1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án đường sắt cao tốc xuyên quốc gia và vấn đề an ninh quốc phòng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi SSX999, 22/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Dự án đường sắt cao tốc xuyên quốc gia và vấn đề an ninh quốc phòng

    Đất nước trải dài với hai trung tâm kinh tế-văn hoá-chính trị Hà Nội-Sài Gòn ở hai đầu đất nước.

    Dường như là một loại đường sắt hiện đại, tốc độ cao đến 300 km/h nối hai trung tâm này là vấn đề cấp thiết cả về kinh tế và anh ninh quốc phòng. Theo những báo cáo lạc quan dự kiến, đi lại giữa hai trung tâm này sẽ chỉ mất vài giờ (6 tiếng). Các tàu Thống Nhất của chúng ta hiện mất 32 giờ.

    Nên nhớ rằng, năm 1979 chúng ta đã có những cuộc chuyển quân cấp tốc cùng trang thiết bị quân sự hạng nặng từ Nam ra Bắc, kịp thời phục vụ chiến tranh phía biên giới Bắc.

    Vậy đường sắt cao tốc sẽ đưa đến cho đất nước ta viễn cảnh gì? Xin mời cho ý kiến.
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Trước hết là một số thông tin lấy từ nguồn vietbao.vn
    Khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
    Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt VN Nguyễn Hữu Bằng cho biết, đầu năm tới, các chuyên gia đường sắt Nhật Bản sẽ sang khảo sát xây dựng kế hoạch triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam . Đây là một trong ba dự án chiến lược được Chính phủ Nhật Bản cam kết viện trợ vốn ODA.
    Tổng giám đốc Bằng cho biết, tại các cuộc hội đàm trong khuôn khổ hội nghị APEC, và trước đó là chuyến thăm của Thủ tướng *************** đến Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nhiều lần khẳng định sẽ duy trì viện trợ ODA và xem xét nghiêm túc các dự án hạ tầng chiến lược của VN như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc.
    "Đường sắt cao tốc là một dự án lớn, đặc biệt quan trọng, nên Tổng công ty đã đề nghị Thủ tướng thành lập một Ban tư vấn chỉ đạo dự án, gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ Giao thông, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Ngoại giao do một thành viên Chính phủ làm trưởng ban, Tổng công ty làm thường trực", ông Bằng cho biết thêm.
    Trước đó, đầu tháng 11, Tổng công ty đường sắt VN đã gửi báo cáo tổng quan mạng đường sắt cao tốc và ưu tiên lựa chọn xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM tới Thủ tướng. Tổng công ty khẳng định, đường sắt Thống Nhất hiện có được khôi phục và sử dụng từ năm 1976, nay đã lạc hậu về cả kết cấu hạ tầng và phương tiện thiết bị. Trong khi đó, mỗi ngày tuyến này phải gánh 6 đôi tàu khách và hàng chục đôi tàu hàng. Dịp Tết, số tàu khách tăng gấp đôi.
    Tổng công ty đường sắt VN đề xuất 3 phương án lựa chọn mô hình đường sắt cao tốc VN.
    Một là cải tạo, nâng cấp đường sắt Thống Nhất hiện có thành đường sắt cao tốc. Cái lợi của phương án này là mức đầu tư có thể ít hơn, song không phù hợp với tiêu chuẩn đường sắt cao tốc vì chạy qua nhiều vùng đông dân cư, rất khó mở rộng.
    Hai là kết hợp vừa nâng cấp đường sắt Thống Nhất, vừa xây dựng mới để hình thành tuyến cao tốc. Mức đầu tư cho lựa chọn này có thể giảm, nhưng việc thi công phức tạp và khi hoàn thành sẽ không còn sử dụng được hệ thống đường sắt khổ 1 m hiện nay.
    Ba là phương án được đánh giá khả thi nhất, được Tổng công ty kiến nghị lựa chọn là xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM tách biệt hoàn toàn với đường sắt Thống Nhất hiện tại. Tuyến hiện nay sẽ dùng vận chuyển hành khách nội vùng và hàng hóa. Mô hình này được Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan áp dụng.
    Tổng công ty đường sắt VN đã xây dựng đề cương về tuyến cao tốc này theo phương án ba. Theo đó, có hai khả năng về hướng tuyến, một là đường sắt cao tốc bám sát hướng tuyến đường sắt hiện tại. Hai là đi song song với đường sắt hiện nay đoạn từ Hà Nội đến Đà Nẵng, từ Đà Nẵng sẽ đi qua các tỉnh lỵ của Tây Nguyên và về TP HCM. Chiều dài toàn tuyến dự kiến 1.630 km, rút ngắn gần 100 km so với đường sắt Thống Nhất hiện nay.
    Đường sắt VN tính toán, tổng kinh phí thực hiện dự án trên là 33 tỷ USD. Đáp ứng nhu cầu trước mắt, dự án sẽ được phân kỳ, khu đoạn Hà Nội - thành phố Vinh, thành phố Nha Trang - TP HCM và khu vực miền Trung sẽ được làm trước. Khi hoàn thành, đường sắt cao tốc sẽ cho phép tàu chạy với tốc độ 300-350 km/h và với khổ đường 1,435 m nên dễ dàng kết nối với đường sắt các nước.
  3. Negi91

    Negi91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    1
    Tớ kkhông nghĩ là dự án này dc duyệt đâu. Đọc báo cáo để trình lên quốc hội cho thấy nó sẽ tốn ta 36t USD cho một km, và tất nhiên ta làm nó dựa trên vốn ODA, nên nợ công cũng lên tới 50% GDP.
    Tớ thấy hiện giờ chưa cần thiết, xét về mặt kinh tế. Còn về mặt quân sự thì tớ chưa bao giờ thấy tàu cao tốc chở hạng nặng cả. Hay nói chính xác là con tàu dc thiết kế cả khí động học và đệm từ ( nếu ta theo thiết kế của Nhật) Thế nó mới lên được 200+km 1 giờ ấy chứ. bác có thấy an toàn không khi mà bác nhét vào đấy mấy toa chở xe tăng
  4. SSX999

    SSX999 Guest

    Đề nghị ?oquyết? từng cụm dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
    Chiều 20/5, Chính phủ đã chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM. Đây là dự án quan trọng quốc gia, cần Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
    Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết, tuyến đường sắt cao tốc này dự kiến sẽ được xây dựng mới với tốc độ khai thác 300 km/h (vận tốc thiết kế = 350 km/h), đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hoá; công nghệ động lực phân tán - EMU (tương tự đoàn tàu Shinkansen của Nhật Bản).
    Tô?ng mức đâ?u tư sơ bộ của dự án là 55,853 tỷ USD (khoảng 35,6 triệu USD/km), bắt đâ?u thiết kế xây dựng va?o năm 2012, đến 2020 đưa vào khai thác đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - Tp.HCM; 2030 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng và hoàn thành toàn tuyến vào 2035.
    Với chiều dài 1.570 km, tuyến đường sẽ đi qua 20 tỉnh thành, xây dựng 27 ga, trong đó 25 ga dọc tuyến và 2 ga đầu cuối.
    Hơn 34 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng
    Tại báo cáo giải trình bổ sung ngày 12/5, Chính phủ đã phân tích thêm sự cần thiết phải đầu tư dự án này. Theo đó, để có được hệ thống giao thông bền vững, cân đối, hài hòa cần phải xác định giao thông bánh sắt là phương thức chủ đạo để vận chuyển khách trên trục Bắc - Nam.
    Việc đầu tư dự án đường sắt cao tốc là một trong các điểm nhấn tạo tiền đề đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Chính phủ cũng nhận định ?okhả năng tổng mức đầu tư tăng cao so với sơ bộ tổng mức đầu tư khó xảy ra?. Vì, yếu tố này được xác định với các dữ liệu đầu vào của Nhật Bản (cao hơn các nước khác), chi phí tính toán theo USD và dự phòng cho dự án được tính bằng 13% tổng mức đầu tư sơ bộ.
    Thông tin từ báo cáo này cho biết dự án có thể làm khoảng 16.500 hộ gia đình bị ảnh hưởng vể đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 34.208 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, theo tính toán của cơ quan thẩm tra thì thực tế chi phí này phải lớn hơn nhiều bởi còn chi phí đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân mà dự án chưa tính đến.
    Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cần nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm của công tác di dân tái định cư đối với các công trình quan trọng quốc gia đã và đang làm hiện nay để bảo đảm người dân di dời sớm ổn định cuộc sống, có nhà ở, đất canh tác, chuyển đổi nghề nghiệp...
    Xem xét kỹ hơn tính khả thi
    Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội còn bộc lộ nhiều băn khoăn về tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án.
    Cơ quan thẩm tra ?orất lo ngại? về khả năng huy động nguồn vốn lớn tới gần 56 tỷ USD, suất đầu tư bình quân là 680 tỷ đồng/km, tương đương 35,6 triệu USD/km. Có ý kiến cho rằng với việc xây dựng chủ yếu là hầm, cầu cạn, cầu vượt sông, cầu ở các nút giao với đường bộ thì tổng mức đầu tư sẽ vượt xa so với dự kiến.
    Với tổng mức đầu tư của dự án riêng cho giai đoạn đầu là 21 tỷ USD thì mỗi năm bình quân cần tới 2,63 tỷ USD, phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam vào khoảng 38,9% GDP, nợ Chính phủ đã ở mức trên 42% GDP, tích lũy nội địa và dự trữ ngoại tệ thấp thì việc vay thêm để đủ vốn đầu tư cho dự án này sẽ làm gánh nặng nợ quốc gia tăng lên đáng kể.
    Cũng theo báo cáo thẩm tra, vốn lớn như vậy nhưng hiệu quả tài chính của dự án không cao. Ở phương án cơ sở, khi áp dụng chính sách giá vé bằng 75% giá vé máy bay thì chỉ số nội hoàn tài chính (FIRR) cũng chỉ đạt 2,4 - 3%, thời gian hoàn vốn nhanh nhất là 45 năm. Trong khi thông thường hiện nay thời gian hoàn vốn khoảng 10 năm thì dự án mới coi là hiệu quả.
    Ủy ban này đề nghị có ý kiến thẩm tra sâu hơn của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tính khả thi của thời điểm khởi động dự án, khả năng huy động vốn, cân đối nguồn vốn cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội khác và hiệu quả tài chính của dự án.
    Đồng thời, Ủy ban kiến nghị Quốc hội cần nêu rõ những yêu cầu, nhiệm vụ tổng thể và một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong giai đoạn đầu của dự án để Chính phủ có cơ sở pháp lý lập báo cáo khả thi và triển khai công tác chuẩn bị cho dự án trong thời kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới.
    Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh nhấn mạnh, do đây là dự án thực hiện trong thời gian dài với quy mô lớn, nên đề nghị Quốc hội xem xét quyết định theo từng cụm dự án thành phần, trước mắt là trong thời kỳ đến năm 2020.
    Ủy ban này cũng đề nghị trước khi khởi công xây dựng từng dự án, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét và quyết định nội dung cụ thể theo thẩm quyền.
    Theo quan điểm của cơ quan thẩm tra thì tổng mức đầu tư hiệu chỉnh và cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng đối với dự án cũng thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên không thể giao Chính phủ quyết định như kiến nghị của Chính phủ.
    Ngay chiều mai (21/5), Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án này và sẽ thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tại phiên bế mạc kỳ họp vào sáng 19/6.
  5. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Để tiền ý mua hàng cũng mua được khối thứ nóng fết đấy. Mình cứ chơi theo anh Bắc sâm. Có tiềm mua đồ chơi hết. làm đường làm jì. có Chiến tranh thì ở đâu lại về nguyên đó hết. Xây cất làm chi cho tốn.
  6. SSX999

    SSX999 Guest

    Xin đính chính một chút là tổng mức đầu tư 33 tỷ USD như trên là thông tin cũ. Hiện tại qui mô dự án là 56 tỷ USD. 670 triệu/mét dài và đây chưa phải là con số cuối cùng.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Ý kiến cá nhân mình là đợi 5-10 năm nữa rồi hẵng tiến hành làm. Dự trù làm trong 10-15 năm là xong toàn bộ từ bắc chí nam.
    Bây giờ, trước mắt 5-10 năm nữa nên nâng cấp phát triển hệ thống đường bộ xương sống lên chuẩn 6-8 làn xe, vận tốc trung bình đạt đến 100-120km/h. Để từ đó mới bắt đầu xuất hiện nhu cầu đi lại, làm việc liên tỉnh hằng ngày và chất lượng đường bộ đáp ứng được nhu cầu đó. Khi nhu cầu đã vững thì làm đường sắt cao tốc từ đoạn nhỏ để phục vụ các nhu cầu cục bộ đó. Cuối cùng thì chỉ bỏ thêm chút nữa để nối các đoạn ấy lại để hình thành hệ thống đường sắt cao tốc bắc nam.
    Mình thuộc vào hàng ngũ "cổ hủ", thích việc tuần tự từng bước, không an tâm trước những quyết tâm đốt cháy giai đoạn, đi tắt đón đầu như kế hoạch $58 tỷ mà CP đề nghị lần này.
    Nói về AN-QP thì đường sắt cao tốc tất nhiên là tốt, nhưng so với chi phí đầu tư nó chỉ với 1 chút lợi ích AN-QP thì chẳng đáng. Lấy 50 mấy tỷ đó mua VK hiệu quả hơn gấp ngàn lần.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 22/05/2010
  8. 0vuongmac

    0vuongmac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    30
    56 tỷ đô dùng để mua máy bay, tàu chiến, hiện đại hóa quân đội, hiện dạiđầutư cho ngành dầu khí để có thể khai thác dầu ngoài TS, như vậy có phải ngon hơn không. Nâng sức mạnh quốc phòng lên một tầm mới cao hơn hẳn, mà lại thu được xèng nhờ khai thác dầu , bảo vệ ngư dân khai thác hải sản,...
    56 tỷ mới chỉ là dự tóan ban đầu, khi xây dựng chắc chắn còn phát sinh nhiều.
    Nói chung, dự án này xứng đáng 0 điểm. Chưa kể đặt đất nước vào trong cảnh chìm ngập trong nợ nần là nguyên nhân tạo ra nhiều bất ổn xã hội, địch chưa đánh mà đã loạn.
  9. SSX999

    SSX999 Guest

    Nhà em thì đang lo 5-10 năm nữa quân đội ta sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia theo cách dẹp loạn như ở Băng-Cốc.
    An ninh quốc phòng quốc gia còn có cái nghĩa ấy nữa mới chết.
  10. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    Nhà em đề nghị chính phủ mình vay tiền của nước Nga Putin, không vay tiền của bọn liệt não, bọn @ liếm chân tư bẩn Mẽo như NHật, Hàn ...
    Đề nghị NGa giúp chung ta về công nghệ đường sắt cao tốc, vì tất cả các công nghệ của bọn tư bẩn đều lạc hậu, lừa đảo, copy của bọn NGa hết.
    Đề nghị gọi tuyến đường sắt mới này là : Ha-mos là tên viết tắt của thủ đô hai nước. Các biển chỉ dẫn trên tuyến đường này đề nghị dùng hai thư tiếng là Nga và Việt.

Chia sẻ trang này