1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NAM KINH THIẾU LÂM MÔN VÕ ĐẶC NHIỆM ĐÀI LOAN (Địa điểm tại Chùa Trung Kính Thượng 217 Nguyễn Ngọc Vũ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vocucthu72, 19/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Khái quát chung về võ thuật

    Võ thuật truyền thống là một nét văn hoá đặc trưng mang bản sắc văn hoá riêng và phổ cập rộng, nó không những tồn tại trong cuộc sống bình thường mà còn tồn tại trong nhà chùa, cửa phật…Võ thuật truyền thống còn tồn tại và phát triển trong quân đội, trong công an, trong y tế, trong học đường và cả trong sân khấu nghệ thuật. Dĩ nhiên ở mỗi lĩnh vực do yêu cầu chính trị mà võ thuật lại được sử dụng với tính năng khác nhau. Trên thế giới có bao nhiêu môn võ thuật, Trung quốc Ấn độ quê hương của võ thuật có hàng trăm chính phái lẫn lưu phái, Nhật bản đế quốc của võ đạo, muay thai krabikrabong, systema , sampo của Nga...nhiều quá làm sao mà đếm được. Vậy tất cả những môn phái này có giao điểm không, nếu đem ra soi xét từ chân tơ đến kẽ tóc cũng khó đưa ra kết luận. Bản chất chân thực của võ thuật khởi thuỷ đầu tiên chính là tự vệ và chiến đấu, vì thế để nâng cao khả năng gốc này mọi môn phái đều đưa ra những con đường đi khác nhau cũng như các phương pháp huấn luyện khác nhau, trăm ngả đường đều gặp nhau tại một điểm đó chính là giao điểm của mọi môn võ thuật chân chính.
    Giao điểm đó là gì ? đó chính là sự hoà hợp toàn thân ( kình lực thông suốt ), kết nối toàn thân, nhằm tiết kiệm sức lực tối đa ( bất kỳ trở ngại không thông suốt nào đều làm sức mạnh bị suy hao ), và làm hiệu quả ra đòn giảm sút. Thái cực quyền môn võ múa quyền chậm chạp tập như vậy để làm gì đạt được sự kết nối hoà hợp toàn bộ cơ thể, để giảm thiểu suy hao dùng lực nhỏ nhưng công hiệu lớn...tương tự vậy những môn nội gia TQ như Hình ý, bát quái, bát cực. Mọi hình thức bên ngoài chính là sự kết nối hoà hợp hoàn hảo xuất phát từ gốc từ bên trong. Đỉnh cao những môn ngoại gia TQ thiếu lâm, nam quyền...chính la tâm ý lục hợp ( nội tam hợp và ngoại tam hợp, luyện tập sự hài hoà, thông suốt gân kình, hoàn thiện trong lỏng có gân trong gân có mềm lực đạt toàn thân...). Với nhưng môn hiện đại như muaythai, quyền anh, tán đả, MMA, triệt quyền đạo....hãy nhìn những hình ảnh quay chậm bạn có thấy sự uyển chuyển nhịp nhàng như một con báo hệ quả của sự thả lỏng thư giãn phối triển ăn khớp toàn thân ( mỗi môn phái đều phải có những phương pháp huấn luyện bổ trợ để làm được như vậy ). Thiếu lâm Nam Kinh lấy Long hình làm quyền ý , chú trọng nhất thể toàn thân như giao long uốn khúc xoắn vặn cơ khớp cột sống, kĩ năng thượng tầng dùng chính thân thể ra kình ( tay chân, binh khí chỉ là nối dài của thần thể ), phát tiết hoàn toàn kình lực từ gốc đến đầu ngọn không suy hao, đường kình mềm mại trơn tru khoáng đạt như thân thể thần Long ), đến trình độ này bạn sẽ hiểu rõ rang sự vận động gân xương cơ cột sống cũng như kinh mạch luân chuyển, khám phá khả năng tiềm ẩn, và cao hơn nữa nhận ra bản ngã của chính mình. Giao điểm thứ hai chính là sự tuỳ cơ ứng biến “ tâm lặng như mặt nước hồ thu “, vạn pháp tự nhiên, vô chiêu vô thức trên cơ sở hữu chiêu xuất kì bất ý làm nền tảng , đạt đến cảnh giới thượng thừa trong võ học, rèn luyện cả thể chất và tinh thần trong chính con người của mình…
    Tất cả các môn phái đều hay có sự độc đáo riêng, điều quan trọng nhất của người tập võ là lựa chọn cho mình một con đường phù hợp với chính bản thân, một môn phái có một phương pháp luyện tập khoa học, nhất quán, rõ ràng rành mạch, chỉ cần bước vào luyện tập một thời gian là phải thấy được con đường phía trước đạt được là gì, biết được mình đang ở vị trí nào về trình độ, có niềm tin vào môn phái sau khi đã lựa chọn nhất định bạn sẽ thành công.

    Khái quát về nghạnh công
    Ngạnh công lấy việc luyện khí làm nền tảng, luyện lực để tăng sức mạnh. Cái khí mà nghạnh công luyện là thể hỗn hợp của khí chân nguyên của cơ thể và khí thuỷ cốc, gọi là hỗn nguyên khí. Khí chân nguyên là loại khí tiên thiên, hấp thu từ cha mẹ, chuyển vận trong huyết mạch của cơ thể, làm cho tạng phủ khoẻ mạnh, khí thuỷ cốc là khí hậu thiên tồn tại trong tự nhiên chuyển vận bên ngoài huyết mạch trong cơ thể, làm mạnh gân cốt, luyện gân chính là luyện khí, khí chạy ở ngoài mạnh, huyết chạy ở trong mạch, dạng của huyết như nước, trăm mạch như trăm dòng sông, sự tuần hoàn của máu, sự vận hành của khí, đều phát ra từ tạng tâm. Khí ở bên trong và bên ngoài huyết mạch theo máu mà tuần hoàn, dung nội khí đan điền làm nền tảng để tiến hành sự giao hoán của khí thể, như vậy làm cho khí tiên thiên và hậu thiên hoà hợp và bổ xung cho nhau. Ngạch công biểu thị cho sự cứng cáp của xương cốt, tính đàn hồi của cơ bắp, năng lực co rút của da thịt. Luyện ngạch công là sự luyện tập kết hợp một cách hữu cơ ba yếu tố là khí, ý , lực. Lấy khí làm cơ sở, lấy ý làm thống soái, lấy lực để cường hoá, nếu chỉ luyện nội khí không thôi thì vẫn chư đủ, mà còn phải rèn luyện ngoại lực để kích phát và cường hoá. Ngược lại, nếu chỉ dựa váo sức mạnh không thôi, lâu ngày tất làm cho gân mạch cơ bắp cứng nhắc, đến già bệnh tật đeo bám vào thân ( luyện công phải luyện từ trong ra, không có nội công thì công phu bên ngoài bất thành, cũng giống như đất nuôi dưỡng mầm cây, đất không có nước thì mầm không lớn được, không có gió thì mầm không mạnh được. Cương nhu tương trợ cho nhau thì lực đạo mới hùng hậu, cương kình phát ra mà không vụng về, nhu kình phát ra mà không mềm yếu. Luyện cương tới mức thành thục thì mềm như cuộn chỉ, càng tinh thâm thì càng nhu.


    Khái quát về nội công

    Cơ thể con người phân ra bên trong và bên ngoài, trong mạnh ngoài tất khỏe, trong yêu ngoài tất suy. Trong tức là lục phủ ngũ tạng, ngoài tức là tay chân xương khớp. trong có tinh khí thần, ngoài có gân xương thịt, kết hợp thành cơ thể. Toàn thên trên dưới hoạt đông chủ của nó là khí, xương cốt bên ngoài, cơ nhục bên trong, xương khớp tứ chi, chỗ nào cũng có gân, chỗ nào cũng có màng bao bọc. Gân mạnh thì mới sản sinh ra kình lực, rèn luyện gân là dựa vào công phu hậu thiên của con người để tạo nên những biến đổi, biến yếu thành mạnh, biến co rút thành thư giãn, biến suy thành thịnh. Luyện gân trước hết phải luyện mô, luyện mô thì lại lấy khí làm chủ yếu ( gân nằm giữa thịt và xương, mô bao dích vào lóng xương, đem nội khí chuyển vào các mô, làm cho mô toàn thân mạnh lên, đồng thời dẫn các cơ bắp chung quanh trở nên chắc chắn, dẻo dai, đàn hồi ). Vì thế, chỉ khi nào vận chuyển nội khí đầy đủ vào cơ bắp mô xương thì mới có thể làm gân mô cường tráng. Nếu không, gân hoạt động mà không có mô hoạt động bổ trợ theo thì giống như cá không có nước làm sao mà bơi được. Cho nên chỉ khi nào gân hoạt động mà mô cũng hoạt động thì khi dùng sức của cánh tay mới có thể vận khí lên cánh tay, lúc sử dụng sức của eo lưng mới có thể vận khí đến lưng, lúc sử dụng sức của toàn thân thì mới có vận khí đến toàn thân, như thế mới gọi là đạt tới sự tinh túy của nội công vậy.

    Môn phái Thiếu Lâm Nam Kinh

    Thiếu lâm Nam Kinh - môn phái võ công huấn luyện thẳng vào bản chất thật sự của võ thuật thực chiến, hình thành tại Trường huấn luyện đặc biệt tình báo quốc tế đảo Đài loan do cụ Vũ Như Ca năm nay 84 tuổi ( đồng môn với huyền thoại tình báo Việt nam cụ Tạ Đình Đề ) truyền thụ về Việt nam. Đây chính là kết tinh trí tuệ kiến thức của tập thể võ sư nhiều nước khác nhau dựa trên nền móng đao pháp, thương pháp, suất đả trong chiến trận cổ đại Trung hoa kết hợp với phong cách võ thuật hiện đại. Thiếu lâm Nam Kinh chú trọng quyền ý Long hình làm cơ sở, với đặc điểm tinh giản, khoa học, toàn diện, đi thẳng vào cốt lõi bản chất chân thực của võ thuật, rèn luyện kình lực cường đại ( Thiên long dương khí, thiên long âm khí, thiên long hoàn thể, Nam thiên thần dũng bát đoạn cẩm ), dưỡng sinh từ trong ra ngoài ( Nam thiên khí, tiểu chu thiên hồi chuyển, đại chu thiên hồi chuyển ), khám phá tiềm năng cơ thể ( khống chế hoàn toàn hệ thần kinh động vật và thực vật, khám phá sự hoạt động kinh mạch…) và cao hơn nữa tự chiến thắng chính bản thân mình hướng tới chân thiện mĩ , song song với kỹ năng tuỳ cơ ứng biến vô chiêu vô pháp trên cơ sở hữu chiêu xuất kỳ bất ý, nhằm đạt được sự tự do tuyệt đối. Thiếu Lâm Nam Kinh là môn phái chuyên sử dụng bộ pháp, lấy Thiên long bát bộ làm trung tâm của mọi loại kỹ pháp theo nguyên tắc không đối đầu, luồn khe, lọt kẽ, nhập sinh xuất tử, không có đòn đỡ gạt mà chỉ có be tỳ theo bộ pháp áp chế vào yếu điểm đối phương. Sự độc đáo của môn phái là ở chỗ tinh giản trong thực chiến, chỉ cần một động tác, một đòn thế chiến lược như nhau nhưng sử dụng cả trong tấn công, phòng thủ, phản công. Chỉ cần tập được một bài quyền nhưng cầm binh khí sẽ được chỉ dạy phương pháp biến bài quyền trở thành bài binh khí ngay lập tức, sự nhất quán quyền cước với binh khí của môn phái, giúp môn sinh nhanh chóng tinh xảo trong kỹ năng, ứng dụng dễ dàng trong chiến đấu, phản xạ tự nhiên theo bản năng ( một khiếu thông vạn khiếu sẽ thông suốt). Nam Kinh thiếu lâm là môn phái sử dụng binh khí để bổ trợ hoàn thiện sự khai mở vươn giãn cơ thể, các binh khí sẽ làm hoàn thiện, phát triển sự cường đại của quyền pháp, nhằm đạt mục đích bó hẹp nhưng vẫn thông thoáng, tinh luyện quyền quyền pháp đến cực đại ( biến tay chân thành đao pháp, thương pháp…), trong thực chiến binh khí môn phái bất ngờ chuyển đổi hai tay phải trái ( cơ bản công đặt nặng khả năng trái phải hoàn thiện đồng đều tất cả các đường hướng tránh nguy cơ làm mất cân băng cơ bắp xương khớp, sự quá thiên lệch vế phải trái trong thực chiến, tăng khả năng tuỳ cơ ứng biến khi giáp trận loạn đả với số đông ). Binh khí môn phái Thiếu lâm Nam Kinh gồm có: Tề mi côn, song đoản côn, độc đoản côn, thước, đoản đao chém, đoản đao đâm, dao găm, đao, song đao, tam điệp khúc, lưu tinh chuỳ, xích sắt, thiết phiến, đũa, phán quan bút, thắt lưng da và một số kì môn binh khí khác.
    Võ sư Trần Giang truyền nhân của sư phụ Vũ Như Ca, là người đầu tiên của môn phái truyền bá Thiếu Lâm Nam Kinh tại võ đường 217 Nguyễn Ngọc Vũ Chùa Trung Kính Thượng Quận Cầu Giấy Hà nội, nhằm quảng bá phát dương môn phái, giữ gìn, phát triển, bản sắc giá trị truyền thống quý báu, máu huyết của biết bao thế hệ tiền nhân khai sáng, rèn luyện sức khoẻ, sự tự tin, đạo đức, cốt cách con người, tiếp nối truyền thống thượng võ ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam.

  2. gotmoney

    gotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Vocucthu72 đã chia xẻ.
    Tuy nhiên có đôi điều thắc mắc:

    " Luyện gân trước hết phải luyện mô,' : Luyện gân là rất đúng vì nếu gân yếu hoặc đứt gân thì mô bao nhiêu cũng vứt. Tuy nhiên, mong bác nói rõ hơn. Luyện mô là phải đi tập thêm thể dục thể hình phải không ?

    " luyện mô thì lại lấy khí làm chủ yếu
    ": Thế luyện khí thì lấy gì làm chủ yếu hả bác ?

    Các bài viết của bác rất hay. Bác có thể viết thành một cuốn kiểu như "Võ học Thiếu Lâm Nam Kinh kỷ yếu" thì hay biết mấy.
    Chúc môn phái Thiếu Lâm Nam Kinh ngày càng phát triển.
  3. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Từ góc độ sinh lý mà xét, xương khớp con người sau khi trải qua sự rèn luyện sẽ không ngừng sản sinh thêm, tổ chức xương sẽ sắp xếp mới lại, thành lớp xương được tăng cường, nâng cao tính thích ứng của ngoại giới , tương tự như thế , cơ bắp gân cốt của cơ thể được rèn luyện liên tục, tổ chức dưới lớp da sẽ không ngừng tăng trưởng, tính đàn hồi tăng lên rõ rệt ( khác hoàn toàn với tập thể hình ở bản chất. Luyện tập gân cốt trong võ thuật chỉ phát triển đầu mút các cơ, không phát triển bó cơ như tập thể hình làm giảm sự đột biến tốc độ và tính linh hoạt trong thực chiến ). Dùng não bộ chi phối ý thức và tư tưởng làm đại não hưng phấn, hệ thống hô hấp được tăng cường, tuần hoàn máu theo đó mà dần dần gia tăng, mà sự vận hành của máu lấy khí làm nền tảng. Huyết thuộc âm, khí thuộc dương, huyết đi chậm khí đi nhanh, khí chạy trong kinh lạc gân mạch, lực phát từ huyết nhục xương da. Cho nên người có sức mạnh thì do xương bên ngoài khoẻ mạnh làm hình, gân mach bên trong khoẻ mạnh làm tượng. Phần khí tạo ra nội tráng, phần huyết tạo ra ngoại cường. Do đó luyện công phải mang tính toàn diện, cũng như luyện cơ bản quyền cứoc vậy ( phương pháp luyện tập quyền cước theo kiểu giang hồ chỉ chú tâm vào vài đòn ruột có thể thực chiến kiểu đánh trộm ăn cắp rất hiệu quả, nhưng khi đã biết thì chính là con dao hai lưỡi, vì luyện tập quá nhiều vài thứ nên làm cơ cấu gân cơ bị mất cân bằng sinh ra bênh hậu, cũng như phương pháp luyện kungfu không đựoc truyền thụ hết, ngày này qua tháng khác đánh vào vật cứng mà không có phương pháp mở gân cơ thư giãn, hít thở, dưỡng sinh, xoa bóp cũng chỉ tạo ra hậu bệnh sau nay mà thôi ).
    Cám ơn bạn đã quan tâm với môn phái, kiến thức nhỏ nhoi của tôi nhưng là những lời tâm huyết của người tập võ, thanks
  4. tamvuong

    tamvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    1
    Môn phái TLNK - Võ đường Trần Giang kính báo:
    Sau đợt nghỉ tết dài ngày, võ đường sẽ luyện tập trở lại vào 18h00 thứ 3 ngày 22/2/2011.
    Kính mời các anh em huynh đệ ngoại môn tới tham quan võ đường. Mong các môn sinh TLNK trở lại luyện tập chăm chỉ!
    Thân!
  5. tamvuong

    tamvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    1
    [FONT=&quot]Môn phái Thiếu lâm Nam kinh – Võ đường Trần Giang thông báo[/FONT]
    [FONT=&quot]I - Từ ngày 01/03/2011, môn phái Thiếu Lâm Nam Kinh võ đường Trần Giang có mức thu học phí như sau:[/FONT]

    [FONT=&quot]- Đối với các môn sinh vào từ trước ngày 01/03/2011:[/FONT][FONT=&quot] 200.000 VNĐ/1 tháng.[/FONT]
    [FONT=&quot]- Đối với các môn sinh vào võ đường từ ngày 01/03/2011:[/FONT][FONT=&quot] Tháng đầu 250.000 VNĐ (50.000 tiền dụng cụ). Các tháng tiếp theo: 200.000 VNĐ/ 1 tháng.[/FONT]

    [FONT=&quot]II - Các đối tượng được miễn học phí (miễn phí 100%).[/FONT]
    [FONT=&quot]- Miễn học phí đối với những anh em trợ giảng.[/FONT]
    [FONT=&quot]- Miễn học phí đối với những anh em đạt được đồng thời cả 3 điểm sau[/FONT]
    [FONT=&quot] + Qua chương trình căn bản 1.[/FONT]
    [FONT=&quot] + Tập luyện chăm chỉ, kĩ thuật tốt.[/FONT]
    [FONT=&quot] + Nhân cách và thái độ tốt.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Miễn học phí đối với môn sinh Triệt Quyền Đạo đạt được đây đủ đủ 3 điểm sau:
    + Đạt trình độ 2
    [/FONT][FONT=&quot]+ Tập luyện chăm chỉ, kĩ thuật tốt.[/FONT]
    [FONT=&quot] + Nhân cách và thái độ tốt.[/FONT]
    [FONT=&quot]Vậy võ đường trân trọng thông báo tới các anh em. Chúc anh em tập luyện tốt.[/FONT]
  6. tamvuong

    tamvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    1
    Môn phái Thiếu Lâm Nam Kinh, Võ đường Trần Giang thông báo:
    Chủ nhật ngày 8/5, võ đường tổ chức kiểm tra và xét tốt nghiệp chương trình Căn bản 1 cho anh em hoàn thành chương trình.
    Nội dung kiểm tra:
    - Các đòn tay cơ bản
    - Các đòn chân cơ bản
    - Tổ hợp đòn cơ bản
    - Bài quyền 1
    - Phát lực vào đích
    - Nội công chịu đòn cơ bản

    Chúc các anh em ôn luyện và vượt qua bài kiểm tra!
  7. tamvuong

    tamvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    1
    Bảng phong thần: Trường hiệu Long Phi Thiên
  8. HUNGTHINHVUONG

    HUNGTHINHVUONG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bác Giang cho em hỏi, năm nay em đầu 3 cận kề đầu 4 rồi, cao 1m65, nặng 68kg, chưa tập võ thuật lần nào, thì tập môn của bác có hợp không ạ? em đang máu lắm đây [r2)]
  9. tamvuong

    tamvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2010
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    1
    Chào bác.
    Em xin thay lời Sư phụ em chút:
    - Võ thuật thì tuổi nào cũng tập được thôi bác ạ. Quan trọng là mục đích của bác và giáo trình riêng phù hợp. Nếu bác muốn tập luyện để nâng cao sức khỏe (cả thể lực, sức lực, các yếu tố tâm, sinh lý) thì bỏ chút thời gian ra luyện tập sẽ rất có lợi về lâu dài.
    Rất cảm ơn bác.
  10. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Mình cờ vô đọc thấy mấy bài viết của a Vôcựcthủ 72 hay quá! =D> Mình bàn luận một chút nhé:
    Luyện khí trước hết người ta phải quan tâm tới tim mạch và huyết áp của bạn. Luyện khí lấy nội tạng làm chủ yếu bởi vì khi khí vào cơ thể sẽ gây ra một áp lực vào nội tạng : Tim - gan - dạ dày - phổi - thận . Chúng ta thực hiện các bài tập từ cấp độ thấp đến cao để cho nội tạng thích nghi dần dần. Nếu nội tạng thích nghi nhanh thì việc luyện tập sẽ thành công nhanh hơn. Nếu nội tạng yếu mà cố luyện khí thì cơ thể sẽ ngày càng yếu đí. Biểu hiện sắc mặt xanh xao như người ốm. Khi đó cần có bài tập phù hợp. Người thích nghi được sẽ có sắc mặt tươi tắn da dẻ ngày càng hồng hào rồi đến mức đỏ da thắm thịt! [r2)]

    Những môn phái khí công chính tông đầy đủ bao giờ cũng mất khoảng 6 tháng để tập các bài làm khoẻ nội tạng . Sau 6 tháng nếu kiểm tra thấy đạt yêu cầu mới cho luyện đến các phẩn khí công chuyên môn từ thấp đến cao. Võ thuật hay bất cứ một môn nào đều phải văn minh và dựa trên góc độ khoa học!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Rất nhiều người đã và đang tập võ không hề biết đến những điều này . Cảm ơn anh về những chia sẻ rất hữu ích! Twww hoàn toàn đồng ý với những điều trên :-bd
    Theo góc độ sinh học mà nói thì cơ thể con người như một bộ máy tuần hoàn trơn tru. Nếu một bộ phận nào đó nhờ luyện tập mà khoẻ lên còn những chỗ khác mà yếu thì sẽ mất cân bằng trong cái vòng tuần hoàn ấy!

    VD Khi ta luyện xương cánh tay thì cơ thể tập trung các chất để xây dựng cho phần cánh tay. Do vậy những chỗ khác không tập sẽ không được cung cấp đầy đủ như mọi khi và do đó nó sẽ yếu đi. Lâu dần sẽ thành bệnh!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Câu này rất hay Twww chỉ hơi thắc mắc về ý nghĩa của tiếng Việt! Thế nào là mạnh?, thể nào là khoẻ? người mạnh thì có khoẻ không ? hay người khoẻ thì có mạnh không?

    Câu này có thể viết lại thành như vậy được không? " Trong khoẻ ngoài tất mạnh , Trong suy ngoài tất yếu , Trong có tinh khí thần, ngoài có gân cốt bì "

Chia sẻ trang này