1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sairagon, 21/04/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Có bài giải thích nhưng mõ xóa mất rồi. [:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
  2. vietjet78

    vietjet78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Kính các bác, trong cuộc tổng tấn công xuân 1975, trong tháng 4 ở thành phố Nha Trang Không quân (VNCH hoặc Mỹ) có ném bom vào khu vực Chợ Đầm. Các bác có thể giúp em về thời gian chính xác (ngày nào) của vụ ném bom này được không.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Hình như không phải bị ném bomdo bị đốt phá.

    Khu vực chợ Đầm [​IMG] thời Pháp thuộc.
    Chợ Đầm ở trung tâm thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Gọi tên chợ Đầm vì chỗ đất dựng chợ ngày nay trước kia vốn là một cái đầm từ cửa sông Cái ăn sâu vào đất liền, phía dưới Hà Ra. [​IMG] đường ra cầu Hà Ra

    Đầm Xương Huân [​IMG]

    Đầm rộng khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ đầm là nhà ở của nhân dân, hầu hết là dân nghèo với những ngôi nhà lụp xụp, chen chúc nhau.

    Phố Chợ Đầm [​IMG]
    [​IMG]
    Ban đầu, chợ nằm ở phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu, còn gọi là chợ Cửa (chỉ nơi cửa sông). Do sự phát triển của đô thị, khu chợ cũ trở nên chật chội và mất mỹ quan.



    Chợ Đầm 1951 [​IMG]



    Năm 1961, Ty Kiến thiết Khánh Hòa lập một dự án đại cương về quy hoạch lại khu vực chợ này, xây một ngôi chợ hình tròn thay thế cho chợ cũ. Đồ án sơ bộ này do Kiến trúc sư Lê Anh Kim phác họa. Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung. Chính đồ án này được coi là cốt lõi cho việc xây cất ngôi chợ sau này.


    Cả hai đồ án chưa được thực hiện thì đêm 16/9/1968 xảy ra vụ hỏa hoạn lớn chưa từng có, toàn bộ khu vực quanh chợ đều bị cháy trụi. Một đồ án xây dựng khu vực chợ với quy mô mới, toàn diện hơn được hình thành, có sự phối hợp của nhiều ngành hữu trách: lấp toàn bộ đầm, xây cất ngôi chợ mới cùng hai thương xá và chung cư, làm lại đường sá, hệ thống cống rãnh thoát nước…


    Đường ra cầu Hà Ra 1968 [​IMG]



    Ngày 12 tháng 4 năm 1969 được coi là ngày khởi sự đầu tiên của kế hoạch này với việc chiếc xáng Bassa của Nha Thủy vận Sài Gòn bắt đầu thổi cát lấp đầm. Sau sáu tháng, đầm đã bị lấp hoàn toàn với khối lượng cát đã thổi là 350.000 m3. Tiếp theo là việc tạo móng, dựng nền và xây cất công trình, hàng nghìn cọc bê tông cốt sắt dài 20 mét đã được đóng xuống qua lớp sình lầy.
    [​IMG] [​IMG]
    Dựa theo đồ án của Kiến trúc sư Lê Quý Phong được thiết kế từ hơn 4 năm trước, các Kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Hiệp, Kỹ sư Nguyễn Xuân Phương cải tiến và bổ sung thêm một số chi tiết. Ngôi nhà chính ở trung tâm chợ được xây cất theo hình tròn, mái xếp thành hình chữ V tượng trưng cho bông sen và những cánh sen, đường kính của ngôi nhà 66,5m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng trệt và tầng lầu rộng tới 5.270m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách ra vào mua bán. Hỗ trợ và phối cảnh với ngôi nhà tròn là hai tòa cao ốc 4 tầng A và B, tầng trệt là thương xá, các tầng trên là chung cư được xây cất theo đường lượn cong bao bọc vành ngoài ngôi nhà tròn, mỗi cao ốc đều có diện tích trên 2.500 tới trên 2.800m2, thiết kế thoáng, trang nhã. Hai cao ốc này được khởi công xây dựng đầu năm 1970 và hoàn thành vào cuối năm 1972. [​IMG]



    Ngôi nhà tròn và toàn bộ khu chợ được hoàn thành, đưa vào khai trương sử dụng năm 1974.



    Chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột vào tay quân Giải Phóng [​IMG] Người phụ nữ này 1 mình dẫn mấy đứa con chạy từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân [​IMG] Chiếc xà lan quân vận vùng 1, di tản chuyến cuối cùng từ Thuận An [​IMG] Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Quảng Trị và Huế vào tay quân Giải Phóng [​IMG] Binh lính Nam Việt nam chen kín mọi chỗ trống trên chiếc tàu di tản họ từ bãi biển Thuận An, gần Huế, vào Đà nẵng khi quân Cộng sản tiến công tháng 3 năm 1975. (AP Photo/Cung) (130. South Vietnamese troops fill every available space on a ship evacuating them from Thuan An beach, near Hue, to Da Nang as Communist troops advanced in March, 1975. (AP Photo/Cung))



    Tiếc thay, thời gian sử dụng chưa được bao lâu thì những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975 chợ Đầm bị đốt phá



    Trong đêm 31-3, công chức và sĩ quan ngụy tại Nha Trang bất chấp lệnh giới nghiêm của chỉ huy đã tự động "di tản". Họ chen chúc nhau đông nghịt đến nghẹt thở ở bến Cầu Đá.



    Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế có trách nhiệm phòng thủ phía Bắc Nha Trang cũng đã tháo chạy trong đêm 31-3.



    Sáng 1-4, hàng trăm quân nhân và biệt động quân kéo về bến xe Ninh Hòa (nay là bến xe nội tỉnh) bắn nhau hỗn loạn, tranh cướp xe tràn về hướng Cam Ranh.



    Trên 1.000 tù nhân là ngụy quân bị kỷ luật, giam tại quân lao Nha Trang, đã phá khám thoát ra cùng với tàn quân ngụy rút chạy từ Tây Nguyên và các nơi khác đổ về, lưu manh trộm cướp đã cướp phá chợ Đầm, phóng lửa đốt chợ, cướp phá một số cửa hàng buôn bán lớn, một số nhà dân.



    Tại sân bay Nha Trang, cảnh hỗn loạn chen lấn, giành nhau lên máy bay di tản chẳng khác gì cảnh diễn ra vào ngày cuối cùng ở sân bay Pleiku.


    Ngôi nhà tròn như một bông sen lớn mới nở giữa lòng thành phố bị xám đen, sập đổ hư hỏng nặng, không sử dụng được nữa.



    Tại phi trường Nha Trang, 2/4/1975 [​IMG]



    13 giờ ngày 2-4, lực lượng đột kích binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10, theo Quốc lộ 1 tiến quân về thị xã Nha Trang. Trong tình hình hỗn loạn cực độ đó, các tuyến cán bộ và cơ sở được sự chỉ đạo trực tiếp của bộ phận Thị ủy hoạt động trong nội thành đã huy động quần chúng may cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng, thành lập các tổ tự vệ vũ trang, bố trí lực lượng bảo vệ các công sở, kho tàng, các cơ sở kinh tế, công trình công cộng, chuẩn bị đón lực lượng vào tiếp quản.


    17 giờ ngày 2-4-1975, sau khi đánh tan các chốt điểm của địch ở đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, được sự hướng dẫn của lực lượng cốt cán, lực lượng binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 rầm rộ vượt qua cầu Xóm Bóng tiến vào thị xã Nha Trang. Nhân dân từ Đồng Đế đến Nhà Thông tin đã đổ ra đường đón bộ đội cách mạng. Những tiếng hoan hô vang dội, vui mừng khôn xiết. Nhà nhà đều treo cờ Mặt trận, người người đều cầm cờ trên tay vẫy chào.


    Ngày 3-4, Sư đoàn 10 tiến vào giải phóng thị xã Cam Ranh và khu liên hợp quân sự Cam Ranh.


    Cho đến hết ngày 3-4, toàn bộ phần đất liền đồng bằng và ven biển của tỉnh đã hoàn toàn giải phóng. Các đảo, quần đảo và lãnh hải cũng lần lượt được giải phóng.


    Chợ Đầm lại tiếp tục nhóm họp nhưng mỹ quan và trật tự bị giảm sút nhiều. Một kế hoạch tu sửa lại toàn bộ ngôi nhà tròn và quy hoạch tổng thể khu chợ được xây dựng và triển khai với sự tham gia của Viện Thiết kế xây dựng và Ty Xây dựng tỉnh. Đến năm 1978, chợ Đầm được sửa sang lại và đưa vào sử dụng, với tên gọi “Cửa hàng bách hóa tổng hợp Nha Trang”.

    Ngày 3 tháng 2 năm 1980, lễ chính thức khai trương Cửa hàng Bách hóa tổng hợp Chợ Đầm với diện tích sử dụng là toàn bộ hai tầng của ngôi nhà tròn được sửa chữa lại khang trang và đẹp đẽ hơn xưa được tổ chức trọng thể với nhiều quan khách trong và ngoài tỉnh cùng hàng ngàn đồng bào tham dự.



    Chợ Đầm 1994 [​IMG]




    [​IMG]
    Trung tâm thương mại sầm uất nhất Nha Trang hòa mình cùng nhịp sống sôi động của thành phố biển xinh đẹp
    [​IMG]


    Còn về vụ ném bom trong tháng tư thì có 1 vụ vào ngày 20-4-1975, 22 thường dân Khu F, Ba Tuy, Bình Tuy (nay là khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đang ăn cơm trưa bỗng trở thành nạn nhân từ những quả bom trước khi tháo chạy của không lực Việt Nam Cộng hòa. Hai chiếc máy bay F5 từ hướng Sài Gòn bay ra đột ngột quay đầu lại rồi bất ngờ bỏ bom. 19 người trong số họ chết tại chỗ, có thể vụ bác muốn hỏi là vụ này chăng?



    Một sĩ quan chế độ cũ khá rành về vụ này dự đoán có khả năng đây là vụ ném bom để phá hủy các thiết bị ở cứ điểm hải quân trên núi Tà Cú gần đó trước khi rút chạy của quân đội Sài Gòn và bị chệch mục tiêu. Theo người này thì qua nghiên cứu, trưa 20-4-1975 đã có hai chiếc F5 được lệnh xuất phát từ sân bay Biên Hòa để thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, liệu việc tọa độ cách nhau gần ba cây số đường chim bay có thể xảy ra đối với vụ thảm sát bằng bom tấn này hay không?
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
  6. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    ==========

    Bác Va đặt điều kiện khó thế nhể, thế này thì cỡ New York, Paris, London, Dubai .... cũng không có đạt đâu ạ...[:D]
    Có mỗi ứng viên duy nhất, gần đạt tiêu chuẩn đó, đấy là Bình Nhưỡng - Bắc TT (thiếu mất món không cúp điện với căn hộ cao cấp - à mà có khi giờ căn hộ như thế cũng là "cao cấp" với BTT roài):-"
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tớ hỏi chừng nào thôi mà, phải có lộ trình chứ: 10 năm, 100 năm hay 1000 năm?
    Theo các báo thì điều kiện sống ở TP HCM ngày càng tệ hại, có ai chịu trách nhiệm không?
  8. unknown01

    unknown01 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    7
    Các cấp dưới được về sớm hơn nhiều. Trừ những người bị xếp vào dạng tuyên huấn, sẽ được tẩy não đặc biệt. Như có ông vốn là giáo viên Anh văn, sau đó động viên vào quân đội làm thông tin tuyên truyền. Coi là "thiếu úy tâm lý chiến" nên cũng đi đến ngày Gorbachev giải cứu. Được cái chịu khó học nên trong tù nghiên cứu hết từ Tư bản luận đến Bút ký triết học chẳng khác gì vào trường Đảng.

    Khổ cái lúc ra thì mấy đứa con trai sau bao năm không có bố quản lý, đâm ra hư hỏng cả.

    Cũng có dạng bị điên được về sớm. Ở chợ thấy một ông quấn đầy các dây điện phích cắm quanh người giả làm huân chương, la cà chỗ này chỗ nọ bảo HCM nói thế này, 3D nói thế kia.
  9. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Trong forum này thiếu gì người như thế [:D] Thấy họ post bài đều lắm.
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Lão kêu gọi người đối thoại đoàng văn hoàng nhưng lão đang làm ngược lại với lời kêu gọi đó. [-X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này