1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    VN11 của Trung Quốc thách thức Nga - BMP-3 làm thảm lót đường


    (ĐVO)- Trung Quốc đang phát triển mẫu xe bọc thép VN11, phiên bản xuất khẩu của WZ502. Các chuyên gia quân sự đánh giá VN11 là thách thức đối với loại xe bọc thép BMP-3 của Nga trên thị trường vũ khí thế giới.

    Xe bọc thép WZ502 được Trung Quốc đưa vào trang bị cho quân đội từ 6 năm trước. Trong lục quân Trung Quốc, mẫu xe này có tên gọi Type 97/ZBD-4.

    Không ít chuyên gia Nga khi lần đầu tiên nhìn thấy mẫu WZ502 của Trung Quốc đã nhận định đây là mẫu sao chép hoàn toàn từ xe bọc thép BMP-3 của Nga. Tuy nhiên, trên thực tế WZ502 có những khác biệt cơ bản so với BMP-3 (dù được phát triển dựa trên các công nghệ học hỏi của Liên Xô và Nga).

    WZ502 lần đầu tiên ra mắt công chúng trong cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh hồi năm 2009. Khi đó, Trung Quốc cho thấy tham vọng trang bị loại xe bọc thép chở quân mới nhằm tăng cường hiệu quả hỏa lực của các đơn vị cơ giới.
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân WZ502
    Với phiên bản VN11, do có thân cấu tạo hoàn toàn bằng thép nên chúng có ưu điểm vượt trội so với BMP-3 của Nga. Cấu tạo bên trong có khoảng không rộng hơn nên VN11 có thể mang theo nhiều binh sĩ hơn BMP-3.

    Vị trí của lái xe VN11 nằm lùi sát phần giữa xe hơn so với vị trí lái của BMP-3, trong khi ê kíp xe được bố trí dọc theo hai bên mạn nên có thể tận dụng hỏa lực súng bộ binh 7,62 mm.

    So sánh với BMP-3 về các chỉ số chung: VN11 dài 7,52 m, rộng 3,3 m và cao 2,53 m (BMP-3 dài 6,7 m, rộng 3,3 m và cao 2,3 m). VN11 nặng 21,5 tấn và có tầm hoạt động 400 km (BMP-3 nặng 18,7 tấn, tầm hoạt động 600 km).
    [​IMG]
    Xe bọc thép chở quân BMP-3 của Nga
    BMP-3 của Nga có tháp pháo bố trí ngay trung tâm xe, còn vị trí binh sĩ đổ bộ ở xung quanh trong một không gian tương đối hạn chế. Trong khi đó, VN11 của Trung Quốc có không gian bên trong lớn hơn, chở được nhiều binh sĩ hơn. Không những thế, VN11 của Trung Quốc được cho là rẻ hơn so với BMP-3 của Nga.

    Tốc độ tối đa của VN11 là trên 70 km/h nhờ động cơ tuốc bin 6 xi lanh nằm ở phần phía trước bên phải của xe. Công suất của động cơ là 650 mã lực. Phần thân xe còn có một điểm khác biệt cơ bản nữa là mẫu xe VN11 của Trung Quốc sử dụng tấm giáp treo ở phần mũi.

    VN11 được trang bị pháo 100 mm cùng 41 quả đạn. Tháp pháo trên VN11 của Trung Quốc có khả năng quay tròn. Chế độ nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn. Ngoài các loại đạn thông thường, pháo còn có thể bắn các loại tên lửa dẫn đường bằng lader. Các tên lửa này có đầu tác chiến đặc biệt có thể tiêu diệt xe tăng của đối phương từ khoảng cách tối đa 4 km. Mỗi xe VN11 có 8 quả tên lửa loại này.
    [​IMG]
    VN11 được đánh giá là đối thủ cạnh tranh của BMP-3 trên thị trường vũ khí thế giới
    Bên phải tháp pháo của VN11 có một pháo đồng trục 2A72 30 mm với lượng đạn dự trữ 500 viên, chủ yếu là đạn cháy. Ngoài ra, xe còn có súng máy 7,62 mm. Có một số thông tin cho biết Trung Quốc có thể sử dụng loại vũ khí bộ binh riêng của mình tích hợp với tháp pháo VN11 giúp tăng cường hỏa lực và khả năng tiêu diệt hỏa điểm và xe bọc thép của đối phương.

    Mỗi bên tháp pháo còn có 3 ống phóng lựu đạn khói. Các nhà sản xuất Trung Quốc cho biết các ống phóng này tự động phản ứng trước các mối đe dọa nhờ các máy cảm biến lader đặc biệt.

    Mẫu xe VN11 sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử với các thiết bị ngắm bắn ngày và đêm sử dụng công nghệ ảnh nhiệt. Thiết bị ngắm này có thể giúp xạ thủ dẫn bắn tên lửa 100 mm được quảng cáo là có khả năng đánh chặn các mục tiêu di động và chiến thuật trong mọi điều kiện thời tiết.
    [​IMG]
    Xe bọc thép ZBD-04 của Trung Quốc
    Xe VN11 cũng có nhiều lỗ châu mai hơn giúp các binh sĩ bên trong sử dụng hiệu quả vũ khí bộ binh. Các cửa sập được nâng lên sẽ trở thành lá chắn bảo vệ khi binh sĩ.

    Tương tự mẫu BMP-3, xe VN11 của Trung Quốc cũng có khả năng lội nước. Tốc độ bơi của VN11 lên tới 13 km/h nhờ 2 máy đẩy thủy lực công suất lớn. VN11 cũng có một tấm chắn sóng ở mũi xe khi bắt đầu xuống nước. Các chuyên gia cũng nhận định VN11 của Trung Quốc có thuộc tính thủy động học tốt hơn BMP-3 của Nga nhờ phần đầu xe vát hơn.

    Mẫu xe của Trung Quốc được trang bị các thiết bị chữa cháy, hệ thống chỉ huy tác chiến, hệ thống chống các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (sinh hóa) và tổ hợp dẫn đường.

    Trên cơ sở mẫu xe này, Trung Quốc hiện cũng đã phát triển thành công phiên bản xe sửa chữa bọc thép. Mẫu xe sửa chữa này được trang bị một súng máy 12,7 mm. Phần nóc xe được nâng cao hơn để tạo thêm khoảng trống bên trong. Cần trục xoay của xe được lắp đặt bên mạn trái của xe cùng nhiều thiết bị chuyên dụng khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn phát triển các biến thể xe chỉ huy, pháo tự hành trên cơ sở VN11.
    [​IMG]
    Mẫu ZBD-04 sửa chữa của Trung Quốc
    Hiện chưa có thông tin cụ thể về số lượng xe VN11 mà Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia quân sự, con số này không dưới 500 chiếc. Trong khi đó, Nga hiện trang bị BMP-3 cho lục quân (466 chiếc) và thủy quân lục chiến (22 chiếc).

    Theo kế hoạch, Type-97 (VN11) sẽ được thay thế hoàn toàn bằng ZBD-08 (WZ502G). ZBD-08 chỉ có một khác biệt duy nhất so với VN11 là không sử dụng máy đẩy thủy lực mà sử dụng lực đẩy bánh xích để bơi làm hạn chế tốc độ ở dưới nước.

    Ngoài ra, ZBD-08 có thể sẽ được trang bị pháo 120 mm với khả năng ngắm bắn trực tiếp và gián tiếp. Đây là loại pháo từng được lắp đặt cho các mẫu xe Type 07P 8x8 và Type 07A.


    www.baomoi.com/Home/OtoXemay/baodatviet.vn/VN11-cua-Trung-Quoc-thach-thuc-Nga/10084448.epi



    BMP-3 hơn chỗ nào nhĩ ? thua thì đúng hơn. Thán phục các anh TQ =D>
  2. Who_are_you

    Who_are_you Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2012
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    1
    Các đồng chí cho tôi hỏi vài câu nhé:

    Tổng giá trị xuất khẩu gạo và dầu thô của chúng ta năm 2011 và 2012 là bao nhiêu chục ngàn tỷ đô la Mĩ nhỉ?

    Và tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của hàng xóm phía bắc ta trong năm 2011 và 2012 là bao nhiêu chục ngàn đô la Mĩ nhỉ?

    Khu trục hạm tầm cỡ Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ Vietnam ta có tổng cộng bao nhiêu chiếc và hàng xóm phía bắc ta có tổng cộng bao nhiêu type 052 (a, b,c, d) nhỉ?

    ... ồi dồi ôi, nhiều điều cần hỏi lắm mà các đ.c cứ cãi nhau đâu đâu!
  3. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Hi mình xin bom chen trả lời thử
    Ý đầu thì xin ko trả lời vì có chục ngàn thì cũng vài ngàn vào tay cán bộ tham ô roài .

    Ý thứ 2 là tỷ đô la rồi hết chục k roài
    Trung Quốc lọt vào Top 10 với vị trí thứ 8 khi đạt kim ngạch xuất khẩu 1,954 tỷ USD, bằng 2,8% tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu.


    Ý 3 theo câu hỏi bạn đặt ra thì theo mình hiểu bạn so sánh Gepard 3.9 class ngang với Type 052C của TQ thì phải . Nếu là vậy là bạn so sánh quá lệch nhưng mình xin trả lời trước


    Về Gepard 3.9 class thì hiện tại có 2 em và 2 em đang đóng thì phải và tin ngoài lề là VN đang để mắt đến Sigma 9113.

    Về Type 052 thi có 2 em là 112 Harbin & 113 Qingdao

    Về Type 052B cũng có 2 em 168 Guangzhou 169 Wuhan

    Về Type 052C tổng cộng có 6 em

    2 em 170 & 171 thì ở hạm đội hải Nam

    4 em còn lại hình như ở hạm đội đông hải

    Về Type 052D thì hình đang đóng 3 em

    Cũng nói thêm

    Về Type 051 có 16 em
    Type 51B 1 em 167 Shenzhen
    Type 51C 2 em 115 Shenyang 116 Shijiazhuang



    Về Type 054 có 2 em
    FFG 525 MaanShan
    FFG 526 Wenzhou



    Về Type 054A có 16 em

    FFG 529 Zhoushan
    FFG 530 Xuzhou
    FFG 531 Unnamed
    FFG 532 Unnamed
    FFG 538 Yantai
    FFG 546 Yancheng
    FFG 547 Linyi
    FFG 548 Yiyang
    FFG 549 Changzhou
    FFG 550 Weifang
    FFG 568 Hengyang
    FFG 569 Yulin
    FFG 570 Huangshan
    FFG 571 Yuncheng
    FFG 572 Yueyang
    FFG 573 Liuzhou
    FFG 574 Shaoyang
    FFG 575 Qinzhou


    Về Type 056 em này có thể so với Gepard 3.9 class nếu tính không nhầm thì có tầm 7 con roài .
    Về Type 053 (Jiangwei II class & Jiangwei I class) đối thủ của Gepard 3.9 có 14 em
  4. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Cảm tạ bác vanhai đã cho anh em biết thêm về tiềm lực HQTQ [r32)]. Nhưng mà tôi xin góp ý tí là bác nhầm, Type 056 là lớp corvette, ko so với Ghẻ được so với Sigma thì phù hợp, bằng với ghẻ chỉ có Type 053 (như bác đưa)/54 (mà thông số tôi đã có đưa vài trang trước, tất nhiên đều nhỉnh hơn Ghẻ rất nhiều)
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Về số lượng TQ-VN 10-1, về chất lượng cũng vậy. Tôi thật ko hiễu Vn sẽ lấy gì để đánh với TQ ? bác nhĩ
  5. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Báo Nhật Bản: Quân đội Trung Quốc đang tự tin quá mức

    (Soha.vn) - 10/12 nhóm tàu này đã kéo qua khu vực nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, 2 chiếc khu trục hạm và 2 tàu hộ vệ Trung Quốc vẫn dàn hàng xông tới khu vực này

    Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 29/12 có bài xã luận cho rằng, việc trang bị hàng loạt vũ khí mới hiện đại đang làm gia tăng đáng kể sự tự tin và sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tàu chiến Trung Quốc hoạt động ngày càng thường xuyên hơn ngoài Thái Bình Dương, địa bàn chiến lược của hải quân Mỹ
    Bài báo thuật lại việc 5 chiến hạm hiện đại của hạm đội Đông Hải kéo ra Thái Bình Dương diễn tập, trên đường quay về, sáng 10/12 nhóm tàu này đã kéo qua khu vực nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, 2 chiếc khu trục hạm và 2 tàu hộ vệ Trung Quốc vẫn dàn hàng xông tới khu vực này, bất chấp mọi cảnh báo của phía Nhật Bản.
    Sau đợt diễn tập xa bờ này, Khâu Diên Bằng, Phó tư lệnh hạm đội Đông Hải đồng thời là chỉ huy trưởng cuộc tập trận tự tin khẳng định với báo giới, hoạt động tập trận ngoài Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc sẽ "trở thành hoạt động thường xuyên".
    Đồng thời, Khâu Diên Bằng cho biết, bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ" là nghĩa vụ không thể chối từ khi nhắc tới vụ 4 chiến hạm kéo sát Senkaku.
    [​IMG]
    Hải quân Trung Quốc đã thể hiện sự "tự tin" ấy thông qua việc phái 4 chiến hạm kéo sát nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát hôm 10/12
    Xã luận trên tờ Nhân Dân nhật báo cho rằng đây không chỉ đơn thuần là sự tự tin của một cá nhân mà là sự tự tin của quân đội Trung Quốc. Năm 2012 là năm đánh dấu quân đội Trung Quốc được trang bị nhiều loại vũ khí mới hiện đại, đồng thời thử nghiệm thành công nhiều loại vũ khí do Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo.
    Vũ khí mà tờ Nhân Dân nhật báo điểm đầu tiên chính là chiến đấu cơ J-15 với thành tích nổi bật là cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh chỉ vừa mới đưa vào biên chế hồi tháng 9/2012, cuối tháng 11/2012 thì J-15 cất hạ cánh thành công. Điều này được giới quân sự Bắc Kinh tin rằng đó là dấu hiệu của sự phát triển sức mạnh hải quân nước này.
    J-15 là loại chiến đấu cơ thế hệ 3 do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạp, có năng lực tác chiến đối không, đối biển khá mạnh, tốc đốiêu âm và được trang bị nhiều loại tên lửa.
    Ngoài ra, Trần Hiển Quốc, Phó chủ nhiệm Chính trị hạm đội Đông Hải cho biết trong năm 2012 hải quân nước này được trang bijnhieeuf tàu chiến, tàu ngầm và chiến đấu cơ mới, tuy nhiên từ chối tiết lộ các thông tin cụ thể.
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ J-15 cất hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh sau khi nó được đưa vào biên chế của hải quân từ tháng 9/2012
    Năm 2012 cũng là năm đánh dấu nhiều cuộc tập trận xa bờ và hợp tác diễn tập quân sự chung với các nước. Chỉ tính từ tháng 10 đến nay, đã 3 lần hải quân Trung Quốc kéo ra Thái Bình Dương diễn tập, qua mặt Nhật Bản và Mỹ.
    Về hoạt động hợp tác quốc tế, tập trận chung với các nước, cuối tháng 4 Trung Quốc và Nga tổ chức cuộc tập trận Liên hợp 2012 trên biển Hoàng Hải theo hình thức thực binh đối kháng, kết hợp không - hải quân.
    Đến tháng 5/2012, Thủy quân lục chiến trung Quốc và Thái Lan tổ chức diễn tập chung "Đột kích màu lam 2012", tháng 7/2012 Trung Quốc phối hợp với Indonesia diễn tập chống khủng bố.

    http://soha.vn/quan-su/bao-nhat-ban-quan-doi-trung-quoc-dang-tu-tin-qua-muc-20121231082720246.htm

    Thằng lùn coi vậy chứ đái ra máu rồi [-(
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Bộ đội tầu ngầm trung hoa anh hùng chắc là được trang bị đồ bảo hộ cá nhân kỹ lắm. tại vì nếu không kỹ thì chỉ cần 1 chú đánh rắm là cả tàu chết ngạt..
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    thế HQ-12 nhà chú bắn chặn được agm-88 àh,S300 éo cần bắn chặn agm-88 làm gì vì nó bắn rơi cái máy bay mang agm-88 rồi thì bắn agm bằng niềm tin hả,còn nếu máy bay nó mang là F-35 thì HQ-12 của nhà chú phát hiện từ khoảng cách bao nhiêu km?? hay chú lấy cái uy bỏ chạy khi bị tên lửa bắn ra dọa :)) bắn máy bay cũng éo cần lên tới hơn 25km nhá,máy bay bay ở độ cao đó thì có mà ném bom với bắn tên lửa bằng niềm tin,chú coi thử có mấy chiếc máy bay chiến đấu,ném bom có trần bay cao >25km nếu nó không bay cao tới mức đó thì cần gì tên lửa phải bắn cao làm gì?? =))
  8. tranhuyphong2012

    tranhuyphong2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2012
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Khựa nguy hiểm lắm , bị chiếm đóng vẫn đang ở trên mặt trăng tìm gạch trên đó mà không biết ở quê nhà có vài trăm cái kim tự tháp gạch rồi :))
  9. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    HQ-9 tuơng đuơng S-300 nên khỏi phải xoăn hơ hơ ;))

    Nói chung là Buk nhà vũ xệ dưới đít đuôi HQ-12 thôi [-( HQ-12 đuơng nhiên là ko bắn được F-35, tôi đã nói rồi nhưng nó có thể né toàn bộ các loại agm88, kh31 (các loại này đểu bó tay trước dạng di động và ko lỉnh kỉnh như Buk, HQ12). Và một khi dùng làm nghi binh để F35, T50 lòi đuôi thì việc của HQ-9 rất đơn giản :) Việc HQ-9 bắt bám F-35/T-50 rất dễ khi đã dạng háng ra rặn 1 cục agm, kh thì cam đoan với chú là chỉ cần 0,00009 giây gập háng xong, thì cũng đã bị HQ-9 lock trọn rồi em à (nhờ cảm biến radar thụ động YLC-20 loại có tính năng tuơng đuơng Tamara-M mà VN mua về để đề phòng J-20), 1 khi đã biết rõ đường bay thì HQ-9 (m4,2 siêu nhanh, các loại của Mỹ, Nga liệu có = được ?) chỉ việc dẫn pha đầu quán tính thần tốc tới ngay vị trí mới dạng háng của F-35/T-50 và sau đó tự động chuyển ngay sang chế độ radar quét toàn bộ tọa độ nghi ngờ (tỉ lệ cũng phải 70-95% là bắt sống, hạ kịp). Cam đoan với chú là với tộc độ rùa bò m1.9 của F-35 hay m2 T-50 thua hoặc ngang với...J-7 của TQ từ những năm 60 thì chạy đằng trời.

    YLC-20 passive sensor radar 3 chiều trinh sát thụ động YLC-20 "sát thủ tàng hình", do Viện nghiên cứu và công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển này, cơn ác mộng vơuis F-22/35, T-50 =D>

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    HQ-12 & HQ-9 song kiếm hợp bích


    [​IMG]

    Mà có lẽ ngày T-50, F-35/22 được diện kiến HQ-9 còn xa vời lắm, F-22 thì đã đắp khăn liệm, F-35 nếu ko bán được thì cũng chuẩn bị xuống mồ (mới giảm giá cũng điếu ai đặt mua tiếp), mẫu thử nghiệm "con sâu róm" T-50 khủng hoảng động cơ trầm trọng, có lẽ ko bao giờ có thể thành "****" Su-50 [-(. Vậy mà J-31 đã có người đòi mua dù chỉ là mô hình, thán phục KTQS TH ^:)^

  10. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Đại Tướng La Viện =D>

    Tướng La Viện cao giọng: "2013 nguy cơ cao nổ ra xung đột, Trung Quốc sẽ có hành động"




    (Soha.vn) - Theo La Viện khả năng xảy ra xung đột quân sự trên các vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước năm 2013 đang ngày càng hiện hữu.

    Tờ Thanh niên Trung Quốc ngày 30/12 đăng bài phỏng vấn La Viện, thiếu tướng, học giả Trung Quốc chuyên bình luận về các vấn đề thời sự biển đảo đã đưa ra nhận định rằng trong năm 2013 tiềm ẩn nhiều khả năng xảy ra xung đột quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc sẽ có hành động.
    [​IMG]
    La Viện, học giả đeo lon thiếu tướng Trung Quốc mang tư tưởng "diều hâu"
    Năm 2012 được đánh dấu bởi nhiều sự kiện khiến căng thẳng leo thang trong khu vực, đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển đảo.
    Từ tranh chấp chủ quyền trên bãi ngầm Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines hồi tháng 4, ranh chấp lãnh hải Trung - Hàn, tranh chấp biên giới Trung - Nga, và đỉnh điểm là tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
    La Viện cho rằng, trước năm 2012 Trung Quốc đã luôn tỏ ra "kiềm chế và nhẫn nại", nhưng chỉ vì các nước có tranh chấp liên tục gây căng thẳng, theo La Viện, dẫn đến tình hình tranh chấp lãnh hải xấu đi, đặc biệt là với nhóm đảo Senkaku. Năm 2012 theo viên tướng này là một năm nguy cơ cao xảy ra xung đột quân sự.
    Viên tướng từng tự nhận mình là "diều hâu" này cho rằng, căng thẳng tranh chấp chủ quyền tại Đông Á năm 2012 có thể khái quát trên ba phương diện: Các bên tranh chấp đều tranh thủ củng cố đòi hỏi chủ quyền của mình; Các nước đều bắt đầu sử dụng kênh pháp lý bằng việc ban hành văn bản pháp luật liên quan tới vùng biển tranh chấp; Các bên liên quan đều đã có hành động thực tế. Do đó, theo La Viện khả năng xảy ra xung đột quân sự trên các vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước năm 2013 đang ngày càng hiện hữu.
    [​IMG]
    Tàu Ngư chính 310 Trung Quốc án ngữ tại bãi cạn Scarborough hồi tháng 4, tháng 5 vừa qua và ngăn cản bất cứ tàu thuyền Philippines nào muốn quay lại ngư trường truyền thống của họ
    Năm 2012 theo La Viện cũng là năm đánh dấu việc Trung Quốc thử nghiệm "mô hình Scarborough" trong việc khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ trên các vùng biển tranh chấp. "Mô hình Scarborough" là khái niệm chỉ việc Trung Quốc sử dụng 3 cánh quân để chiếm ưu thế trên thực địa cũng như bàn đàm phán đối với vùng biển tranh chấp.
    Cánh quân đầu tiên, Trung Quốc sẽ lùa cái gọi là "lực lượng chấp pháp" ra các khu vực có tranh chấp, gồm Hải giám, Ngư chính, Cảnh sát biển để ngăn chặn tàu thuyền đối phương.
    Cánh quân thứ 2 là tăng sức mạnh quân sự và mối uy hiếp để đe dọa đối phương trong khi cánh quân thứ 3 là gây sức ép trên mặt trận ngoại giao và truyền thông - báo chí.
    "Mô hình Scarborough", theo La Viện đã thành công và đang được Trung Quốc triển khai trên các vùng biển tranh chấp. Đồng thời với việc đưa ra các tuyên bố ngang ngược, phi pháp (như thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", hộ chiếu lưỡi bò, lệnh cấm đánh bắt cá, lệnh kiểm tra tàu thuyền "xâm nhập lãnh hải" Trung Quốc...), dường như Trung Quốc đang cố tình sẵn sàng gây hấn và lấn tới với bất cứ đối phương nào chống trả các lực lượng "cò mồi" này.
    [​IMG]
    Trung Quốc cũng kéo 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh bãi ngầm Scarborough đang dâng cao
    Viên tướng diều hâu này nhận định, "Mô hình Scarborough" này bao trùm cả 4 phương diện gồm chính trị, kinh tế, quân sự và pháp lý, mặc dù mô hình này không dễ để giải quyết tận gốc vấn đề ngay lập tức theo như tham vọng của Bắc Kinh, nhưng nó sẽ giúp Trung Quốc dần nắm thế chủ động, đồng thời đe dọa sự phản kháng của các bên liên quan.
    Với tư tưởng hung hăng, bành trướng đó, La Viện cho rằng việc chuẩn bị về mặt quân sự trong giải quyết tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng là việc không thể không làm.
    Về khả năng Trung Quốc điều động hải quân tham gia giải quyết tranh chấp Senkaku, theo La Viện, đó là điều đương nhiên vì nó là chức trách, nhiệm vụ của quân đội, nếu không lập ra hải quân làm gì?
    [​IMG]
    Năm 2012 cũng là năm đánh dấu việc chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc lan rộng. Không chỉ một số dân Trung Quốc mà còn dân Hồng Kông, Đài Loan liên tục kéo ra Senkaku. 2 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản buộc phải "xốc nách" 1 tàu cá Trung Quốc chở 14 người Hồng Kông định đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku
    Cũng trong bài phỏng vấn này, La Viện cao giọng cảnh báo, "các bên liên quan" chớ có phán đoán bừa bãi mà phạm sai lầm, ám chỉ Mỹ và các nước có lợi ích tại các vùng biển tranh chấp, cụ thể là Biển Đông và biển Hoa Đông.


    http://soha.vn/quan-su/tuong-la-vie...ng-quoc-se-co-hanh-dong-20121231090333539.htm


    Ủng hộ lý lẽ của bác=D> TQ muốn chung sống hòa bình, luôn nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi với các nước lân ban, nhưng vì tính nhỏ nhen đố kị, các nước lân ban từ hàng ngàn năm qua luôn muốn kìm hãm TQ - là đầu tàu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo kinh tế của cả châu lục :-w


    Và đây là bắng chứng hùng hồn kế tiếp


    http://www.voatiengviet.com/content...g-canh-bao-song-than-o-bien-dong/1573250.html


    Thấy chưa, trên thế giới này chỉ có độc nhất nước Trung Hoa biết lo lắng và cãi thiện môi trường trong vùng cho các sắc tộc hác, nhất là vùng biễn nam hãi.
    Trung quốc vươn cao ngọn cờ chánh nghĩa Thế thiên hành đạo . Hoa kỳ---- anh hãy yên tâm trở về bên kia TBD, Bên ni, chúng tôi có khã năng quãn trị trong vùng.

    Bây giờ gác tranh cãi cùng phát triển hay muốn ăn gậy ? [r37)]

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc: Thế giới đã thay đổi, cơ hội cho TQ

    (Soha.vn) - Theo Thích Kiến Quốc, sự điều chỉnh xu thế chiến lược thế giới ngày nay đã bước vào thời kỳ tăng tốc, tiến trình đa cực hóa được đẩy mạnh

    Tân Hoa Xã ngày 30/12 dẫn phát biểu của Thích Kiến Quốc, tân Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Hội trưởng Học hội chiến lược quốc tế Trung Quốc đã đưa ra nhận định về 5 thay đổi chiến lược trên thế giới.
    [​IMG]
    Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc
    Phát biểu trên được Thích Kiến Quốc đưa ra trong ngày 28/12 tại Bắc Kinh, theo Thích Kiến Quốc, sự điều chỉnh xu thế chiến lược thế giới ngày nay đã bước vào thời kỳ tăng tốc, tiến trình đa cực hóa được đẩy mạnh, so sánh lực lượng, hướng đi chiến lược và tranh đoạt chiến lược giữa các nước lớn đều có những điều chỉnh quan trọng.
    Thích Kiến Quốc công bố bản báo cáo này tại hội nghị cuối năm 2012 Học hội chiến lược quốc tế Trung Quốc. Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho rằng sự thay đổi chiến lược ấy sẽ mang lại thời cơ lịch sử hiếm có cho Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức mới.
    Khoảng gần 200 tướng lĩnh và quan chức ngoại giao Trung Quốc đã nghỉ hưu tham gia hội nghị này, tuy nhiên các bản tham luận và nội dung cụ thể bài phát biểu của Thích Kiến Quốc vẫn chưa được công bố.
    Tân Hoa Xã cho hay, Học hội chiến lược quốc tế Trung Quốc là một tổ chức học thuật có quy mô toàn Trung Quốc, hiện tại có quan hệ giao lưu với hơn 100 tổ chức nghiên cứu chiến lược quốc tế từ 50 quốc gia.
    Trước đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Thích Kiến Quốc được thăng chức từ Trợ lý Tổng tham mưu trưởng thành Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.

    http://soha.vn/quan-su/pho-tong-tha...-thay-doi-co-hoi-cho-tq-20121231091955571.htm

    Ngày mà tên lính xâm lược Mỹ cuối cùng cút khỏi Nhật, Hàn, Đài không còn xa =D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này