1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Thì có bỏ trong () đó :P
    Cái hình mình lấy thì bài nó nói là phiên bản này cũng trang bị trong không quân TQ luôn .
  2. gepard

    gepard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. hoangkeo6

    hoangkeo6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Chừng nào hạm đội Biển Đông của ta mới được như vầy đây :((
  4. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    [​IMG]

    có ai biết chính xác cái tờ giấy mà ông Đào lượm là gì ko vậy !
  5. hoangkeo6

    hoangkeo6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Nga kết án giáo sư bán bí mật tên lửa cho Trung Quốc
    Cập nhật lúc :9:07 PM, 20/06/2012
    Tòa án thành phố St. Petersburg, Nga đã kết án hai giáo sư Đại học Tổng hợp
    kỹ thuật Baltic (Voenmekh) phạm tội làm gián điệp cho Trung Quốc.

    >> Bán bí mật tên lửa: 50.000USD và 8 năm tù
    >> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?

    (ĐVO) Ông Yevgeny Afanasiev bị kết án 12,5 năm tù, ông Svyatoslav Bobyshev bị án 12 năm tù nghiêm ngặt. Một nguồn tin trong các cơ quan công lực Nga cho biết, hai giảng viên này bị phát giác chuyển cho Trung Quốc thông tin về tên lửa đường đạn xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm tối tân nhất Bulava của Nga và về cơ quan thiết kế tên lửa này là Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT).

    Theo bên điều tra, khi sang Trung Quốc công tác vào tháng 5-6/2009, các bị cáo đã chuyển cho tình báo quân sự Trung Quốc các tài liệu mật để lấy tiền.

    Các ông Bobyshev và Afanasiev bị bắt vào tháng 3/2010, nhưng họ không chịu nhận tội. Họ khẳng định chuyến đi của họ để giảng bài ở Đại học bách khoa Cáp Nhĩ Tân đã được sự cho phép của một ủy ban đặc biệt.

    Cứ một năm một lần, phía Trung Quốc lại gửi yêu cầu cho các nhà khoa học Nga đặt hàng giảng một loạt bài, trong đó liệt kê các vấn đề Trung Quốc quan tâm. Đơn đặt hàng được lãnh đạo Voenmekh phê chuẩn, các giáo sư viết đề cương bài giảng và bảo vệ trước ủy ban đặc biệt ba cấp. Sau đó là họ sang Trung Quốc giảng bài 10 ngày. Hai giáo sư cùng nhau sang Trung Quốc tổng cộng 6 lần, lần cuối cùng vào tháng 5/2009.

    Tòa án xử hai giáo sư này với hình thức xử kín. Năm 2010, Ủy ban Xã hội bảo vệ các nhà khoa học đã gọi các giáo sư bị bắt là “nạn nhân của bệnh cuồng gián điệp”.

    Tháng 5/2012, nhân viên một hãng quốc phòng Nga là Aleksandr Gniteyev đã bị kết án 8 năm tù vì tội bán thông tin mật về tên lửa Bulava cho tình báo một quốc gia nước ngoài không được nêu tên.

    Tên lửa đường đạn xuyên lục địa R30 3М30 Bulava (có ký hiệu RSM-56 trong các hiệp ước quốc tế, còn NATO gọi là SS-NX-30) là tên lửa đường đạn 3 tầng, nhiên liệu rắn, tối tân nhất của Nga, dùng để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược tiên tiến lớp Projekt 955 Borei.

    Tên lửa có thể mang 6-10 đầu đạn hạt nhân cơ động siêu vượt âm, dẫn độc lập, có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo độ cao và hướng bay và tiêu diệt mục tiêu trong bán kính đến 8.000 km. Mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 150 kT.

    Bulava sẽ là nền tảng lực lượng hạt nhân chiến lược tương lai của Nga cho đến năm 2040-2045.

    Các vụ thử Bulava ở giai đoạn đầu đã vấp phải hàng loạt khó khăn nghiêm trọng. Trong 13 lần phóng thử đầu tiên, có hơn một nửa thất bại. Kết quả là ông Yuri Solomonov đã mất chức Tổng giám đốc Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva, cơ quan phát triển Bulava, song vẫn còn giữ chức Tổng công trình sư tên lửa chiến lược triển khai trên mặt đất.

    Loạt phóng thử mới đây của Bulava vào năm 2010-2011 đã kết thúc thành công, vì thế tên lửa được khuyến nghị nhận vào trang bị Hải quân Nga.

    Dự kiến, Bulava sẽ được đưa vào trang bị của Hải quân Nga vào tháng 10/2012 và là nền tảng thành phần trên biển của bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược Nga.

    =)) hóa ra là bán cho khựa, đe ó phải cho Mẽo =))
  6. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Lại ra chạy thử mà vẫn chưa có J 15 nhỉ .
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nước cờ mới trong ngoại giao quân sự của Trung Quốc

    nguồn: http://tuanvietnam.net/2012-06-18-nuoc-co-moi-trong-ngoai-giao-quan-su-cua-trung-quoc


    Trong bối cảnh căng thẳng trong nước, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc muốn bên ngoài an toàn.




    Đối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc, hiện đang là thời điểm có vấn đề. Ngày 2/6 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng 60% tàu chiến của Mỹ sẽ được huy động tới châu Á vào năm 2020, tăng gấp đôi hiện nay. Các tướng lĩnh Trung Quốc thấy nước họ đang là mục tiêu và lo ngại rằng các nước châu Á khác sẽ bắt tay với Mỹ. Nhưng tình hình chính trị trong nước dường như đặt ra mối lo ngại còn lớn hơn.

    Tuyên bố của Mỹ cuối tháng 11 về sự "tái cân bằng" chính sách ngoại giao hướng tới châu Á khiến các nhân vật diều hâu ở Trung Quốc tức giận. Họ đồn thổi trên báo chí rằng Mỹ đang tìm cách "kiềm chế" Trung Quốc và kìm hãm sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc.

    Ông Panetta bác bỏ những cáo buộc này. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, một hội nghị thường niên các Bộ trưởng Quốc phòng và chuyên gia an ninh trong khu vực, ông nói: "Nỗ lực của chúng tôi nhằm làm mới lại và tăng cường sự can dự vào châu Á là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc".

    Nhưng nhìn vào các động thái gần đây của Mỹ như việc huy động thủy quân lục chiến tới miền Bắc Australia hồi tháng 4 và một thỏa thuận với Singapore chuyển giao các tàu chiến ven bờ, giới chức Trung Quốc tỏ ra nghi ngại.

    Quyết định của ông Panetta bay từ cảng Cam Ranh sang Singapore đã không hề làm giảm bớt những hoài nghi trên. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất thăm cảng này từ sau chiến tranh Việt Nam, khi đây còn là một căn cứ không quân lớn của Mỹ. Lầu Năm Góc muốn sử dụng đây như một cảng để các tàu hải quân của họ dừng chân mỗi khi đi qua biển Đông.


    Khu vực này đầy những căng thẳng giữa các nước có yêu sách chồng lấn nhau về đáy biển giàu tài nguyên. Trung Quốc là một trong số này, và họ tỏ ra bực tức trước việc mà họ cho là sự can dự của Mỹ. Ngày 4/6, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả các ý định của Mỹ tăng cường đối tác quân sự tại châu Á là "không đúng lúc". Nhưng không hề nao núng, ông Panetta đã bay sang Niu Delhi để đàm phán với một quốc gia châu Á khác cũng đang đề phòng Trung Quốc.

    Tuy nhiên, có vẻ kỳ cục khi giới lãnh đạo Trung Quốc bỏ qua một cơ hội để đấu với Mỹ. Khác với năm ngoái, khi Trung Quốc cử Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tới Đối thoại Shangri-La, năm nay cấp cao nhất của Trung Quốc là một viện sĩ quân sự, Trung tướng Ren Haiquan. Việc này cho thấy sự giảm cam kết của Trung Quốc tại diễn đàn này, nơi đã trở thành một sân khấu cho các cuộc tiếp xúc không chính thức giữa các lãnh đạo quân sự châu Á - Thái Bình Dương (cũng như một số nước châu Âu) từ khi được khởi động vào năm 2002.

    John Chipman, Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), cơ quan có trụ sở tại London (Anh) và tổ chức sự kiện này, đã nói với những người tham dự rằng giới chức Trung Quốc đã thông báo với ông hồi tháng 3 rằng "các kế hoạch công du và ưu tiên đối nội" khiến Trung Quốc gặp một số khó khăn trong việc cử Bộ trưởng tham dự sự kiện năm nay.

    Các nhân tố trong nước là cách giải thích thuyết phục hơn. Vào tháng ngay trước khi diễn ra Đối thoại Shangri-La, Tướng Lương đã thăm Washington, (Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Trung Quốc làm như vậy trong 9 năm qua) và tham dự một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á tại Phnom Penh (Campuchia). Nhưng các sự kiện này dễ xoay sở hơn diễn đàn Singapore, nơi năm ngoái ông đã hỏi dồn với những câu hỏi về các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

    Với sự kiện thay đổi lãnh đạo quân sự và dân sự mùa Thu tới ở Trung Quốc, không ngạc nhiên khi Tướng Lương tỏ ra e ngại hơn bình thường (IISS phải mất 10 năm để có được sự hiện diện của một Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, dù quân hàm trong phân cấp thứ bậc của quân đội Trung Quốc còn tương đối thấp so với các nước khác). Sự chuyển giao lãnh đạo đã gặp trục trặc bất ngờ với chuyến thăm của một quan chức cấp tỉnh tới trú ngụ tại Lãnh sự quán Mỹ hồi tháng Hai. Sự kiện này đã dẫn tới việc bắt giữ vợ của một lãnh đạo cấp tỉnh hùng mạnh, Bạc Hy Lai, vì bị tình nghi giết người, và việc ông Bạc bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị.

    Ngón tay ai đặt trên cò súng?

    Giới lãnh đạo Đảng dường như lo ngại rằng vụ bê bối liên quan đến ông Bạc và sự bất chắc xung quanh cuộc chuyển giao lãnh đạo có thể khiến các lực lượng vũ trang hiểu nhầm về chính trị. Có tin đồn rằng ông Bạc có quan hệ mật thiết với các lãnh đạo quân sự (cha ông từng là một đồng chí của Mao Trạch Đông).

    Trong những tuần qua, nhiều bài báo đã được đăng trên các phương tiện truyền thông chính thống trong đó công kích khái niệm đặt các lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của nhà nước, chứ không phải của Đảng. Một số nhà trí thức tự do cho rằng một sự thay đổi như thế sẽ tránh được việc quân đội bị Đảng sử dụng để phục vụ mục đích của mình. Loạt bài trên báo cho thấy mối lo ngại của các lãnh đạo Đảng rằng truyền thông có thể đã nhận sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang.

    Tin tức mà các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa về việc phát hiện một điệp viên làm việc cho Mỹ ngay trong lòng Bộ Công an đã càng làm gia tăng lo ngại của giới lãnh đạo Đảng. Người này được cho là đang làm việc cho một Thứ trưởng. Trong một diễn biến liên quan, chính quyền đã siết chặt quy định hạn chế các học giả Học viện Quan hệ Quốc tế Đương thời tiếp xúc với người nước ngoài. Học viện này là một nhóm chuyên gia cố vấn trực thuộc Bộ Công an. Các chuyên gia nghiên cứu của học viện này thường tham gia các hội thảo quốc tế.

    Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc sẽ không quá quan tâm tới việc bỏ lỡ một cuộc họp quốc tế nào một thời điểm nhạy cảm như thế. Theo lời một cựu quan chức cấp cao Lầu Năm Góc: khi Trung Quốc làm việc với thế giới bên ngoài, họ không hiểu làm thế nào để được "an tâm"./.
  8. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Bao giờ VN bắn tan con này nhỉ? Dìm lũ cẩu xuống đáy biển sâu! Cho toàn bộ giống cẩu tuyệt diệt!
    Mong lắm thay!
  9. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
  10. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87
    Góp gió với đc Silent
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này