1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Có ai biết về động cơ AIP của Tàu không mình có được nghe trong một chương trình thời sự. Không biết thằng này nó có được từ đâu. Mình còn nhớ hình như con Type 99 của Tàu cũng dùng động cơ Đức thế Đức không cấm vận Khựa [:D]
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Nhất trí tập trung vào chủ đề chính nhá các bác, không biết có bác nào đã đăng tin về các tầu khu trục phòng không chuyên nghiệp lớp Lan Châu Type 52C do Trung quốc tự sản xuất có mang tên lửa S300 phiên bản Hải quân chưa nhỉ. Tuy rằng là cây nhà lá vườn của Trung quốc nhưng giá thành của nó cũng đến độ 800 triệu USD (thế thì NC mà giao cho VNShin đóng con này thì phải lên đến vài tỷ USD hè hè) và cho đến Trung quốc cũng chỉ đóng được hai chiếc. Loại này mà ra TS là Ko quân NC cũng phải dè trừng.


    [​IMG]
    Một cái ảnh của chiếc Lan Châu Type 52C được đánh số 170




    [​IMG]
    Ảnh của chiếc Hải Khẩu, được đánh số 171, thuộc lớp tầu Lan Châu


    Thông tin tóm tắt về lớp tầu Type 52C


    Chi phí sản xuất lên đến 800.000.000 USD mỗi tàu, trong đó có 200.000.000 USD cho hệ thống CIWS, SAM, & VLS, và 400.000.000 USD cho hệ thống C4I. <SPAN class=imageattach style=[/IMG]Trọng tải:7.000 tấn
    Chiều dài:154 m
    Chiều rộng: 17 m
    Độ mớm nước: 6 m
    Động cơ đẩy: 2 động cơ DN80-tua bin khí Ukraine và 2 động cơ diesel MTU Friedrichshafen 12V 1163TB83. 57.000 mã lực
    Tốc độ: 30 knot (tốc độ cao hơn cả Gepard của NC nhá )
    Thủy thủ đoàn: 280 người ( 40 sỹ quan)


    Trang bị vũ khí:
    48 tên lửa tầm xa HHQ-9 hải đối không
    8 tên lửa hành trình hải đối hải YJ-62
    1 súng kép 100mm
    2 súng 30mm Type 730 phòng không tầm gần
    6 ống ngư lôi
    4 x 18 ống phóng rôckét mồi nhử chống ngầm


    Hệ thống Radar, cảm biến
    Hệ thống dữ liệu chiến đấu - H/ZBJ-1 Hệ thống xử lý thông tin được thiết kế bởi Viện 704 (báo tốc độ 100 Mbit / s)
    Liên kết dữ liệu: HN-900 (tương đương với Link 11A / B của Trung Quốc). Có thể đã được thay thế bằng NCTDL
    Thông tin: SNTI-240SATCOM

    Trang thiết bị hàng không:

    1 máy bay trực thăng: Kamov Ka-27 hoặc Z-9C ASW / SAR Cáp Nhĩ Tân
    Nhà chứa máy bay
    Khu vực để máy bay trực thăng hạ cánh


    Tàu khu trục loại 052C (tên mã NATO tầu lớp Lư Dương II, thường được gọi là lớp Lan Châu theo tên của chiếc tàu chỉ huy) là một lớp tàu khu trục được đóng bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Tàu khu trục này trang bị hệ thống radar phased array với bốn anten tĩnh tạo ra phạm vi kiểm soát 360 độ liên tục và có khả năng hướng dẫn đa tên lửa cho loại tên lửa phòng không HHQ-9 tầm xa có khả năng bắn thẳng đứng. Lớp này là lớp tầu đầu tiên của Trung Quốc có khả năng phòng không tầm xa đúng nghĩa cho hạm đội và cũng có bề ngoài tương tự như Hệ thống phòng không Aegis của Hoa kỳ.

    Chương trình đóng tầu

    Sau sự ra mắt của hai chiếc tàu khu trục tên lửa đa chức năng Loại 52B trong năm 2002, nhà máy đóng tàu Giang Nam Thượng Hải bắt đầu đóng hai tàu khu trục Type 052C dựa trên thiết kế thân tàu tương tự, nhưng với các hệ thống vũ khí và cảm biến tiên tiến hơn và đặc biệt là về vai trò phòng không. Chiếc đầu tiên của lớp Lan Châu (170) được đặt khởi công vào cuối năm 2002, hạ thủy ngày 29 tháng 4 năm 2003 và đưa vào hoạt động tháng 7 năm 2004. Chiếc tàu thứ hai, Hải Khẩu (171) được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10 năm 2003 và bắt đầu phục vụ trong năm 2005. Kể từ khi ông Pan Jingfu, nhà thiết kế của ba lớp tầu trên đây ( 51, 52B và 52C)nghỉ hưu khi thiết kế của Type 052C được phê duyệt trong tháng 9 năm 2001, nó được thông báo một cách rộng rãi rằng nhà thiết kế chính của lớp này là ông Zhu Yingfu, Giám đốc Viện Nghiên cứu 701 của Học viện thứ 7 của Tập đoàn đóng tàu công nghiệp nặng Trung Quốc ( China Shipbuilding Heavy Industrial Group).

    Không giống như những tàu khu trục Type 052B được trang bị một hỗn hợp các hệ thống của Nga và Trung Quốc, Type 052C là hoàn toàn dựa trên công nghệ Trung Quốc (ngoài một vài hệ thống Radar cảm biến). Các tính năng đáng chú ý nhất là con tầu là radar phased array đa chức năng bốn mảng phát triển tích cực Radar Type 348 tương tự như hệ thống Radar APAR của Hà Lan. Ngoài ra, chiếc khu trục hạm cũng được trang bị hệ thống khởi động bắn thẳng đứng (VLS) cho hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 và loại tên lửa đối hạm mới YJ-62 (C-602) của Trung Quốc, cả hai đều chưa từng được trang bị trong các loại tàu chiến bề mặt của Trung Quốc từ trước lớp tầu này.

    Tàu khu trục này được dựa trên thiết kế cùng kiểu thân tàu và propulsions của tàu khu trục Type 052B được hạ thủy trước đó trong cùng một nhà máy đóng tàu. Cách tiếp cận kiểu dáng như vậy có tác dụng tiết kiệm thời gian chế tạo và chi phí. So với Type 052B Type, thì Type 052C có đài chỉ huy cao hơn, gắn với bốn ăng-ten radar cố định cho loại radarphased array ở bốn phía. Có một máy bay trực thăng ở sàn đuôi tàu và một nhà chứa máy bay để chứa một chiếc trực thăng Ka-28-A của Nga hoặc một chiếc Z-9 máy bay trực thăng ASW / SARo (phiên bản Trung Quốc của loại trực thăng Eurocopter Dauphin AS 365N).


    Hệ thống chiến đấu

    Về tổng thể thì phần lớn khả năng của các hệ thống phòng không, tấn công bề mặt và chống ngầm (ASW) của con tầu tùy thuộc vào các hệ thống vũ khí và cảm biến khác nhau được tích hợp với nhau như thế nào trong hệ thống chiến đấu. Hầu hết các tàu chiến Trung Quốc sử dụng các lệnh và hệ thống kiểm soát nguồn gốc từ hệ thống Thomson-CSF TAVITAC, nhưng Type 052C lại có một hệ thống mới được phát triển với khả năng xử lý được cải thiện để ngăn chặn các mối đe dọa từ tên lửa diệt hạm. Một lý do cho khả năng xử lý được cải thiện là để thích ứng với Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 loại không đủ khả năng để xử lý các thông tin thu thập được, do đó các thông tin này phải được chuyển về con tầu để lưu trữ và xử lý sau đó lại được chuyển trả về cho chiếc máy bay trực thăng qua hệ thống liên kết dữ liệu. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng hệ thống chiến đấu dựa trên hệ thống xử lý dữ liệu sợi quang tiêu chuẩn databus MIL-STD-1773 đã được phát triển thành công vào đầu thập niên 2000, nhưng dường như rất khó có khả năng rằng phiên bản mới nhất này được sử dụng cho Type 052C, mà rất có thể vẫn là tiêu chuẩn databus MIL- STD-1553B. Hệ thống phương tiện truyền thông trong nước của Trung Quốc đã tuyên bố rằng hệ thống xử lý chiến đấu dữ liệu mới nhất dựa trên tiêu chuẩn MIL-STD-1553B hiện đang phục vụ tại Trung Quốc đủ linh hoạt để được nâng cấp thành tiêu chuẩn MIL-STD-1773 cuối cùng, nhưng điều này là chưa được xác nhận bởi các nguồn thông tin bên ngoài Trung Quốc.

    Cùng với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và hệ thống phòng không tầm gần (CIWS), Type 052C là tầu chiến bề mặt đầu tiên của Trung Quốc có khả năng phòng không hạm đội một cách đúng nghĩa. Hệ thống chiến đấu này sẽ đảm bảo rằng con tàu có thể đánh chặn nhiều mục tiêu trên không cũng như bay sát mặt biển và máy bay cùng một lúc. Con tàu cũng có thể có khả năng truyền tải thông tin chiến đấu tới các tàu chiến và máy bay khác thông qua truyền dữ liệu bằng vệ tinh để tạo thành một mạng lưới chiến đấu trên biển.


    Hệ thống tên lửa



    [​IMG]
    Ảnh chiếc Lan Châu với sáu ổ tên lửa phòng không HHQ-9 ở phía mũi tầu và hai ổ tên lửa nữa ở đuôi tầu


    Tổng cộng có 48 tên lửa Phòng không Hải quân HQ-9 được chứa và phóng trong 8 x 6 ô hệ thống phóng thẳng đứng (VLS). Trái ngược với các báo cáo trước đây cho rằng hệ thống này có thể được thiết kế dựa trên công nghệ của Nga, hệ thống VLS trên tàu Type 052C dường như là một thiết kế của Trung Quốc. Không giống như hệ thống VLS quay mang phong cách Nga, mỗi ống phóng của hệ thống phóng tên lửa VLS của Type 052C có nắp riêng, nhưng chúng sử dụng phương pháp gas lạnh “ cold gas” như nhau. Hệ thống tên lửa sử dụng phương pháp này được gọi là “khởi động phóng lạnh - cold launch “, theo phương pháp này thì tên lửa đầu tiên được phóng ra từ các ống phóng, và sau đó động cơ tên lửa được đốt cháy ở độ cao thấp. Phương pháp khởi động này tránh tạo ra một ngọn lửa dữ dội và nhiên liệu bị đốt cháy hết theo cách “khởi động phóng nóng - hot launch “VLS của phương Tây. So với hệ thống khởi động lạnh của Nga, hệ thống VLS của Trung Quốc loại bỏ thiết kế ổ quay bằng cách cung cấp một nắp cho mỗi ống phóng, tạo khả năng có thể phóng tên lửa tên lửa một cách độc lập từ bên trong bởi mỗi một buồng cháy khí lạnh trực tiếp phía dưới. Thiết kế của Trung Quốc tạo kết quả đơn giản hóa việc bảo trì, giảm kích thước, trọng lượng, và chi phí, và do việc loại bỏ cơ chế ổ quay, điện năng tiêu thụ cũng giảm so với thiết kế ổ quay của Nga.


    [​IMG]
    Ảnh một ổ 6 ống tên lửa phòng không HQ-9, phiên bản Hải quân của tên lửa S300 do TQ tự chế, mỗi tầu có 8 ổ tên lửa loại này

    Tên lửa HQ-9 là loại tên lửa thuộc thế hệ tên lửa phòng không lớn tầm trung - xa mới của Trung Quốc, cơ chế hoạt động radar thụ động - radar homing với tầm bắn tối đa 125km, là một thiết kế tên lửa của Trung Quốc có nhiều kết hợp của chi tiết hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Phiên bản hải quân HQ-9 dường như giống hệt với phiên bản trên đất liền.

    Loại tàu khu trục này cũng mang hai 4 ô phóng tên lửa chống hạm YJ-85/C-805 hoặc YJ-62/C-602 ( còn đang tranh cãi) được đặt giữa các cột phía sau và nhà chứa máy bay trực thăng. Không giống như loại tên lửa chống hạm YJ-8X/C-80X trước đây được phóng lên từ bệ phóng hình hộp, tên lửa được phóng từ ống phóng dạng mới. Tên lửa được dẫn hướng bởi các radar Band Stand lắp đặt trên đầu của các đài chỉ huy và một datalink Light Bulb chuyển tiếp dữ liệu ở chiếc hangar. Radar Band Stand dò các mục tiêu tương tự với ra đa của tên lửa 3M80 Moskit được sử dụng trên lớp Sovremenny.


    Hệ thống súng phòng không


    Các tầu Type 052C có hai hệ thống vũ khí tầm gần close-in weapon system (CIWS) Type 730 (một phía trước, một phía sau) được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu số 713 cho phòng không tầm ngắn. Gồm hai súng Gatling bảy nòng 30 mm Type 730 CIWS nằm hai bên phía sau đài chỉ huy. Hệ thống vũ khí này có tốc độ bắn tối đa từ 4.600 ~ 5.800 phát/ phút.

    Lớp tàu chiến này có súng hải quân Type 210 100 mm được phát triển bởi Viện 713 trên cơ sở của thiết kế súng của Pháp Creusot-Loire T100C. Khẩu súng này có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu bề mặt và các mục tiêu trên không như máy bay và tên lửa tốc hành trình độ thấp với tốc độ bắn tối đa 90 viên / phút. Khẩu súng này có thể được vận hành ở chế độ hoàn toàn tự động từ hệ thống điều khiển radar, hoặc từ hệ thống quan trắc shipborne quang học, hoặc điều khiển bắn bằng tay. Trung Quốc đã phát triển các hệ thống hướng dẫn bắn cho khẩu súng 100 mm, như hệ thống hướng dẫn bắn laser dựa trên loại tương tự được phát triển cho xe tăng của quân đội Trung Quốc, Nhưng chắc chắn có sự khác biệt là các hệ thống hướng dẫn bắn được ứng dụng trên chiếc tàu khu trục này là loại hướng dẫn bắn laser cần phải quan sát. Trung Quốc cũng tuyên bố rằng họ đã phát triển thành công hệ thống hướng dẫn bắn bằng hồng ngoại cho súng 100 mm (3,9 in) và loại nay đã được triển khai, nhưng thử nghiệm cho thấy tốc độ bắn đã bị giảm đi đáng kể


    Hệ thống chống ngầm

    Con tàu được trang bị hai cụm ba ống phóng ngư lôi 324 mm có khả năng tung ra cả hai loại ngư lôi Yu-7ET52 chống ngầm ASW hạng nhẹ. Ngoài ra hệ thống phóng Rôckét mồi nhử Type 726-4 được cài đặt trên boong tàu phía trước có khả năng phóng rôckét chống tàu ngầm khi cần thiết mặc dù chức năng này thường không được sử dụng.






    Biện pháp đối phó điện tử

    Với loại rôckét làm mồi nhử, loại tàu khu trục này được trang bị một loại rốckét Type 726-4 hoàn toàn được số hóa và nhiên liệu rắn, hệ thống này bao gồm bốn phóng được cài đặt ở phía trước boong tàu và một tệ thống giao diện điều khiển, mặc dù như vậy là không cần thiết lắm vì hệ thống có thể hoàn toàn được điều khiển một cách tự động trong chiến đấu thông qua hệ thống dữ liệu chiến đấu. Hệ thống này cũng có thể được trực tiếp liên kết với các hệ thống phụ khác trên tàu như hệ thống sonar kiểm soát đầu cuối nhưng người ta chưa thể xác định được rằng liệu chúng có được hợp nhất hay không. Hệ thống này là kết hợp kiểu thiết kế mô-đun và đã được giới thiệu trong thời gian triển lãm vừa qua tại Trung Quốc, ví dụ, ít nhất là ba loại màn hình đã được trưng bày, bao gồm cả màn hình CRT, LCD và màn hình plasma. Mỗi hệ thống phóng gồm 18 ống phóng bố trí thành ba hàng với sáu ống trong mỗi hàng và một loạt các loại mồi giả có thể được triển khai.

    Có vai trò chung như là hệ thống được trang bị tên lửa ASW (Anti Submarine Weapon/ Warfare) có thể được sử dụng chống lại tàu ngầm của đối phương khi cần thiết, nhưng chức năng chính của hệ thống này là chủ yếu được sử dụng để tự vệ chống lại ngư lôi và người nhái. Chức năng thay thế khác của hệ thống Rốckét mồi nhử Type 726-4 này là chúng có thể được sử dụng để bắn phá bờ biển.

    Nhiệm vụ cuối cùng của hệ thống này (Type 726-4 ) là trinh sát- hình ảnh quang-điện. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã trưng bày trong các triển lãm quốc phòng qua một loạt các camera cảm biến quang-điện cho tên lửa, như là một sự lựa chon rẻ tiền hơn cho hệ thống súng phóng.Các nhà sản xuất Trung Quốc tuyên bố rằng hệ thống này có khả năng cung cấp hình ảnh ở những vị trí ví dụ như ở phía sau một ngọn đồi, nơi mà the line-of-sight của hệ thống cảm biến quang – điện có thể bị chặn. Những bất lợi của hệ thống phóng rốc két này là nó có phạm vi ngắn hơn nhiều so với UAV, nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc đã tuyên bố rằng chi phí của UAV là lớn hơn nhiều và không thể được trang bị với số lượng lớn như hệ thống rốckét này. Bất chấp những quảng cáo của các nhà sản xuất Trung Quốc (một số thậm chí với hình ảnh của tàu khu trục Type 052C), không có bằng chứng xác nhận rằng một hệ thống như vậy được lắp ở trên các tầu chiến dù là ở bên trong hoặc bên ngoài Trung Quốc.

    Bản thân các bệ phóng có thể được kết hợp như là một phần của một hệ thống lớn hơn với các hệ thống nạp đạn tự động, nhưng dựa trên các bức ảnh được phát hành của các tàu khu trục này thì dường như là không thấy có xuất hiện hệ thống nạp đạn tự động và các hệ thống bệ phóng này dường như vẫn phải được nạp bằng tay. Ngoài ra, các tàu khu trục loại này được trang bị các mảng chiến tranh điện tử (electronic warfare arrays) đa dạng và người Trung Quốc đã công bố về hệ thống phụ ESM ở trên tầu ( được xem như là hệ thống NRJ6A, có tin đồn được phát triển từ hệ thống tương tự của Israel) có khả năng ngăn chặn với tỷ lệ 100%. Ngoài ra, nhiệm vụ ECM cũng có thể được thực hiện khi kết nối với UAV nếu có UAV ở trên tầu.

    Hệ thống thiết bị cảm ứng

    Lớp này được trang bị một loạt các radar, sonars và cảm biến quang-điện tử


    Radar

    Lớp tầu này là những tàu đầu tiên của Trung Quốc được trang bị với một hệ thống phased array radar đa chức năng với anten bốn mảng - Type Radar 348. Trung Quốc ban đầu nhập khẩu một radar phased array C-band của Ukraina để dùng thử nhưng sau đó lại quyết định rằng các radar này không đáp ứng được yêu cầu của Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng phased array radar đa chức năng S-band được chế tạo nội địa với bốn ăng ten mảng. Loại radar này được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Công nghệ điện tử (còn thường được gọi là Viện 14) tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, và nó là một kế thừa của loại H/LJG-346 SAPARS (Shipborne Active Phased Array RAdar System) cũng được Viện này phát triển và hoàn thành vào năm 1998. Trung Quốc phát hiện ra rằng S-band đã được sử dụng trong hệ thống radar AN/SPY-1 phased array thụ động của Hoa kỳ có thể phù hợp hơn với các yêu cầu cho các hoạt động của phased array radar. Hệ thống radar (được phát triển từ radar nội nhưng lấy ý tưởng từ radar Mỹ) có tên là Type 348 Radar và phạm vi hoạt động tối đa là 450 km, và có độ phân giải tối đa là 0,5 mét. Tuy nhiên, theo một hợp đồng khác trước đó, Ukraine đã cung cấp công nghệ làm mát các ăng-ten cho Trung Quốc. Theo nhiều người Trung Quốc tuyên bố trên internet, tên được đặt cho loại radar Type 348 là Sea Lion, nhưng người khác lại nói rằng tên này chỉ áp dụng cho phiên bản xuất khẩu.

    Vẫn Văn phòng Thiết kế Kavant của Ukraine đã cung cấp Trung Quốc các công nghệ làm mát cho các ăng ten radar trước đó lại tiếp tục cung cấp kỹ thuật chuyên môn để kết nối các phased array radar với ESM và radar chống tàng hình với Anten Yagi, Do đó, nó lại hóa ra là một kế thừa của Type 517H-1 trước đó (NATO code là: Knife Rest) đây là loại 2D radar tìm kiếm trên không tầm xa. Loại metre-wave radar này hoạt động trong băng tần VHF và được thiết kế như là Type 517M của Trung Quốc. Giống như Radar Type 348, loại Radar này cũng hoàn toàn do Trung Quốc sản xuất và Trung Quốc cho rằng nó có hiệu suất tốt hơn so với loại radar 27 JY tương tự trên đất liền – loại có độ chính xác từ khoảng cách 150 mét, một độ cho góc và phạm vi tối đa của nó là 330 km. Ngược lại loại radar 517M có phạm vi tối đa là 350 km, nhưng Trung Quốc đã không tiết lộ chi tiết hơn về độ chính xác của nó.

    Một radar kiểm soát hỏa lực MR331 Mineral-ME của Nga (với mã NATO là Band Stand) (để điều khiển tên lửa chống hạm và nhiệm vụ thứ yếu là điều khiển súng của con tầu) có khả năng nhắm bắn các mục tiêu theo chiều ngang và nó đã được cài đặt trên các tàu PLAN khác bao gồm cả tầu frigate lớp 054A. Radar Type 344 được cài đặt để cung cấp điều khiển hỏa lực cho súng chính và Type 730 CIWS có nhiệm vụ thứ yếu của nó là radar kiểm soát hỏa lực khi mà các radar tại chỗ CIWS bị phá hủy hoặc bị hư hại trong trận chiến. Hai radar LR66/TR47C tại chỗ bắt nguồn từ Radar Type 347 cung cấp điều khiển hỏa lực cho Type 730 CIWS, và mặc dù các radar này cũng có khả năng cung cấp điều khiển hỏa lực cho súng chính, nhưng không một ai chắc rằng khả năng này được tích hợp vào hệ thống dữ liệu chiến đấu. Radar Type 364 được cài đặt trong một radar mái vòm (radome) cho tìm kiếm trên không và bề mặt và loại radar này hoạt động như một bổ sung của Radar Type 348 và như là một nguồn cung cấp các thông tin mục tiêu cho SAM và CIWS Trong khi nó còn có nhiệm vụ nhắm mục tiêu cho các tên lửa chống hạm như là nhiệm vụ thứ yếu của nó


    Hệ thống Quang-điện tử (Optronics)

    Hệ thống kiểm soát bắn Quang-điện tử OFC -3 (Optical Fire Control) là một hệ thống điều khiển được thiết kế kiểu mô-đun bao gồm một loạt các công cụ tìm kiếm bằng laser, một camera TV màu và một camera hồng ngoại, và các công cụ tìm kiếm bằng laser có thể được thay thế bằng một thiết bị laser designator (thiết bị điều khiển bắn cho bom và tên lửa Lazer…), camera TV màu có thể được thay thế bằng một camera nhìn ban đêm và camera hồng ngoại có thể được thay thế bởi một ImIR với chi phí cao hơn. Việc phát triển kết hợp các ban IR đôi, máy camera nhìn đêm và camera TV màu đã thành công một cách hoàn tất, nhưng người ta lại không biết được liệu các phiên bản mới được phát triển có được cài đặt trên bất kỳ một con tàu nào. Hệ thống OFC-3 optronic được thiết kế bởi Viện nghiên cứu Điện quang học Trung ương Trung Quốc. Việc phát triển kết hợp các band IR đôi, máy camera nhìn đêm và camera TV màu đã thành công một cách hoàn tất, nhưng người ta lại không biết được liệu các phiên bản mới được phát triển có được cài đặt trên bất kỳ một con tàu nào. Hệ thống OFC-3 optronic được thiết kế bởi Viện nghiên cứu Điện quang học Trung ương Trung Quốc. Mặc dù các phiên bản tiên tiến đã được thử nghiệm thành công, chỉ có phiên bản cơ bản nhất được cài đặt trên tàu lớp Type 052C, như thừa nhận của các nhà phát triển, và các phương tiện truyền thông trong nước của Trung Quốc với tin đồn - lý do chính là để giảm chi phí. Tuy nhiên, việc ứng dụng phiên bản cơ bản nhất của OFC-3 có kết quả là sự giảm sút lớn trong hiệu quả của súng chính, bởi vì không có thiết bị laser designator cần thiết, thì việc dẫn bắn bằng tia laser và laser bán chủ động sẽ không thể được triển khai cho loại súng hải quân Type 210 100 mm.

    Hệ thống OFC-3 là phát triển ở mức cao hơn của hệ thống thiết bị quan sát hồng ngoại IR-17 optronics – đây vốn chỉ là một hệ thống hồng ngoại và cũng giống như hệ thống OFC-3, nó cũng đã được cài đặt trên các tàu khu trục lớp Lô Châu và tàu khu trục lớp Quảng Châu. Hệ thống IR-17 thường được cài đặt trên các cột phía trước ngay dưới các radar 3-D tìm kiếm trên không và nó bao gồm ba phần: đầu cảm biến, giao diện điều khiển điều hành và tủ điện tử có chứa thiết bị điện tử khác bao gồm nguồn cung cấp điện. So với OFC-3 thì người ta biết nhiều về IR-17 hơn, nó bao gồm:
    • Trọng lượng đầu cảm biến: <160 kg
    • Trọng lượng bộ Giao diện điều khiển: <390 kg
    • Trọng lượng cabin điện tử: <300 kg
    • Kích thước đầu cảm biến: 0,6 m x 0,9 m x 1,1 m
    • Kích thước bộ điều khiển Kiểm soát giao diện: 0,72 m x 1,05 m x 1,65 m
    • Kích thước tủ điện: 0,6 m x 0,7 m x 1,65 m
    • Độ chính xác: 3 mrad
    • Phạm vi chống lại tên lửa diệt hạm lướt trên mặt biển với radar mặt cắt 0,1 mét vuông > 8 km
    • Phạm vi chống lại tên lửa hành trình > 20 km
    • Phạm vi chống lại máy bay với radar mặt cắt ngang 3 mét vuông > 30 km
    (Chú ý: đây là phạm vi của các thiết bị điều khiển bắn của các tàu khu trục lớp Lô Châu và tàu khu trục lớp Quảng Châu, hệ thống dẫn bắn của tầu Lan Châu có thể là tiên tiến hơn)

    Hệ thống chỉ huy và kiểm soát tích hợp JRSCCS được sử dụng trực tiếp bởi cả hai hệ thống OFC-3 và IR-17. Ngoài ra, hệ thống này cũng có thể được sử dụng trực tiếp cho tất cả các loại vũ khí và các bộ cảm biến trên tầu, mặc dù đây chỉ là một biện pháp backup dự phòng khẩn cấp cho hệ thống dữ liệu chiến đấu, trong đó Hệ thống chỉ huy và kiểm soát tích hợp JRSCCS được kết nối vào. Hệ thống JRSCCS là toàn tự động và chỉ yêu cầu một hệ thống điều hành duy nhất khi cần thiết. Hệ thống điều hành điều khiển thiết bị đầu cuối của JRSCCS được chỉ định là JRMC và hai màn hình màu đa chức năng và một phím điều khiển, có đến năm hệ thống JRMC điều khiển thiết bị đầu cuối có thể được triển khai khi cần thiết. Theo các nhà phát triển, chẳng hạn năm hệ thống JRMC được sắp xếp để backup dự phòng khẩn cấp cho hệ thống dữ liệu chiến đấu có vị trí riêng rẽ với Trung tâm thông tin chiến đấu chính nơi mà các hệ thống dữ liệu chiến đấu có nhiệm vụ để đảm bảo sự sống sót, nhưng người ta cũng không được biết chắc chắn liệu cấu hình này đã được chấp nhận ở tàu khu trục Type 052C.

    Cũng giống như hệ thống dữ liệu chiến đấu H/ZBJ-1 trên con tàu, hệ thống JRSCCS phản ánh ảnh hưởng của cả công nghệ của Nga và phương Tây. Theo truyền thống của Nga - Liên Xô, mỗi cảm biến xử lý càng nhiều dữ liệu riêng của nó càng tốt. Trong khi việc này có khả năng cho phép việc thiết kế các hệ thống thành phần cá lẻ được đơn giản hóa, Trung Quốc cũng đồng thời áp dụng cả truyền thống phương Tây bằng cách đảm bảo thành phần trung tâm vẫn có thể xử lý được tất cả các thông tin từ các cảm biến trong trường hợp có sự cố ở phần cứng của các cảm biến. Chi phí cho hệ thống dự phòng này chiếm một nửa giá của con tàu – đó chính là giá của hệ thống C4I của nó. Một thiết kế truyền thống phương Tây nữa được kết hợp sử dụng là một thiết kế phần mềm kiến trúc mở.


    Hệ thống Sonar

    Giống như Tàu khu trục lớp Sovremenny, Các vũ khí ASW trên tàu khu trục Type 052C chủ yếu là để tự vệ, vì nó là một lớp tàu khu trục chuyên về phòng không. Con tàu được trang bị trên loại tàu này là hệ thống sonar chủ động-thụ động tần số trung bình SJD-8 / 9, đây là một phát triển của sonar DUBV-23 của Pháp và những cải tiến trong cả phần cứng và phần mềm trên thiết kế nguyên bản của Pháp cho phép các sóng siêu âm sẽ được sử dụng như là hệ thống hướng dẫn ngư lôi tới mục tiêu. Khi ở chế độ hoạt động, phạm vi tối thiểu của hệ thống sonar được gắn trên tàu là 12 km hoặc xa hơn nữa và khi ở chế độ thụ động, phạm vi của nó ít nhất là 60 km hoặc lớn hơn, tăng đến 20% so với phạm vi tối đa 50 km của sonar Nga- Liên Xô - Platina MGK-355 trên Tàu khu trục lớp Sovremenny. Hệ thống điện thoại mã hóa dưới nước và hộp số thông tin liên lạc khác được cài đặt trên tầu để kích hoạt lớp này được tốt hơn sự phối hợp với tàu ngầm trong các cuộc diễn tập chung.

    Mặc dù cả hai loại sonar có thể dò ở các độ sâu đa dạng như ESS-1 ở tần số VDS trung bình ( TQ phát triển từ DUBV-43 VDS của Pháp) và loại sonar towed-array đã được thử nghiệm thành công trên tàu, chúng lại bị loại bỏ vì việc kết hợp thêm những sonar này sẽ dẫn đến việc phải thiết kế lại đáng kể phần thân tàu và làm tăng chi phí lên. Mặc dù thực tế là khả năng xử lý dự phòng bổ sung cho hệ thống dữ liệu chiến đấu của sonar towed-array và VDS đôi khi rất cần thiết, người ta cũng không chắc chắn rằng các sonar towed-array và VDS sẽ được kết hợp trong một tương lai gần. Các radar tần số cao để tránh những trướng ngại vật như thủy lôi… ban đầu cũng được dự định để trang bị cho lớp này nhưng không thành công do mối quan tâm về tài chính cùng của việc giảm chi phí.


    Hai loại hình sonar dùng cho hàng không được chuyên chở bởi một chiếc máy bay trực thăng Ka-27, cả hai đều là sonar Ros V-3 (MF) dẫn xuất của Nga / Liên Xô ở tần số trung (còn gọi là Rys, mã NATO Lamb Tail), với tầm phạm vi khoảng 7 km. Các sonar nguyên thủy trên chiếc Ka-27 là modẹl VGS-3K của Nga được tiếp thị bởi Morfizpribor, trong khi những người đam mê về lĩnh vực quân sự của Trung Quốc lại tuyên bố (nhưng chưa có xác nhận) rằng model H-3 của công ty Sokol Ukraina đã được Trung Quốc đặt mua để đa dạng hóa nguồn cung cấp. Một tuyên bố không được xác nhận bởi những người đam mê quân sự của Trung Quốc rằng công ty Nga Morfizpribor đang tích cực tiếp thị sonar hàng không nặng 180 kg lớp Vesta-K tần số thấp (LF) cho Trung Quốc như là một bản nâng cấp của bản gốc - sonar Ros VGS-3K – loại này sẽ tăng đáng kể hiệu suất bằng cách tăng phạm vi hoạt động lên mười lần đến khoảng 50 km, và hoạt động ở chiều sâu lên đến đến 700 mét. Tuy nhiên, nhược điểm của sóng siêu âm hàng không của Nga-Xô viết là các thông tin được thu thập không thể được xử lý luôn trên máy bay, vì vậy mà con tàu lại thay thế nó để xử lý quá trình này. Ngược lại, loại sonar hàng không HS-12 do hãng Thomson-CSF – Pháp chế tạo được sử dụng trên máy bay Z-9Cáp Nhĩ Tân có một phạm vi vượt quá một chục km và thông tin thu thập được có thể được xử lý trực tiếp trên chiếc trực thăng.


    UAV

    Theo quảng cáo của Trung Quốc được phát hành trong các phòng triển lãm điện tử hàng không vũ trụ trong quá khứ, người ta đã thấy những bộ chuyển đổi được phát triển cho tàu khu trục để triển khai nhiều UAV. Các nhà phát triển của cả hai JRSCCS và hệ thống dữ liệu chiến đấu đã tuyên bố rằng sản phẩm của họ có thể xử lý các thông tin cần thiết để kiểm soát UAV. Tuy nhiên, người ta lại không chắc chắn rằng liệu có bất kỳ UAV tầm xa nào sẽ được được triển khai trên tàu lớp này không? vì hệ thống xử lý hoàn chỉnh để hỗ trợ cho các UAV sẽ cần toàn bộ nhà chứa máy bay, vì thế phải bỏ đi chiếc máy bay trực thăng duy nhất trên chiếc tàu. Tuy nhiên phương tiện truyền thông của chính phủ Trung Quốc đã cho phát hành ảnh một loạt các UAV hạng nhẹ có cánh quạt đẩy được phóng đi từ tàu khu trục loại này và tuyên bố rằng những UAV hạng nhẹ có thể được triển khai trên tất cả các lớp tàu khu trục hiện đang phục vụ ở Trung Quốc và một số các hình ảnh đã miêu tả một số UAV có mang thiết bị nhắm mục tiêu Lazer - laser targeting pod để cung cấp hướng dẫn cho hệ thống dẫn bắn bằng lazer. Tuy nhiên, vào giữa năm 2007, người ta vẫn không thể xác nhận rằng liệu UAV hạng nhẹ có được đặt trên tầu lớp Type 052C một cách thường xuyên. Việc thiếu triển khai thường xuyên của UAV trên tàu đã cho thấy rằng hệ thống dẫn bắn bằng laser cho súng chính đã không được triển khai do thiếu trang thiết bị hướng dẫn tích hợp. Ngày 17 tháng 8 năm 2008, một loại UAV được đặt tên là Hummingbird mang pod quang-điện tử đã được triển khai trên tàu với các thử nghiệm thành công của một liên kết dữ liệu mới được phát triển bởi China Northern Co. Các liên kết dữ liệu mới là một mã hóa dữ liệu liên kết hai chiều - thời gian - thực ( two-way real-time ) được thiết kế để thay thế liên kết dữ liệu hiện tại HN-900 và nó được xem như là NCTDL, viết tắt của Naval Common Tactical Data Link ( Kết nối Dữ liệu Chiến thuật Chung của Hải quân). Liên kết dữ liệu mới theo yêu cầu của Trung Quốc ít nhất tương đương Link 16, và thậm chí phải so sánh được với Link 22, nhưng tuyên bố tuyên bố này vẫn chưa được xác bởi cả chính phủ và các nguồn thông tin bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, người ta chắc chắn rằng các liên kết dữ liệu mới sẽ thay thế HN-900 hiện đang phục vụ trên các tàu của PLAN (People Liberation Army' Navy).


    Máy bay

    Mhà chứa máy bay ở đuôi của con tàu có thể chứa 1 phiên bản xuất khẩu trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28 (của Kamov Ka-27, Tên mã của NATO: Helix) hoặc một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9 (phiên bản TQ của Eurocopter Dauphin AS 365N) và có thể mang cả hai loại vũ khí khác nhau bao gồm ngư lôi và bom chìm. Máy bay trực thăng Ka-28 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết lên đến 200 km từ tàu chủ, nhưng nó chỉ có dipping sonar với phạm vi hoạt động bằng nửa của các phiên bản Trung Quốc từ dipping sonar của Pháp trên máy bay Z-9, hơn nữa nó thiếu năng lực để xử lý các thông tin thu thập được, do đó thông tin này phải được chuyển về cho tàu chủ để sử lý thông qua các liên kết dữ liệu, trong khi ngược lại, Z-9 có thể xử lý các thông tin thu thập máy bay trực thăng của con tầu nhưng với tầm bắn ngắn hơn.

    Mặc dù các cảm biến và vũ khí được trang bị cho cả hai loại trực thăng phần nào so sánh được với các đối tác phương Tây của chúng, nhưng hiệu quả tổng thể trong chiến đấu chống ngầm không được phát huy bởi việc lắp đặt radar trên các máy bay trực thăng bị cản trở nghiêm trọng do của họ: không giống như radar của phương Tây đặt các radar dò tìm ở phần giữa thân làm cho chúng có thể quét được 360 độ, các radar được lắp cho các loại trực thăng Ka-28 và Z-9 được gắn trên các mũi tương ứng của hai loại trực thăng này và tạo điểm mù lớn. Để khắc phục những điểm mù, các máy bay Ka-28 và Z-9 phải bay trong những mô hình bay rất phức tạp, kết quả là nhiên liệu tiêu thụ tăng đáng kể, do đó làm giảm nhiều độ bền so với máy bay trực thăng chống ngầm của phương Tây.


    Động cơ





    Các động cơ đẩy của tàu được thiết kế theo dạng CODOG, bao gồm hai động cơ tua bin khí DA80/DN80 do Ukraine sản xuất với công suất cao nhất tại 48.600 hp và hai động cơ diesel Thiểm Tây (Trung Quốc sản xuất theo giấy phép MTU 20V956TB92) được đánh giá có công suất cao nhất 8.840 hp (6,5 MW). Động cơ tua bin khí DA80/DN80 là phiên bản xuất khẩu UGT-25.000 Zorya-Mashprocket của Doanh nghiệp Nhà nước Ukraine Gas Turbine Research & Production Complex, được Trung Quốc mua vào cuối những năm 1990 như một phần của giấy phép sản xuất tại Trung Quốc. UGT25000 được đánh giá có công suất 25-27 kW tùy theo cấu hình. Tổng cộng có tám đơn vị ban đầu được mua và các nguồn của Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả đã được nâng cấp, chủ yếu là trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất tuabin cánh quạt và những nâng cấp này đã làm tăng độ tin cậy và bảo trì lên rất nhiều. Các thông số chính của DA80/DN80 bao gồm:
    • chiều dài: 6,4 m
    • Chiều rộng: 2,5 mét
    • Chiều cao: 2,7 m
    • Trọng lượng: 16 tấn
    • Hiệu suất: 36,5%
    • Lưu lượng khí thải: 90 kg / giây
    • Nhiệt độ khí thải: 465 º С

    • (trích dịch từ các nguồn tham khảo)
    http://www.globalsecurity.org/military/world/china/luhai.htm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Type_052C_destroyer
    http://www.sinodefence.com/navy/surface/type052c_luyang2.asp
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    [​IMG]

    Mần cái ảnh cho hắn khí thế, thấy hùng dũng phết. To vật vưỡng ấy nhỉ.
    Displacement: 7,000 tons[1]
    Length: 154 m
    Beam: 17 m
    Draught: 6 m
    Propulsion: CODOG
    57,000 shp
    Speed: 30 knots
    Complement: 280
    Armament: 48 HHQ-9 long-range surface-to-air missiles
    8 YJ-62 anti-ship / land attack cruise missiles
    1 100mm dual purpose gun
    2 30mm Type 730 close-in weapons systems
    6 torpedo tubes
    4 x 18-tube decoy rocket launcher
    Aircraft carried: 1 helicopter: Kamov Ka-27 or Harbin Z-9C ASW/SAR
    Aviation facilities: Stern hangar
    Helicopter landing platform
  4. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Sao chiếc 171 lại treo cờ Nhật với thằng nào thế bác:))
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Vụ này thì đúng là em bó tay rồi bác ạ


    còn cái vụ bác bảo tại sao Đức nó không cấm vận BC vì nhái động cơ Đức cho xe tăng Type 99 thì có mà cả thế giới phải cấm vận BC bác ạ. Đây nhá, BC sản xuất được một chiếc tầu chiến nhưng kiểu dáng bắt chước Aegis của Hoa kỳ, hệ thống tên lửa nhái S300 của Nga, Sonar nhái của Pháp, động cơ của Ukraina, Rađar nhái của Ukraina và Mỹ ... mà có ai làm gì được nó
  6. vimaru

    vimaru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
  7. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Chẹp, công nghệ đóng tàu chiến của khựa cũng cao quá các bác nhở. Cũng may là nó mới có 2 chiếc, chứ có cỡ 10 em thì Vịt cũng mệt mỏi :D.
  8. armycorp

    armycorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    chật,có chi mà mệt mỏi.tên lửa diệt hạm cũng thua Uran của vịt,phòng ko thì su-30 nhà ta đứng ngoài tầm 125km của Hq-9 xịt tan xác nó í chớ.còn nói độ tin cậy của Hq-9 thì có bác đã nhận xét,ngay cả lãnh đạo thủ cẩu còn chưa tin chắc ăn nửa là,fải nhập cả 11 tiểu đoàn S-300 nga về thủ lãnh thổ đới
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Cách mạng lạc quan nhở, ok - đã thế thì chiến tất!
  10. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Tất cả các hàng hoá của TQ xuất khẩu điều đạt chuẩn bên Châu Âu và Mỹ còn XK qua VN ta thì hàng loại 3 Còn hàng quân sự nó chẵn lẽ đồ kém chất lượng đến mức đó à?
    Sự thật vẫn là sự thật ta nên tìm cách để hơn nó chứ thua nó mà còn đi chê nó thì người ta nhìn ta bằng con mắt gì
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này