1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    North and South-korea by night
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Mĩ nó có cấm BTT chơi với TQ và Nga đâu. Có hai thằng anh khổng lồ với cái tư tưởng vĩ đại tinh hoa nhân loại mà không ngóc đầu lên nổi. Vậy mà mở miệng ra là cấm vận. Cái gì cũng đổ cho thằng Mĩ! Không lẻ không có thằng Mĩ thì BTT không sống nổi?
  3. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Tháng 12 năm 1945 vấn đề của Bắc Triều Tiên cũng đã được đem ra thảo luận tại Hội Nghị Moscow với sự tham gia của Các Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Liên Xô và Anh (tháng 12/ 1945) trong đó có đề cập tới vấn đề sẽ giúp Triều Tiên thành lập Chính phủ liên Triều thống nhất, một quốc gia độc lập và tạo điều kiện phát triển trên cơ sở dân chủ 4 năm sau khi có sự giám sát của quốc tế. 2 năm nỗ lực không thành công để đạt được thỏa thuận chung, Washington đã chọn một con đường riêng cho mình. Hoa Kỳ đã đệ đơn lên Liên Hợp Quốc đề nghị xem xét vấn đề Triều Tiên. Và kết quả của hành động này, các nhà chức trách ở nam bán đảo Triều Tiên lúc bấy giờ đã tiến hành một cuộc bầu cử Quốc hội và chọn ra người đứng đầu Chính phủ là Sungman Rhee (Lý Thừa Nhãn). 15/8/1948, nhà nước Hàn Quốc chính thức tuyên bố được thành lập.

    Lúc này để thống nhất Bắc Triều Tiên không đánh cho Mỹ cút ngụ nhào thì sao. Chả liên quan đến lật lọng cả của Bắc Triều Tiên, có chăng là sự lật lọng của Mỹ.
  4. littlemanonsmallearth

    littlemanonsmallearth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    168
    Xóa... Thanh cao không nên tào lao với mọi.:P
  5. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Ngày 3: DMZ

    Phía cuối căn phòng tất nhiên là cánh cửa thông sang Nam Hàn được 2 lính Bắc Hàn canh giữ, cửa có mở được không thì không ai rõ, nhưng chắc là không ai dám thử:

    [​IMG]

    Từ trong phòng bạn cũng có thể hướng ống kính ra ngoài chụp ảnh: phần đất nện thuộc Bắc Triều Tiên, phần rải sỏi thuộc Nam Triều Tiên, nghe bảo rằng 1 bước từ bên này sang bên kia là hứa hẹn ăn đạn từ cả 2 phía :D

    [​IMG]

    Bên trong phòng bạn cũng được thoải mái chụp ảnh cùng các chú lính canh nhưng phải tranh thủ nhanh bởi số lượng khách có thể đông và khi các bạn lính đã dứt khoát là chắc chắn sẽ mời bạn ra khỏi phòng:

    [​IMG]

    Rời khỏi Conference Hall, viên sĩ quan dẫn chúng tôi leo lên nóc tòa nhà Bàn Môn (Panmun Hall) - vị trí rất đẹp để nhìn toàn cảnh JSA cũng như phía Nam:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trên nóc Panmun Hall là nơi nhóm Việt Nam chúng tôi chụp chung tấm ảnh đẹp với viên sĩ quan trẻ đã nhiệt tình giới thiệu thông tin cho cả đoàn, 1 người lính thực thụ. Các bạn Trung Quốc và nước ngoài sau khi thấy chúng tôi chụp được cũng xúm lại xin chụp nhưng viên sĩ quan từ chối và đi xuống tầng luôn nên các bạn ý cụt hứng, lại xoay ra ban công nhắm vào tòa nhà Tự do (Home of Freedom) to tướng bên Nam Triều Tiên mà chụp ảnh [​IMG] Chúng tôi vì không có ống ngắm xa hay ống nhòm nên không chụp rõ được phía bên ấy có gì, chắc cũng lại là những người lính đã được tập cho bất động trong mọi hoàn cảnh để ngày đêm canh giữ phần đất thuộc về mình ...

    [​IMG]

    Xong xuôi hết rồi, chúng tôi không nán lại lâu. Xe bus nhanh chóng đưa chúng tôi ra khỏi khu vực Bàn Môn Điếm. Bạn có thể thấy nơi này yên bình, đơn giản, và thực sự không có gì đặc biệt. Chúng tôi cũng đồng tình với nhận định đó phần nào, đáng lẽ nó phải giản đơn và yên bình hơn nữa khi người ta có thể bước đi tự nhiên không ràng buộc. Thông tin nhiều chiều cho biết đây là khu vực phi quân sự nhưng có mật độ đóng quân 2 bên dày đặc và nguy cơ chiến tranh cao nhất hành tinh!

    ==

    Đôi dòng tản mạn lịch sử, nặng nhẹ đúng sai xin miễn chấp:

    - Nhật Bản thua trong thế chiến thứ 2, cờ Thái Dương tắt trên vũ đài chính trị quốc tế, Triều Tiên được giải thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật lại hoang mang trong chính thể Nam-Bắc dưới ảnh hưởng sâu đậm của Xô-Trung phía Bắc và Mỹ phía Nam. Bắc Triều Tiên khi đó do Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) lãnh đạo, còn Nam Triều Tiên do Lý Thừa Văn (Yi Seungman) đứng đầu; 2 ông đi theo đường lối phát triển hoàn toàn khác nhau nhưng đều chung mục đích thống nhất 2 dải đất.

    - Năm 1949, Liên Xô và Mỹ rút ra khỏi Triều Tiên

    - Joseph Stalin bật đèn xanh cho Bắc Hàn trước, rồi đến Mao Trạch Đông, ôi những con người có thể làm thay đổi lịch sử ... Ngày 25/6/1950, Bắc Triều Tiên khai pháo mở đầu cuộc chiến nồi da nấu thịt, quân đội phía Bắc tràn qua vĩ tuyến 38 nhắm vào Seoul. Trang bị vũ khí hạng nặng và tổ chức quân đội tốt, lại được Xô-Trung chống lưng, Bắc Triều Tiên chiếm được Seoul chỉ sau 3 ngày tiến quân. Chiến thắng phải chăng đã gần kề?

    - Với sự hậu thuẫn của Hội đồng Bảo An và chục nước chư hầu, Mỹ đưa bộ binh, hải quân, và đặc biệt là không quân vào miền Nam. Thiện chiến trên không và đặc biệt là kẻ yêu bom, Mỹ ném bom trải thảm liên tục, uy hiếp quân đội Bắc Triều Tiên nặng nề, mặc dù phía Nam lúc này chỉ còn giữ được 10% diện tích. Stalin đưa MiG vào cuộc, nhưng đã quá muộn!

    - Thuỷ quân lục chiến tinh nhuệ của Hoa Kỳ tái chiếm Seoul, đẩy lui làn sóng của Bắc Triều Tiên qua cả vĩ tuyến 38. Lý Thừa Văn tưởng như đã nhìn thấy cuộc đổi cờ ngoạn mục nên gia tăng tấn công lên phía Bắc, tiến thẳng vào Bình Nhưỡng tháng 10/1950. Sông Áp Lục (Yalu River) phân đôi Trung-Triều đang ở ngay trước mắt liên quân Mỹ-Nam Hàn. Quá tự tin trong chiến thắng, họ bỏ qua cảnh báo của Bắc Kinh về phản ứng của Trung Quốc khi đó đang sở hữu những cái đầu "lạnh" nhất của Chu Ân Lai, của Bành Đức Hoài.

    - Quân đội Trung Quốc đi vòng đường bộ và âm thầm tập kết trên đất Bắc Triều Tiên, tấn công vào sườn quân Mỹ, giáng đòn chí tử chớp nhoáng vào quân đội Hoa Kỳ đang say ngủ. Hoa Kỳ rút ra khỏi Bắc Triều Tiên nhanh hơn cả lúc họ tiến vào. Lực lượng Cộng sản lại tái chiếm Seoul tháng 1/1951 cho đến khi bị đẩy lùi lần nữa vào tháng 3/1951. Giằng co xảy ra xung quanh vị trí 38 một lần nữa.

    - Bế tắc cứ thế tiếp diễn từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 7 năm 1953, tiếng súng dường như lắng dịu nhưng không một hoà đàm nào đem lại hướng giải quyết suôn sẻ cho bán đảo Triều Tiên. Liên quân Mỹ-Nam Hàn-LHQ tổn thất hơn 700,000 binh sĩ; con số đó của Xô-Trung-Bắc Hàn là hơn 1,2 triệu; nhưng tổng lại vẫn còn kém xa thương vong mất mát của thường dân Triều Tiên (hơn 2,5 triệu người chết hoặc bị thương).

    ===

    Tiếng súng gươm của cuộc nội chiến tương tàn đã ngưng sau giai đoạn 1951-1953, nhưng vết thương vĩ tuyến 38 vẫn chưa nguôi cho cả 2 miền Nam Bắc Triều. Những năm tháng vinh quang, khổ đau bất tận đó đã đi sâu vào lòng người dân Triều Tiên chứ không chỉ nằm ở dải đất rộng 4 cây số này nữa ...

    ... Khoảng vài phút sau khi xe chạy ra khỏi JSA, nếu có thể bạn hãy nhoài ra cửa kính xe để quay nhìn lại và hướng máy ảnh về phía tấm biển treo bên lề đường bên trái, trên đó viết: "Seoul 70km", một khoảng cách không quá xa cho một nền hòa bình toàn vẹn thống nhất lãnh thổ nhưng sẽ là bao giờ và có khả thi hay không?

    [​IMG]
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Ngày 3: thăm vùng Kaesong

    Rời khỏi Bàn Môn Điếm, tour guide đưa chúng tôi đến thăm bảo tàng Koryo Museum nằm gần trung tâm tỉnh Kaesong (Khai Thành) trước khi đi ăn trưa. Bảo tàng này trước đây vốn là trường Đại học Nho giáo đầu tiên của triều đại Koryo, triều đại độc lập đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên, được biết đến với cái tên gần gũi với người Việt Nam hơn: vương quốc Cao Ly.

    Bản đồ Koryo Museum khổ lớn được đặt ngay ở cổng vào:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khuôn viên mát mẻ sạch sẽ, du khách sẽ thấy như đang bước vào Văn Miếu Quốc Từ Giám vậy; 2 nơi này được xây gần như cùng niên đại và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo nên càng tạo cảm giác thân quen.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Chúng tôi đi bộ qua khoảng sân lớn đẹp như tranh vẽ tuy 2 bên không có hàng rùa đá như Văn Miếu :D Không rõ ngày xưa các bạn Triều Tiên ngồi đâu học hay cũng bày sách vở ngồi đất để nghe giảng giống Khuê Văn Các nhà mình. Đi hết khoảng sân là cửa vào dẫn đến 2 tòa lớn: Myongryun Hall và Taesong Hall:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hướng dẫn viên du lịch sẽ lần lượt giới thiệu với du khách những hiện vật được bày trong 2 tòa này, trước hết là mô hình phối cảnh kinh đô cổ nước Cao Ly:

    [​IMG]

    Các loại tiền cổ được sử dụng thời kỳ đó:

    [​IMG]

    Và đặc biệt món sâm Cao Ly đặc biệt của vùng Kaesong mà không nơi nào có được do lợi thế thổ nhưỡng của Khai Thành nằm ở phía Bắc được thiên nhiên ưu đãi hơn các vùng khác:

    [​IMG]
  8. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhầm rồi, Mẽo không sai trong vụ BTT. Chính quyền BTT là do quân đội LX thời đó lập ra, vậy thử hỏi khác gì và có gì danh chính ngôn thuận hơn so với chính quyền NTT? Phạm vi của chính quyền BTT cũng dừng hoàn toàn ở vĩ tuyến 38, dân miền nam chưa bao giờ đứng dưới ngọn cờ BTT, vậy nó chẳng có lý do chính đáng để tiến hành chiến tranh ở miền nam.

    Nhiều người đã nói rằng đừng so sánh BTT với VN vì bản chất khác hẳn. Chính quyền VN được lập ra hồi năm 45 là do dân VN tự lập ra mà không có thế lực bên ngoài chiếm đóng, hỗ trợ, có phạm vi trên cả nước. Do vậy các chính quyền SG lập ra sau đó với sự trợ giúp của lực lượng chiếm đóng (trước là Pháp, sau là Mẽo) mới mất đi cái chính danh, việc quân đội nước ngoài vào miền nam mới trở thành sai, việc từ chối thống nhất bằng bầu cừ mới trở thành cưỡng bức. Do đó việc tiến hành chiến tranh thống nhất đất nước mới được dân cả nước ủng hộ.

    Tất nhiên BTT tiến hành chiến tranh để thống nhất đất nước là một điều tốt. Nhưng nếu bây giờ Hàn Quốc tiến hành chiến tranh quét sạch chính quyền BTT thì cũng phải được coi là "tốt" không kém.
  9. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Mình đã từng coi một lớp học truyền thống của Hàn Quốc, họ cũng ngồi đất nghe giảng y chang mình.
    Tuy nhiên có một số điểm khác nhau giữa phong kiến Hàn và TQ, VN
    1. Màu sắc: Hàn là Đỏ, VN với TQ là Vàng.
    2. Hình tượng: VN với TQ là rồng, HQ là con quái đản gì đó, mình nhìn mà không hiểu. Ở các mái đền, đài của Hàn, cũng không có rồng, phượng, thay vào đó là hình như một chuỗi tiến hóa từ quỷ xứ bốn chân đến người (xin lỗi, bao giờ có time, nghiên cứu mình đính chính lại sau)
    3. Sinh hoạt: người HQ ngồi đất, có đệm (giống Nhật). Nhà ăn, hàng quán, nói chung là ngồi đất hết.

    Còn về kiến trúc, HQ với TQ khá giống nhau, kể cả cung điện, ngai vàng, đều có thể nói là y chang TQ, không có nét gì đặc sắc. Có điều của HQ nhỏ hơn TQ rất nhiều. Xét về cung điện, kiến trúc cổ, ở HQ nhiều hơn TT nhiều, rất nhiều triều đại đóng đô ở Seoul.
  10. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Tôi không có so sánh Triều Tiên với Việt Nam, vấn đề giải quyết là "chiên tranh diễn ra là do sự lật lọng của Bắc Triều Tiên"
    Nhìn nhận một vấn đề lịch sử thì nên nhìn nhận theo dòng thời gian và nhân/quả của các sự việc. Đang đàm phán để thống nhất thì Mỹ đứng ra dựng Vãn lên năm 1947. Lúc này phe bên kia không thể bơ vơ được cũng phải lập một quốc gia với quân đội chính quy và tìm cách thống nhất đất nước.
    Mặt khác cuộc chiến Triều Tiên không hoàn toàn do phía bắc đơn phương thực hiện. Năm 1947 toàn bộ cố vấn Liên Xô rút khỏi bắc Triều Tiên, năm 1949 Mỹ cũng rút gần hết cố vấn khỏi nam Triều Tiên. Năm 1949 cả Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành cùng mong muốn thống nhất bán đảo. Bởi vậy cả hai bên nam - bắc đều tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950 với nhiều cường độ khác nhau và đôi khi trong những cuộc tấn công này có tới hơn 1.000 binh sĩ mỗi bên tham gia. Nhưng cao điểm là cuộc tấn công vào sáng ngày 25/6/1950 - ngày khởi đầu của cuộc chiến ác liệt kéo dài 3 năm. ... vv
    Vấn đề ở đây là Bắc Triều Tiên không hề lật lọng cái gì ở đây cả, chỉ có lù lù một đống là sự lật lọng của Mỹ mà thôi.

Chia sẻ trang này