1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin chi tiết về các cầu thủ việt kiều :jason pendant chính thức thành cầu thủ VN

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi mr_bikini, 14/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.232
    Đã được thích:
    2.687
    Bác queen1 ơi em tưởng Nhật Hàn to như nhau chứ đâu phải vì Nhật nó bé Hàn to thì theo 2 trường phái trên. Em thì thấy là Nhật nó di cư sang Brasil những triệu người, đâm ra có giao thoa văn hoá, nên nó thích bóng đá Brasil, ngay cả HLV nó cũng chọn Zico. Còn Hàn theo Đức thì em tưởng là từ ngày Cha Bum Kun ghi bàn chung kết C2 với đội gì ở Đức nên chúng nó thích Đức :D
    Tầm năm 98 - 06 thì Nhật Hàn kình nhau ra mặt, em hay theo dõi 2 đội này vì gặp nhau hay hoà 2 - 2 hoặc thắng sân nhà 1 -0 thua sân khách 2 -1. Nhưng vài năm gần đây Hàn có vẻ xuống hơn Nhật vì đúng là Nhật vừa kỹ thuật hơn lại to trâu còn Hàn vẫn tá điền như ngày nào. 2 thằng trung vệ Nhật 1 thằng lai như Tulio toàn hơn 1m8 lại đá rất tư duy thì chúng nó làm vua châu Á cũng không sai. Bọn Trung đông giờ xách dép, có Úc thì ngang cân.
  2. vxkhoa

    vxkhoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    201
  3. BlueSea96

    BlueSea96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2007
    Bài viết:
    2.921
    Đã được thích:
    2.812
  4. ricky_tran

    ricky_tran Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    423
    em nghĩ nên quy hoạch mấy cầu thủ Việt kiều kiểu khác chứ đưa về VN rồi ném cho các CLB thì trường hợp ''không hòa nhập lối chơi'' cứ nhan nhản ra đấy. thực ra mấy chú VN mình có đếch gì lối chơi, may ra đội tuyển còn có thể. nhưng dù sao cũng chào mừng Emil về VN
  5. dovavang

    dovavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2009
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    43
    [​IMG]
    1 chú vịt lai khựa quốc tịch đức
    08/04/1989
    180cm
    tiền vệ
    đang đá hạng 6 cho SC Poppenbutter
  6. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141



    Tin này có vẻ rõ ràng hơn này các bác:





    Tiền đạo triệu đô Emil Lê Giang về thử việc tại HN.T&T

    Tiền đạo gốc Việt – Emil Lê Giang vừa tiết lộ anh sẽ có mặt ở Việt Nam vào tuần sau để bắt đầu thử việc tại một số CLB với hi vọng được chơi bóng ở V-League…

    [​IMG]
    Emil Lê Giang và Patrick Lê Giang được nhiều đội bóng Việt Nam chào mời.

    Tin liên quan




    >> Cầu thủ Việt kiều: Đừng quá kỳ vọng vào những "chồi non"
    >> Bức tranh toàn cảnh về cầu thủ gốc Việt: Tài năng & Tiềm năng

    Emil Lê Giang có cha người Việt, mẹ người Slovakia đã được NHM Việt Nam biết đến từ lâu sau khi tiền đạo sinh năm 1991 từng được CLB Liverpool để ý nhưng lại quyết định gia nhập CLB Nurnberg (Đức) với giá 1 triệu euro.

    Hiện tại, Emil đang thuộc biên chế CLB MSK Zilina (Slovakia) – nơi HLV Mai Đức Chung vừa sang “du học”. Tuy nhiên, anh thường được đội bóng này cho các CLB hạng dưới mượn để tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu. Emil từng được làng bóng đá Slovakia đánh giá cao khi liên tục khoác áo các đội tuyển trẻ của quốc gia này.

    Ý tưởng về Việt Nam thi đấu đã hình thành trong Emil từ lâu. Trong khoảng 1 năm trở lại đây, anh cùng người đại diện của mình đã liên tục theo dõi, cập nhật tình hình bóng đá Việt Nam và liên hệ với nhiều đội bóng.

    Trước thềm mùa giải 2012, Emil tiết lộ rằng anh có liên hệ với Hà Nội T&T và sẽ đến thử việc ở đây trong kì chuyển nhượng giữa mùa. Ngoài ra, cũng có một vài đội bóng khác để ý đến Emil và đánh tiếng mời anh thử việc.

    Tuần tới, Emil sẽ đáp chuyến bay tới TP.HCM và theo dự kiến, sẽ ở lại Việt Nam trong khoảng 3 tuần lễ để thử việc ở một số CLB mà người đại diện của mình đã liên hệ thành công. Nếu ghi điểm trong mắt các CLB V-League, Emil sẽ trở lại Slovakia đã lo một vài thủ tục giấy tờ trước khi chính thức đặt bút kí hợp đồng. CÁT TƯỜNG
  7. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.431
    Đã được thích:
    5.745
    Những so sánh VN với các nước thì cũng đã nhiều lắm rồi, và thật sự là đừng bao giờ mơ ta có thể trở thành Nhật, Hàn hay Mỹ, Đức........Vì nếu được thì nó đã được từ 2000 năm trước chứ không phải chờ đến tận bây giờ, mà có chờ thì cũng đến thế hệ bố mẹ chúng ta chứ cũng chẳng phải giờ vẫn còn ở thì tương lai.
    Mỗi dân tộc có một đặc tính riêng, và điều đáng buồn mà ta phải chấp nhận là nhìn chung thì dân tộc VN không phải là một dân tộc lớn, có thể ở một số mặt thì ta vượt trội song mặt bằng chung, những yếu tố cơ bản để cấu thành một xã hội vững bền và mạnh như tinh thần đoàn kết, kỷ luật, trách nhiệm.....thì gần như là con số không.

    Một người không phải là xã hội, một nhóm người cũng không thể là cả xã hội được. Đôi khi nhìn quanh mình thấy toàn người tốt, toàn người hay, đó là vì mình may mắn vào được môi trường đó, nhưng ngoài ra thì đến 90% còn lại ở các ngóc ngách khác của nước này là chất lượng dân số thấp. Không phải cổ súy nước ngoài, nhưng có đi mới mở rộng tầm mắt mình, hai câu chuyện của bdnuocnam ở trên là một trong số hàng ngàn câu chuyện, có những chuyện cười ra nước mắt mà người VN xa xứ gặp phải.

    Nói đi quay lại chuyện bóng đá, xem thì cứ xem thôi chứ nói thật ra cả cái VN tôi chả thấy thằng mẹ nào biết đá bóng cả, nếu chiếu theo tiêu chuẩn tư duy và bóng đá hiện đại ( Cái này hơi chụp mũ, nhưng đấy là cứ nói ở tầm VLeague và tuyển quốc gia, có thể có những người không ở diện đấy mà cao thủ ẩn dật thì không biết, mà cũng hiếm lắm ). Sức khỏe thì gần như số 0, kỹ thuật thì toàn kỹ thuật bóng đá phủi, tư duy thì thôi, thiếu 2 cái đầu thì tư duy mang vào diễn đàn này mà bàn luận. Muốn thay đổi được là một câu chuyện dài lắm. Mấy em ở nước ngoài về đành rằng có đào tạo bài bản, nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể thôi, bóng đá là 11 người chứ đâu phải 1,2 người thay đổi cả tập thể được.

    Bóng đá VN muốn thay đổi trước hết cần thời gian, sau đó là cần các chuyên gia tư vấn về phát triển lâu dài, rồi đội ngũ HLV các tuyến, nói chung là thay đổi toàn bộ hệ thống đào tạo và huấn luyện từ trẻ lên đến trên, như vậy thì trong tầm 15-20 năm nữa có thể ra tầm châu Á. Ngồi một chỗ mơ đến thay đổi thần kì với hệ thống và con người hiện tại thì không có đâu.

    Có 2 thời điểm tốt nhất để trồng một cây cổ thụ, một là 100 năm trước, và hai là bây giờ.
  8. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Tôi sẽ không bàn thêm về người Việt, vì các bác nói vậy cũng đã rất rõ rồi.
    Nhà tôi là + sản nòi, chỉ mình tôi làm việc ngoài nhà nước, nhưng tư duy thì cũng không khác gia đình là bao. Ông anh vợ tôi học bên Mỹ về, mới đầu tôi cũng bất đồng quan điểm ghê lắm, nhưng cũng may là tôi làm cho một công ty Nhật nên dần dần cảm giác xấu hổ và bất lực khi phải chạm trán với những thói quen "kỳ cục" của đối tác Việt khiến niềm tự hào dân tộc trong đầu bị mai một đi rất nhiều. Tất nhiên là vẫn tự hào về lịch sử đấu tranh giữ nước, nhưng để xây dựng tương lai thì.....
    Đáng ghét nhất là đa số người Việt mình lấy sự lạc quan tếu khi làm ăn và thiếu nghiêm túc khi thực hiện các nghi thức khi triển khai bàn bạc, thực hiện: khi họp hành không chuẩn bị trước thông tin, tài liệu, khi triển khai không đồng bộ, nhất quán...
    Nhưng mà thôi, nói nhiều thì mệt lắm!
    Cái xã hội bên ngoài thế nào thì trong bóng đá nó như vậy thôi. Cầu thủ dù có dòng máu Việt nhưng là một con tàu chạy trên đường ray có các tiêu chuẩn khác hẳn làm sao thích nghi được với môi trường bóng đá ở Việt Nam.
  9. ricky_tran

    ricky_tran Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    423
    @bdnuocnam trái ngược với bác, em đang sống ở 1 miền đất bình lặng, con người cũng bình lặng, và cả tư duy tầm nhìn chiến lược cũng...bình lặng nốt. Những gì bác đánh giá về đồng bào mình cũng là điều em trăn trở. em có biết một tiến sĩ người Mỹ gốc Việt tên James Nguyen, ông ta đã đánh giá về lề lối làm việc cũng như cách suy nghĩ của con người Vn thế này:
    1.Khi tôi còn là một giảng viên của Đại học Washington thuộc tiểu bang Washington, trong lớp tôi dạy có 3 sinh viên Việt Nam. Các em học chăm chỉ, gần như chỉ có biết học và học. Khi biết tôi là người Việt Nam, các em rất mừng và lại càng học chăm hơn. Khác với các sinh viên nước ngoài thường hay lập nhóm và bàn luận về các bài học, 3 sinh viên Việt Nam của lớp tôi không lập nhóm. Có lần, tôi cố tình phân cho 3 em một bài tập, đến đợt nhận kết quả, 3 em đưa cho tôi ba bài khác nhau.

    Tôi hỏi tại sao các em không làm chung thì cả 3 đều lắc đầu cười ngượng nghịu và sau đó thì nói thẳng: "Cái chung thì chúng em không thích. Mình đang ở Mỹ mà thầy". Hóa ra các em đã hiểu sai rất nhiều về vấn đề hợp tác cùng phát triển hay là hợp tác để lợi dụng và ỷ lại. Từ trường hợp của 3 em sinh viên, tôi giật mình nhìn lại những người quen biết của mình. Họ có cái nhìn khá giống với các em ấy. Đó cũng là một điều đáng báo động. Việt Nam lớn hay nhỏ bắt nguồn từ suy nghĩ của mỗi công dân Việt lớn hay nhỏ. Nói theo một hãng bảo hiểm thì phải NGHĨ LỚN. Nhưng làm thế nào để mỗi cá nhân nhỏ trong một cộng đồng lớn phải biết nghĩ Lớn? Điều này thật nan giải.

    2. Trong công xưởng khổng lồ của hãng sản xuất Boeing, có không ít người Việt. Thi thoảng lắm mới gặp được một người Việt giữ vị trí cao. Một ông sếp người Mỹ nói nhỏ với tôi trong buổi cơm chiều: "Tao thấy người Việt tụi mày thông minh nhưng hay láu cá vặt! Cứ toàn tìm những chuyện lặt vặt để thể hiện mình". Nghe anh ta nói, máu tự ái dân tộc nổi lên nhưng tôi phải công nhận là anh ta có phần đúng. Tôi từng biết một người, lặng lẽ cắt những bo mạch của thiết bị máy trong một công xưởng. Mọi người bỏ cuộc, không biết máy hư gì. Lúc ấy, anh ta mới ra tay và hiển nhiên thành một người giỏi trong mắt mọi người. Không bình phẩm chuyện này là xấu hay tốt. Nhưng giả định, nếu một ngày, anh bị phát hiện, tôi nghĩ, hậu quả sẽ khó lường. Không chỉ là cá nhân anh mà còn là những người Việt Nam khác. Nghĩ Lớn chưa đủ, mà hành động cũng phải LỚN thực sự.

    3. Tôi có cô bạn thân, làm việc trong một công sở lớn của nước nhà. Để thay được cái máy in bị hư, cô phải đi qua đến 6 cửa từ thấp đến cao với thời gian hơn 3 tháng. Một cô khác, để xin được cái máy vi tính phục vụ cho công việc của cơ quan, cô phải đi qua 4 cửa và đợi đến 4 tháng. Những con số này không biết có gợi nghĩ gì đến các bạn đọc không? Chúng ta đang bàn xem nước Việt lớn hay nhỏ, điều này thiết nghĩ cũng tốt nhưng không thực sự cần thiết. Bởi vì nước chúng ta không thể LỚN được nếu như còn tồn tại những bộ máy công quyền lạc hậu với hàng nghìn, hàng triệu thủ tục rối rắm như hiện nay. Một nhu cầu chính đáng, phục vụ chính đáng cho công việc của cơ quan mà còn bị hành hạ như thế, nói gì đến nhân dân? Nước Việt Nam chỉ lớn được nếu chúng ta thực sự thay đổi tư duy trong quản lý nhà nước, quản lý con người và phát triển kinh tế. Tất nhiên, phải bắt đầu từ việc nhỏ nhặt nhất: tích cực giảm thiểu thủ tục rối rắm trong từng cơ quan, công ty.

    4. Nhà nước đang kêu gọi lực lượng trí thức người Việt về tham gia đóng góp xây dựng đất nước. Kêu gọi là một chuyện nhưng thực tế sử dụng lại là chuyện khác. Có bao nhiêu công sở dám đăng lên báo là mình cần bao nhiêu chuyên gia Việt kiều? Mức lương thế nào? Chính sách đãi ngộ thế nào? Tôi tự nhận mình là người rất chăm đọc báo nhưng tìm đỏ mắt trên quảng cáo của Thanh Niên hoặc Tuổi Trẻ chẳng khi nào thấy những dòng thông báo như trên. Vậy, trí thức Việt kiều có kiến thức nhưng không có tiền đầu tư thì nên tìm đến chỗ nào để đem kiến thức phục vụ cho Tổ quốc? Nhà nước kêu gọi Việt kiều về nước nhưng bao nhiêu người được cấp thẻ tạm trú từ 1 năm trở lên, kể cả khi họ đã kết hôn với công dân Việt Nam? Trong khi đó, theo luật pháp quy định, họ có thể được cấp thẻ thường trú. Những vấn đề này, chính phủ có quan tâm không? Chúng tôi vẫn luôn muốn đem khả năng nhỏ nhoi của mình đóng góp vào sự nghiệp phát triển nước nhà nhưng không ai tạo cho chúng tôi cơ hội được đóng góp cả! Tôi thấy rất buồn vì quán tính nghĩ về Việt kiều là người ta cứ nghĩ đến "chất xanh" (tiền USD) mà không nghĩ đến "chất xám" của họ. Lượng "chất xám" này có thể đem đến lợi nhuận gấp hàng triệu lần "chất xanh" nhưng sao chẳng thấy sự tận dụng nào thật hiệu quả?

    Nước Việt Nam ta lớn hay nhỏ? Tôi nghĩ tận sâu thẳm trong tâm can, ai cũng có thể trả lời câu hỏi đó. Vấn đề lúc này là làm thế nào để đất nước phát triển thực sự và thay đổi nếp tư duy nhỏ trong từng mỗi con người. Điều đó cần nỗ lực của từng cá nhân và cũng cần chính sách của chính phủ. Bao giờ?

    Một nền giáo dục mà ở đó quan hệ tương tác giữa thầy và trò cứ gật gà gật gù "thầy đọc, trò ghi" đã khiến sức ì đó trở thành một thứ "tiềm thức" nguy hiểm chưa từng có. Ở độ tuổi thanh niên, sức ì này nằm lặng ngủ yên vì ở độ tuổi này sức bật sáng tạo của một con người là vô cùng lớn. Nhưng khi độ tuổi đó qua đi và người ta bắt đầu "khôn" thì sức ì đó trở lại. Những năm tháng ngồi yên ở giảng đường, lắng nghe một cách chấp nhận tất cả điều thầy cô nói và ghi chép, học thuộc, thi hết môn như một cái bóng mờ trở lại... Và họ trở nên những con người ì ạch và an phận... chấp nhận cuộc sống lặp đi lặp lại và không một chút tiến lên, thậm chí tư duy cũ kỹ và sức ì cũng "giúp" họ "đì" sự phát triển của thế hệ tiếp theo.

    Việt Nam trở nên nhỏ và ì ạch trước tiến độ phát triển của thế giới một phần vì điều đó. Theo tôi, điều phải làm trước tiên chính là cải cách nền giáo dục, đó là nền tảng của sự phát triển. Đừng chỉ nhìn vào những thành tích ở các giải thi quốc tế của đoàn Việt Nam mà tự hào đến độ quên cải cách một bộ máy giáo dục đang lỗi thời. Sự phát triển và cái "tầm" của nước Việt Nam nằm ở đó.


    Thế nhé. cảm ơn vì có những thành viên tâm huyết như bác. :D. Chúc bác sống và chiến đấu tốt. Thân
  10. GDTLA04

    GDTLA04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    22
    Đang chuyện bóng đá các bác bẻ sang mấy lĩnh vực này làm gì? Chung quy rút ra kết luận thế này : dân tộc VN ta đoàn kết nhất, sáng tạo nhất, dũng cảm nhất, phi thường nhất, máu lửa nhất, .... là lúc trong chiến tranh. Còn thời bình thì cái gì cũng tệ nhất.

    Vậy đi, chấp nhận chuyện đó, và ta stop những chuyện này lại, trả lại tên cho topic nhé các bác... :)

Chia sẻ trang này