1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    R-77 nhiều bản lắm,thuộc họ tầm trung rồi bác ơi, tầm diệt máy bay ném bom hạng nặng với AWACS là bọn R-37 cơ
  2. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    R77 là loại tầm trung bình, dùng đầu dó chủ động, tương tự như loại AIM120 của Mỹ. R27 là loại tầm xa, bán chủ động. Nhìn chung R27 có tầm xa khoảng gấp đôi R77.
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Lâu ngày mắt mũi kèm nhèm. Tớ tưởng R77 là dòng tiếp nối, cải tiến của R37 chứ nhể.
    R27 đời chót có tầm xa hơn R37 đời đầu. Nhưng so với R77 e rằng hơi khập khiễng.
  4. huyphongpvo

    huyphongpvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2011
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    5
    So sánh đầu tự dẫn loại nào của R-27 giữa Nga và tiểu Nga vậy tồng chí:-w Vắn tắt thì tiểu Nga gần đây mới phát triển đầu tự dẫn hồng ngoại Arsenal Mayak MR-2000 cho đạn R-27T để tự cấp nguồn thay thế cho đầu tự dẫn hồng ngoại Geofizika 36T của Nga. Viện Arsenal có trụ sở ở Kiev, trước nay chưa từng thiết kế đầu tự dẫn hồng ngoại cho tên lửa đối không tầm trung. Ngược lại, viện Geofizika của Nga có truyền thống thiết kế loại đầu tự dẫn hồng ngoại 36T cho tên lửa R-27 và các đầu tự dẫn hồng ngoại cho đủ loại tên lửa đối không tầm trung xa của Lxô trước đây và Nga hiện nay. Đầu tự dẫn MR-2000 của tiểu Nga và 36T của Nga đều được phát triển từ công nghệ đầu tự dẫn MK-80M dùng cho tên lửa R-73 và sử dụng công nghệ quét điều chế tần số trên 2 băng sóng hồng ngoại (cận hồng ngoại và hồng ngoại bước sóng dài). Hiện viện Geofizika đã cung cấp đầu tự dẫn hồng ngoại ứng dụng công nghệ mảng FPA 2 băng sóng hồng ngoại tiến tiến hơn công nghệ quét của đầu tự dẫn 36T cho các đạn R-27TE1 và R-77T.

    Túm lại nếu tồng chí thần tượng đồ Tàu nhái công nghệ đầu tự dẫn MR-2000 của tiểu Nga, thì nó chỉ là bản cũ của đạn R-27T/TE với đầu tự dẫn 36T của Nga[:D]

    Mig-21 hết vòng đời trong vài năm tới và ta đang cho chuyển loại sang xài toàn Su-30MK2, sắp tới là Su-35, T-50PAKFA. Mơ mộng Bison gắn R-77 lỡ cỡ làm gì để mà suốt ngày thần tượng hoặc khiếp đảm hàng Tàu[-X
  5. zolahn

    zolahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
    Mig-31BM dùng là loại R-37,R-33 và sắp tới là Rvv-BD nhé bác! :D
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mig-31BM dùng là loại R-37,R-33 và sắp tới là Rvv-BD nhé bác! :D
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ờ. Sorry cả nhà.
  7. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Vậy còn R-172 nhà mình có nên mua ko mấy bác ???
  8. huyphongpvo

    huyphongpvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2011
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    5
    Tên lửa R-27 có nhiều bản với nhiều loại đầu dẫn khác nhau. Các bản R-27 này có tầm công kích mục tiêu dựa theo tính năng trinh sát, bắt bám sát và chỉ thị bắn của kênh chính tương ứng (đài rađa vô tuyến hay đài rađa quang điện tử của máy bay), hướng, độ cao công kích của máy bay mang tên lửa so với mục tiêu và diện tích phản xạ vô tuyến hiệu dụng của mục tiêu.

    Với 1 số loại mục tiêu cỡ to hơn loại Mig-21/J-7 khi bay hướng vào máy bay chặn kích (ta công kích bán cầu trước của mục tiêu), các đài rađa vô tuyến trên SuC/SuD có thể chiếu rọi mục tiêu cho tên lửa R-27R/R1E ở cự li tới 100km.

    Giá treo AKU-470 số 9 và 10 gắn 2 đạn R-27R1E của chiếc 8533 bay trực ban biển - thanhnien.com.vn
    [​IMG]

    Vn dùng 1 số bản R-27, trong đó có bản tên lửa tăng tầm có đuôi E (Э = Энергетическая) gắn đầu tự dẫn vô tuyến bán chủ động R-27R1E với tầm phóng tới 100km khi công kích bán cầu trước của các mục tiêu bay cỡ lớn như máy bay tiếp dầu, máy bay tác chiến điện tử hoặc AWACS.
  9. KC1908

    KC1908 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    5
    Các cụ xem con này là con gì ? cờ-hụp ở đâu ? bao giờ nhé ?

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chế tạo thành công pin nhiệt tên lửa phòng không tầm thấp

    Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Hóa, Khoa Hóa lý kỹ thuật (Học viện Kỹ thuật quân sự) vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo pin nhiệt cho tên lửa phòng không tầm thấp”. Quy trình công nghệ chế tạo pin nhiệt gồm: Chế tạo cực dương (tẩm phủ các hoạt chất cực dương lên lưới nhằm bảo đảm đủ thành phần, đúng tỷ lệ, phân bố đồng đều các cấu tử); chế tạo cực âm (nấu can-xi, hàn điểm cực âm can-xi và ma-giê với vành khuyên dẫn điện); chế tạo vỏ pin đơn; chế tạo lá hỏa thuật; chế tạo vỏ và nắp i-nốc; lắp ghép pin đơn và tổng lắp pin nhiệt…

    Cùng với các sản phẩm pin nhiệt chế thử đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra, qua thử nghiệm bảo đảm chất lượng tốt, đề tài đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo pin nhiệt; xây dựng dây chuyền lắp ráp đạt công suất 300 sản phẩm/năm và hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm.

    Pin nhiệt (còn gọi là pin hoạt hóa nhiệt) sử dụng chất điện ly rắn ở trạng thái lưu trữ, nóng chảy ở trạng thái làm việc. Cũng như các loại nguồn điện hóa học khác, pin nhiệt rất đa dạng về cấu tạo và thành phần hóa học. Pin nhiệt đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất công nghiệp ở nhiều nước từ những năm 1950 nhưng hiện vẫn còn mới đối với nước ta. Ưu điểm của pin nhiệt là có thời gian bảo quản dài, thời gian hoạt hóa nhanh, mật độ năng lượng cũng như cường độ dòng cao nhờ độ dẫn điện tốt của chất điện ly nóng chảy. Pin còn có độ tin cậy cao, thuận tiện trong sử dụng và không cần bảo dưỡng. Hiện nay pin nhiệt luôn là lựa chọn số một trong kỹ thuật quân sự và hàng không vũ trụ. Chúng được sử dụng trong ngòi nổ đạn pháo, ngòi nổ chậm của bom, hệ thống mục tiêu giả, ghế nhảy dù… Trong kỹ thuật tên lửa, pin nhiệt được dùng cho tên lửa phòng không tầm thấp với nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho đầu tự dẫn hồng ngoại để bắt mục tiêu. Công nghệ sản xuất pin nhiệt luôn được các quốc gia giữ bí mật, do đó thành công của đề tài là cơ sở để các cán bộ khoa học nước ta tiếp cận và làm chủ công nghệ chế tạo pin nhiệt phục vụ việc chế tạo pin cho tên lửa phòng không tầm thấp nói riêng và tên lửa nói chung.

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/38/38/183124/Default.aspx

Chia sẻ trang này