1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

    Sắp tới ngày mùng 7 tháng năm rồi. Xin mạn phép các bác bàn về một số vấn đề của pháo binh Việt Nam thời kỳ đầu thành lập! Mong các bác cùng hưởng ứng để chủ đề này rôm rả!

    Ngày 22/8/1945, tập hợp từ một số đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích...trung đoàn 34 được thành lập và trở thành đơn vị quân chủ lực của Hà Nam Ninh. Các con em của vùng đất "chiêm khê, mùa thối" này đã chiến đấu rất anh dũng trên mảnh đất quê hương mà đỉnh cao là trận chiến bao vây thành Nam Định ngày toàn quốc kháng chiến. Với nhiệm vụ bao vây không cho quân Pháp nống ra ngoài thành càng lâu càng tốt, mặc dù với trang bị kém, tư duy chiến đầu còn hạn chế vậy mà trung đoàn 34 đã kìm chân quân Pháp ở trong thành Nam được 3 tháng liền. Vì chiến công này, Bác Hồ đã đặt tên cho trung đoàn là Tất Thắng. (xin chú thích thêm một chút về trận đánh này, tiếng là bộ đội chủ lực nhưng trang bị của ta vẫn hoàn toàn "dân quân du kích", súng, dao, gậy gộc, bồ cào đầy đủ, thậm chí một vị võ sư dũng cảm còn cưỡi ngựa cầm gươm dẫn môn sinh và dân làng của mình tham gia chiến đấu và ông đã hy sinh như một chiến sỹ kỵ binh. Tại trận này, người ta nghĩ ra một loại hoả lực chống tăng "đời mới" đó là...rơm. Tất cả các xã huyện xung quanh nô nức gánh rơm đi ủng hộ bộ đội đốt xe tăng. Người ta đào những hố lớn giữa đường và nguỵ trang thật kỹ, chiếc xe đang hùng hổ chạy trên đường thì sa xuống hố, lập tức dân quân bộ đội mai phục sẵn ùa ra chất rơm xuống hố và bắt đầu thui - cũng có tác dụng lắm . ). Sau trận này, trung đoàn 34 vẫn tiếp tục hoạt động trên địa bàn Hà Nam Ninh để bảo vệ vùng tự do Thanh Hoá. Sau chiến dịch Biên Giới, trung đoàn 34 được chuyển lên Việt Bắc để cơ cấu thành một trung đoàn pháo 105 ly đầu tiên của Việt Nam và trung đoàn 34 được đổi tên thành TRUNG ĐOÀN LỰU PHÁO 45 hay là ĐOÀN PHÁO BINH TẤT THẮNG. Một trang mới bắt đầu.

    [​IMG]
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Tại Việt Bắc, các chiến sỹ được làm quen với 2 khẩu pháo 105 chiến lợi phẩm của chiến dịch Biên Giới. 1 khẩu đã mất hệ thống ngắm, khẩu còn lại thì đã bị các anh lính không có giày dép cắt hết lốp cao su để làm dép. Tuy nhiên điều đó không cản trở họ tiếp cận với lại loại vũ khí mới đầu tiên trang bị cho lực lượng vũ trang non trẻ của ta. Tất cả các quốc gia khác, khi tuyển quân cho pháo binh, người ta đều chọn những người có trình độ văn hoá (ít ra tương đương cấp III), thế nhưng như trên đã nói, xuất thân của các chiến sỹ TĐ45 đều là thanh niên 17 - 18 nông dân chân lấm tay bùn vì vậy không tránh khỏi khó khăn khi tiếp cận với loại vũ khí đòi hỏi phải biết tính toán này. Chưa kể đội ngũ huấn luyện vừa yếu vừa thiếu. Trước tình hình đó, BCH quyết định phải xây dựng một lực lượng pháo binh theo mô hình chính quy hiện đại vì vậy đã nhờ đến sự giúp đỡ của Liên Xô và TQ. TQ đã đồng ý huấn luyện và trang bị đủ cho VN một trung đoàn lựu pháo 105 ly bằng các trang bị chiến lợi phẩm lấy được của quân Tưởng ngày trước, đổi lại LX sẽ trang bị mới cho một trung đoàn lựu pháo TQ theo chuẩn của LX. Vậy là năm 1951, TĐ 45 vượt biên giới Thanh Thuỷ - HG sang học tập tại trường pháo binh Mông Tự mang theo bao kỳ vọng của tổ quốc.
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Năm 1953, công tác huấn luyện đã hoàn tất, TĐ45 được gọi về nước để chuẩn bị cho chiến dịch Đông Xuân 53-54. Trung đoàn gồm 20 khẩu pháo 105mm do Mỹ chế tạo, được kéo bởi các xe GMC và đoàn xe phục vụ là Jeep và Dodge kéo nhau về theo cửa khẩu Lào Cai. Theo kế hoạch, khi về đến Lào Cai, toàn bộ trung đoàn sẽ được chuyển bằng hệ thống xe goòng chạy theo đường sắt, nhưng dường đi biết được sự chuyển quân này, Pháp đã cho không quân bắn phá và đánh sập toàn bộ tuyến đường sắt, cầu cống, cắt đứt đường di chuyển của trung đoàn. Sau nhiều ngày đêm suy đi tính lại và được sự ủng hộ của toàn bộ cán binh, ban chỉ huy trung đoàn quyết định chở xe pháo về xuôi bằng...bè nứa theo sông Hồng từ Phố Lu về tới Yên Bái. Đây là quyết định cực kỳ mạo hiểm vì thượng nguồn sông Hồng có trên hai chục ghềnh thác nguy hiểm sểnh một chút là mất người, mất xe pháo ngay chưa kể còn có không quân Pháp hoạt động . . .tuy nhiên không còn đường nào khác. Ban chỉ huy trung đoàn cho mời nhiều cụ già làng, những ngư dân có kinh nghiệm về đóng bè mảng, luồng lạch trên sông đến đóng góp ý kiến. Toàn bộ trung đoàn được huy động tìm tre, nứa, vầu, hóp đá...để kết những chiếc bè lớn có thể chở nặng trên một tấn, ngoài ra những chiếc thuyền đinh loại lớn (có thể chở được 3 tấn) cũng được nhân dân địa phương mang đến cho mượn để bộ đội chở voi về xuôi. - Xin hãy nhớ là chiếc thuyền đinh là một tài sản rất lớn tại thời điểm đó, nhiều gia đình sinh sống ngay trên thuyền nên chiếc thuyền không khác gì nhà của họ, hơn nữa chuyến đi này khả năng mất mát là rất lớn vậy mà họ không hề nề hà đem cho mượn, quả là lòng dân thật đáng quý. - Toàn bộ xe pháo được các chiến sỹ mày mò (thậm chí có thể gọi là liều vì họ hiểu biết không nhiều, nhất là về lắp ráp ôtô ) tháo ra từng bộ phận, đánh số theo thứ tự tháo để sau này căn cứ vào đó lắp ráp lại. Nòng pháo, đạn dược được cho lên thuyền đinh để chở, còn các khí tài khác được chất lên các bè lớn chèo chống bằng tay, mỗi bè đan xen giữa bộ đội là những người dân địa phương có kinh nghiệm hướng dẫn vượt ghềnh thác. Kết quả của chuyến hành trình này là toàn bộ 20 khẩu pháo đều an toàn, ta chỉ mất 1 chiếc xe jeep và 1 chiến sỹ. Có 3 thuyền đinh chở đạn bị đắm nhưng sau đó ta đã vớt lại được hết số đạn này (sau đó ta phải tháo hết thuốc đạn ra để sấy. Các chiến sỹ phải đặt một đường ống dài hơn chục mét, đốt lửa ở một đầu và hơi nóng sẽ theo ống dẫn sấy khô mẻ thuốc ở đầu bên kia. Tuy nhiên số đạn này cũng chưa được sử dụng vì quân ta sợ rằng thuốc bị giảm chất lượng, khi bắn sẽ mất tầm và "đấm lưng" xung kích. Đến ngày 6/5/54, đợt tổng tấn công cuối cùng, số đạn này mới được đem ra dùng quả là đến một nửa số đạn này bị giảm chất lượng nên một số quả phang vào đội hình xung kích đang tiến nhanh, cũng may đạn bị "hỏng đều" nên đã không nổ ). Và thế là lực lượng vũ trang non trẻ của ta đã có trong tay "nắm đấm thép" với biên chế đầy đủ một trung đoàn 24 pháo 105mm (4 khẩu là chiến lợi phẩm được bổ sung khi trung đoàn 45 về đến Việt Nam) tiến tới chiến dịch Điện Biên lịch sử.
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    Kéo pháo vào trận địa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là nơi lần đầu tiên Đại đoàn 351 (đại đoàn công pháo) xuất trận đầy đủ, từ pháo 105mm đến cao xạ 37mm. Trung đoàn 367 là trung đoàn 37mm đầu tiên của Việt Nam do Liên Xô huấn luyện và trang bị, khi những anh chàng "pháo dài" này xuất hiện đã gây nên được một tâm lý phấn khởi cho các chiến sỹ khi họ cảm thấy đã có người che chở bầu trời cho mình, tuy nhiên họ cũng gây nên một cảm giác ghen tị cho các đơn vị khác khi mà họ được trang bị vũ khí mới tinh, những bộ quân phục mới xanh rờn và đặc biệt là mũ sắt, chiến sỹ nào cũng có mũ sắt khác hẳn mũ lá của những đơn vị khác(LX trang bị đầy đủ mà).
    [​IMG]
    Em kiếm được ít ảnh liên quan đến ĐBP quá, các bác giúp em cái!
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Tại ĐBP, 24 khẩu pháo của TĐ được chia theo từng đại đội, bố trí trong những hầm pháo kiên cố được khoét thẳng vào núi xung quanh lòng chảo Điện Biên và cách một dãy núi, đây chính là lý do vì sao pháo binh Pháp không thể phản pháo được, không quân cũng mù luôn chưa kể các trận địa giả được bày ra để nhử bọn chúng. Thời gian ?okéo pháo vào và kéo pháo ra? đã tạo thêm điều kiện thời gian cho các chiến sỹ pháo binh đo đạc tính toán, chia phần tử bắn kỹ lưỡng khu vực lòng chảo, chính nhờ vậy mà pháo binh ta bắn cực chính xác. Có trận, chiến hào của ta và địch cách nhau chỉ hơn hai chục mét, pháo 105 bắn cuốn chiếu hất địch lùi về tuyến sau mà không hề chạm đến chiến hào ta (chiêu này thì pháo binh Pháp bó tay không dám chơi).
    Trước khi bắt đầu chiến dịch, Đại tướng Võ tuyên bố nhường toàn bộ hệ thống liên lạc hữu tuyến và điện thanh (VTĐ) được dành riêng cho đại tướng cho pháo 105 sử dụng, đại tướng sẽ dùng chung máy của bộ tư lệnh mặt trận. Nhờ vậy, đội ngũ quan thông pháo binh có điều kiện triển khai khắp các ngọn núi xung quanh ĐBP để chỉnh tầm bắn cho pháo thêm phần chính xác, không ?ođấm lưng? xung kích như pháo 75mm. (sơn pháo 75mm được tháo rời vác vai vào trận địa bố trí trên các điểm cao trực diện với lòng chảo ĐBP chủ yếu dùng bắn thẳng, nhiều khẩu đã cũ, hoặc thiếu các khí tài...có khẩu không có bánh xe hoặc chân pháo, có khẩu được gác thẳng lên công sự bao cát bắn ứng dụng. Chính vì vậy độ chính xác cũng chỉ là tương đối nên xung kích nhiều khi cũng hãi khi nghe tin có pháo 75mm bắn trợ chiến, ấy vậy mà trong một trận đánh, anh hùng Phùng Văn Khầu cũng đã từng ngắm qua nòng pháo bắn 22 phát thì 21 phát trúng mục tiêu tiêu diệt được 5 khẩu pháo 105ly, 6 khẩu đại liên, 4 lô cốt, 1 kho đạn của địch.)
    [​IMG]
    Anh hùng Phùng Văn Khầu và khẩu sơn pháo 75mm
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 30/03/2006
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Có một trận đánh rất thú vị của trung đoàn 34 (tiền thân của TĐ 45) hôpm qua em quên chưa kể. Xin kể ra đây để các bác có cái nhìn rõ ràng hơn về sự tiến bộ của các chiến sỹ nông dân.
    Năm 1950, Chiến dịch Biên Giới bùng nổ. TĐ 34 vẫn ở lại Hà Nam Ninh để làm công tác diệt tề quấy rối ở hậu phương quân Pháp "chia lửa" với chiến dịch. Một tiểu đoàn của TĐ 34 do tiểu đoàn trưởng Hồ Đệ chỉ huy nhận nhiệm vụ đánh vào xứ đạo A.L (xin viết tắt vì địa danh hành chính này vẫn còn, tránh gây hiểu nhầm). Đây là một xứ đạo công giáo toàn tòng, mặc dù giáo dân rất tốt nhưng họ không thoát được khỏi vòng cương toả của tay cha xứ phòng Nhì và trung đội vệ sỹ (vệ sỹ là danh từ để gọi lực lượng dân vệ của các xứ đạo thời ấy - thực chất là công cụ đàn áp cách mạng và nhân dân của đám tình báo đội lốt thày tu). Bon này cũng đã gấy ra khá nhiều nợ máu, vì vậy ta quyết tâm tiêu diệt. Cả tiểu đoàn chia ra làm ba mũi tập kết tại xã TM, nhân dân xã đã nô nức huy động thuyền ghe đi đón bộ đội qua sông, chuẩn bị cơm nước để đêm đó bộ đội có sức tấn công. Biết được tin bộ đội về, cha xứ lôi hết đội vệ sỹ hơn 30 tên kéo nhau về cố thủ tại nhà thờ, mặc dù chỉ có súng trường và lựu đạn, nhưng dựa vào địa thế tốt nên nhà thở trở thành một cứ điểm kiên cố. Đêm đó sau khi bao vây chặt nhà thờ, ta tiến hành gọi hàng tránh đổ máu, đáp lại là hàng loạt đạn bắn vung vãi ra xung quanh. Các đội xung kích định bí mật tiếp cận đều bị lựu đạn ném xuống chặn đường phãi lui lại. tiểu đoàn trưởng Hồ Đệ ra lệnh tấn công tổng lực, khẩu "đui-xết" duy nhất của tiểu đoàn được lệnh bắn kiềm chế gác chuông để xung kích tiến lên. Ác một nỗi sau khi "tặc..tặc" được 2 phát, khẩu đui-xết câm tịt. Xạ thủ loay hoạy sửa súng, xong rồi lại tặc..tặc được hai phát nữa lại tịt. Cứ thế chữa...bắn tặc tặc...chữa... bắn ... chữa...bắn. cuối cùng thì nó đình công. Như vậy là không có hoả lực chế áp. Bazoka và SKZ mặc dù có nhưng không được sử dụng vì sợ phá huỷ nhà thờ sẽ ảnh hưởng đến chính sách tôn giáo và khiến giáo dân bất bình. Mà các đội viên (cách gọi chiến sỹ thời đó) thì cũng không được trang bị nhiều súng, lắm anh vãn còn cầm giáo mác, mã tấu nên cứ đến gần là bị súng bắn, lựu đạn ném phải lui ra. Nhiều người đề nghị vác rơm đốt để hun bọn chúng nhưng người ta sợ nhà thờ sẽ bị cháy nên không cho thực hiện. Cuối cùng trời gần sáng, tiểu đoàn được lệnh rút, anh em chán nản đến mức mặc dù đạn pháo và cối của các đồn xung quanh đó nã cấp tập lên tuyến đường ta di chuyển cũng chẳng ai thèm màng đến. Kết thúc trận đánh thất bại đó, bên ta bị thương 1, bên địch bị thương 1do lựu đạn tự nổ, lãng phí một số đạn dược và được một bữa xấu hổ với nhân dân địa phương. Bọn địch cũng tha hồ rêu rao "********* yếu xìu, cả một tiểu đoàn không làm gì được một trung đội vệ sỹ - đấy là nhờ Chúa che chở!"
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. namdemtrang

    namdemtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Chuyện của bac hay quá, vote bác 5 sao. Bác cố lên nhé, em chỉ tiếc không tìm được gì hay để hỗ trợ bác
  9. namdemtrang

    namdemtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Hồi bé có đọc 1 quyển tiẻu thuyết tình báo nói về cuộc đấu tranh của Công an ta ở vùng Bùi Chu, Phát Diệm, cuối cuốn tiểu thuyết là trận đánh mà ta thành công. Không biết có phải sau trận mà bác nói không. (trong chống Pháp, lực lượng công an tham gia công tac tình báo hay chỉ là vấn đề thuật ngữ, bác cho ý kiến luôn nhé. thanks)
  10. Hitler_Einstein

    Hitler_Einstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hay không cần bàn!5 sao!
    Anh ơi,viết tiếp đi,em muốn xem pháo binh mình giỏi thế nào.Có ảnh càng tốt anh ạ!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này