1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Nghe nói con Ukraine này Nga ng3o ý mua rồi mà?
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    hình như là cũng chê đắt kêu đóng mới kinh tế hơn nên bỏ rồi:-":-":-"
  3. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Ý là nói giá U bán bao nhiêu còn trên báo viết thì là phục hồi trang bị lại tốn hơn đóng mới :P



    [​IMG]
  4. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    Qua hình ảnh của Shi Lang mới thấy rõ là Trung Quốc đã thất bại trong khôi phục tàu sân bay này
    Tại sao
    1. Không làm chủ được công nghệ mặt boong tàu sân bay. Vốn dĩ khác hẳn với boong tàu quân sự thông thường khi sơn phủ phải đòi hỏi công nghệ chính xác và làm sạch 100%. Với trình độ sản xuất của Trung quốc thì chưa thể hoàn thiện đến thế nên dù bao lần cạo đi sơn lại thì mèo vẫn hoàn mèo,
    2. Các phụ kiện đi kèm không có, anh Ú đã tháo bỏ hết rồi, không bán lại cả đồ dự trữ nên TQ cũng loay hoay học Mĩ một tí, Nga một tí để ra sản phẩm cám chua tổng hợp đem khoe làng xóm
    3. Động cơ tàu Shi lang được công bố là diêsel. Lạy hồn, như vậy mỗi lần khởi động là tốn mấy chục tấn dầu, để đảm bảo dài ngày thì phải có cả hạm đội vận tải chỉ chỏ dầu mà thôi, trong khi Nga đang duy trì tàu tuy bin khí, Mĩ dùng điện hạt nhân....
    4. Như vậy kết luận, giờ đây bạn Trung đã bất lực với cái xác tàu và đành nghiến răng trang bị nó thành một Yamato mới ở châu Á với hỏa lực khủng bố, con tàu này chắc sẽ biến thành pháo đài nổi cho một lần ra khơi thôi
    Cuối cùng, khả năng đốt tiền làm trò của Trung Quốc thật vô đối, nhưng đây là thời đại Internet và trò cười của năm rất có thể là --- ShiLang
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    - T.Q nó lại có lò hột nhơn mua từ Uy Kiên cho mấy con TSB sau con Thi Lang này thôi bác, lò hột nhơn cho tàu ngầm nguyên tử của nó đều mua từ Uy Kiên cả , còn nếu tàu ko đủ dầu Diezel ư , HQ nó có mấy tàu hậu cần rất tốt nên chả lo như anh Nga

    - Phụ kiện như sensor và ra-đa cho Thi Lang , nó đã sx được rada mạng pha kiểu AEGIS cho các tàu chiến như Type-052C đi trước so với người Nga đang loay hoay với con mạng pha Religment .
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tàu sân bay Mĩ trước mỗi lần phóng máy bay là huy động hết thủy thủ lên boong nhặt bằng hết mấy thứ rơi vãi mà :D
  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Tốc độ copy paste của T.Q đáng nể thật , radar tầm xa S1850M của BAE lắp trên Type-45, Horizon Pháp - Ý cũng nhái được :))


    [​IMG]

    [​IMG]
  8. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn lanha92. Hàng không mẫu hạm phải giải quyết rất nhiều vấn đề về kỹ thuât để hoạt động ổn định. Không thì thành gánh nặng, chịu không thấu.
    Nhái hình thức chứ không copy được chất lượng và độ an toàn. Cách làm của họ là tháo nguyên mẫu chế tạo y chang hình dáng kích cỡ tạo thành một sản phẩm trông giống thế. Nhưng hiệu quả thì không như mẫu. Sản phẩm hàm lượng công nghệ càng cao, hiệu quả càng khác biệt. Tàu hoả cao tốc nhái theo tàu Nhật, chạy tít cho đến một ngày đâm nhau mà không hiểu vì sao không dừng được lúc cần. Còn nguyên mẫu dẫu có xảy ra động đất vẫn an toàn.
  9. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    Bên ngoài lề một chút. Tại sao Nga không phát triển tàu sân bay mạnh mẽ
    Tàu sân bay thực sự là một công cụ chiền lược đấy hiệu quả. Có thể thấy ngay là với tàu Charles de Gaule, Pháp đã đưa cả một lực lượng không quân vào chiến đấu tại lybia mà không cần phải xin phép các quốc gia khác cho hạ cánh, ccất cánh nhờ. Như vậy tiết kiệm 50% chi phí
    Lực lượng tàu sân bay còn giúp Pháp loại bỏ việc di chuyển bom đạn, hậu cần cho không quân trong đánh bom. không thuê kho, không tốn công convoy
    Đó là điều mà các quốc gia khác thèm muốn
    Người NGa luôn làm mọi thứ đơn giản, tank, máy bay, tàu chiến nhưng hiệu suất chiến đấu cao, uy lực nhất nữa là rẻ hơn Phương Tây hay Hoa Kì. Nhưng khi đến lĩnh vực tàu sân bay, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến là họ thất bại thảm hại. Tất cả các tàu sân bay Nga đã đóng trong những năm 1970-1980, đều không thoát khỏi tư duy về chiến lược trên biển những năm 1950, theo đó tàu sân bay Nga không đóng vai trò chủ công mà chỉ mang tính hỗ trợ, vì vậy tầm đi biển dài ngày kém do động cơ không chế tạo cho mục đích tuần dương như tàu Mĩ. Đến lúc nhận ra và bắt tay chế tạo tàu có động cơ nguyên tử cho đi daì ngày thì Liên Xô biết là quá muộn cả về chính trị lẫn kinh tế
    Bàn về việc cất hạ cánh thì tôi không giỏi bằng các bág ở đây. Hiện thời gia đinh tôi có lưu quyền sổ tay Hải quân Nga bằng tiếng Nga nguyên bản. Tại các bức chụp ảnh có một chi tiết đáng chú ý là YAK hay các loại hạng nhẹ hơn thường được sử dụng trên tàu sân bay. SU hay MIG không thấy xuất hiện nhiều. Loại phương tiện hay có mặt nhất là trực thăng
    Như vậy HQ Nga đã gián tiếp thừa nhận việc cất hạ cánh trên chính tàu sân bay Nga là khó khăn, và không thể duy trì liên tục. Do vậy Nga chuyển sang nang cấp đóng mới tàu chiến thông thường, tàu tuần dương...
    Giả sử nếu Liên Xô chưa sụp đổ thì người Nga có thể có trong tay tàu sân bay từ 3-4 cái. Tuy nhiên cái giá để duy trì là quá đắt mặc dù trên tàu số lượng người chỉ chưa được 2/3 tàu Mĩ. Chưa kể tàu sân bay không thể rời cảng nếu không có cả một hạm đội tàu theo hộ tống. Nếu chạy theo nước ngoài, Nga phải thành lập 3-4 hạm đội nhỏ với chừng 10 tàu tình cả tàu ngầm để bảo vệ và hỗ trợ
    Còn ý kiến cuối: Tàu sân bay là để ra uy chiến lược. Do đó nó không có một ngày nghỉ yên ổn mà hầu như quãng đời tồn tại là lênh đênh ngoài biển xa. CHi phí cho những đợt tuần tra có thể chọc thùng ngân sách của các quốc gia giàu có, NGa có đủ đáp ững không?. Mong các bạn trả lời tôi
  10. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    tàu của Nga là tuần dương hạm hàng không trang bị hoả lực mạnh để phòng thủ,nó có thể tác chiến độc lập được , bảo vệ các vùng chiến lược quanh liên xô, hầu hết lợi ích của liên xô nằm ở gần bờ nên nó phù hợp.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này