1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều có thể bạn chưa biết trong Kháng chiến chống Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dinhphdc, 03/01/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    tôi có đọc được ý kiến của Benard Fall, một nhà nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong cuốn sách "Những Suy Nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh" xuất bản năm 1968. ý kiến này như sau:

    chính sách của Eisenhower -Dulles là vừa tìm kiếm một nền hòa bình ở Triều Tiên, vừa khuyến khích những "Phần Tử Cực Đoan" chiến đấu tới cùng ở Đông Dương bằng cách cung cấp vật liệu chiến tranh cho Pháp, rồi cho Nam Việt Nam và cánh hữu ở Lào. khi **** Dân Chủ lên thay cho **** Cộng Hòa, chính sách nhập nhằng này vẫn chưa được giải quyết. chính quyền Kennedy đành coi như người chạy tiếp sức của các chính quyền tiền nhiệm Truman và Eisenhower. trên thực tế, Kennedy đang tỏ ra cứng rắn và ủng hộ vô điều kiện cho Nam Việt Nam chống C.ộng Sả.n bằng cách cung cấp cho chính quyền này càng nhiều cố vấn quân sự không cần đến thế cân bằng chính trị.
    tuy nhiên, cuối cùng chính sách này cũng có một sự "mềm dẻo" nào đó khi Kennedy tuyên bố năm 1965 sẽ rút ồ ạt người Mỹ khỏi Nam Việt Nam, nhưng trên thực tế, chủ trương này lại do chính quyền Johnson xem xét trong thời kỳ giữa tháng 12 năm 1963 đến tháng 3, tháng 4 năm 1964, sau khi Johnson thay Kennedy.

    trích "Những Suy Nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh", 1968, Bernard Fall. trang 197-198
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    "Ván Bài Lật Ngửa" xem cũng hay phết
    giờ mà làm lại chắc thiên hạ mua vé xem ồ ạt, kiểm James Bond
  2. marsandmoon

    marsandmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2007
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Không phải lén lút, mà giờ đám nhỏ chưa nhận thức được về chính trị rồi vô xem bàn tán, tớ không thích chuyện đó [-X cứ xem bài của đám acc clone nói tớ có thèm trả lời đâu nào .Chậc bác hỏi thì sách có vô số biết rồi còn hỏi, làm tớ phải kiếm đại mấy tài liệu mà có thể kiếm được tức thì đưa lên chứ
  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Khiếp kinh, chứ không phải lợi dụng
    để dụ chúng
    Sao=))
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Cuốn sách ‘Vietnam if Kennedy had lived: Virtual JFK’của Giáo sư James Blight và trong phim tài liệu cùng tên đã nói ở trên lập luận Tổng thống Kennedy sẽ không đưa quân đội Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.

    Gia tài mà
    Kennedy đã thừa hưởng từ Tổng thống Dwight D. Eisenhower là sáu cuộc khủng hoảng (2 ở Cuba, 2 ở Việt Nam, 1 ở Lào và 1 ở Berlin). Kennedy đã nhận ra năm đầu của nhiệm kỳ của ông, năm 1961, là năm của địa ngục. Vào tháng Ba, các cố vấn của ông đòi dùng vũ khí hạt nhân để chống lại Pathet Lào. Đến tháng Tư, ông bị mất mặt vì sự thất bại ở vịnh Con Heo và làm cho các cố vấn của ông nổi điên khi từ chối khuyến cáo của họ là đem Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên Cuba để lật đổ chế độ của Fidel Castro.

    Giữa tháng Tám và Chín, các cố vấn của ông đề nghị dùng vũ khí hạt nhân để chống Liên Xô ở Berlin và cũng để phá sập bức tường vừa được bắt đầu xây lên để ngăn đôi thành phố này. Và trong tháng Mười Một, Kennedy chống lại lời đề nghị của tất cả các cố vấn trong toan tính Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam.


    Kennedy đã nói KHÔNG với chiến tranh trong tất cả các cuộc khủng hoảng đó. Bây giờ thì chúng ta biết, sau hơn hai mươi năm nghiên cứu, TT Kennedy đã có lý khi nói “không” như vậy. Chắc chắn là nếu Kennedy sử dụng quân đội Mỹ vào một trong sáu cuộc khủng hoảng đó thì kết qủa chỉ là tai họa. Mỗi cuộc khủng hoảng trong số đó, kẻ thù của nước Mỹ kiên trì với lý tưởng của họ hơn những gì mà các cố vấn của Kennedy đã dự đoán. Điều này cũng đúng như trong trường hợp của cuộc khủng hoảng tên lửa trong tháng 10 năm 1962 ở Cuba. Nếu Kennedy quyết định tấn công và xâm lăng Cuba theo lời các cố vấn chắc chắn sẽ đưa đến một cuộc trả đũa hạt nhân của Liên Xô với những hậu qủa tai hại không thể lường được.


    Việt Nam là một trường hợp tiêu biểu rõ ràng về vấn đề bản tính của Kennedy đã ảnh hưởng như thế nào trên sự kiện nước Mỹ đã không đổ quân vào Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông. Hiện nay đã có đủ tài liệu để đối chiếu một cách vô tư những quyết định liên hệ đến Việt Nam của hai ông Tổng thống Kennedy và Johnson.



    Đây là một trừơng hợp vẹn hiếm có trong lịch sử đối ngoại của nước Mỹ. Tự cảm thấy thiếu kinh nghiệm về đối ngoại hoặc có mặc cảm thiếu tự tin, Johnson đã giữ nguyên toàn bộ những nhân viên cao cấp về đối ngoại của Kennedy lại làm việc trong nội các của ông từ cuối năm 1963. Các hồ sơ mật cho biết chỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống ngày 22 tháng 11 năm 1963, Johnson đã bị áp lực của các cố vấn này để đem nước Mỹ vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam.



    Những cố vấn này đã dùng những lý do mà họ đã dùng với Kennedy: "Chúng ta không thể bỏ rơi đồng minh VNCH vào tay C ộng sản. Nếu chúng ta bỏ rơi VNCH, những lời hứa của chúng ta với các đồng minh khác sẽ trở nên vô giá trị, một con cờ “domino” sẽ rơi vào tay C ộng sản, và nhiệm kỳ của Tổng thống Johnson sẽ bị lịch sử đánh giá là một thất bại."



    Bộ trưởng McNamara nhớ lại, để trả lời cho những lý luận này, TT Johnson đã trả lời: “OK, Hãy thắng cuộc chiến tranh này”. Vậy là cùng một nhóm cố vấn, cùng một cuộc chiến tranh, chỉ có khác Tổng thống mà thôi, cuộc chiến ở Việt Nam là của TT Johnson, không phải của TT Kennedy. Sự lãnh đạo của một Tổng thống là yếu tố quyết định quốc gia sẽ tham chiến hay không tham chiến.
  5. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Trong cuốn sách JFK và Việt Nam, John M Newman, một cựu thiếu tá lục quân, chuyên nghiên cứu các tài liệu mật, cho rằng Tổng thống Kennedy muốn tái đắc cử năm 1964, sau đó rút khỏi Việt Nam. Ông đã nhiều lần cưỡng lại đề xuất của những người dưới quyền muốn đưa quân Mỹ tới Lào năm 1961, và Việt Nam sau đó (đã đề cập trang trước).

    Ngày 2/10/1963, Kennedy nhận bản báo cáo về chuyến đi Sài Gòn của bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Maxwell Taylor. Đề xuất được đưa ra trong bản báo cáo là Mỹ rút quân từng phần, đến cuối năm 1965 thì rút toàn bộ và Bộ Quốc phòng nên thông báo trong tương lai rất gần kế hoạch rút 1.000 trong số khoảng 16.000 người Mỹ đang ở Việt Nam trong năm 1963.

    Ngày 5/10, Kennedy đưa ra quyết định chính thức. Ông nói rằng việc rút 1.000 cố vấn Mỹ không nên được đưa ra chính thức với Ngô Đình Diệm. Thay vào đó, hoạt động này chỉ được nên tiến hành dưới hình thức một động thái thông thường chuyển người ở những khu vực không cần tới.
    Roger Hilsman, trợ lý ngoại trưởng về Viễn Đông dưới thời Kennedy, bình luận ban đầu tổng thống ủng hộ Ngô Đình Diệm - một người theo Công giáo như ông. Tuy nhiên, ông bắt đầu thay đổi quan điểm, sau thất bại ở Vịnh con Lợn (Cuba). Kennedy cho rằng là Việt Nam có thể là một bãi lầy. Tổng thống quyết tâm đây sẽ không phải là cuộc chiến của người Mỹ, ông sẽ không ném bom miền Bắc và không gửi quân.

    Sau đó, xảy ra biến cố Phật giáo mùa xuân năm 1963. Kennedy tin Ngô Đình Diệm không có cơ hội chiến thắng và Mỹ phải rút người. Vì vậy, ông tác động lên McNamara trong việc triển khai kế hoạch đưa toàn bộ lực lượng Mỹ rời khỏi Việt Nam. Những người duy nhất ở lại sẽ là lính đánh thuỷ đánh bộ để bảo vệ sứ quán. Theo Hilsman, trước khi Kennedy bị ám sát, đã có khoảng 1.000 người được rút khỏi Viẹt Nam.

    Ngày 11/10/1963, Nhà Trắng đưa ra bản nghi nhớ thoả thuận an ninh quốc gia (NSAM) 263: “Tổng thống phê chuẩn các đề xuất quân sự, nhưng chỉ đạo rằng không có thông báo chính thức nào được đưa ra về kế hoạch rút 1.000 người Mỹ trong năm 1963". Nói cách khác, đề xuất của McNamara được Kennedy bí mật phê chuẩn và ra lệnh tiến hành, cũng bí mật.

    Ngày 1/11, xảy ra cuộc đảo chính ở Sài Gòn và vụ ám sát Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Theo lời nhà sử học James K. Galbraith, từ tháng 8/1963, một nhóm những người cấp dưới ở Nhà Trắng (thứ trưởng Ngoại giao Averell Harriman, phụ tá ngoại trưởng phụ trách về Viễn Đông Roger Hilsman, và cố vấn Nhà Trắng Michael Forrestal), trong khi các quan chức cao cấp nhất ở Washington vắng mặt dịp cuối tuần, đã vạch kế hoạch đảo chính ở Sài Gòn. Nhà Trắng sau đó bị đặt vào thế đã rồi. Vì vậy, họ tỏ ra bị động và không bảo vệ được Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Thực ra, đối với Washington, không có lựa chọn nào khác ngoài đảo chính. Như vị đại sứ Pháp ở Sài Gòn lúc đó giải thích: “Bất kể chính phủ nào ngoài chính quyền của 2 ông Diệm - Nhu cũng sẽ phải phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn và nghe lời họ trong mọi việc”.

    Tuy nhiên, bản thân ông Roger Hilsman lại kể về vụ đảo chính: "Đại sứ Frederick Nolting sắp thôi chức và Henry Cabot Lodge sắp vào thay thế. 3 chúng tôi gặp nhau ở Hawaii. Lúc bấy giờ có tin đồn là hai anh em Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm sắp tấn công các ngôi chùa. Trước đó, những Phật tử biểu tình và có sự kiện họ treo cờ Phật, còn Ngô Đình Diệm ra lệnh không được treo cờ nào khác ngoài cờ của miền Nam Việt Nam. Các binh lính nổ súng, làm một số người thiệt mạng. Nolting nói với tổng thống Diệm rằng nếu họ đánh vào các ngôi chùa, Mỹ sẽ phải lên án họ trong một tuyên bố công khai (tuyên bố của VOA trong trang trước).

    Khi Nolting rời khỏi Việt Nam, thì xảy ra vụ tấn công các chùa chiền. 3 chúng tôi đứng nói chuyện với nhau và Nolting cứ nhắc đi nhắc lại: "Ông ấy đã hứa với tôi, ông ấy đã hứa với tôi". Và đó là hồi tháng 8. Ngày hôm sau, tôi trở lại Washington. Lodge đã đến Việt Nam và gửi một bức điện tín nói rằng các tướng Việt Nam đến gặp ông ấy và nói họ có thông tin Ngô Đình Diệm sắp ra lệnh bắt và xử tử họ, và muốn được Mỹ ủng hộ nếu phải đảo chính để tự vệ. Bởi vậy, ngày 24/8, chúng tôi viết một bức điện...

    Thực sự thì khi đó McNamara đang không ở trong thành phố, ngoại trưởng Dean Rusk ở New York, Kennedy ở Hyannis Port. Chúng tôi không gọi được cho McNamara, nhưng liên lạc được với Kennedy và Rusk. Rusk đưa thêm một đoạn văn trong đó nói rằng nếu anh em Diệm - Nhu thành công ở Sài Gòn, chúng ta sẽ cố gắng ủng hộ cuộc chiến thông qua cảng Hawaii. Nhưng bức điện bị rút lại còn một câu, làm thay đổi nội dung của nó, vì nó khiến chúng ta can thiệp trực tiếp hơn vào cuộc chiến: Hãy tới gặp Diệm và bảo ông ấy rằng chúng tôi cho rằng em trai của ông ấy, ông Nhu, nên trở thành đại sứ ở Paris, để ông ấy ra khỏi đất nước, vì ông ấy đang gây rắc rối... Lodge trả lời: Tôi sẽ không làm gì cho đến khi tôi nhận được thêm thông tin của các ông, bởi vì nếu tôi dến gặp Diệm và làm như các ông dặn, đề nghị ông ấy gạt em trai của mình, ông ấy sẽ ngay lập tức bắt các tướng lĩnh và xử tử họ.

    Vậy là sáng thứ hai, có một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia. John McCone, đứng đầu CIA, và McNamara đều không ở trong thành phố, khi sự việc trên xảy ra. Những người phó của họ đã ký bức điện. Vì vậy, họ rất tức giận. Kennedy bực mình vì sự chia rẽ trong chính phủ. Ông ấy nói: Thôi được rồi, Lodge chưa thực hiện những lời chỉ dẫn trên bức điện, vì vậy chúng ta hiện có 3 lựa chọn. Chúng ta có thể làm theo bức điện, chúng ta có thể rút lại nó làm như chưa từng có chuyện gì xảy ra cả, hoặc chúng ta có thể điều chỉnh lại nó, như Lodge đã đề xuất, nghĩa là để ông ấy làm mọi việc ngoại trừ đến gặp Ngô Đình Diệm.

    Về sau, chúng tôi mới biết được có một vài tướng đã từ chối tham gia đảo chính, vì vậy không có gì xảy ra. Cuộc đảo chính sau đó là một cuộc đảo chính khác, với những người khác, chỉ có một số tướng vẫn giữ nguyên. Ngày 1/11, họ không nói gì với chính phủ Mỹ, cũng không tham khảo ý kiến gì với chúng tôi cả. Lần đầu tiên chúng tôi nghe về vụ việc là qua một sĩ quan liên lạc thuộc CIA. Vì vậy, bức điện ngày 24/8 và cuộc đảo chính ngày 1/11 không hề liên quan đến nhau".


    Tại một cuộc họp báo ngày 12/11, Kennedy công khai tuyên bố lại mục đích đối với Việt Nam là thúc đẩy cuộc chiến và đưa người Mỹ ra khỏi nơi này.

    Hội nghị Honolulu giữa các quan chức quân sự và nội các ngày 20-21/11 được triệu tập nhằm xem xét lại các kế hoạch sau vụ đảo chính Sài Gòn. Một kế hoạch sơ bộ, sau này được thực hiện dưới cái tên OPLAN 34, được chuẩn bị. Kế hoạch này kêu gọi tăng cường các cuộc tấn công bất ngờ chống quân giải phóng, sử dụng lính biệt kích của quân đội Việt Nam Cộng hoà dưới sự kiểm soát của người Mỹ.

    4 ngày sau khi Kennedy bị ám sát, Johnson thông báo mục đích của chính phủ Mỹ vẫn giữ nguyên như thời Kennedy: giúp chính quyền Việt Nam Cộng hoà đánh Cộng sản thông qua hoạt động hỗ trợ huấn luyện và không dùng lực lượng quân sự Mỹ một cách công khai. Nhưng đồng thời, tân tổng thống cũng chấp thuận việc tăng cường các hoạt động bí mật chống miền Bắc Việt Nam. Tiếp theo đó, xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ dẫn tới việc Mỹ triển khai các lực lượng chủ lực.

    Theo các tài liệu của thư viện Lyndon Baines Johnson, tổng thống Johnson biết chiến tranh Việt Nam là một cạm bẫy và lo sợ về một thảm kịch. Về phương diện này, Johnson và Kennedy có điểm giống nhau. Tuy nhiên, Johnson không có được sự quyết tâm của Kennedy. Ông chấp nhận đề xuất tiến hành các hoạt động bí mật, và nhượng bộ trước đề xuất của giới quân sự ngày 24/11.

    Để tiếp tục chính sách rút quân của Kennedy, sau khi cố tổng thống qua đời, sẽ là việc khó khăn, bởi vì công chúng Mỹ còn chưa biết là cuộc chiến đang theo chiều hướng bất lợi cho phía Mỹ. Họ cũng chưa biết là Kennedy đã ra lệnh rút quân. Đối với Johnson, duy trì một ảo tưởng về sự kế tục, vào thời điểm dân chúng còn đang bàng hoàng về vụ ám sát, là mục đích chính trị của ông lúc bấy giờ.
  6. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.873
    Đã được thích:
    908
    Bác Marsadmoon vô chứng minh vụ VNCH có thê lật ngược thế cờ tháng 4-1975 đi chứ , gần 1 tuần rùi:-??
  7. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Tặng các bác một bức ảnh khá đẹp của nhiếp ảnh gia Horst Faas [​IMG]

    Mặt trời chiếu xuyên những tán lá rừng già xung quanh thị trấn Bình Giả nơi đã xảy ra giao tranh ác liệt, 40 dặm phía đông SG, vào đầu tháng 1-1965, khi các binh sĩ VN cùng với các cố vấn Mỹ nghỉ ngơi sau một đêm lạnh lẽo, ẩm ướt và căng thẳng tại một vị trí mai phục chờ đợi một cuộc tấn công của VC nhưng đã không xảy ra...
  8. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    bác ấy im lặng nghĩa là ... các bác thông cảm bỏ qua cho :)>-
  9. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Thế à, hoá ra ông Lỗ Tấn có hậu duệ sống bên Mèo Hoang. Hồi ký của ông này kết thúc ngắn quá, Làng Mùi mới xao động chút, sau đó diễn biến thế nào bi h mới công bố.

    Pháp Quốc lỗ vốn bởi công cuộc kinh doanh xứ Đông Dương, mới rủ Mèo Hoang vào buôn cùng. Làm chung được một lúc, thì Mèo Hoang tức khí đầy ruột, con đĩ Pháp kia, mày làm ăn õng ẹo như xyx ấy, để ****** làm. Pháp được giá, bán liền.

    Thế ra hiểu biết của tớ lộn ngược 180 độ, Mỹ nhường cho Pháp chứ không phải Pháp lừa được Mỹ bán tháo đống cứ t lợn.






  10. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    TT Diệm không ưa Mèo vì Mèo không cho Diệm muốn làm gì thì làm, trong khi đó Diệm muốn làm vua không muốn bị mèo giật dây thế thôi.[-X

    @Trym : Thím Mai không giật được nữa vì chồng thím ấy bị treo ngược lên cột điện vô thời hạn rồi.:-*
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này