợp pháp thôi: a, Từ điển bạn có thể ghi các từ môn học bạn vào, thực ra đây gọi là cách ghi gợi nhớ, vì đôi khi ta không thể nhớ cách diễn tả tiếng Đức, nhiều khi có một từ mà ta nhớ ra cả một định luật. b, Nếu chơi với bạn trong lớp, haizz, nhờ nó phím bài cho, không có gì mà ngại .

    Các công thức ở Đức thường được là mang vào, bạn không nên chủ quan mà sắm cho đủ, có điều khi mang sử dụng bạn thường phải trình cho giáo viên ký. Thường ở chỗ diễn giải ý nghĩa công thức, bên cạnh tiếng Đức, bạn có thể bổ sung tiếng việt, nhưng ko phải là dịch từ đó, mà là ..ghi gợi nhớ một vấn đề khác ^^. Giáo viên biết tiếng việt đâu mà lo, tuy nhiên đừng ghì nhiều, ghi là gợi nhớ thôi, vì mình ko học thuộc tất cả vấn đề bằng tiếng Đức.


    Đi học nhớ mang máy ảnh, vì thường thầy giáo dạy nhiều năm, đi lại cũng chỉ có mấy loại đề mang đi làm Prüfung thôi. Nhanh tay, lẹ mắt, phối hợp với bạn bè điều thầy đi chỗ khác trong giờ ra chơi, rồi chụp …tài liệu của thầy.


    Die besten Fische schwimmen am Grund.

    Der Mensch denkt, Gott lenkt.


    17. Chống sốc


    Ở nhà vốn con ngoan trò giỏi, sang đây lại chẳng phải ăn chơi, thế mà … thất bại toàn phần, hoặc …thi cử, điểm không cao ..như ước ao. Đại loại thế, tự mình dằn vặt mình, phỉ nhổ mình, không hẳn là không có. Không khéo có bạn ra ban công tầng 17 mà bảo ..: ôi sao ở đây cao nhỉ, ngã xuống dưới có sao không ? Không lường trước được, tăng xông lên, em đảm bảo các bác rơi với gia tốc chuẩn 9,8 mét/ giây bình phương liền
    .

    Thế nên, dù hoàn cảnh nào, vì may mắn, vì không may mắn .. các bác nhớ hộ em „Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống“ . – Thạch lam.


    Ở đời, khó ai nói trước điều gì. Bạn lên kế hoạch và chuẩn bị mọi cái cẩn thận, xác suất thành công của bạn sẽ cao hơn …, nhưng …

    Thế nên, du học Đức thường không dành cho các bác yếu tim, yếu gan, cứ cho mình học dốt,…và tài chính không tốt.


    Ein Unglück kommt selten allein.

    Glück im Unglück haben.

    Messer, Gabel, Schere, Licht, sind für kleine Kinder nicht.


    18. Kết


    Aller Anfang ist schwer aber Ende gut, alles gut.


    Thành công, thất bại kề bên

    Đời người xuống chó, voi lên là thường

    Chúc bạn ý chí kiên cường

    Công thành – danh toại tìm đường về quê ?

    Hay là trai, gái Đức mê

    Thời nay cố giữ lời thề là ngu !


    Du kannst dich dafür entscheiden, was zu haben, Alles oder nichts. Das Leben und Studium in Deutschland sind kein Zuckerschlecken
    .

    Wer zuletzt lacht, lacht am besten.[r2)]
    obere Angaben ohne Grantie !
    Blume92xi_trum_um thích bài này.
  10. la__bat__vi

    la__bat__vi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    45
    Du học đức-kinh nghiệm sắn lùi
    thương nhau chia củ sắn lùi
    bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng
    Bài viết không dành cho các bạn con nhà giàu hoặc các bạn có chỉ số hòa nhập nhanh

    Kinh nghiệm linh tinh

    1. Vorwort


    Các cụ bảo rồi „nhập gia tùy tục „ thế nên khi ta đến xứ người, dù không nhiều thì ít, có những bỡ ngỡ ban đầu, có những sực khác biệt về văn hóa và … có cả những cú sốc đối với bản thân …, nhưng nếu muốn tồn tại và phát triển, ta không thể bắt người theo ta, mà ta phỉ theo người thôi. Nói như truyền thống hôn nhân thì: Xuất giá tòng phu, tức ra nước ngoài thì điều trước tiên phải biết là tuân thủ pháp luật nước sở tại, cụ thể ở đây là nước Đức, hay tiếng Đức thì gọi là Deutschland.

    Sau đây em xin góp nhặt một số chuyện linh tinh gọi là …chia ngọt xẻ bùi cùng các bác.

    2. Đái ngồi, hôn đứng.


    Mục đái ngồi, chỉ dành cho các bạn Nam thôi. Thông thường nếu bạn ở WG, nếu có khách là bạn Nam tới chơi, theo thói quen đàn ông Việt Nam không bao giờ có chuyện đái không qua ngon cỏ. Haizz, mà trong WG, thì không có máng hứng cao tầng như ở trong toilet nam. Điều đó có nghĩa là nếu bạn Nam mà đái đứng, dù căn chỉnh tọa độ rất chuẩn, nhưng dưới ảnh hưởng của gia tốc trọng trường, điều kiện gió, cũng như khả năng tâm sinh lý …kiểu gì thì cũng : „Urin như hạt mưa sa, hạt rơi trúng lỗ, hạt ra bên ngoài“. Bạn chủ nhà nhẹ cũng bị những Mitbewohner bực trong lòng, nặng thì nó sẽ họp phòng nhắc nhở đó. Nên, các bạn Nam hãy nhớ, vào Toilet ở WG là …cấm đái đứng, mà đái ngồi. Lý do : đái ngồi thể hiện trình độ văn hóa cao, văn minh, lịch sự.

    Nếu ở vn bạn được quyền hôn kín đáo, đái công khai. Thi ở đức ngược lại, bạn có quyền hôn công khai và đái ..gần kín đáo. Dù có hôn hay không hôn, bạn đừng có bao giờ ngồi xổm ở những nơi công cộng nhé. Mệt, mỏi thì hãy ngồi bệt. Ngồi xổm, đơn giản là …giống đang ngồi ị ..haizz . Người ta bảo là stink!

    3. Bank


    Đôi với bank, sau khi bạn đã có thẻ, trong vòng 6 tuần,bạn phải rút kontoauszug. Nếu không Bank gửi nó về cho bạn, bạn sẽ mất tiền tem là 2,5 euro. Nếu bạn chuyển nhà đi mà không thông báo lại cho Bank, để họ gửi tới mà ko có địa chỉ, họ sẽ thu phí truy tìm là khoảng 15 Eu. Các giấy tờ Bank khi vứt đi, bạn nên hủy, đừng để rơi vào tay ai, kể cả số Konto, vì có thể kẻ xấu lợi dụng để bucht 1 khoản nhỏ, nếu ta không để ý là sẽ mất.

    Bạn nào dùng banking online nên nhớ, đừng dùng lệnh copy khi chuyển khoản, bởi nó sẽ tự động thêm số, làm số tài khoản ta chuyển đi thành sai. Không chuyển tiền, nhất là trong trường hợp khẩn, lắm khi hơi phiền.

    4. Bác sĩ


    Đi bác sĩ, nếu bạn có thẻ bảo hiểm, nên đi thường xuyên. Vì bạn phải đóng 10 eu cho một quy là ba tháng, nên nếu bạn đi, thì nên đi đầu mỗi quý, bởi 10 euro bạn sẽ dùng cho cả quý. Chứ bạn đi cuối tháng thứ 3 của mỗi quý, sang quý mới bạn vẫn phải đóng tiền..

    Răng và mắt là hai cái bảo hiểm chả mấy khi thanh toán cho bạn. Thế nên bạn có việc phải đi khám hai thằng này, trước hết là khám răng, kể cả cao răng, khi nào cũng phải phán luôn một câu: thẻ bảo hiểm tao làm được gì, hãy làm cho tao. Nếu tao phải trả tiền, xin nói trước, kẻo tao không đủ tiền trả. Nêu hàn răng, thay răng, bảo bác sĩ đưa cho một cái Kostenplan, rồi ra bảo hiểm, nói hỏi về thu nhập, dù có bất kỳ khoản nào, thì cũng phải nói, tao là sinh viên, bố mẹ tao chỉ cho mỗi tháng tiền vừa đủ sống. Điều đó giúp bạn được thanh toán 100%, cũng như lấy cao răng miễn phí. Gặp thằng bác sĩ nào bôn sê vich, thì đi tìm thằng khác. Ở Đức bác sĩ như nhiều như quân Nguyên, nên sẽ có ông không có lòng thương tiếc cho bảo hiểm đâu, đặc biệt ở xa trung tâm thành phố. Mình và bác sĩ đều chả mất gì, mình được khám bệnh, bac sĩ được thịt bảo hiểm …Nên nhiều bác sĩ sẽ ..tự hiểu. Còn một khi bạn nói bạn lấy cao răng, chắc chắn bạn phải trả tiền.


    Điều này cũng đúng khi bạn không có bệnh tật gì mà muốn đi khám tổng thể. Vì thế, muốn đi khám tổng thể allgemein, hãy bảo.. tao thấy tao thế này, ví dụ như dị ứng, khó thở, hoặc ở vn tạo bị bác sĩ bảo, mày xem khám tổng thể giúp tao. Họ sẽ khám cho bạn. Chứ bạn đang khỏe bảo, tao muốn kiểm tra sức khỏe, tao ko có cảm giác bị bệnh gì, bạn phải trả phí.


    Bạn nào bị cận, thường các thông số về khoảng cách đồng tử có sẵn ở nhà. Bạn muốn đặt kính ở nhà cho rẻ, thì có thể vào bất kỳ hiêu kính nào để kiểm tra mắt. Khi họ khám xong cho mình, nếu mình mua, họ mới đưa đơn kính, còn không mua thì không đưa. Do đó, khi khám xong bạn cần nhìn đơn và ghi nhớ lấy số độ mắt kính của mình mà thông báo về vn mà đặt, nếu muốn. Còn em thì khuyên mua luôn ở bên này. Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay. Có cái nên chi, thì nên chi, cái nên tiết kiệm, mới là tiết kiệm.

    5. Liebe


    Chuyện này em hoàn toàn không có kinh nghiệm, bởi em là người ích kỷ, chỉ biết quý bản thân trước nhất…, nên không dám ho he về kinh nghiệm. Chỉ dám …hóng hót các bác cao thủ, sát gái như dao thái , sát trai như tát tai thôi.


    Thông thường về mùa đông các cặp thường có xu hướng tiến lại với nhau, còn mùa hè chia tay. Nên bác nào muốn đổi gió hay tán tỉnh nhau thì nên chú ý vào thòi buổi giao mùa này. Còn về lý thuyết chung thì, các bác gái sang tăng giá trị, các bác trai sang giảm giá trị. Thế nên bác trai nào muốn tán bác gái, nên chủ động tán từ cầu thang sân bay Đức trở về sân bay Việt nam cho …đỡ phải gặp Yết Kiêu. Nếu không thế, dù không gặp Yết Kiêu, các bác sẽ phải đối diện với một tập đoàn quân Mông cổ hừng hực khí thế … chờ đón chị em mới sang.


    Thường thì tình yêu ở Đức là tình yêu đoản thọ, dù không phải tất cả đều như vậy, nhưng cái định luật bảo toàn tình yêu: tình yêu không tự nhiên sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác có vẻ là đúng.


    Hồi em ở Dresden có nghe truyền thuyết, một cặp nào đó, đi sinh nhật cậu bạn. Sau đó cặp kia chia tay, để một người tới với cậu bạn đang frei kia.

    Ở Đức cũng vậy, nếu không yêu thì thôi, chứ yêu rồi, sau một thời gian dù có chia tay, 3 tháng, năm tháng, 1 tình yêu mới lại đến. Thế nên, các bác nào có lỡ chia tay thì cũng đừng lo lắng quá.


    Ở Đức các bác đừng nên yêu bằng niềm tin, tức là đi đâu đó nhờ bạn của mình chăm sóc ..người yêu nhé, cả trai và gái cũng vậy. Mất như chơi …!

    Suy cho cùng dù cho sông cạn, núi mòn thì cái chân lý: Bà có vung thì bà cứ đậy, tôi có gậy thì tôi cứ khua. Vung bà có mở ra, thì gậy tôi mới chọc được …, nên đừng có đổ lỗi, hay chán đời gì ..một khi các bạn không được như ý nguyện nhá. Ngày mai …vẫn còn nhiều việc để làm.


    Bạn nào có chút tài lẻ, ăn mặc chút ít kiểu tài tử, đi Asia Party .. chắc cũng được gọi là thần tượng Idol lắm …, cưa cẩm cũng dễ hơn.


    Nếu các bác có phũ vãi Hiệp gà với nhau, cũng nên vuốt mặt nể cái mùa thi ra …để cho con người ta đừng…lâm vào cảnh trên đe, dưới búa. Thực tình, đã có bạn yêu đương ở việt nam thắm thiết, sang đây học toàn chỉ bài cho bạn, ai dè tới khi người yêu sang …một thời gian và bỏ. ..sốc thi trượt luôn.

    Trung bình …mỗi người vài mối tình … cũng không phải là chuyện gì quá hiếm ở đất Đức đâu.

    Muốn nhanh lên Un, cứ tìm kiều mà duyệt.


    Dù sao em cũng chúc phước cho bác nào yêu nhau..sẽ mãi mãi bền lâu như con trâu với cái cày.

    Du bist die Sonne, ich bin der Mond;
    Du bist der König, ich bin der Thron;
    Ich habe Hunger, du bist das Brot,
    Du bist der Grund, wofür zu Leben sich lohnt
    6. Hiệp sĩ

    Ở Việt Nam, đây đó các bác nghe đài, báo chí nói, hiệp sĩ này, hiệp sĩ nọ …Ok, các bác ở vn em không nói. Nhưng sang đây em xin …., tây nó to như con Tịnh ý . Thậm chí cảnh sát Đức nó còn gắn những thông báo : nicht den Helden spielen.


    Hồi em còn nhỏ, cứ gạ gạ đánh nhau là thằng nào cũng: máy giỏi đánh trước đi, thằng nào đánh trước là bố, nhưng rốt cục đếch thằng nào dám đánh trước. Ở đây, các bác cũng nhớ cho, thằng nào mà đánh trước, thằng kia nó chịu trận, nó gọi Polizei là các bác đền nặng. Em từng gặp một ông đập vác ghế đập đầu 1 ông tóe máu, tòa nó phạt toi 10000 eu. Sau hai ông này đi làm, haizz ông phải đền tiền vẫn phải ngọt nhạt mà đếch làm gì được. Khổ thế đấy, chứ nếu ở việt nam, tao xin tí tiết.

    Vậy tốt nhất, bác thấy gì không ổn, tốt nhất gọi Polizei! Còn không .. cứ thích xông vào mà làm anh hùng.

    7. Đái bậy


    Bạn đừng quá thần tượng Đức văn minh lịch sự. Trời mưa lất phất …haizz, trời đất khai mù. Tất nhiên đái bậy chỉ thực hiện được vắng người, gần bụi cây hay ..bây giờ đêm đã về khuya, đề nghị các bạn vặn nhỏ máy thu thanh và lắng nghe câu chuyện gia đình. Tuy nhiên, buồn đái thì …không chờ sáng, trưa chiều tối.


    Phần lớn ở Đức đều có những buồng đái công cộng, bỏ vài chục cent vào là ok ngay, nhưng không phải khi nào bạn cũng mang tiền lẻ, hoặc mang theo tiền, ..hoặc thậm chí .., việc đếch gì ông phải bỏ tiên chứ. Vậy phải tìm chỗ đái bậy, mà đái công khai haizz.

    Em từng nhận cuộc điện thoại:


    A: Chú ơi, cháu buồn đi hái hoa, mà không mang theo tiền lẻ.

    Em: Cháu đang đứng ở đâu ?

    A: Ở Bahnhof ạ …,

    Em: Cháu nhìn xem cái mcdonald nằm ở đâu, cứ vào đó mà đi thoải mái. Ra đứng xếp hàng ở chỗ hàng dài nhất, đông nhất ý ( nếu không đói bụng và nhu cầu cần mua ), một lúc rút điện thoại ra giả vờ hallo, rồi biến. Còn nếu không muốn lịch sự thì ..đi vào, rồi đi ra luôn.

    8. Cấm đùa


    Đây là vấn đề đơn giản, nhưng mong các bạn chú ý cho. Xin các bạn chớ nô đùa, xô đẩy nhau ở những chỗ giao lộ, gần đường ô tô, gần đường tàu ( nếu đợi tàu, thì nên đứng ra ngoài phạm vi vạch trắng an toàn ). Nhiều khi hành động dù vô ý, nhưng sẽ để lại nỗi ân hận cả đời. Vì thế, bạn có thể là người thích đùa, vui vẻ, nhưng cũng nên nhớ cho mình ở đâu…., để không vô tình gây nguy hiểm cho bạn bè và những người xung quanh.

    9. Ứng xử


    Các bác sang đây đi tàu xe, gặp em nhỏ có thể không cần nhường chỗ, nhưng gặp cụ già .. thì nên nhường, kẻo có cụ cáu lên cho cái gậy ! Theo em kính lão, đắc thọ cũng là điều nên làm. Đi đường cũng thế, gặp ai cầm gậy dò đường, cũng nên nhường con đường đó cho người ta, còn qua đường, nếu có thời gian, nên giúp đỡ.


    Đi lên tàu ,các bác nhớ, đứng đợi xếp hàng ở hai bên cửa. Đợi ở trong ra hết, mình mới lên, đừng chen lấn xô đẩy, để người đời họ nhìn mình bằng con mắt hình viên đạn.


    Trong thư viện, đừng bô bô. Trên tô tô đừng ca hát.

    Người ta giao cho mình việc gì, không đồng ý thì nên từ chối luôn. Đừng nhận lời rồi bảo quên. Nếu bất khả kháng, đừng dùng tin nhắn, mà nên liên hệ trực tiếp, nói chuyện điện thoại.


    Nói với ai, nhìn vào mắt họ. Bác trai nào đi, tàu xe vào mùa hè, nếu muốn quan sát chị em phụ nữ từ đầu tới chân thì nên đeo kính râm, chứ đừng nhìn chòng chọc, nó thô !


    Danke, bitte là câu cửa miệng. Người ta danke thì mình bitte. Người ta bitte thì mình danke . Đừng bác nào như em nhé, vừa hắt xì hơi xong là tự danke , bitte luôn làm người ta chả con gì để nói.


    Cái gì thuộc về quyền lợi bất di, bất dịch …phải biết đấu tranh. Cái gì không ảnh hưởng lắm, nhịn mà nó lành thì nên nhịn.

    Ở cùng WG, nhiều khi có các cuộc họp, cuộc ăn chung, bạn đừng nên lấy lý do này, hay nọ mà từ chối. Nếu có thể, nên tham gia, vì đó là tính cộng đồng, cũng như tạo mối quan hệ thân thiện, để mình tha bạn về, nó có đái lung tung ra … cũng không bị nói.


    Đàn bà con gái thích khen, nếu hôm nào trời không mưa, mà hửng nắng, thấy người ta nói nói, cười cười .. cứ bảo …khi bạn cười…như mùa xuân tỏa nắng.

    Đi mua hàng hoa quả ở Kauf, bạn đừng nên .. nắn, bóp như ở vn, nhiều người bán hàng không thích vậy. Dù rằng đi vào kauf, có một chùm nho, bạn nhổ một quả , ăn cũng chẳng hề hấn gì.


    Người Đức có tính tiết kiệm và thân thiện môi trường: bạn đừng có rác nào cũng vứt vào một thùng. Mà nên phân loại ra, đâu là giấy, đâu là rác hữu cơ, đâu là…pin. Điện, nước cũng vậy, không dùng thì nên tắt đi. ( haizz, em thì ..bật điên, bật vô tuyến đi ngủ - ở ký túc mà, với lại em không thích ngủ trong bóng đêm, có ông bạn nào tới chơi là khổ, vì phải tắt điện cho ông ý ngủ ).


    Ở cùng WG với nhau, phải biết trách nhiệm của mình trong công việc chung, như trực nhật, dọn toilet, vệ sinh phòng tập thể …, làm đừng qua quýt cho xong chuyện. Chất lượng công việc nó thể hiện tính cách con người bạn. Không làm thì thôi, làm cũng phải nhìn người ta mà làm, sạch hơn càng tốt.


    Nguyên tắc ứng xử thông thường là: Nếu bạn không muốn bị người ta đối xử như vậy, thì cũng đừng đối xử với người ta như vậy.

    Gibst du mir, so geb' ich dir.

    10. Ăn uống


    Đi ăn uống ở Đức, nếu không phải là tao mời mày, mà chỉ rủ đi ăn thôi, bạn nên hiểu, gọi gì, ăn gì thì cứ gọi và trả tiền. Nếu không thân với nhau, khi ăn người Đức ít nói chuyện.


    Một điểm chú ý nữa: Ngồi chung một bàn ăn, như ở Mensa chẳng hạn, đừng ăn cúi mặt, mà nên nhìn ngang, thẳng đầu…, kẻo không người ta bảo đó là cách ăn động vật . Khi ăn nên ăn ngậm miệng, chứ đừng ăn mở miệng như nhai mực khô, chóp chép thành tiếng, họ khinh.

    11. Vỡ


    Bạn làm vỡ cái gì đó không nên quá lo lắng. Đức có câu: đổ vỡ là hạnh phúc, nên sau khi tàn tiệc cưới, bát đĩa họ đập ầm ầm. Lần đầu em nghe tưởng đánh nhau cơ đấy. Scherben bringen Glück!. Tuy nhiên, nếu bạn làm đổ vỡ gì ở trong Kauf, thường là bạn phải đền đó.

    12. Toilette – Bade


    Ị và đái có thể kể vào tứ khoái của con người. Vì thế ..ị xong …bạn đừng có phủi mông đứng dậy, giật nước …là xong trách nhiệm. Ngược lại, sau khi bạn hoàn thành công việc kéo thắt lưng, hãy nhìn lại bàn tọa … nếu có dấu tích gì ..thì có cái cây bàn trải đó, tự hiểu làm gì nhé.

    Tắm xong, nên thu dọn lông, tóc, ghét ghiếc trong bồn tắm đi cho nó sạch sẽ, trả lại nguyên trạng hiện trường.

    Fair - Sauber – Preiswert

    13. Thu lượm


    Các bạn mới sang để ổn định cuộc sống, có lẽ sẽ mỗi thứ sắm một ít: bát đũa, xong nồi…. Tổng lại sẽ là một con số không nhỏ, mà chưa chắc gì bạn đã cố định ở đó, nên khuyên các bạn chân thành một câu: Tăng xin, giảm mua …tìm tài trợ. Sinh viên càng ở lâu, những thứ lặt vặt …là những thứ thừa nhiều. Umsonstladen

    14. Bản quyền và phần mềm


    Phần mềm ở Đức đều có tính bản quyền. Nếu ai biết một tí IT đều hiểu rằng có thể tìm Crack dễ dàng trên mạng, đỡ phải mua ,xài chùa mà toàn .. hàng mới. Tuy nhiên, khi tìm crack, đề nghị các bạn tránh xa những crack tiếng Đức, tốt nhất nên tìm hướng dẫn và link crack từ những trang vn. Dù bạn có xài ngon đồ Crack, cũng đừng bao giờ khoe vấn đề này với bất kỳ ai làm gì, coi như mình làm, mình hưởng.

    Nói chung, không nên download phim ảnh từ các site chia xẻ. Đại khái dạng download cái gì đó mà bạn thấy trên mạng từ chủng loại .de … thì bỏ đi cho nó lành.

    15. Đồ ăn trộm


    Thông thường đồ ăn trộm được bán với giá rẻ…,bạn thích thi có thể mua. Nhưng em cũng khuyên các bác không nên mua, hên xui ..là bác phải đi hầu polizei đó.

    16. ********


    Đi tàu xe đừng nói chuyện với nhau từ „Bom“, vì từ này đồng âm với tiếng Đức, nó lại không hiểu gì, mà chỉ nghe mỗi từ đó …nó đề phòng mình. Lên tàu gặp mấy em ả rập, tốt nhất nên tránh xa ra, và chọn chỗ đứng là sau lưng thằng béo nhất, nếu nó có ******** kèm đinh, thì thằng béo là cái bia của mình.

    Ở sân ga,bến tàu, tuyệt đối không được bỏ vali của mình mà đi dạo, kẻo không bạn làm huyên náo cả khu vực .. vì bom trong va li, và bạn có thể phải trả chi phí cho cảnh sát, khi họ được gọi tới để tháo dỡ bom mìn.

    17. Chính trị, chính em


    Các bác già, sang lâu, thường có tâm lý **********…, nếu bác nào đi làm quán cho mấy bác này thì hay bị nhồi nhét tư tưởng. Nói chung, các bác đừng quan tâm tới vấn đề này cho mệt óc phải tranh luận. Ai hỏi cứ nói, mục đích tao là học và kiếm cơm, bố mẹ không cho bàn việc khác. Họ có nói, lớn thế mà còn nghe bố mẹ à …, cứ bảo, tao là con của bố mẹ, không nghe bố mẹ thì chả nhẽ nghe .. chú, bác, cô, dì …

    Các bác lỡ dại mà theo *********, biểu tọt ..có ngày bị úp sọt tại sân bay thì đừng bảo em không bảo trước.

    18. Lắm lời


    Nói chung, muốn sống yên thân, các bác đừng bình luận người này thế nọ, người kia thế kia ..chỉ để hùa theo bạn bè hay một ai đó. Tiếng lành thì đồn gần, tiếng dữ đồn xa …, những cái đó chỉ làm mất lòng nhau, trong khi họ không gây ảnh hưởng tới mình. Hãy lắng nghe .. và nếu là lãng xẹt … thì đừng nên tranh đua cái tiếng với đời. Hãy chú ý, bản thân mình là quan trọng, nên đừng tự …mua rắc rối vào thân nếu không cần thiết.

    Worte können tödliche Waffen sein

    19. Hợp đồng


    Bút sa là gà chết. Ký tá bất kỳ cái gì, bạn cũng nên thận trọng tìm hiểu cho kỹ tới mức tối đa rồi hẵng ký. Mua cái gì cũng thế, phải tìm hiểu sự miêu tả hàng hóa …, đừng như em, thấy cái Ipod rẻ, sắp hết giờ , không kịp đọc ấn luôn lệnh mua, ai ngờ là vỏ ipod.., may mà em thương lượng .. là nhầm nên không phải trả tiền. Thế đấy…, bạn phải luôn luôn cực kỳ cẩn trọng với hơp đồng, với lời nói ..dụ khi qua điện thoại, khi bạn nói Ja, kẻo họ ghi âm .. rồi bảo mình đồng ý thì khốn nạn. Đại khái thỏa thuận tuyệt đối phải bảo họ gửi tất cả tài liệu liên quan qua Post chứ không được nói miệng. Khi bạn hủy hợp đồng cũng vậy, cần hủy đúng hạn kẻo nó tự động gia hạn thêm. Khi hủy cũng phải yêu cầu có bescheid cho mình.

    20. Lòng tham


    Thấy tivi phát những câu rất dễ dàng để khán giả đoán trúng, gửi tin nhắn trúng thưởng, hoặc xe cộ họ để bahnhof ….rồi mình điền thông tin cá nhân vào, để hi vọng may mắn. Tất cả hão hết, mà nguy cơ bị lộ số điện thoại, rồi bị quấy rầy qua điện thoại thường xuyên rất khó chịu.

    Đồ dù rẻ, nhưng không có nhu cầu, cũng không nên tham mua cả đống về nhà làm gì.

    21. Đi đêm


    Nếu không việc gì, các bạn, đặc biệt các bạn nữ nên tránh đi đêm khuya, và đi một mình kẻo gặp những xui xẻo không đáng có. Em là con trai, mà đôi khi lúc 2h30 đi làm, dưới chân là tuyết, trên đầu mưa rơi, phố vắng ..đèn vàng, người quen không có ..ớn lắm.

    22. Cửa ngõ – chìa khóa


    Đa phần ở Đức là cửa một chiều, nên bạn luôn nhớ mang theo chìa khóa trong người nhé. Em nhớ hồi em mới sang, chạy xuống tầng 1 tắm, lên tầng 4 không có chìa khóa mở cửa, phải rẽ vào phòng một bạn nữ, nhờ nhắn gọi thằng tầng trên ra mở giùm.

    Cửa ngõ phải luôn luôn được khóa khi mình ra ngoài, đừng có tin có sự an toàn tuyệt đối khi bạn không khóa, đóng kín cửa ngõ. Ông bạn tiến sĩ, lên nhờ em tầm quất chưa đầy 1 tiếng, xuống dưới tầng 1 đã bị mất trộm 2 cái laptop.

    Chìa khóa phải giữ cẩn thận, bởi một chìa, thường mở được nhiều phòng chung,bạn làm mất có khi phải đền liên hoàn, vì họ phải thay mới toàn bộ khóa cửa. Chát lắm.

    23. Bựa


    Các bạn nữ mới sang mà ở vào một khu floor nào đó, lắm nhọ đen ( châu phi ), thức dậy bạn có thể gặp ở cửa câu ich liebe dich … , hay ra bếp ..darf ich bei dir schlafen. Hoặc hast du schon einen Freund …., oh … sehr lange hast du kein *** .. das ist nicht normal. Các bạn nữ mới sang, tâm lý thường …chịu đựng! Haizz, nếu gặp vậy, tốt nhất hãy nói với nó: với truyền thống ở đất nước tao, nói như mày là không lịch sự chút nào .. với phụ nữ…! Và đề nghị nó höflich zu sein, bitte !

    24. Họ hàng -người quen


    Thông thường họ hàng người quen tốt thôi . Tuy nhiên nếu bạn ỷ vào đó làm chỗ dựa khi du học…có thể bạn sẽ trả cái giá đắt. Bởi không phải không có trường hợp lâu lâu mới tới, thì còn quý, tới nhiều rồi sợ ..quý sẽ là không. Chưa nói, mình không chắc quen cả vợ, lẫn chồng, nên nhiều khi chồng nhiệt tình, mà vợ cạnh khóe. Bề ngoài thì thơn thớt nói cười, mà trong đá đểu …giết người như chơi. Thực tế, cũng có trường hợp, có bạn phải bỏ học, lấy người ở đây rồi đi làm Haizz. Hãy chủ động lấy cuộc sống của mình, ..để phụ thuộc, là bạn giao một phần cổ phần cuộc sống của mình cho người khác.

    25. Chuyển nhà


    Chuyển nhà cách tốt nhất cho vào vali và kéo theo đường tàu, tệ hơn thì đóng karton. Nếu đường xa, sức bạn yếu ,thì bạn chỉ nên mang theo đồ thiết yếu, còn tất cả dồn vào vali và mang ra bưu điện nhờ họ chuyển, bởi 30 kg, giá đâu cũng chỉ 15 eu.

    26. Ăn trộm


    Nhiều khi đây là cái tính nó thế, tới Mc Kiều Trinh dạo nào đi công tác bên thụy sĩ gì dó còn ăn trộm …bị cảnh sát họ tóm mà. Thế nên, em khuyên các bác, cái gì không phải của mình dù có đập ngay trước mắt, trông thật hấp dẫn dễ dàng, đừng có động vào. Bị làm sao, vừa nhục cho bản thân, vừa án tích…lại mang tiếng cho cả cộng đồng.

    Tuy nhiên đôi khi các bác có thể ăn trộm ngô, bứt táo, … vì nó tràn lan, đại hải, chẳng ai quản …^^ !

    27. Thai phụ


    Yêu nhau thường xu thế các cặp là chuyển về gần nhau. Mà gần nhau thì haizz, gió mát , trăng thanh …tàu nhanh một cái…., cũng đủ bụng mang dạ chửa, ..lúc đó cũng hơi mệt đó. Chưa nói, có người ở giai đoạn này lại gặp „phũ vãi Hiệp“ …dễ đi lắm. Nên thành thật…,các bác làm gì, nếu mà chưa có ý định rõ ràng, thì tốt nhất nên thủ vài chàng hiệp sĩ OK ..haizz, chả biết dịch sang tiếng Đức là …hãng nào thì chất lượng tốt, ko đang lúc xúc than thì ôi rách mẹ nó rồi em ơi !

    28. Gia hạn visum


    Thường ở các thành phố không có bị sperr konto, đặc biệt là đối với online banking, thì nếu có nhiều bạn chí thân, việc gia hạn không phải là vấn đề lớn. Cứ trước khi gia hạn, 10 thằng dồn tiền vào tài khoản 1 thằng, rồi rút kontoauzug là đi gia hạn. Tuy nhiên, nếu ở thành phố nào mà nó sperr konto thì chịu.

    Ảnh để gia hạn visum không quá quan trọng, bạn có thể chụp ở máy tự động, thường đặt ở hbf cho nó rẻ hơn so với chụp ở hiệu.

    29. Nói dối


    Em thì không khuyến khích, nhưng đôi khi vì một lý do nào đó cần thao tác này, thì ly do sức khỏe thường được đề cập tới. Cứ sụt sịt mũi, kêu đâu đầu, ra bác sĩ thế nào cũng có cái giấy. Có điều, nó cũng như thuốc ý, dùng nhiều mất thiêng.

    30. Termin


    Termin là cái bạn cần đặc lưu tâm. Bạn nên tính thời gian trễ một chuyến tàu …vẫn kịp đối với những termin khá quan trọng trở lên. Đừng giờ cao su. Hẹn ai, dù người việt , cũng phải đặc biệt tôn trọng giờ giấc. 6h5 là 6h5… ,chứ không được có ý nghĩ muộn 10 phút không sao cả. Nếu một lý do nào đó, bạn không tới kịp, hãy gọi điện thoại cho họ biết trước.

    31. Nhận lỗi


    Người không phải là thánh. Đời không mấy ai tránh lỗi lầm, vì vậy, nếu bạn phạm phải, nên thừa nhận nó…, tránh biện hộ khi mình không nắm đằng chuôi, chỉ mệt thêm và cũng làm người ta ác cảm hơn. Chẳng ai cười người thẳng thắn thừa nhận lỗi của mình, nhưng họ sẽ cười nếu bạn cứ cố bao biện. Không nên nghĩ rằng, mọi người ai cũng là trẻ lên ba.

    32. Âm thanh – tiếng ồn


    Đừng nghĩ nhạc vn hay mà bật ầm ầm, bật trong đêm. Không phải cuối tuần, thì bạn đưng nên bật nhạc quá to. Nếu có nhu cầu nghe, nên bật nhỏ, âm thanh đủ ở trong phạm vi phòng mình.

    33. Thuốc lá


    Thuốc lá ở Đức không rẻ, lại không có lợi cho sức khỏe, nên em khuyên các bác không nên hút. Tuy nhiên bác nào hút, hãy chú ý đâu là khu vực được hút, đâu là khu vực cấm hút, kẻo không bị nhắc nhở … đó!

    34. Xin xỏ


    Khi lâm vào một rắc rối nào đó, chưa hết hi vọng, bạn cứ nhún mình mà xin xỏ. Nếu có xin, hãy tỏ vẻ thành tâm. Dù sao xin xỏ, vốn đầu tư chỉ là nước bọt và lòng sĩ diện, cái đó ai cũng có…, hãy thử nó, nếu đó là chuyến xe cuối cùng.

    Xin tiền: nguyên tắc phải đánh tài khoản xuống thấp, việc này chỉ đảm bảo khi bạn có hai tài khoản, một lớn là dự phòng , 1 nhỏ là chi tiêu với tiền vào khoảng 450 eu/ tháng.

    35. Ăn xin


    Ở đức cũng như việt nam vậy, cũng có ăn xin. Có người ngồi im một chỗ, cũng có người đi hỏi từng người. Nếu bạn có lòng hảo tâm em xin cảm ơn . Tuy nhiên không phải thằng nào cũng là thằng ăn xin có đạo đức. Em nhớ em lên hamburg lần đầu tiên vào lúc hơn 24h. Có một thằng nó lết lết cái chân ra bảo muốn về nhà, mà không đủ tiền vé. Em thì lúc này nhà không có, nó có nhà rồi còn .. xin tiền thằng ko có nhà làm *** gì, nhưng thấy một chân lê lết, què quặt , thôi làm phúc cho nó 2 eu. Vì em không có nhà, em lang thang ở đó tiếp, một lúc sau em gặp nó diễn tiếp chiêu đó với người khác … **** nhà nó chứ. 2 euro của em cũng là mồ hôi nước mắt, nhưng ..lại cho nhầm đối tượng. Thế nên haizz, thằng nào mà cứ chủ động ăn xin, các bác khỏi cho. .., nếu có đi đâu, gặp người ngồi yên một chỗ …, cảm thấy trắc ẩn thì cho.

    36. Việc làm


    Những việc các bác có thể kiếm được là: giúp việc trên trường học, làm cho cộng ở quán, làm bồi , làm wurst, làm zeitarbeit, làm post, làm phục vụ oktoberfest …, đại khái là các công việc chân tay vào lúc bạn có thời gian rảnh. Thông thường, nếu bạn tới một nơi nào đó, bạn có thể hỏi sinh viên đi trước , mối quan hệ với dân việt ở đây, hay ..nhờ google.

    Tiền kiếm được, ai chả mê, thế nên bạn nên chú ý cân bằng thời gian làm và học.

    Mỗi sv được làm khoảng 90 ngày trong 1 năm, nếu bạn làm hết, bạn có thể mượn giấy tờ của bạn bè để đi làm hộ.

    37. Paste and copy


    Có thể ứng dụng trong bài kiểm tra, nhung đừng ứng dụng trong các bài viết dạng bài tập lớn, luận văn tốt nghiệp. Mọi nguồn dẫn, mà không ghi chú tài liệu, thậm chí là hình ảnh, bài của bạn đều có thể bị đánh điểm liệt.

    38. Đi qua hải quan với khối lượng hành lý lớn


    Bạn về vn, thông thường sẽ có 30 kg. Bạn nên đóng hành lý tới 32 kg, tuyệt đối không được đóng hơn 32 kg. Khi đi ra sân bay, nên gọi 1 người bạn đi cùng . Hành lý xách tay, bạn không nên để vào vali con, dễ bị cân, mà nên để vào một ba lô cộng hai cái cặp như của laptop. Thông thường laptop không tính cân, với lại lúc ra cân hành lý, toàn bộ hành lý xách tay bạn nên đưa cho bạn mình cầm, chỉ cầm một cái cặp nhỏ. Họ sẽ không băt mình cân. Đi vào của kiểm soát, dù mình có ba túi, nhưng nhỏ gọn, nên cũng ko bị bắt bẻ về cân nặng, mà chỉ kiểm tra về an ninh. Nên nói chung bạn có thẻ chất đầy 1 ba lô và hai cặp loại laptop xách tay, nhẹ cũng 15 kg là ít nhất. Người bạn đi cùng, nếu có bị bắt bỏ cái gì ở lại, thì nhờ bạn giữ giùm cho đỡ phí.

    39. Bảo hiểm


    Thông thường Tk, Aok đều có tarif danh cho sinh viên, nhưng khi tốt nghiệp rồi hoặc ngoài 30 tuổi, bảo hiểm thường rất chát. Bạn có thể dùng bảo hiểm privat, nhưng để thực sự rẻ, bạn có lẽ cần khai man một số chi tiêt, cái này bạn tự tìm hiểu tùy theo yêu cầu đối với mỗi tarif bảo hiểm của từng hãng.

    40. Cắt tóc


    Cắt tóc tiệm thổ thì rẻ hơn Đức. Tóc ngắn thì rẻ hơn tóc dài, tóc khô rẻ hơn tóc ướt. Hiệu nằm ở trung tâm, đắt hơn hiệu nằm xa. Con trai thì cầm tông đơ tự cua, hoặc nhờ bạn cắt là ok nhất.

    41. Đi bơi


    Có thẻ sinh viên giá rẻ hơn vé thường. Giả làm trẻ con vé rẻ hơn người lớn. Haizz !14 tuổi của nó cao to ..ăn đứt thanh niên mình ^^

    42. Áo quần


    Cỡ S , nhiều khi còn lớn quá cơ thể ..,chịu khó vào kinderabteilung tìm xem.

    43. Bạn bè


    Bạn bè có ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống của chúng ta ở Đức. Người có phải gỗ đá đâu mà thui thủi một mình, chưa nói lúc ốm đau. Nhưng …,đôi khi bạn bè cũng mang tới cho mình nhiều sự phiền toái. Thế nên, chọn bạn mà chơi. Tình cảm nhập nhằng, tiền nong sòng phẳng. Đừng sĩ, chả cần nề mặt, khi cần phải hỏi …thẳng!

    44. Ơn huệ


    Nhiều khi là gánh nặng trong đời.

    45. Gay

    Đi tàu xe, gặp thằng nào ẻo lả, bắt chuyện mới, rồi cười luyến láy .. mie 100% nó là gay . Đại khái tự nhiên có thằng nào rủ đi chơi, cũng 99% nó là gay. Bác nào muốn đi lễ hội gay, rủ thêm 1 bạn đi cùng để đóng giả mà xem .., nếu không sẽ có thằng nó ôm cho 1 phát đó ^^.
    46. Bản đồ nước Đức


    Nên có một cái, đi đâu, làm gì cũng tiện quan sát địa hình, địa vật, thành phố tiếp giáp, khoảng cách giữa các trung tâm bang.

    47. Bài bạc, cá độ

    Ở Đức cờ bạc là công khái, các hãng cá độ cũng hay angebot. Bác nào cứ bóng bánh, ham mê quá độ có mà có lúc bán quần sịp đi cũng không đủ trả nợ đâu. Còn dân việt đi làm thì chủ yếu tá lá. Ngồi 4 thằng, đánh ngu, run tay, phá bạc lại bị hội đồng nó chửi. Đánh thì thằng thua muốn gỡ, thằng thắng muốn đi ngủ. Tiền mất, thằng nào ko xót. .., nên dẫn tới chửi nhau là chuyện thường.

    48. Giúp đỡ


    Giúp đỡ mọi người, không phải là mong người ta giúp đỡ lại. Nhưng đôi khi trong đời, có lúc bạn gặp hoạn nạn ..và nhận sự giúp đỡ của ai đó mà! Đừng có ki bo, ích kỷ quá. Nhưng các bác đừng mất công đi hiến máu nhé, người có gốc gác ở vn, không đủ tiêu chuẩn hiến máu ở Đức. ( nằm trong khu vực bệnh sốt da vàng thì phải ).

    49. Giá trị


    Dù đi đâu làm gì, hãy nên biết giữ giá trị của chính mình. Đừng để thiên hạ chà đạp quá đáng.

    50. Bí mật


    Đừng bao giờ nói hết điều mình biết .. ^^ ?

    Zwei Regeln für Erfolg im Leben: erzähle nicht alles.

    51. Cuối cùng


    Chúc các bác may mắn …và không bỏ phí ngu ra với cuộc sống và học tập ở đất nước này.

    Hilf dir selbst, so hilft dir Gott. Du denkst, Gott lenkt !

    Bạn nào quyết định đi du học, xin hãy đọc kỹ câu châm ngôn này:


    Messer, Gabel, Schere, Licht, sind für kleine Kinder nicht.

    obere Angabe ohne Grantie !

    Bonus cho các bác !

    Đời du học

    Thời gian ơi có bao giờ trở ngược
    Ta tìm về thủa ấy của ngày xưa
    Ghế giảng đường áo trắng buổi ban trưa
    Ngồi nhìn lại còn đường đời du học

    Con xa nhà mẹ yêu ơi đừng khóc
    Bóng cha nghiêng chầm chậm bước bàn chân
    Cứ lên cao là mỗi lúc xa dần
    Nắng và gió bên quê hương lại

    Nơi xứ lạ cái buổi đầu mê mải
    Của dòng sông ra biển lớn lần đầu
    Phố chong đèn thắp sáng những đêm thâu
    Tòa cao ốc vươn mình khoe áo mới

    Lớp học tiếng rộn ràng nghe í ới
    Thầy, cô ơi thương nhớ nói làm sao
    Dịch ra răng khi Mận muốn hỏi Đào
    Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ?

    Mỗi kỳ thi biết học mấy cho vừa
    Để khi viết mực vương đầy giấy trắng
    Để ta về hái kịp chùm hoa nắng
    Gửi cho người thắp ấm cả mùa Đông

    Đường thành công phải chăng trải hoa hồng
    Hay thức trắng những đêm dài không ngủ
    Giọt sương rơi cho mầm non nào nhú
    Bóng bạn bè có đứa mới tan ca

    Chẳng hồn nhiên như ngày mới bay qua
    Với cánh phượng ép nằm trong trang vở
    Cuộc sống hôn môi mình thêm hơi thở
    Ôi trưởng thành bối rối tự đứng lên

    Nửa tình đầu với cô gái nhà bên
    Chưa dám ngỏ đi xa rồi mới nhớ
    Thủa học trò yêu dáng hình hoa vỡ
    Ti gôn hồng ai ngỡ …sẽ đớn đau

    Lúc người về hoa tuyết đã tan mau
    Mảnh hồn buồn vỡ bay đi khắp ngả
    Trái tim non vướng cỏ may tàn tạ
    Có giật mình du học mới ngày qua ?


    Các bác viết đi nhá, em đã viết hết những gì mà em có thể biết và nhớ ra rồi, .. cũng chẳng có gì giấu nữa !
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Blume92dragonJKS thích bài này.

Chia sẻ trang này