1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    [Bình Nhưỡng Du Ký] Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt

    ... Và trong không gian ấm cúng khó quên đó, chúng tôi như được hâm nóng bởi men rượu Sochu, bởi sự tận tình của quán và nhiệt tâm của anh tour guide, những lần chạm cốc bè bạn Việt-Triều leng keng, khúc hát Quốc tế ca bằng tiếng Việt và tiếng Hàn cùng với bài ca Hải Phòng đã vang lên sảng khoái, những câu chuyện chia sẻ chân thành và xúc động về 1 Việt Nam gian khó của ngày tháng năm xưa giữa các thế hệ tuổi đời cách nhau hơn con giáp, những nhìn nhận thẳng thắn về nhiều điều vừa kịp thấy qua tại Bình Nhưỡng ... tất cả đã khép lại một ngày du ngoạn thứ 2 đáng nhớ của nhóm trên đất Bắc Triều Tiên ...

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chuyến đi này được Yilka setup từ hồi tháng 4/2011 (khoảng 4 tháng) trên Phượt và rủ rê mọi người tham gia. Nhìn lại topic đó mới thấy có rất nhiều người quan tâm đến chuyến đi,nhưng đến khi khởi hành không được mấy người (đoàn 10 người nhưng có đến 4 người biết tin giờ chót và tham gia cùng), đa phần vì lo ngại.
    Không lo ngại làm sao được khi truyền thông trong và ngoài nước hễ cứ nói đến BTT là toàn nhắc đến chết đói và vũ khí nguyên tử, bản thân mình trước khi đi còn được gia đình và thân bằng cố hữu nhìn với ánh mắt hết sức thương hại, còn khuyến mại thêm tin tức là Nam và BTT vừa đấu pháo mấy ngày trước đó[​IMG]
    Không phải tự hào quá đáng, nhưng có thể nói đoàn đi BTT lần này là đầy quyết tâm để trước hết là mở mang kiến thức cho chính bản thân mình, ngoài ra có tư liệu (nhân chứng, ảnh chứng, quà tặng chứng ...)để chia sẻ cho các anh chị em khác nếu mọi người quan tâm và muốn du lịch đến BTT trong thời gian tới. Đối với chúng tôi, chuyến đi là một trải nghiệm khó quên và cũng đúc rút được khá nhiều hiểu biết thêm về đất nước BTT.
    Trong thời gian ở BTT, chúng tôi đều thống nhất với nhau một số điều: (thực ra việc thống nhất ý kiến trong đoàn là rất khó khăn. Rất nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa, đỏ mặt tía tai về các sự vật, sự việc mà mọi người được chứng kiến. Rất may là chỉ tranh cãi, chưa đến mức độ quyền cước và Trưởng đoàn Yilka trở thành chính trị viên để xoa dịu mọi người [​IMG] )
    1. Trong suốt quá trình di chuyển và thăm quan BTT (theo tour), không ai nhìn thấy một cái nhà tranh vách đất nào.
    2. Không biết có phải do dàn dựng hay không nhưng dân BTT đa số ở nhà chung cư cao tầng (kể cả các huyện lỵ trên đường đi chứ không phải riêng thủ đô Bình Nhưỡng). Không ai nhìn thấy cảnh phơi quần áo tùm lum ra phía mặt đường như ở một số nước trong khu vực [​IMG]
    3. Có rất nhiều nhà ở ban công có chậu cây cảnh (Kiara do có ống tele khá tốt nên khẳng định là 60% trong số đó là cây bằng nylon, anh em nhìn bằng mắt thường nên tạm chấp nhận, không tranh cãi)
    4. Đường xá được quy hoạch rất tốt, những nút giao cắt, đa số được giải quyết bằng cầu vượt.
    5. Lượng xe hơi (không nói chuyện xe tải) tương tự Việt nam những năm 80, tuy nhiên ở BTT đã không có xe thì thôi, nếu có thì toàn là xe tốt. sơ sơ có đầy đủ các nhãn hiệu xe nổi tiếng. Người BTT khá chuộng xe Nhật và ce Đức.
    6. Quy hoạch ở thủ đô Bình Nhưỡng rất tốt, tính đối xứng của các block được chú ý rất tỷ mỷ. Vỉa hè rộng rãi thoáng mát và nếu BTT có "mở cửa" trong nay mai thì với cơ sở hạ tầng đó, họ sẽ nhanh chóng phát triển mà không phá vỡ quy hoạch vốn có của Thủ đô.
    7. Đất nước đa số là núi rừng (hướng dẫn viên nói là 80% diện tích là núi) và gần như chưa khai thác gỗ hay khoáng sản. Đây có lẽ là lý do mà BTT hay lâm vào cảnh đói kém do thiếu diện tích canh tác, trồng lúa ít vụ (do mùa đông có băng tuyết). Nếu có thời tiết bất lợi hay lũ lụt thì đói ngay, khỏi phải nghĩ nhiều. Nếu kinh tế có trao đổi, giao tương thì không sao, nhưng vì các bạn thích Tự Cường nên phải chịu.
    8. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô và đậu. Dân BTT tận dụng tối đa từng m2 ruộng, không thấy có diện tích đất để hoang hóa
    9. Không ai nhìn thấy một người dân BTT nào ăn mặc rách rưới (mặc dù không thời trang tẹo nào). Không nhìn thấy người ăn xin, bán vé số ...
    10. Ít khi nhìn thấy nụ cười trên gương mặt của người BTT, trừ các đối tượng nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ quán ăn, nhân viên bán hàng v.v

    Mong rằng một số nhận định trên của đoàn Du lịch sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ thêm về BTT và bớt đi các tranh cãi về "tô hồng", "bôi đen" hay quan điểm post bài trên topic này của đoàn mà Yilka làm đại diện.
  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Ngày 3: DMZ

    Đã gần 60 năm trôi qua kể từ ngày vĩ tuyến 38 đi vào tâm tưởng của người dân Triều Tiên như một nhát cắt sâu nhất mà cho đến hôm nay vết thương vẫn chưa khép miệng. Lịch sử chứng kiến một cuộc chia cắt tưởng chừng ngắn ngủi bởi có những lúc thời khắc thống nhất đã rất gần kề nhưng sự thực thì mức độ căng thẳng vượt xa mong muốn của bất cứ ai. 160km từ Bình Nhưỡng, 70 cây số từ Seoul, Khu phi quân sự liên Triều (Korean Demilitarized Zone, hay DMZ) ngày nay nằm đó chứng nhân cho những sai lầm của nhóm vài quốc gia mà thế hệ tương lai sẽ còn tốn nhiều công sức dựng xây và hàn gắn.

    Nếu bạn hâm mộ đạo diễn Chan Wook Park qua những siêu phẩm như "Old Boy" (2003), "Mr. Vengeance" (2002), hay "Lady Vengeance" (2005) thì chắc chắn sẽ nhận ra hình ảnh kinh điển dưới đây lấy từ bộ phim "Join Security Area" thuật lại tình bạn xúc động của 4 người lính hai bên chiến tuyến đã vượt qua vòng cương tỏa của nhiệm vụ và định kiến quốc gia hẹp hòi để đến với nhau chân thành từ tình đồng bào chung dòng máu:

    [​IMG]

    Kể từ lúc xem bộ phim này, cộng thêm những tìm hiểu riêng lẻ về bán đảo Triều Tiên, cái tên J.S.A hay DMZ hay Bàn Môn Điếm (Panmunjom) đã luôn gây cho tôi sự kích thích và ham muốn được một lần đặt chân đến. Sáng 15/8/2011, trong ngày nghỉ lễ kỷ niệm đất nước Triều Tiên giải phóng khỏi tay phát xít Nhật, chúng tôi theo xe chạy về tỉnh Keasong, đến thăm DMZ. ​
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    8h sáng, Bình Nhưỡng dường như vẫn còn đang say ngủ:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trên đường đi, xe chúng tôi chạy dưới cổng chào này, chú guide có hỏi "Các bạn có nhận ra 2 bức tượng này khác nhau ở điểm nào không?"

    [​IMG]

    Chúng tôi phần vì chưa kịp chụp ảnh do xe chạy quá nhanh, phần vì loay hoay không rõ ý của chú guide nên đều im lặng chưa trả lời được. Đáp rằng: "2 bức tượng đó không khác nhau chút nào cả, một bên là bà mẹ phía Bắc, một bên là bà mẹ phía Nam, cùng là người mẹ Triều Tiên thì làm sao khác nhau được!".
  3. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Ngày 3: DMZ

    Cao tốc nối Bình Nhưỡng - Keasong (còn được các bạn Bắc Triều Tiên đặt là Cao tốc Thống Nhất - Reunification Highway) chất lượng rất tốt, xe chạy êm ru 2 tiếng đồng hồ không nghỉ, tivi trên xe bật cuốn băng ca nhạc Bắc Triều Tiên, vì không rành tiếng nên chúng tôi chỉ đoán được nội dung theo hình ảnh, là những tình yêu trai gái rồi người con trai đi tòng quân, trải qua chiến tranh máu lửa là ngày về khải hoàn, lại bắt tay vào học tập làm bác sĩ kỹ sư xây dựng đất nước --- nội dung này chắc không quá xa lạ với người Việt Nam chúng ta.

    Kaesong (Khai Thành) vốn là cố đô của nhà nước Koryo (Cao Ly) xưa kia, nhà nước độc lập đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên. Cố chủ tịch Kim Nhật Thành trong lần gặp gỡ với các lãnh đạo Nam Hàn đã từng đề đạt nếu mai sau 2 nước thống nhất một nhà thì sẽ dùng "Koryo" làm tên của thủ đô chung, rất tiếc ông và những người cùng thời với ông không sống được để chứng kiến thời khắc huy hoàng đó. Keasong ngày nay nổi tiếng với 2 thứ: sâm Cao Ly (Koryo Insam, hay Koryo ginseng) và quân đội! Bản thân Keasong cũng có khu công nghiệp Keasong Industrial Park nơi Bắc Hàn và Nam Hàn bắt tay nhau làm kinh tế.

    Xe đã dừng, guide giới thiệu với chúng tôi đây là vọng gác KPA phía ngoài DMZ, nơi tất cả du khách xuống xe để nghe giới thiệu về tình hình biên giới phân đôi Triều Tiên, sau đó đi bộ qua khu này và lên xe đi tiếp vào DMZ.

    [​IMG]

    "Hãy nhìn theo ngón tay tôi chỉ, đó là điểm xa nhất bằng đường bộ mà bạn có thể đi được trên đất Bắc Triều Tiên, vượt qua đó tôi không chịu trách nhiệm về chuyện có thể xảy ra!"

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bên trong tòa nhà KPA Post, khi hướng dẫn viên du lịch đang đại diện cho từng đoàn làm thủ tục thì mọi khách du lịch đều quây lại bên cạnh bản đồ Triều Tiên và phối cảnh DMZ để hiểu về nơi mình đang đứng:

    Viên sĩ quan còn khá trẻ giới thiệu rành rọt cho chúng tôi về nội dung ghi trên bản đồ: "bán đảo Triều Tiên phân đôi sau nội chiến năm 1953 tại vĩ tuyến 38 này, 2 bên Bắc và Nam lùi 2km từ giới tuyến để tạo nên vùng phi quân sự rộng 4km mà không được đặt bất cứ vũ khí hạng nặng hay súng máy tự động nào"

    "Phía trên bản đồ, hình ngôi sao là thủ đô Bình Nhưỡng. Phía dưới bản đồ đánh dấu tròn là Seoul"

    [​IMG]

    Còn đây là sơ đồ phân bố DMZ mà tôi ghi chú thêm dựa theo giới thiệu của cậu sĩ quan:

    [​IMG]

    - Số 1: đường biên của Bắc Triều Tiên, 2km từ vĩ tuyến 38
    - Số 2: đường biên của Nam Triều Tiên, 2km từ vĩ tuyến 38
    - Số 3 và số 4: cột cờ của 2 bên, bên Bắc to hơn bên Nam nhiều!
    - Số 5: vị trí hiện tại của chúng tôi mà lát nữa xe sẽ đưa chúng tôi vào bên trong DMZ
    - Số 6: Armistice Talks Hall, nơi ký kết hiệp định phân đôi bán đảo Triều Tiên ngày 27/7/1953
    - Số 7: khu tiêu điểm J.S.A với những tòa nhà nhỏ nằm đúng trên vĩ tuyến 38, phía trước và sau là 2 tòa nhà lớn của bên Bắc và Nam. Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy đường biên giới vĩ tuyến 38 này (có dạng chấm trắng đứt đoạn) uốn lượn, chứ không phải đường màu xanh nằm ngang bản đồ.

    Hiểu được sơ qua phân bố của khu DMZ, chúng tôi xếp hàng từng người một lần lượt đi qua vọng gác KPA và lên lại xe buýt, hoàn toàn không có bất cứ sự khám xét hay cản trở hỏi han gì, những người lính Bắc Triều Tiên đứng trang nghiêm tại vị trí nhìn đoàn du khách tay máy ảnh tay ô dù đi qua:

    [​IMG]

    Những chiếc cột lớn bạn đọc thấy trên ảnh vốn được dùng để chống tăng trong trường hợp bộ binh tấn công. Còn tấm pano này viết: "Let us pass on the united country to the next generation!"

    [​IMG]
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Viên sĩ quan vừa làm nhiệm vụ giới thiệu cho khách du lịch về DMZ được guide của chúng tôi mời lên xe đi cùng cả nhóm, chả là trước đó chú guide đã hứa sẽ rủ được 1 người lính thực thụ cho chúng tôi gặp mặt và chụp ảnh ^^ Chú sĩ quan này nói tiếng Anh tốt nhé, chứ không phải chỉ biết tiếng Hàn:

    [​IMG]

    Trước mặt chúng tôi đang là khuôn viên của Tòa nhà của Hội nghị Đình chiến (Armistice Talks Hall) trong DMZ, cây cối xanh um sạch đẹp miễn chê:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tấm bảng đá này nằm dưới cơn mưa lâm râm bao phủ DMZ, trên đó viết: "It was here on July 7, 1953 that the American imperialists got down on their knees before the heroic Chosun people to sign the ceasefire for the war they had provoked June 25, 1950"

    [​IMG]

    Bước vào Armistice Talks Hall, viên sĩ quan giới thiệu với chúng tôi đây là những chiếc bàn và chiếc ghế tưởng chừng như rất tầm thường đơn sơ, nhưng đã cùng dân tộc Triều Tiên trải qua biến động kinh người, ngày trước đại diện 2 bên đã ngồi ở vị trí nào và nói với nhau câu chuyện gì:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ở tòa nhà bên cạnh, các bạn Bắc Triều Tiên đã cẩn thận lưu lại những dấu tích lịch sử của giai đoạn tọa đàm và ký kết hiệp định ngừng bắn và phân định biên giới cụ thể ra sao:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  5. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Trên bức ảnh khổ lớn, các bạn hãy để ý kỹ: bên tay phải là đại diện của Bắc Triều Tiên, và bên tay trái là phái đoàn Mỹ đại diện cho Nam Triều Tiên!

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vĩ tuyến 38 được vạch ra từ đây:

    [​IMG]

    - Bàn ký kết hiệp định của phía Bắc Triều Tiên: bản gốc tiếng Hàn và cờ của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên:

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Bàn ký kết hiệp định của phía Nam Triều Tiên: bản gốc tiếng Anh và cờ của Liên Hợp Quốc. Theo giới thiệu chúng tôi được biết Mỹ muốn dùng cờ của mình nhưng Bắc Hàn không công nhận và yêu cầu phải để cờ LHQ thay thế! Vì sợ người Mỹ lật lọng, người Bắc Triều Tiên đã giữ lại toàn bộ chứng cứ như vậy:

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Một số hình ảnh phía Bắc Triều Tiên ghi nhận là những vi phạm mang tính khiêu khích của Mỹ đối với chủ quyền đất nước diễn ra sau thời gian ký kết hiệp định đình chiến (mà trong chiều ngày 3 chúng tôi có dịp mục kích cụ thể hơn, sẽ giới thiệu thêm với bạn đọc trong bài post tới):

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Và những minh chứng cho việc xây dựng ổn định xã hội phía Bắc, hướng đến thống nhất Tổ quốc:

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Ngày 3: DMZ

    Rời khỏi Armistice Talks Hall, chúng tôi chạy xe thêm vài phút nữa đến điểm dừng cuối cùng và quan trọng nhất: J.S.A, khu vực được mệnh danh là "tưởng như yên bình nhưng một bước đi sai có thể trả giá bằng tính mạng", nơi mà chiến binh cùng 1 dòng máu đứng cạnh nhau qua lằn ranh nhưng không nhìn vào mắt đối phương.

    Bước vào khuôn viên khu vực này, khách du lịch sẽ gặp tấm biển đá lớn kỷ niệm những bút tích cuối cùng của Kim Nhật Thành khi ông ký 1 tài liệu có liên quan đến việc thống nhất 2 miền vào ngày 7/7/1994, cũng là lúc ông mất vì cơn đau tim, mà người Triều Tiên luôn tự hào nói rằng "he died on his post"

    [​IMG]

    Đi tiếp du khách sẽ đến được tòa nhà lớn mà phía Bắc Triều Tiên xây dựng nhìn ra đường biên giới phi quân sự:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nếu bạn mang máy ảnh thì không cần chần chờ hay hỏi han ai cả, bạn cứ thoải mái tự do mà bấm máy bởi những người lính Bắc Hàn dường như bất động đứng quay lưng về phía Nam Hàn, bởi phía này mới là phần đất thuộc chủ quyền và cần họ canh giữ. Phía bên kia lằn ranh, chúng tôi không thấy bóng dáng người lính nào, có vẻ như vì bên này đã có tour du lịch nên bên kia rút lính đi chăng? sự thỏa thuận bất thành văn này chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng cũng không phải là điều chúng tôi quan tâm vì chúng tôi đang đứng trên phần đất của Bắc Triều Tiên nhìn vào đường biên giới lịch sử thật sự bẳng mắt!

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Viên sĩ quan đưa chúng tôi vào trong tòa nhà màu xanh (Conference House) là nơi du khách cho dù đến từ phía Bắc hay phía Nam đều có thể tự do đi lại và thực sự đi qua biên giới 2 miền Nam Bắc ^^

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0

    Ngay giữa thủ đô mà nhà cửa nhìn nó cũ nhèm giống như cả chục năm không được bảo dưỡng!
    Còn đây là sự "phồn vinh giả tạo" của bọn làm tay sai, thuộc địa kiểu mới cho đế quốc Mĩ!:-"
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước có xem 1 cái phim tài liệu trên National Geographic về chuyến ngao du chục ngày của một anh chàng Mỹ trên đất Bắc Hàn. Bộ phim đấy nói cũng không khác bài này nhiều lắm mặc dù thể hiện thái độ nghi ngờ cao hơn. Nhờ xem phim đấy em mới biết cái sợi dây có thể kéo dài rút ngắn trên cái bàn này chính là tâm của vĩ tuyến 38.
  9. soofar

    soofar Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    32
    không coi thì thôi,để yên cho người khác coi,đừng vô phá thối!
  10. Nam_handsome

    Nam_handsome Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2011
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    214
    cấm vận kinh tế 1 thập kỉ coi nó như thế nào:-"
    ko coi thì xéo, để cho người khác còn coi. Nước mi thời bao cấp cậm vận cũng rứa chả khác đâu.

Chia sẻ trang này