1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Mặt trận Xuân Lộc

    Cùng các bác trên diễn đàn

    Tài liệu Quân đội ta cho biết có 3 sư 341, 6 và 7 thuộc quân đoàn 4 đánh trận Xuân Lộc. Nhờ các bác cho T-54 biết vị trí và đội hình các sư của ta. Thí dụ như sư 341 ở vùng Bắc QL 1 gần Túc Trưng , sư 7 ở vùng Đông Bắc Xuân Lộc, còn sư 6 ???

    Nếu bác nào có sơ đồ của ta về trận đánh Xuân Lộc làm ơn đưa lên diễn đàn thì hay quá, vì chỉ nghe nói mà không thấy bản đồ
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phục vụ đồng chí T-54. Đây là đoạn nói về sư 341
    Phòng tuyến thị xã Xuân Lộc-Trận đọ sức quyết liệt
    Sau đòn trúng huyệt vào thị xã Buôn Ma Thuột, ta đã bắt đầu khai tử cho quân nguỵ Sài Gòn? Sau quân khu 2 đến quân khu 1 địch bị xoá sổ. Một loạt các tỉnh từ Phan Rang trở ra được giải phóng.
    Trước thời cơ nghìn năm có một, chấp hành chủ trương sáng suốt của Bộ Chính trị, các binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta được lệnh tiến thẳng về phía nam, áp sát Sài Gòn. Đường hành lang từ các cánh, các hướng thông suốt nối liền các con đường vận chuyển chiến dịch và chiến lược. Từng đoàn xe vận tải từ Tây Nguyên, từ Nam Trung Bộ đi suốt miền Đông, qua miền Tây Nam Bộ. Sau khi giải phóng các chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, An Lộc phía bắc Sài Gòn, ta đã áp sát Bàu Bàng. Phía tây Sài Gòn, ta đã đến bờ sông Vàm Cỏ Đông, phía đông bắc quân ta đã bao vây Gia Kiệm.
    So sánh lực lượng quân sự và tình thế chính trị chuyển biến mạnh mẽ, đưa đến một bước ngoặt hoàn toàn bất lợi cho địch. Thế bố trí chiến lược ?omạnh ở hai đầu? của chúng bị tan vỡ từng mảng? Nhưng ngoan cố và xảo quyệt vốn là bản chất của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Bọn cuồng chiến Mỹ còn cố sức bày mưu, tính kế hòng cứu vãn tình hình. Chúng phái Wayend, tham mưu trưởng lục quân Mỹ người đã cuốn lá cờ Mỹ cùng đơn vị Mỹ cuối cùng cút khỏi miền Nam hai năm về trước, đến Sài Gòn trực tiếp vạch kế hoạch cho bọn nguỵ xây dựng một phòng tuyến mạnh bảo vệ Sài Gòn, ngăn chặn quân ta từ xa ở Phan Rang.
    Vâng lệnh quan thầy, bọn nguỵ Sài Gòn vội vàng củng cố khẩn cấp tuyến phòng thủ Phan Rang, đồng thời hình thành từ ngoài vào trong nhiều tuyến ngăn chặn, bao gồm nhiều sư đoàn bộ binh và các đơn vị thiết giáp, pháo binh. Các khu vực phòng thủ then chốt được tăng cường thêm mìn, dâp thép gai, vật chướng ngại chống tăng, kết hợp với hệ thống đồn bót bảo an, dân vệ thành một mạng lưới dày đặc, nhằm buộc quân ta dũi dần từng bước, tốc độ tiến công bị chậm lại.
    Trong một loạt hệ thống phòng thủ dày đặc ấy, bọn Mỹ-nguỵ đã chọn thị xã Xuân Lộc làm tuyến phòng ngự trọng yếu để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông bắc, một phòng tuyến ngăn chặn hai đường tiến của quân ta về Sài Gòn: đường số 1và đường số 20. Nhà Trắng bảo Thiệu phải: ?oBằng bất cứ giá nào cũng phải giữ cho được Xuân Lộc, nếu để mất Xuân Lộc thì Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ?, ?onếu để mất Xuân Lộc thì yếu tố quân sự sẽ tuyệt vọng?? Đại sứ Mỹ Martin cũng khuyên Thiêu: ?oQuân lực Việt Nam cộng hoà phải lấy tiểu khi Xuân Lộc làm bằng chứng của sự cố thủ đối với Cộng sản?. Nguyễn Văn Thiệu hứa hẹn với quan thầy: ?oDù có chết, tôi cũng giữ cho được Xuân Lộc?. Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18 nguỵ huênh hoang: ?oSẽ đánh một trận oai hùng cho cả thế giới biết??.
    Thiệu đã tập trung vào đây toàn bộ sư đoàn 18 gồm ba chiến đoàn 43, 48, 52; bốn tiểu đoàn bảo an 340, 342, 343, 367; hai tiểu đoàn pháo binh 181, 182; hai chi đoàn xe tăng, thiết giáp của thiết đoàn 5; trên 3.000 dân vệ, quân cảnh và phòng vệ dân sự. Sau này chúng đã ném vào thị xã này lúc cao nhất đến chín chiến đoàn bộ binh, lính dù, lính thuỷ đánh bộ, và sư đoàn 3 không quân trực tiếp chi viện.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Về phía ta, thắng lợi to lớn vừa qua có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc chiến tranh giải phóng ở miền Nam, đánh dấu sự phát triển mới trong cục diện chung, một bước suy sụp mới của Mỹ-nguỵ. Địch đang có ý đồ thực hiện co cụm chiến lược quy mô lớn nhằm tập trung lực lượng lớn trên những phòng tuyến quan tọng, hòng tạo một thế tương đối vững, hòng ghìm sức tiến công của ta, hy vọng kéo dài được đến mùa mưa.
    Vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian hành động khẩn trương, táo bạo tiến công, thừa thắng xốc tới, liên tục tiến công, làm cho địch không kịp hoàn hồn, không kịp co cụm, củng cố.
    Bộ Chính trị chủ trương ?oTập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa?. Muốn giải phóng Sài Gòn, chúng ta phải đập nát những phòng tuyến vòng ngoài kiên cố của chúng. Phòng tuyến thị xã Xuân Lộc của địch đã được Bộ chỉ huy chiến dịch ta khoanh tròn đậm nét chỉ đỏ trên tấm bản đồ tác chiến.
    Ngày 4 tháng 4, Thiếu tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 giao nhiệm vụ:
    ?oSư đoàn 341 (thiếu trung đoàn 273) cùng với sư đoàn 7 tiến công tiêu diệt sư đoàn 18 và toàn bộ lực lượng địa phương của địch tại thị xã Xuân Lộc, hỗ trợ đồng bào địa phương, cùng với địa phương tiến công và nổi dậy, giải phóng tỉnh Long Khánh?.
    Hướng tiến công: bắc-tây bắc.
    Mục tiêu: dinh tỉnh trưởng, các khu vực cố vấn Mỹ, trung tâm thông ton, cảnh sát, tình báo CIA, tiểu đoàn 1, chiến đoàn 43 và bốn tiểu đoàn bảo an 340, 342, 343, 367. Sẵn sàng đánh địch từ Núi Thị, Gia Tân lên chi viện cho Xuân Lộc.
    Thời gian nổ súng: đêm 8 rạng ngày 9 tháng 4?.
    Nhận nhiệm vụ xong, sư đoàn trưởng Trần Văn Trân cùng các đồng chí phó tham mưu trưởng Hồ ĐÌnh Quý, trung đoàn trưởng trung đoàn 270 Nguyễn Thế Vân, trung đoàn trưởng trung đoàn 266 Nguyễn Quang Thuật, trung đoàn trưởng trung đoàn 55 Lê Văn Cúc và các cán bộ cơ quan sư đoàn, trung đoàn khẩn trương đi trinh sát, chuẩn bị chiến trường.
    Vượt qua ngầm La Ngà, đoàn cán bộ trinh sát vào thẳng hậu cứ tỉnh uỷ Long Khánh và thị uỷ thị xã Xuân Lộc để cùng với địa phương trao đổi chuẩn bị kế hoạch phối hợp hành động. Đồng chí Tư Lạc tỉnh đội trưởng Long Khánh và đồng chí Nam Thắng bi thư thị uỷ Xuân Lộc đã báo cáo toàn bộ tình hình địch, tình hình dân và địa hình trong khu vực tác chiến. Riêng về sử dụng lực lượng địa phương, hội nghị nhất trí: Đại đội địa phương do bộ chỉ huy quân sự tỉnh trực tiếp nắm, có nhiệm vụ hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Chọn một số du kích làm nhiệm vụ dẫn đường cho trinh sát sư đoàn và giúp đơn vị chuẩn bị vị trí giấu quân. Toàn bộ tù binh, hàng binh sẽ giao cho địa phương quản lý.
    Sau hội nghị, đoàn cán bộ được các tổ trinh sát dẫn vào tận hàng rào sát thị xã.
    Lực lượng vũ trang địa phương cử các tổ đưa các mũi trinh sát của sư đoàn, trung đoàn luồn qua các cứ điểm trong thị xã. Ba tổ trinh sát sư đoàn do trưởng ban trinh sát Lê Anh Thiện chỉ huy. Ba tổ trinh sát của trung đoàn 266 do trưởng tiểu ban trinh sát trung đoàn Nguyễn Bá Nức chỉ huy đã vào bám suốt mấy đêm liền trong thị xã. Trưởng ban trinh sát Lê Anh Thiện đã vào tận nhà tên tỉnh trưởng Nguyễn Văn Phúc.
    Các mục tiêu tiến công, vị trí cửa mở, cấu trúc các hàng rào, các vật chướng ngại đã được trinh sát xác định. Cùng với lực lượng trinh sát tiền nhập, điều tra địch ban đêm, sáu đài quan sát của sư đoàn, bốn đài của hai trung đoàn bộ binh cùng các bộ phận trinh sát kỹ thuật, kết hợp với khai thác tù binh, đã cơ bản nắm chắc các quy luật hoạt động của địch và những lực lượng của chúng tại thị xã. Các đầu mối cơ sở hoạt động trong lòng địch cũng đã cử người về căn cứ báo cáo và nhận kế hoạch mới.
    Đêm 5 tháng 4, đoàn cán bộ trinh sát luồn vào trong các hàng rào để xem lại lần cuối.
    Mọi sự đi lại của địch trong thị xã vẫn bình thường, chứng tỏ chúng chưa biết gì về những hoạt động của ta. Chúng có ngờ đâu đã gần một tuần nay những chiến sĩ trinh sát của ta đang dán mình xuống đất để quan sát, đánh dấu các mục tiêu nơi chúng ở. Và cũng trớ trêu thay, đêm 24 tháng 3, đài BBC đưa tin: ?oSư đoàn 341 đã vượt sông Mỹ Chánh, đang áp sát thành phố Huế?. Không phải áp sát thành phố Huế, mà đang áp sát cửa ngõ đông bắc Sài Gòn.
  4. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
  5. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Gửi đồng chí ptlinh:
    Trong bài viết có nói đến Trung Đoàn 55, nhưng các tài liệu khác không thấy nói đến. Vậy Trung Đoàn 55 này thuộc sư nào, còn Trung Đoàn 273 của sư 341 ở đâu? Có giao chiến trong trận Xuân Lộc không?
    Ngoài ra, sư 6 trong trận Xuân Lộc đã đánh từ mặt Nam QL-1 hay mặt bắc QL-1? Theo tôi biết, các sư 341 và 7 nằm ở Bắc QL-1, còn sư 6 nằm ở mặt Nam.
    Các chi tiết bác đã cho về trận Xuân Lộc rất hay, chắc bác sẽ cho thêm nữa. Còn các bác khác, nếu có chi tiết gì hay hình ảnh gì về các sư 341 và 7 trong trận Xuân Lộc, nhớ đưa lên cho mọi người biết.
    T-54
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trung đoàn 55 là trung đoàn pháo binh của sư 341.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Gửi đồng chí T-54:
    *Trung đoàn 55 đó là trung đoàn 55 của sư đoàn 341. Nguồn tài liệu được lấy từ quyển Sư đoàn Sông Lam (Sư đoàn 341).
    *Về trung đoàn 273
    Ngày 2 tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho sư đoàn:
    -Tác chiến tiêu diệt, giải phóng đất đai, giải phóng dân, giành quyền làm chủ cho nhân dân.
    -Tham gia tiếp quản, bảo vệ, xây dựng và củng cố vùng giải phóng về mọi mặt.
    -Kết hợp tác chiến với xây dựng, tranh thủ tổ chức huấn luyện, nâng cao sức chiến đấu, xây dựng thành sư đoàn chủ lực cơ động, vững mạnh toàn diện.
    Trước mắt, sư đoàn trực thuộc Quân đoàn 4, làm nhiệm vụ trên hai hướng:
    -Cùng với sư đoàn 9, tác chiến tại đường 13-Chơn Thành (Tây Ninh).
    -Nghiên cứu khu vực đường 20 từ cầu La Ngà đến Ngã ba Dầu Giây và thị xã Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh), chuẩn bị mọi mặt để khi có lệnh sẽ đánh tập trung tiêu diệt lớn.
    Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, cũng trong ngày 2-3-1975, thường vụ đảng uỷ sư đoàn họp nghiên cứu nhiệm vụ trên giao, đánh giá toàn diện về địch, về ta, khả năng chiến đấu của sư đoàn.
    Căn cứ nhiệm vụ trên giao, sư đoàn tổ chức thành ba bộ phận:
    -Một bộ phận do tham mưu trưởng Vũ Thang, phó chính uỷ Phạm Thành Minh trực tiếp chỉ huy trung đoàn 273 thay thế trung đoàn 1 sư đoàn 9, hoạt động tại khu vực Dầu Tiếng-Chơn Thành-đường 13 (tỉnh Tây Ninh).
    -Một bộ phận do sư đoàn trưởng Trần Văn Trân, phó tham mưu trưởng Hồ Đình Quỳ cùng trung đoàn trưởng, các trung đoàn 270, 255, 55 và các cơ quan đi chuẩn bị chiến trường ở hướng đường 20-Bà Rịa-Long Khánh.
    -Một bộ phận do chính uỷ Trần Nguyên Độ, phó tư lệnh Vũ Cao cùng chủ nhiệm chính trị, chủ nhiệm hậu cần và một số cán bộ cơ quan chỉ huy bộ đội vào vị trí tập kết và tổ chức huấn luyện cho chiến sĩ mới (vì sư đoàn chưa qua chiến đấu, một số hình thức chiến thuật chưa học, còn gần một nửa quân số chưa được huấn luyện cơ bản, chiến trường mới lạ).
    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở hướng đường 13, trung đoàn 273 lật cánh về tỉnh Long Khánh trong đội hình chiến đấu của sư đoàn ở mặt trận phía đông Sài Gòn-Gia Định.
  8. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ của tôi là trận Xuân Lộc chứng tỏ sự nóng vội của quân ủy Miền và bộ tư lệnh B2. Trên thực tế chiến trường cho thấy kế hoạch giải phóng Sài gòn bằng lực lượng B2 cùng vài sư đoàn bổ xung là không thực tế. Vào ngày 10/4 khi quân đoàn 2 còn ở Đà nẵng, quân đoàn 3 còn ở Tây nguyên, Quân đoàn 1 đang trên đường vào thì lực lượng B2 đã đánh Xuân lộc.
    Nên nhớ là Xuân lộc chỉ là 1 trong 2 chiến dịch tiến công lúc đó và đều không thành công. Chiến dịch thứ 2 là vào Thủ Thừa trên lộ 4. Cả 2 chiến dịch tiến công đều bị thiệt hại và câu trả lời rõ ràng là lực lượng tấn công không đủ sức - cả về binh lực lẫn khả năng chỉ huy chiến dịch.
    Đây là quân địch đã bị tác động lớn của các trận Ban Mê Thuật, Đà Nẵng, Huế. Còn nếu quân địch không bị tác động thì hoàn toàn viển vông là với 5 sư đoàn đang có làm sao mà B2 có thể tự lực giải phóng Sài gòn - hay là chỉ nướng quân vô ích.
    Riêng trận Xuân Lộc với 3 sư đoàn không thật mạnh - Sư đoàn 7 mới trải qua nhiều trận đánh, sư đoàn 341 mới tái thành lập gồm rất nhiều tân binh, sư đoàn 6 mới thành lập. Vậy tập trung đánh hơn 1 sư đoàn của địch (sư đoàn 18 và địa phương quân) phòng thủ trong một thị xã khi địch có ưu thế tuyệt đối về không quân.
    Ngoài ra địch còn dễ dàng bổ xung thêm quân của sư đoàn 5, nhảy dù, biệt động quân vì các quân đoàn khác của ta chưa kịp vào. Việc đánh không thành công là chuyện dễ hiểu.
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Mình tìm được một bài khá chi tiết về trận Xuân Lộc, đồng thời nêu rõ số thương vong của ta (điều mà nhiều tài liệu khác ko chịu nói rõ).
    - Trước khi quân đoàn 02 tới XL thì Nam quân đã xây dựng trận địa phòng thủ vững chắc ở đây. Lực lượng ban đầu là: sư đoàn bộ binh 18, một liên đoàn biệt động quân, một trung đoàn thiết giáp, 9 tiểu đoàn bảo an được chi viện hoả lực pháo binh, máy bay. Số lượng máy bay được huy động rất nhiều lượt.
    - Ta sai lầm khi chọn cách đánh chính diện vào trận địa địch dàn sẵn. Lực lượng ta ra sao thì các bác đã nói rõ. Rạng sáng 9 tháng 4 năm 1975 ta nổ súng tiến công địch. Sau năm ngày chiến đấu ác liệt, ta vẫn chưa chiếm được các mục tiêu chủ yếu mà lại bị thượng vong nặng, trên 1.000 cán bộ, chiến sĩ hi sinh. Hai bên giành nhau từng ngôi nhà một, có khi đánh đi đánh lại mấy lần. Bên ta dùng pháo chi viện, bên kia không quân hoạt động hết công suất.
    - Nam quân chi viện thêm: Lữ đoàn dù số 1, Trung đoàn bộ binh số 8, một liên đoàn biệt động quân và một trung đoàn thiết giáp
    - Ngày 15/04, ta chuyển hướng: đánh chiếm ngã ba Dầu Dây-Núi Thị và đoạn đường từ Trúc Tân đến Kiệm Tân trên đường 20. Do không có bản đồ nên tớ đoán là ta đánh bọc hậu hoặc đi đường vòng. Và các trận đánh ở vùng đồi Dầu Dây, Trảng Bom, Hố Nai,.....là những trận đánh quyết liệt nhất. Nam quân phải bốc 1 phần lực lượng từ XL về cố thủ. Khó hiểu là lực lượng Xung kích quân đoàn 03 của Trần Quang Khôi lại đóng im ở Biên Hòa. Một số sỹ quan VNCH sau này kể lại, lúc rút qua BH thấy M-48 đậu đầy đấy mà ko ra chi viện, họ quý M-48 mấy triệu bạc hơn sinh mệnh binh sỹ. Quả nhiên, lực lượng xung kích quân đoàn 03 này, một đơn vị hạng nặng, không đánh một trận dữ dội nào cho đến khi tan hàng.
    - Ở khu vực phòng ngự từ Dâu Dây đến Trảng Bom Nam quân đào đường làm hào chống tăng, phòng ngự kỹ lưỡng. Quân ta cũng rút kinh nghiệm, tiến hành đánh bọc sườn hơn là đánh chính diện. Hồi ký sỹ quan VNCH cũng nói, đang đánh nhau bỗng thấy xe tăng bộ binh ta xông ra từ rừng, đánh chọc sườn. Hai bên tổn thất nặng, bên VNCH trung đoàn 52 BB còn 200 quân rút về.
    - Địa phương quân ở đây đánh rất dữ, nguyên do là toàn dân Bắc 54 cuồng tín.
    - Ngày 16/04 Phan Rang thất thủ, XL coi như không còn nhiều giá trị nữa, thậm chí có nguy cơ bị bao vây giữa các binh đoàn của ta.
    - Đến ngày 20/04 thì quân VNCH kiệt sức, sườn bị đánh tan. Ngoài ra quân ta cũng bỏ hướng chính diện mà theo đường 20 tiến về BH. Sư đoàn 18 rút lui trật tự qua sông Đồng Nai. Lữ dù 1 ở lại đoạn hậu, bị truy kích quyết liệt.
    Đến đây có thể coi là tạm kết thúc trận Xuân Lộc. Sách vở hai bên viết nhiều về XL, nhưng các bác cũng cẩn thận kẻo ngộ độc của cả hai bên.
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có nói đấy chứ bác spirou. Sư 7 thương vong 300 cán bộ chiến sĩ, sư 341 thương vong 1.200 cán bộ chiến sĩ, 6 trên tổng số 9 xe tăng bị cháy hoặc hỏng, pháo 85mm và cao xạ 57mm hỏng gần hết.

Chia sẻ trang này