1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    China new phased array radar, ko biết là APAR hay PPAR đây nhỉ

    [​IMG]

    [​IMG]

    và hàng cũ hiện đang lắp trên Type-052C

    [​IMG]
  3. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87
    "Trung Quốc đã hoàn thiện kỹ thuật dùng tay"
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Cũng hay như bán dầu của láng giềng
  4. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Trung Quốc tham vọng "lên Trời", "xuống Biển" để đáp ứng thông tin đa chiều :)>-
    Phương Tây cho rằng đằng sau tham vọng cao hơn và xa hơn của Trung Quốc là mục đích quân sự hóa vũ trụ.
    nguồn : http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/detail...trung-quoc-tham-vong-len-troi-xuong-bien.aspx

    Trung Quốc liên tiếp phô diễn hai thành công cũng là tham vọng lớn trong phát triển khoa học công nghệ: làm chủ kỹ thuật xây dựng trạm không gian trên quỹ đạo Trái Đất và khám phá những vùng đáy biển sâu nhất dưới Thái Bình Dương.

    Bài 1: Tham vọng “lên Trời”: Xây dựng trạm vũ trụ riêng

    Ba nhà du hành vũ trụ Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp ghép "thủ công" giữa tàu vũ trụ Thần Châu 9 với phòng thí nghiệm vũ trụ Thiên Cung 1 lúc 13h ngày 24/6 (giờ địa phương). Việc nối ghép được xem là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một trạm vũ trụ riêng của Trung Quốc mà nước này hy vọng sẽ hoàn thành vào năm 2020.


    Cuộc nối ghép "thủ công" lần đầu tiên giữa Thần Châu 9 với Thiên Cung 1 đã diễn ra thành công ngày 24/6

    Những hình ảnh của cuộc nối ghép đã được truyền hình trực tiếp. Khoảng 1 tiếng rưỡi trước khi lắp ghép, tàu Thần Châu 9 cách phòng thí nghiệm vũ trụ Thiên Cung 1 khoảng 400m tính từ các môđun. Để thực hiện cú ghép nối do con người điều khiển, trước tiên các phi hành gia đã tách tàu Thần Châu 9 ra khỏi môđun Thiên Cung 1, đưa tàu đến một vị trí thích hợp rồi điều khiển cho tàu trở về điểm lắp ghép.

    Theo phân công từ trước, trưởng đoàn Cảnh Hải Bằng chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình ghép nối, còn thành viên Lưu Vương sẽ trực tiếp thực hiện các thao tác lắp ghép dưới sự điều hành của trưởng đoàn.

    Trước đó, Thần Châu 9 đã nối ghép với Thiên Cung 1 nhưng được thực hiện hoàn toàn tự động. Với thành công lịch sử này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Nga) có thể thực hiện việc nối ghép có người điều khiển 2 tàu vũ trụ trong quỹ đạo. Nga và Mỹ đã làm chủ các kỹ thuật nối ghép có người điều khiển vào những năm 1960.

    Kế hoạch đồ sộ: chậm nhưng chắc, rẻ và tự lực

    Bài 2: Khám phá Mặt Trăng và Hệ thống định vị toàn cầu
  5. Hoa_Kieu

    Hoa_Kieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/06/2012
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Hoa nhẫn nhục nhìu lắm rồi, quả là xưa nay hiếm. Khó mà có dân tộc nào nhẫn nhịn chịu đựng cả nghìn năm qua như Trung Hoa :-w

    La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa


    Thứ sáu 29/06/2012 10:12

    (GDVN) - Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

    Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

    [​IMG]
    La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông

    La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

    La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn”


    Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.


    Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV.


    [​IMG]
    Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)
    Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.

    Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói.


    La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

    Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

    [​IMG]
    Một hạm đội Nam Hải được đầu tư trang bị vũ khí nhanh và nhiều một cách bất thường vẫn chưa đủ cho âm mưu độc chiếm biển Đông, theo La Viện phải có thêm một sư đoàn nữa hoặc tương đương (ảnh: hạm đội Nam Hải diễn tập)

    Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”

    La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.

    Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.

    Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.


    [​IMG]
    Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi
    Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

    Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm.
    Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

    Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
    [​IMG]
    TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
    Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

    Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ.

    Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

    Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

    * Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

    - Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ.

    Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác.

    Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta.

    Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.

    * Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

    [​IMG]
    Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh
    - Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

    Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

    * Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

    - Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ online/Link nguồn
  6. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Bành trướng không được,xua quân qua VN bị đánh chạy té khói chứ nhẫn nhịn cái quái gì b-(b-(>:P>:P
    Theo phân tích thì tính cách của La Viện phù hợp với tên của nó,La tức là con vật lai giữa ngựa và lừa vì vậy nó có tính ng.u như lừa và háo đá như ngựa(xin lỗi bác timebreack nhé[:P])còn Viện là minh chứng cho hồi nhỏ bị té giếng phải nằm viện =))=))
  7. phuplix

    phuplix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bac doc bo truyen " La Thong tao Bac " chua

    Con chau may chuc doi cua anh hung Dai Hang day
  8. Hoa_Kieu

    Hoa_Kieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/06/2012
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
  9. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    CH-3 và FT-5
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. Hoa_Kieu

    Hoa_Kieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/06/2012
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    NATO khiếp sợ Hong Qui, Thổ muốn chôm công nghệ Hong Qui :-w

    Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ đưa HQ-9 vào gói thầu T-LORAMIDS?
    Cập nhật lúc :5:47 PM, 30/06/2012
    Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, đầu tháng 7/2012, chính phủ nước này sẽ công bố tên tổ hợp phòng không được chọn trong gói thầu tên lửa phòng không T-LORAMIDS

    (ĐVO) (*) T-LORAMIDS (Turkish Long Range Air And Missile Defence System) là gói thầu có trị giá hơn 4 tỷ USD.

    Trong đó, có 4 nhà thầu được Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc chọn lựa là tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 Patriot do liên doanh Raytheon và Lockheed Martin chế tạo; Tổ hợp SAMP/T với đạn tên lửa Aster 30 do Pháp và Italy hợp tác sản xuất; Tổ hợp S-300 và S-400 của Nga và tổ hợp HQ-9 do Trung Quốc phát triển.

    Dự kiến, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ tham gia cuộc họp với 4 nhà thầu trên vào ngày 4/7. Tên quốc gia trúng thầu sẽ được công bố cùng ngày.

    Mời Trung Quốc dự thầu để thể hiện

    Theo truyền thông nước này, các quốc gia trong khu vực đã trang bị dày đặc các hệ thống phòng không tầm xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc lòng phải trang bị các tổ hợp tương ứng để tìm lại sự cân bằng chiến lược.

    Dù các hệ thống của Mỹ hoặc Nga có khả năng giành chiến thắng cao nhưng việc HQ-9 lọt vào vòng sau cùng của gói thầu này cũng khiến cho NATO khó chịu. Họ từng tìm cách gây áp lực lên phía Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ HQ-9 ngay từ vòng loại nhưng không thành công. Khi đó, NATO lên tiếng cảnh báo sẽ không cung cấp thông tin phòng thủ tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu các dòng sản phẩm tên lửa phòng không của Nga hoặc Trung Quốc giành chiến thắng.

    >> Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc?

    Defense News dẫn lời một chuyên gia phương Tây tiết lộ, nếu hệ thống HQ-9 trúng thầu, Trung Quốc sẽ có cơ hội tiếp cận vào hệ thống tình báo của NATO theo các phương thức hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ đó, dẫn đến việc có khả năng việc rò rỉ thông tin phòng thủ của NATO cho Trung Quốc. Điều này có thể dẫn tới việc phá vỡ được các kế hoạch hành động của tổ chức quân sự này. NATO chăc chắn không thể cho phép khả năng trên xảy ra

    Tuy nhiên, người ta lại đặt câu hỏi, HQ-9 không phù hợp với hệ thống thông tin liên lạc của NATO. Vậy làm thế nào tổ hợp này có thể có được thông tin tình báo của đối phương? Truyền thông Trung Quốc cho rằng, lý do trên chỉ là để che dấu cho mục đích thật sự của NATO là không cho HQ-9 thắng gói thầu này của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Việc một quốc gia thuộc khối NATO mua vũ khí của Nga hay Trung Quốc không phải không có tiền lệ, nhưng điều khiến cả khối hiệp ước này chú ý mạnh mẽ như vậy là việc hiếm thấy.


    [​IMG]
    NATO quyết tâm ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ mua HQ-9 vì lo ngại hệ thống này có thể được dùng như phương tiện trinh sát do thám?​

    Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tiếng nói trong NATO, nhưng chính sách hướng Tây của nước này ngày càng ít được coi trọng.

    Trang mạng Warsonline của Nga cho rằng, các cảnh báo của Mỹ và NATO chỉ nhằm một mục đích là loại những kẻ ngáng đường Mỹ trong gói thầu này, nhưng phía Thổ Nhĩ Kỳ từ chối yêu cầu này và vẫn đưa các hệ thống của Nga và Trung Quốc vào vòng “chung kết”. Hành động trên được coi là một việc thể hiện thái độ chính trị quan trọng.

    Trong những năm gần đây, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc có những bước tiến đáng kể, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vừa có chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng 4/2012. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có tiền lệ mua sắm các kĩ thuật quân sự của Trung Quốc.

    HQ-9 tương đương S-300 và Patriot?

    Lợi dụng Liên Xô tan rã, người Nga buộc lòng xuất khẩu một số hệ thống vũ khí để nuôi sống ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, Trung Quốc đã mua một số hệ thống phòng không S-300 rồi sau đó tiến hành sao chép chúng. Trong quá trình này, Trung Quốc cũng mặt tích cực phát triển công nghệ phòng không thứ 3. Kết quả, hệ thống HQ-9 ra đời vào năm 1998.

    Hệ thống HQ-9 xuất hiện lần đầu tiên tại một triển lãm quốc phòng năm 2008 với tên gọi FD-2000. Bắc Kinh quảng cáo, hệ thống của họ có được những ưu điểm về cả công nghệ của hệ thống Patriot của Mỹ và ưu thế về giá của hệ thống S-300 của Nga, do đó rất có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

    >> Tìm hiểu 'đứa con lai' Nga - Mỹ của phòng không Trung Quốc

    [​IMG]
    Trung Quốc tự cho rằng HQ-9 tương đương thậm chí là hơn S-300, Patriot.​

    Theo các tin tức công khai, đạn tên lửa của HQ-9 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính pha đầu và dẫn bằng radar ở pha cuối, được hệ thống chỉ huy và kiểm soát cung cấp dữ liệu mục tiêu. HQ-9 có thể tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là tiêm kích trong khoảng cách 125km hoặc 25km với mục tiêu là tên lửa hành trình.

    Trên thực tế, việc NATO e sợ không phải là vấn đề rò rỉ thông tin tình báo, mà là vì HQ-9 được xem là thành tựu của công nghệ phòng không Trung Quốc. Một bài báo của Anh cho biết, nếu nhìn vào kĩ thuật mà HQ-9 có được và tốc độ trang bị của PLA có thể thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa cho riêng mình. Sau khi Trung Quốc thành công trong vụ thử đánh chặn tên lửa tầm trung, một vài bài báo ở Nga cho rằng Trung Quốc đã đuổi theo rất gần Mỹ và Nga trong lĩnh vực này.

    Mạnh, yếu của HQ-9 trong cuộc đua ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Trong số các tổ hợp tham gia vào gói thầu tên lửa phòng không tầm trung xa trị giá hơn 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ lần này, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, hệ thống S-400 của họ có ưu thế vượt trội về các thông số tầm bắn, độ chính xác, dễ sử dụng, khả năng chống nhiễu...

    Đồng thời, HQ-9 chỉ là tổ hợp sao chép của S-300, dù phía Trung Quốc nói rằng họ đã thực hiện một số cải tiến, nâng cấp hệ thống này nhưng nó chỉ ưu thế chủ yếu là giá thành thấp, tính năng không thể nào so sánh với tổ hợp phòng không S-400. Còn đối với hệ thống Patriot của Mỹ, ưu thế lớn nhất là yếu tố chính trị.

    Một số nguồn tin từ Nga cho rằng, với các số liệu và thông tin mà họ có được thì khả năng tác chiến của HQ-9 hoàn toàn tương đương với S-300 PMU. Tầm bắn xa nhất của cả hai hệ thống này ở vào khoảng 200 km. HQ-9 có thể bám sát cùng lúc 48 mục tiêu, bắn được mục tiêu ở mọi độ cao và thực hành chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, các mục tiêu của nó bao gồm máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình, các loại tên lửa đường đạn và các loại vũ khí tấn công đường không khác.

    Thế nhưng, hệ thống S-400 của Nga tiên tiến hơn. Hệ thống này sử dụng các loại đạn tên lửa tầm trung 9M96E và tầm xa 9M96E2 là hai loại tên lửa hoàn toàn mới, loại 9M96E2 có tầm bắn lên tới 400km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay cảnh báo sớm AWACS.

    [​IMG]
    Hệ thống HQ-9 tham gia bắn đạn thật.​

    Dù vậy, báo giới Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh còn tự tin tuyên bố rằng trong quá trình cải tiến, nâng cấp, hệ thống của họ vượt qua bản S-300 đời đầu.

    Theo đó, Viện số 2 (Tập đoàn Cơ điện Hàng không Trung Quốc) đã thực hiện công tác cải tiến hình dáng đạn tên lửa cho tổ hợp HQ-9 từ rất lâu trong đó có cả việc cải tiến các vấn đề kĩ thuật, gồm xây dựng dây chuyền sản xuất hydroxyl terminated polybutadiene – thành phần có tác dụng kết dính trong nhiên liệu động cơ tên lửa rắn; sử dụng vật liệu tổng hợp epoxy/polyester trong động cơ tên lửa; giúp giảm đi khối lượng đạn tên lửa. Trung Quốc tự hào rằng công nghệ đạn tên lửa của họ không thua kém gì các cường quốc khác trên thế giới.

    Cũng theo báo chí Trung Quốc, hệ thống HQ-9 sau khi được nâng cấp hoàn toàn có thể gây uy hiếp đối với tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 của Mỹ.

    Trong những bài diễn tập phòng không khu vực mục tiêu mà Trung Quốc thực hiện trong năm 2011, đại quân khu Thành Đô nhiều lần cho HQ-9 tham gia bắn đạn thật với đối tượng là các “phương tiện tập kích đường không có độ bộc lộ vô tuyến điện từ thấp”. Kết quả được thông báo là, xác suất tiêu diệt mục tiêu tàng hình ở các tình huống diễn tập này đều rất cao.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này