1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NAM KINH THIẾU LÂM MÔN VÕ ĐẶC NHIỆM ĐÀI LOAN (Địa điểm tại Chùa Trung Kính Thượng 217 Nguyễn Ngọc Vũ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vocucthu72, 19/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Mọi thành tựu và kết quả đều phải có con đường đưa đến. Khí công, võ thuật tôn giáo đều không nằm ngoài điều này. Tại sao trong Đạo giáo người ta lại phải chía thành Thức thô tiềm thức nguyên thức ( nguyên thần ), trong Phật giáo tâm thô tâm tinh vi và tâm cực tinh vi. Võ thuật cũng vậy phân chía luyện tập từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài ( tuỳ theo hệ phái ). Nội đan trong lão giáo mô phỏng từ thuật ngoại đan thời xưa bắt đầu từ hoành cách mô, màng cơ đáy chậu ( hệ thống bơm hút hỗ trợ cho hệ thống tim mạch nội tạng làm kiện thân nâng cao tố chất bên trong nâng cao sự vận động cơ thể, xây dựng lò luyện đan vững chắc, lò luyện đan có ba phần: đáy, thân, đỉnh ), sau đó tác động đến cơ đường tiết niệu và hệ thống cơ đáy chậu... ( theo đông y trong ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận thì thận là bộ phận điều tiết cân bằng ngũ tạng, thận khoẻ vô cùng quan trọng ) nhằm thu gom nguyên liệu luyện đan (tinh khí thần ). Bước tiếp theo điều khiển hệ thống bơm tinh tinh vi ở đầu và cuối cột sống ( vĩ lư, ngọc chẩm ) để vận hành lò luyện nổi lửa lên em( nối liền nhâm đốc...)...Sau đó mới nói chuyện tiếp đến đan hư đan vô vi...Tất cả những giai đoạn trên đều có phương pháp luyện tập rõ ràng tưng bươc một và vô cùng đơn giản ( hư truyền vạn quyển thư, chân truyền nhất cú thoại ), những giai đoạn sau mới là khó khăn đòi hỏi sự đĩnh ngộ chỉ điểm theo từng sự tiến bộ của hành giả. Chỉ có những siêu nhân kỳ nhân thiên tài mới nhảy cóc thời gian tu luyện ít mà kết quả cao mà thôi.
  2. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    PHÒNG TRUNG THUẬT
    Năng lượng âm dương không ngừng vận động để vũ trụ của chúng ta không ngừng biến hoá (âm dương tương giao nhi sinh biến hoá ). Thực chất việc trao đổi năng lượng âm dương cũng giống như chu kỳ tuần hoàn của ngày và đêm. Do có dòng năng lượng ngày và đêm ấy cùng với sự hô hấp của các thiên thể mà các sinh vật mới sinh sôi phát triển, con người cũng phải chịu sự chi phối của quy luật âm dương ( năng lượng dương có hợp tác với năng lượng âm mới phát huy được tác dụng, năng lượng âm phải dựa vào năng lượng dương thì mới có thể sinh sôi và phát triển ). Tuân theo quy luật của sự sống một cách nhịp nhàng thì sống hạnh phúc, ai cưỡng lại quy luật trao đổi năng lượng âm dương, ngăn cản sự giao lưu giới tính âm dương sức sống dần dần bị ngưng trệ. Vận hành hài hoà nguyên khí trong sinh hoạt ấy là đạo.
    Cơ thể con người tồn tại được là do sự vận hành phát triển của tinh khí thần ( khí hô hấp chuyển hoá thành năng lượng ******** rồi chuyển hoá thành tinh thần, quá trình này diễn ra khi ẩn khi hiện, tuần hoàn lặp đi lặp lại, hết vòng này tới vòng khác ). Lấy con người làm trung tâm tuần hoàn giữa trời đất vũ trụ: dòng máu tuần hoài giưa tim và thận, yêu và ghét tuần hoàn giữa nam và nữ, mây mưa năng gió là tuần hoàn của trời đất (Đàn ông không thể không có đàn bà, đàn bà không thể không có dàn ông, nếu coi phòng sự chỉ là hành động đơn phương, cô độc thì tuổi thọ của bạn nhất định sẽ bị rút ngắn, bệnh tật sẽ phát sinh ).
    Khí âm và khí dương vận động theo hai cực giới tính là mấu chốt của sự điều hoà vận hành nguyên khí trong con người (nhất âm nhất dương, thiên hạ chi đạo ). Đó chính là quy luật tự nhiên của vũ trụ, là sự tổng hợp của hai cự âm dương hấp dẫn qua lại nhau. Người học đạo lấy việc bếp núc làm ví dụ: nam là lửa và nữ là nước. Nam nữ yêu nhau là lấy lữa nấu nước của nữ, nấu như thế nào đạt cảnh giới hư vô trong tinh thần đó chính là THUẬT PHÒNG TRUNG.
  3. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Chân ngôn (khí công Phật giáo )
    Một lời vang vọng như biển âm thanh.
    Chân ngôn là chỉ bản chất chân thực chân lý giữa vũ trụ. Gió thổi, nước chảy, tiếng chim hót trong giới tự nhiên, tất cả đều như dòng sương đẹp tự nhiên, thanh âm của Phật mang vẻ đẹp hài hoà mỹ diệu, hàm ý sức mạnh của Phật Bồ Tát rất màu nhiệm, khiến cho người nghe sinh lòng hoan hỷ, sinh tâm Bồ đề.
    Tụng trì chân ngôn là một phương pháp tu luyện ôn hoà, thu được kết quả như ý, trong một chữ một âm tức có thể một lối nhiều âm thanh vang động như sóng biển mở cửa con đường giải thoát tinh vi. Âm thanh vũ trụ là vô hạn, mà năng lực tai nghe là có hạn, nhưng công năng quán âm trong tự tính của chúng ta là vô hạn, thông qua xướng niệm, trì chú, chấn phát tam mạch thất luân trong thân thể, đả thông kinh mạch, thấu được pháp giới, phát sinh tiềm năng của sinh mệnh, biến đổi trở nên có tác dụng siêu vượt khỏi sự vật hiện tượng, tiến nhập vào lĩnh vự thần diệu, và có thể khởi phát được những đặc điểm độc đáo của cơ thể và độ cao của trí tuệ ( đó chính là quan hệ giữa âm thanh và khí mạch của cơ thể con người, khí nhập thanh mà lặng xuống bên trong, khí hít vào trong không tán ra ngoài, cổ họng tự mở ra, tai thông với khí, tai tự nhiên phản lại tiếng nghe theo tự tính, không tìm ra bên ngoài, tâm khí hợp nhất tự nhiên mà được, hơi thở sâu ***** nhỏ bé, khi ngủ không nghe được tiếng thở, đó chính là Quy tức công...).
  4. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    NỘI ĐAN THUẬT
    Nội đan thuật chia làm 4 giai đoạn:
    - Tu luyệt cơ thể: Bổ tuc tinh khí thần (tam bảo), đả thông nhâm đốc hình thành vòng tuần hoàn chu thiên giúp cho con người được thư thái khí huyết lưu thông củng cố được cơ sở vững chắc.
    - Luyệt tinh hoá khí: Tu luyện đan đạo lấy dược liệu tinh khí thần làm cơ sở. Dương tinh thuộc vật chất có hình, không thể trực tiếp thông qua Hà Sa ( sống lưng ) vận chuyển lên não được mà cần phải hợp luyện với khí tương hợp thanh nhẹ vận chuyển lên não. Khi luyện cần phải dùng hoả ( hoả tức là nguyên thần ). Giai đoạn này chia làm 4 bước: hái thuốc, đắp lò, luyện thuốc, dừng hoả, tiến hành ôn dưỡng để chuẩn bị luyện bước tiếp theo.
    - Luyện khí hoá thần: Hợp luyện khí với thần, khiến cho khí quay về thần ( tĩnh lặng quán chiêu, thường định thường tự giác ngộ, tự nhiên, khiến cho thần và khí ngưng kết thành thánh thai, tiến một bước ôn dưỡng nó kết thành nội đan ).
    Luyện thần hoàn hư: Tiếp tục tu luyện hợp nhất với trời đất và cả vũ trụ trong cảnh giới hư vô ( giai đoan tu luyện hư đan cực cao ).
    - Kết quả từng giai đoạn: đả thông nhâm đốc có thể điều động tiềm lực sinh mệnh cơ thể, điều hoà được chân khí. Luyện tinh hoá khí có thể tự phòng bệnh và trị bệnh kéo dài tuổi thọ, Luyện khí hoá thần có thể cải lão hoàn đồng, còn luyện thần hoàn hư có thể bất tử tuần hoàn với trời đất biến hoá vô cùng.

  5. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Dụng thanh phát kình
    Phát ra âm thanh để quán khí đề kình, làm cho âm thanh, sức lực và kình hợp thành một kích phát năng lực tiềm tàng trong cơ thể để phát huy tính vượt lên trên mức bình thường, làm phấn chấn tinh thần, cường đại gân cơ " hít thở là sự biến ảo của gió mây, khi phát kình thì núi đổ non sụp, bậm môi, ngậm miệng, lưỡi đáp thước kiều, dùng sức đến cực điểm thì thét lên như cọp gầm long ngâm sấm nổ ".
    Nam kinh thiếu lâm lấy Long hình làm linh hồn nên rất chú trọng đến thanh âm "Long ngâm" như tiếng rền của giao long bay khỏi nước ( ngưng thần, súc tích đan điền, bật hơi căng như mũi tên đập vào dây thanh đới, làm cho xoang ngực bụng miệng cùng cộng hưởng phát ra âm thanh trong trẻo kéo dài, giống như chúng lan truyền trong nước, làm cho người ta không rét mà run ).
    Âm thanh phát ra ở trình độ nào nông hay sâu nhận biết công lực nội công mạnh hay yếu. Âm thanh dụng kình không dùng khí thông thường của phổi làm động lực, mà lấy nội khí hùng hậu làm nội lực, làm tăng quá trình trao đổi chất của nội tạng và khí huyết, sự phát ra âm thanh chính là hình thức phóng nội khí ra ngoài.
    Phát ra âm thanh tròn đầy, kình lực tuôn ra suôn sẻ, tâm hợp ý ý hợp [r2)]:-ssn đi qua đầu gối bắp đùi trầm ở đan điền xuyên qua thắt lưng hình thành ở cuối tứ chi, từ đó làm cho uy lực kích phát cường hãn đời non đổ núi thời thượng cổ.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Dụng thanh phát kình
    Phát ra âm thanh để quán khí đề kình, làm cho âm thanh, sức lực và kình hợp thành một kích phát năng lực tiềm tàng trong cơ thể để phát huy tính vượt lên trên mức bình thường, làm phấn chấn tinh thần, cường đại gân cơ " hít thở là sự biến ảo của gió mây, khi phát kình thì núi đổ non sụp, bậm môi, ngậm miệng, lưỡi đáp thước kiều, dùng sức đến cực điểm thì thét lên như cọp gầm long ngâm sấm nổ ".
    Nam kinh thiếu lâm lấy Long hình làm linh hồn nên rất chú trọng đến thanh âm "Long ngâm" như tiếng rền của giao long bay khỏi nước ( ngưng thần, súc tích đan điền, bật hơi căng như mũi tên đập vào dây thanh đới, làm cho xoang ngực bụng miệng cùng cộng hưởng phát ra âm thanh trong trẻo kéo dài, giống như chúng lan truyền trong nước, làm cho người ta không rét mà run ).
    Âm thanh phát ra ở trình độ nào nông hay sâu nhận biết công lực nội công mạnh hay yếu. Âm thanh dụng kình không dùng khí thông thường của phổi làm động lực, mà lấy nội khí hùng hậu làm nội lực, làm tăng quá trình trao đổi chất của nội tạng và khí huyết, sự phát ra âm thanh chính là hình thức phóng nội khí ra ngoài.
    Phát ra âm thanh tròn đầy, kình lực tuôn ra suôn sẻ, tâm hợp ý ý hợp khí khí hợp lực, kình này khởi phát từ huyệt dũng tuyền đi qua đầu gối bắp đùi trầm ở đan điền xuyên qua thắt lưng hình thành ở cuối tứ chi, từ đó làm cho uy lực kích phát cường hãn đời non đổ núi thời thượng cổ.
  6. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Vạn pháp đều sinh ra từ tâm, cho nên chủ thể tu trì của người tu hành vẫn là chính mình, bản tính của tâm là chân không, chỉ vì chúng sinh đã bị che đậy bởi vô minh mới khiến cho chân tâm không thể hiện ra được. Một khi chúng sinh nhận thức được thể tính chân không của tâm sẽ kiểm chứng được Bồ đề vô thượng, trong tâm của chúng sinh đều ẩn chứa chủng tử giác ngộ, một khi hiểu được đạo lý này nên lấy tự tâm mà quy y, hướng về nội tâm mà cầu chứng ngộ, hiểu được chân tướng của vạn pháp. Do đó người tu hành đã phát sinh ra Phật trí bản sơ, vì thế có thể quán sát thập phương, thấy được đại thực tướng duy nhất, từ đó không bị ảo tướng mê hoặc, là thành tựu tối cao Phật đạo.
    Trong Phật giáo, thân tâm con người từ thô đến tinh có thể chia làm ba bậc: tam muội da thân, trí tuệ thân, ta ma địa thân. Tam muội da thân là sự kết hợp của tứ đại đát nước lửa gió ( huyết nhục do cha mẹ sinh ), tu hành sung mãn giai doạn 1 làm cơ sở tu hành thân tâm bậc thứ hai: trí tuệ thân ( khí, mạch, minh điểm ) cấu thành trường năng lượng nội bộ trong sinh mệnh thân thể, tồn tại trong ý thức con người, chú tâm rèn luyện mới có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó. Tầng bậc thứ ba đó là tam ma địa thân, nằm trong chính giữa mạch thuộc trung tâm tâm luân, là trường năng lượng vốn có của con người ( thể quang minh ), đây chính là thành tựu tối cao thấy được cảnh giới tâm bất nhị, tức là thấy được tam ma địa thân.
    Phật đạo coi trọng tu trì lực lượng chân chính ( Kim cương bát nhã ba la mật đa: sức mạnh, chính trực, cứng rắn…kết hợp với trí tuệ để đi tới niết bàn miền cực lạc ), dũng lực, tuệ lực, nguyệt lực, thần lực chính là tứ đại phẩm chất thể hiện sự tu trì phật đạo ).
    Thân thể được ví như chiếc bè vượt qua khổ hải, tâm linh được ví như người đi trên bè, chính vì vây chỉ học giáo lý suông, không tu trì chân thực vào chính bản chất Phật đạo, kim cương và trí tuệ ( thân tâm hợp nhất ) thì làm sao có chính quả đây, làm sao có được chiếc bè vững chãi cũng như người trên bè tâm linh định lực vững vàng vượt qua biển khổ mênh mông vô cùng vô tận đến được bến bờ nơi miền cục lạc niết bàn.
    Thiền võ hợp nhất con đường gián tiếp công cụ để tu trì đưa ra mười đẳng cấp tôi luyện: nhất trọng dưỡng sinh, nhị trọng luyện lực, tam trọng chiêu thức, tứ trọng cương nhu, ngũ trọng thần lực, lục trọng khí tức, thất trọng nội tráng, bát trọng thần dũng, cửu trọng thông linh, thập trọng thần biến. Thập đẳng tôi luyện đại thành thì thành quả về phật đạo tham thiền chắc chắn se minh tâm kiến tính, bản lai mục diện và bước một chân vào thành tựu tối cao nhà Phật.
  7. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Thiên cơ tu luyện
    Thiên cơ là ở chỗ lên xuống, quay vòng của âm dương. thời cơ tốt nhất cho việc tu luyện của đời người là năm 16t. từ 16t đến 24t, bắt đầu tu luyện tuy hơi trễ nhưng nếu cần mẫn tu luyện thì có thểgọi là thời cơ. Đến năm 36t, tuy dương đức giảm dần, chân nguyên lưu dương, rồi sau khí huyết mới mạnh mẽ, chí lực quả cảm, cần mẫn tu luyện thì cũng sẽ tạo cho mình nội cơ, biến thành sức mạnh. Lúc 40t, tuy thiên địa bất giao, nhưng nếu tu luyện thì nguy sẽ thành an, vong sẽ thành tồn. 48t mới tu luyện, tuy muộn nhưng có thể duy trì sức nóng đến tận cùng cây cỏ, ban mưa cho cả đồng lúa. 64t tu luyện nếu lúc nào tinh thần cũng khỏe mạnh, lúc nào cũng được bồi bổ...thì già yếu cũng trở nên mạnh mẽ. Lúc này, nếu không tìm gặp chân nhân để tu luyện thì khó giữ được những năm tháng còn lại, tử tử sinh sinh, luân hồi bất tuyệt.

  8. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Thiền pháp trong võ thuật phật giáo chú trọng tới gốc rễ, có hai nền tảng cơ bản nhất là thanh hư và thoát hoán. Có thể thanh hư thì vô chướng, có thể thoát hoán thì vô ngại, vô chướng vô ngại, mới có thể nhập định xuất định ( làm được điều này mới có được nền móng tu đạo ). Thanh hư cũng chính là tẩy tủy, thoát hoán cũng chính là dịch cân, mạnh mẽ bên ngoài thanh tịnh bên trong, định lực kiên cố sao phải lo không thành tựu đây.
    Một cơ thể khỏe mạnh, công pháp là cốt khí vững vàng, tâm pháp là tâm não, kỹ pháp là tứ chi, yếu quyết động tác là kinh mạch, công pháp phụ trợ là huyết dịch, con đường làm thay đổi thể xác và tâm hồn,đan xen biến đổi mà kiêm hành, trong vận có định, trong định có vận, một động một tĩnh kết hợp làm gốc rễ, một âm một dương gọi là đạo, cội nguồn của thiền công.

  9. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    VẠN PHÁP QUY TÔNG
    Đó chính là sự dung hòa luyện hóa tất cả kiến thức trở thành một khối thống nhất hoàn chỉnh, ngàn vạn chiêu thức phương cách thực chiến đều trở về cội nguồn, vô pháp làm hữu pháp vô han làm hữu hạn, đó chính là nguyên thức mẫu của môn phái (một khai triển ra tất cả, tất cả quy tông về một ). Nếu không đạt được cảnh giới này sẽ chỉ là mớ kiến thức điên loạn nhớ được nó cũng đủ chết mệt, khi thực chiến bị phụ thuộc chẳng biết đem thứ nào ra dùng, cùng lắm cũng chỉ dừng lại ở trình độ luyện vài thứ ra làm tuyệt chiêu dùng cả đời, làm sao sánh bằng một số môn hiện đại vô thức vô chiêu (so sánh về mặt linh hoạt trong thực chiến). Tông sư võ thuật vạn pháp quy tông không bị phụ thuộc vào chiêu thức nhưng nắm bắt mọi chiêu thức nhờ thấu hiểu bản chất nguyên thức mẫu môn phái ( có thể chỉ dạy mọi chiêu thức môn phái mà không cần nhớ trong đầu ), cũng như đúc rút tuyệt chiêu kungfu cho chính bản thân, đồng thời am hiểu nguyên tắc chung nhất môn phái võ thuật, đưa võ thuật Phản phác quy chân về cội nguồn vốn có của nó.(huấn luyện võ thuật không chú trọng dạy chiêu thức làm chủ chiêu thức chỉ là căn bản mang tính gợi mở và phát triển cơ thể mang tính toàn diện, mà thông qua việc sử dụng hệ thống kỹ thuật khác nhau để dẫn dắt môn sinh tự hoàn thiện mình, lựa chon những thứ hữu dụng với mình, loại bỏ những thứ vô dụng với mình, tiến tới sự tự do chân chính

  10. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    tư thế nghe có vẻ phức tạp nhưng ngẫm ra thì em thấy nó chả khác gì tư thế của quyền anh
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    em thấy bác nói ở trên phức tạp quá.
    Thực tế chiêu thức võ thuật em thấy chỉ gói gọn trong các miếng sau:
    Quyền:Đám thẳng ,đấm móc, một số kiểu đánh bằng cạnh bàn tay hay ngón tay thực ra hiệu quả trong thực chiến không khác các đòn đấm là bao.
    Trỏ, gối.
    cước: đá chẻ,đá vòng,đá ngược.
    bộ vật:Vật, đè, khóa khớp.
    Vấn đề còn lại là các phương pháp rèn luyện tốc độ , sức mạnh và chiến thuật những yếu tố quan trọng nhất trong thực chiến

Chia sẻ trang này