1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    V. ĐÔI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGƯỜI VIỆT TẠI CAMBODIA:



    Nói chung, sau khi Cambodia trở thành một quốc gia độc lập thì nơi đây không còn là nơi lý tưởng cho VK làm ăn, sinh sống. Cái huy hoàng của cộng đồng người Việt dần dần biến mất, VK bắt đầu sống trong tình trạng cảnh giác, bị đe dọa, bị làm tiền và tù tội có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khi Cao Miên độc lập. VK từ từ không còn là nguồn trí thức hay nhân lực chính của đất nước CM. Giá trị của VK đi xuống dần; có bị làm tiền, lừa gạt VK cũng làm thinh; tố cáo cũng chẵng được gì, có khi còn mang hoạ vào thân vì luật pháp lúc nào cũng che chở cho người K.



    Nạn hối lộ phát triễn tột bậc. luật cấm nghề, thủ tục nhập tịch, thay đổi thẻ căn cước, thẻ thường trú, đồng thời với chủ trương ngấm ngầm kỳ thị VK đã làm tán gia bại sản hàng chục ngàn gia đình VK (tính từ 1945). Người nào lấy được quốc tịch cũng chưa hẳn thoát được những âm mưu đầy hận thù, thâm độc được tính toán kỷ càng và được phối hợp ăn ý giữa các cấp chính quyền đang chờ đợi phủ lên đầu họ. Thật vậy, nạn cáp Duồn toàn Cambodia đã xảy ra vào năm 1970 – do chính phủ CM công khai chủ trương phát động – nhắm vào mọi VK dù có quốc tịch hay không, theo miền Nam hay miền Bắc.



    Nếu từ lúc đầu cộng đồng VK sống có tổ chức hơn, đoàn kết hơn, thì chắc chắn sự thiệt hại sẽ giảm chút đỉnh. Tuy nhiên, một khi sử sách hoàng gia Cao Miên cứ ghi toàn những chuyện hăm he chém giết dã man và ấp ủ sự thù hằn dân tộc đối với người Việt; chính quyền và những phương tiện thông tin đại chúng ngấm ngầm hay công khai xúi dục dân chúng vùng lên cướp của, hiếp đáp và dùng bạo lực đối với VK; cộng với chính sách kỳ thị, công khai triệt đường sinh sống, xua đuổi Việt kiều ra khỏi đất Miên thì dĩ nhiên là khó có giải pháp phù hợp để thoát nạn và để đối phó một cách hửu hiệu.



    Khó biết được có bao nhiêu VK đang sống ở Cambodia, vì nhiều lý do, ước đoán từ 200 đến 500 ngàn. Tuy nhiên, những người K quá khích theo chủ nghĩa dân tộc và nhất là người gốc K đang sống ở nước ngoài (Long Beach, CA) vẫn không chấp nhận sự tồn tại của VK trên lảnh thổ CM. Vì vậy, họ không ngừng phát động, kêu gọi sự bài xích VK; bịa đặt đủ điều để vu khống, nói xấu người VN, thông qua báo chí, internet và bằng miệng với du khách/ người nước ngoài – hung hăng nhất là vào những dịp tranh cử. Họ khích động người K đang sống ở VN nổi lên tranh dành quyền lợi và đất đai. Họ cố tình không công nhận những sự nhượng bộ đất hạ Chân Lạp của các Quốc vương Khmer đối với các vua VN và nhà họ Mạc.



    Hy vọng, sẽ có lúc, khi cuộc sống người K được nâng cao hơn nhiều, vài người Khmer có uy tín hàng đầu sẽ mạnh dạn lên tiếng công nhận sự đóng góp quá lớn lao không thể nào chối cải của người Việt và nước Việt trong suốt hơn 100 năm qua, đối với CM và người K. Tôi nghĩ, khi nào người Khmer làm được điều đó thì mới mong hiểm hoạ cáp duồn và sự bài xích, kỳ thị người Việt Nam sẽ chấm dứt.



    Đây là 3 công lao đáng kể nhất:


    #1. Bàn tay VK xây lên gần như toàn bộ mọi công trình công cộng hiện đại từ khi Pháp đặt guồng máy bảo hộ cho đến ngày hôm nay;


    #2. VK đã góp phần quan trọng trong việc giáo hoá người K.


    #3. VN đã gián tiếp giúp CM lấy lại nền độc lập từ tay thực dân Pháp; và quan trọng nhất là đã cứu dân Cambodia thoát khỏi nạn diệt chủng.



    Từ hơn 10 năm qua, người giàu nhất ở CM là ông Sok Kong, nhưng ông chưa bao giờ dám công khai “có gốc Việt” với dân K. Đóng góp của ông ta vào việc xây dựng đất nước Cambodia là chưa từng có trong lịch sử CM – sở hữu nhiều chục trạm xăng hiện đại, nhiều khách sạn hàng sang, xí nghiệp, công ty. Sokimex Group đã và đang điều hành quản lý khu du lịch Angkor Wat, Bokor Hill Station, và nhiều dự án khổng lồ ở PP, Sihanoukville, vv. Chỉ có một thiểu số nhỏ thành công hay rất thành công, còn lại, đa số nghèo. Có thể chia làm 3 loại VK:



    #1. Tuyệt đối che dấu nguồn cội mọi lúc mọi nơi, ngay cả với trẻ con của mình – giống như cảnh người Do Thái sống dưới chế độ phát xít Đức. Sống ngụy trang giống y như người K mỗi khi ra đường, tức là nói tiếng K, dạy con nói tiếng K và ăn mặc, cư xữ như người K chính hiệu. Ít có người nào công khai xác nhận họ là người VN, dù trong tâm tâm họ vẫn tự hào là người Việt Nam.



    #2. Hội nhập và đồng hoá hoàn toàn thành người K, chỉ chơi với người K, thay tên đổi họ. Có người còn thỉnh thoảng nói xấu, tỏ ra khinh khi VK để chứng minh mình là dân K 100%. Có người tự cho rằng họ là người Tàu.



    #3.
  2. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    #3. Sống trong những làng nổi trên hồ Tonle Sap hay tại các khu làng Việt Nam, sống trong môi trường hoàn toàn Việt. Đa số thất học, không biết viết chữ VN, chịu cảnh nghèo khó triền niên, ít nhất là một nữa ở nhà thuê. Nhiều người không có lấy một tờ giấy khai sinh hay giấy tờ hợp pháp. Thỉnh thoảng có người băng ruộng vượt biên quay về VN đẻ con, rồi băng ruộng vượt biên trở lại CM. Tại sao? vì về VN thì ít ra con của họ cũng có được mảnh giấy khai sinh thật. Người vợ của một cặp vợ chồng trẻ hành nghề bán hàng rong và mở lớp dạy tiếng V miễn phí cho trẻ em VK trong một con hẻm nghèo ở Siem Reap đã làm như vậy cách đây 4 năm (chuyện này đăng trên tờ Thời Báo ở Bắc Mỹ).



    Vì không có lối thoát, vì tương lai tăm tối, nên hàng chục ngàn người có liên quan đến đĩ điếm, ma cô. Một thiểu số tham gia băng ****, buôn thuốc phiện, buôn lậu xuyên biên giới. Người giỏi thì có sạp hàng bán lẻ ở các chợ. Người chăm chỉ, muốn có tiền thì: buôn gánh bán bưng (mặc đồ bà ba) đi mọi nẽo phố, đẩy xe ba gác đi thu mua đồ cũ, thợ xây cất, thợ sửa xe hơi xe máy, thợ sửa TV, máy móc điện tử.



    Nói về người Việt ở Cao Miên là phải nói đến các làng nổi. Trước vụ cáp duồn 1970, 90% số cá cung cấp cho toàn nước là do VK ở biển hồ ccung cấp. Nhiều người vào mùa nước cạn lên bờ làm ruộng lúa, nhưng sau 1953, vì luật quốc tịch nên họ không còn được làm chủ hay hành nghề nông nữa; một số bị người K ngang nhiên chiếm đoạt (đã nói ở phần I). Từ đó cuộc sống của họ càng ngày càng nghèo, đa số không biết chữ V, tiếng K, và không có giấy tờ khai sinh hay giấy tờ chứng minh hợp pháp (thật).



    CM là nước được nhiều tổ chức từ thiện nước ngoài giúp đở nhiều hơn mọi nước khác. Tuy nhiên, cộng đồng ngư dân VK ít được chính phủ hay các tổ chức nhân đạo ngó ngàng tới. Từ khi du lịch CM phát triễn thì làng nổi trở thành điểm tham quan nổi tiếng. Ngày nay có gần trăm tàu du lịch ghé qua mỗi ngày (chổ gần Siem Reap).



    Tour guide người K thường “ba xạo” với du khách rằng: làng nổi có 1/3 người V, 1/3 Chàm, 1/3 K hay ½ V, ½ K; rằng những ngư dân này không biết chữ K vì họ di chuyễn thường xuyên theo mùa nước nên không thể mở trường lớp; rằng luật CM rất dễ, ai sống ở CM 10 năm là có quyền ghi danh xin vào quốc tịch. Rất nhiều guide nhân danh gom tiền giúp dân làng nổi mua sách vở và học cụ, nhưng thật ra là họ làm giàu túi tiền riêng của họ.



    Nhìn cảnh lam lủ, bần cùng của VK, nhiều người K, thuộc thế hệ trẻ, càng hãnh diện tự hào cho là dân tộc K giỏi hơn, có học thức, ngon lành hơn và biết cách tiến thân bằng con đường lương thiện, chứ không như người Việt – đa số không ra gì, thất học, không chịu hội nhập, hành nghề bán thân để kiếm sống là chính. Họ thường cho rằng hầu hết mọi tệ nạn trong xã hội CM đều do VK gây ra. Họ suy luận rằng người Pháp thiên vị, việc lớn nhỏ gì cũng ưu tiên cho Việt Nam: trường học ở VN quá nhiều, trong khi ở CM quá ít. Vừa rồi là những bình luận mà tôi hay thấy ở các blog và diễn đàn của người K quá khích.



    Họ không biết là, vào thể kỷ 19, các giáo sĩ, những nhà thám hiểm, khảo cổ Tây phương không thể tin Angkor Wat, Angkor Thom, vv, là do người Khmer xây nên. Thật là khó tin khi quan sát khu Hoàng thành CM ở Udong – không có lấy một ngôi nhà làm bằng đá hay gạch như những Wat ở Siem Reap và preah vihear temple – tất cả chỉ được làm bằng tre, cây và lá.



    The famous French expression: “The Vietnamese plant rice, the Cambodians watch it grow and the Lao listen to it grow.” phản ảnh thật sâu sắc sự so sánh giữa ba dân tộc chính ở Đông Dương. Có thể người K đã và đang làm mọi cách để chứng minh thành ngữ này sai, ít ra là tại đất nước của họ. buồn thay!!!



    Cá nhân tôi, tôi cho rằng bài học về hậu quả của sự thiếu đoàn kết của cộng đồng lâu đời nhất của người Việt nơi xứ người – CĐ người Việt tại Cambodia – là bài học vô giá đối với mọi VK và cả người trong nước. Tuy nhiên, rất buồn là ít người để ý đúng mức đối với nó hay nhận ra giá trị học hỏi cần thiết của nó.



    Người Việt nổi tiếng về sự quên những chuyện thù hận và đau thương trong quá khứ - du khách quốc tế thường khen ngợi điểm này. Vì vậy, bài viết này chỉ nêu lên những sự việc ít được nhắc đến nhằm chia sẽ suy nghĩ của tôi đến với các bạn. Đồng thời cố gắng giải thích vài thắc mắc khó lý giải đã tồn tại từ lâu, nhất là lý giải phần nào nguyên nhân tại sao phần lớn người Việt tại Cambodia đã và đang lâm vào cảnh bần cùng, thất học, không có cơ hội vươn lên, rất đáng thương - công việc nổi bật và chính yếu của họ mà du khách quốc tế nào cũng dễ dàng nhận ra là: đánh cá trên biển hồ hay làm việc tại các động mãi dâm. Thật là tội!!!



    Bài viết này dựa vào những thông tin từ 8 năm về trước, vì thiếu thông tin nên không phản ảnh chính xác tình hình gần đây – Chắc chắn là mỗi ngày mỗi tốt hơn nhiều. Lần cuối cùng tôi nghe bản hiệu tiếng V được cất dọn, tiệm được rào chắn, và nhiều người V bị đánh hội đồng đến chết trên nhiều đường phố PP là vào mùa bầu cử 1998. Ba năm trước đây, ở những tỉnh lẻ người V từ VN sang không nên đi chơi vào ban đêm mà không có người K đi kèm, ngoại trừ tại PP, Siem Reap và S-ville.



    Vài năm qua, số lượng du khách K du lịch VN hay sang VN chửa bệnh gia tăng; chính quyền Hun Sen có vài nổ lực tạo không khí ôn hoà đối với người V; có vài ngân hàng và nhiều công ty lớn của VN mở văn phòng ở CM. Bởi vậy, hy vọng sự hợp tác làm ăn, sự thân thiện và giúp đở của người VN đối với người K có thể sẽ giúp xoá dần cái thành kiến không hay và sự nghi kỵ của người K.



    Như đã trình bày từ đầu bài viết. Những thông tin và bình luận (phần V và xen kẻ khắp trong bài) của tôi không giống với những gì mà bạn thường thấy trên báo chí cả trong lẫn ngoài nước, nhưng tất cả chi tiết, sự việc được nêu, đều được xác minh có thực 100%.

    Blogger này có viết bài "Người Việt tại Thái Lan", xin nhấn vào link để xem.

    Nguồn: http://songtra.wordpress.com/2010/10/22/việt-kiều-ở-cambodia/

    Sách hay tiếng Anh online miễn phí về Cambodia và Việt Nam: http://books.google.ca/books?id=wtB...=onepage&q=carmelite chapel, cambodia&f=false
  3. thacmo

    thacmo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Thật ra người Campuchia và người Việt cần phải đoàn kết với nhau mới đúng, và điều ấy có lợi cho láng giềng 3 nước Đông Dương
  4. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
  5. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
  6. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Ồ hô, chập tối hôm qua (khoảng 4-5 giờ chiều), trên kênh VOV có chiếu một phim cũ cũ, có màu (chắc là làm trong khoảng 1984 - 1988) hay phết, bối cảnh quay ngay trong khu đền Angkor và nội ô Phnompenh, em chẳng rõ phim gì vì không được xem đoạn đầu. Chỉ biết có nhân vật nữ (khá xinh) là một cô gái Campuchia yêu một anh giải phóng, có cái cảnh cô quàng vòng hoa trắng lên cổ anh khi xe tăng đi trên đại lộ, sau rồi anh này chết trong một trận giao tranh với tụi Khmer Đỏ ở khu Angkor Wat.
  7. lechinh6882

    lechinh6882 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
  8. colorwind

    colorwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    20
    Đó là phim " Thành phố không có bóng người" hay gần gần thế, phim này làm khá lâu rồi.
  9. anhthanhmay6

    anhthanhmay6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/09/2006
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    23
    Đọc bài viết về hoàn cảnh của những người Việt tại Căm tôi thấy thật buồn. Tội ác thường bắt nguồn từ nhận thức kém hay nói nặng hơn là sự ngu dốt u mê của con người. Tôi nhớ có lần đọc một bài báo nói về nạn phân biệt chủng tộc ở Rwanda, những con người này đối xử với đồng loại của mình thật không bằng loài cầm thú, họ chém giết, hãm hiếp thù hằn nhau chỉ vì khác chủng tộc, mà nguyên nhân sâu xa hơn là do Thực dân Pháp đã gây chia rẽ để dễ cai trị trong thời kỳ họ xâm chiếm nước này.Những người Hutu người Tutsi có thể được gọi là những người nghèo và những người giàu, bởi vì có những giai đoạn sự phân biệt tộc người rất đơn giản, ai có từ 10 con bò trở lên là người tutsi còn lại là người Hutu. Thế là cả một dân tộc chém giết lẫn nhau trong khi kẻ thù thật sự thì họ lại tôn thờ. Buồn thay cho một dân tộc đánh mất lịch sử.
    Tôi tin rồi sẽ có một ngày đồng bào ta ở đất bạn sẽ có cuộc sống tốt hơn và xứng đáng hơn bởi cùng với thời gian con người sẽ càng văn minh hơn và họ sẽ không thể đối xử với nhau man rợ như vậy được và bởi vì đồng bào chúng ta đã rất kiên cường và họ đã qua được thời kỳ đen tối nhất.
  10. BALOO1000

    BALOO1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Bài viết:
    1.041
    Đã được thích:
    0
    Nói ra thêm buồn chứ chỉ riêng cái phận VK ở CM (Cao Miên chứ không phải Cách mạng nhá) là bị kỳ thị và ngược đãi
    VK ở các nước khác kể cả Thái Lan cũng đỡ hơn nhiều, ít nhất là không bị cáp duồn

Chia sẻ trang này