1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam (sắp xây dựng) và tính toán dài lâu cho nền quốc phòng quốc

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vannienthanh, 19/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vintorez

    Vintorez Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    2
    Em chả thích tham gia sới vật nhưng em đọc cái này em cười lộn hết cả ruột gan lên =))
  2. conronggia

    conronggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Trich thế này đúng là cao thủ Đội phò tá chuyên nghiệp chả biết đang nói về ai ? Mà có khi tác giả cũng ko nhớ mình đã viết như vậy:-"
  3. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    Liệu có một vụ Chernobyl ở Nhật Bản?
    7:35, 29/04/2011





    Lưu để đọc sau[​IMG]

    Email bài này[​IMG]

    In trang này[​IMG]



    Liên hệ đăng lại bài[​IMG]

    10 bài được đọc nhiều nhất[​IMG]
    Độ nguy hiểm của nhà máy điện nguyên tử Fukushima vào hôm 12/4 đã được nâng lên cấp 7, tức là mức cao nhất, tương đương với mức độ của Chernobyl tại Ukraina năm 1986. Mặc dù lượng phóng xạ từ Fukushima bị thải ra ngoài chỉ bằng 1/10 của Chernobyl, và dứt khoát Fukushima không phải là Chernobyl, nhưng tại sao chính quyền Nhật vẫn nâng mức độ nguyên hiểm phóng xạ lên mức cao nhất?
    Chính quyền Tokyo nâng mức nguy hiểm lên quá cao?
    Trước đây, mức nguy hiểm của Fukushima chỉ được ước tính là 5. Mỗi một cấp được nâng lên có nghĩa là tính chất nghiêm trọng đã tăng lên đến 10 lần. Nhưng kể từ sau thảm họa hôm 11/3 đến nay, nhiều dư chấn động đất tiếp tục diễn ra. Hôm 12/4, một dư chấn mạnh 6,3 độ Richter đã được ghi nhận tại tỉnh Fukushima, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân gặp nạn. Chính điều này đã khiến Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản quyết định nâng mức nguy hiểm của Fukushima lên bằng Chernobyl.
    Tại Chernobyl, nhà máy đã bị nổ không có vỏ bọc thép bảo vệ lò phản ứng, trong khi ở Fukushima thì khác, lò phản ứng có vỏ bọc và các vỏ này vẫn chịu đựng được các cú sốc. Tuy 3 trên 6 lò phản ứng ở Fukushima đã bị hư hại nhiều, nhưng yếu tố duy nhất, đã không chịu nổi sức tàn phá của trận động đất và bị hư hại hoàn toàn, là các hồ chứa nước làm nguội các thanh nhiên liệu đã cháy. Cho đến ngày 11/3/2011, Nhật Bản có tổng cộng 55 lò hạt nhân.
    Tin tưởng vào sức mạnh của nền công nghiệp quốc gia, Nhật chọn tích trữ chất phế thải hạt nhân cực độc trong những hồ nước khổng lồ được xây ngay trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân. Đây là một tính toán sai lầm tai hại mà cơn địa chấn và sóng thần ngày 11/3 đã chứng tỏ. Theo giới chuyên gia hạt nhân, mỗi hồ nước hàm chứa nồng độ phóng xạ Cesium 137 nhiều hơn là lượng phóng xạ mà những vụ thử nghiệm bom của các cường quốc nguyên tử thải ra trong nửa thế kỷ qua.
    Trong gần 4 tuần lễ qua, các nhân viên của Nhật đã trả giá bằng chính sức khỏe và mạng sống của họ để hạ nhiệt các thanh nhiên liệu bị hiện tượng nóng chảy . Phương tiện sử dụng lại rất lạc hậu bằng xe xịt nước không khác gì Chernobyl. Nước biển dùng chữa cháy đã kéo phóng xạ đi theo gây thiệt hại cho môi trường không biết đến quy mô, mức độ nào và cho đến bao giờ.
    Mối lo ngại lớn nhất của Tập đoàn TEPCO là lượng phóng xạ thất thoát từ nhà máy Fukushima rốt cuộc sẽ cao hơn phóng xạ thoát ra từ Chernobyl. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, hiện nay lượng phóng xạ bị thải ra ngoài chỉ bằng 1/10 của Chernobyl. Trước mắt, chính thái độ hoang mang, bối rối mà chính quyền Nhật gây nên trong vụ tai nạn ở Fukushima đã đè nặng lên tinh thần người dân Nhật hơn là các dư chấn động đất tiếp tục diễn ra. Đối với giới chuyên gia độc lập, quyết định do Cơ quan An toàn Hạt nhân đưa ra, một lần nữa lại là một quyết định vội vã.
    Tờ Le Monde của Pháp nhận định Thủ tướng Naoto Kan đã mất bình tĩnh. Đúng là có một vụ hỏa hoạn sáng 12/4 ở nhà máy điện Fukushima, sau cơn dư chấn, nhưng đã được nhanh chóng dập tắt. Hôm 11/4, sau một dư chấn khác mạnh 7 độ Richter, điện ở nhà máy đã bị cắt trong vòng 15 phút. Nhưng theo các chuyên gia hạt nhân quốc tế, dứt khoát Fukushima không phải là Chernobyl!
    Trong mắt các chuyên gia, Thủ tướng Nhật bị hoảng hốt. Các dư chấn lan đến gần Fukushima và Tokyo. Nhà máy điện hạt nhân lại nằm trên một khe có thể dẫn đến động đất không sâu, do đó rất nguy hiểm, và Tokyo cũng nằm trong vùng dễ bị động đất. Cho dù nghiêm trọng, nhưng tình hình ở Fukushima không biến chuyển nhiều, cho nên các chuyên gia cho là trước mắt không có lý do để đánh đồng Fukushima với Chernobyl.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Naoto Kan trước giờ họp báo tại Tokyo ngày 12/4/2011.
    Kết cục nào cho Fukushima?
    Theo Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản thì khó có thể khắc phục được thiệt hại và khôi phục các lò hạt nhân đã hư hỏng vì nhiên liệu nóng chảy. Giải pháp sau cùng là chôn vùi trung tâm một thời là "niềm kiêu hãnh" của xứ Phù Tang dưới lớp bê tông nhưng chắc chắn hơn "nấm mồ" Chernobyl được thực hiện trong gấp rút.
    Một khi khủng hoảng được khắc phục, các nhà máy này cần phải được quét dọn và tẩy độc với những kinh phí chắc chắn là khổng lồ. Tiến trình này kéo dài ít nhất phải hơn 10 năm. Trong thời gian đó, phải tìm ra cách thay thế nguồn điện hạt nhân bị thiếu. Nhưng còn các lò không phục hồi được thì phải giải quyết ra sao? Trung tâm hạt nhân Fukushima số 1 sẽ bị chôn vùi trong một nấm mộ khổng lồ với lớp vỏ bọc bê tông pha chất thép hay vào giờ chót các kỹ sư Nhật sẽ đưa ra sáng kiến bất ngờ? Dù sao đi nữa thì Fukushima từ nay đã biến thành một "đài tưởng niệm".
    Thực trạng của các nhà máy Fukushima hiện nay? Giải pháp khắc phục nào khả thi và sẽ đi đến đâu? Và khi mạch nước ngầm sâu 15m bị nhiễm phóng xạ thì tình trạng lò hạt nhân thực sự bị hư hại tới đâu? Theo các chuyên gia, độ sâu mạch nước ngầm bị nhiễm phóng xạ tùy ở địa chất dưới nền lò phản ứng chứ không phải ở tình trạng lò. Tình hình bây giờ là những thanh nhiên liệu bị nung chảy, nhiệt độ cao đã làm nung chảy thùng lò phản ứng, làm nứt nền móng của nhà máy và để cho nước trong lò chảy ra ngoài. Nước này mang theo những vật liệu phóng xạ chứa trong thùng lò, những vật liệu này đã trộn với nước ngầm và không ai biết nước ngầm chứa vật liệu phóng xạ sẽ chảy đi đâu. Không biết vật liệu phóng xạ sẽ đi đâu mới là một điều đáng quan ngại. Chứ còn thấm tới một mét, mười mét hay một trăm mét thì cũng không thay đổi gì cả.
    Các kỹ sư Nhật dự trù một số biện pháp đối phó như đào đường hầm thoát nước từ đáy lò ra ngoài... Đâu là những biện pháp có thể gọi là khả thi? Theo các chuyên gia hạt nhân, đào đường hầm dưới đáy lò là giải pháp đúng. Nước chứa những vật liệu phóng xạ sẽ chảy vào đường hầm và người ta sẽ bơm nước này ra để lọc những vật liệu phóng xạ trước khi trả lại thiên nhiên. Điều khó khăn là phải biết địa chất của Fukushima để dự báo được những vật liệu phóng xạ sẽ thấm đi đâu và đào hầm ở những nơi nào cho hữu hiệu. Nếu làm tốt được việc này càng sớm thì càng đỡ tốn kém vì nếu để những vật liệu phóng xạ chảy đi xa thì phải có nhiều đường ống và phải lọc một khối lượng nước lớn hơn.
    Tính xa hơn, về lâu về dài thì khi nào mới có thể nói là "giải quyết yên chuyện này"? Cần phải làm những việc gì? Đại đa số những đồng vị phóng xạ sẽ biến mất trong vài tháng, một năm. Một phần sẽ biến mất trong ba bốn chục năm tới. Một phần nhỏ, nhưng đó là những đồng vị có hoạt tính rất cao, sẽ tiếp tục đe dọa sức khỏe và môi trường trong cả trăm, cả nghìn thế kỷ. Một phần nhỏ của một lượng rất nhỏ thì cũng vẫn đặt vấn đề cho tới khi con cháu chúng ta tìm được một giải pháp. Trong khi chờ đợi thì chỉ biết có bọc thép và bê tông và ngăn cấm đến gần.
    Bài học 11/9 và kỷ nguyên "hậu Fukushima"
    Theo ông Mycle Schneider, nhà tư vấn quốc tế độc lập về năng lượng và chính sách hạt nhân, sự kiện khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại New York ngày 11/9/2001 đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ vốn có của chúng ta. Sau tháng 9/2001, ông nhận thấy rằng, nếu như bị khủng bố, thì các bể làm lạnh nhiên liệu hạt nhân chính là các mục tiêu tấn công hàng đầu. Khoảng 10.000 tấn nhiêu liệu nằm tại các bể làm lạnh, mà các bể này hoàn toàn không được bảo vệ gì cả. Như vậy, theo ông Mycle Schneider, tại Pháp, người ta vẫn chưa hề rút ra bài học của vụ khủng bố 11/9. Trước mắt, không cần phải có kiểm định thanh tra gì, cũng có thể thấy điều phải làm ngay trước mắt là đưa toàn bộ lượng nhiên liệu này vào bảo quản trong các nơi chứa an toàn.

    [​IMG]
    Nhà máy điện nguyên tử Fukushima chụp từ vệ tinh.
    [​IMG]
    Đo mức nhiễm phóng xạ gần Fukushima. Lo ngại của nhà tư vấn Mycle Schneider tập trung vào chất plutonium, được coi là rất nguy hiểm, vừa vô cùng độc và vừa rất dễ rơi vào tay quân khủng bố. Chỉ cần vài kilogramme plutonium là đủ chế một quả bom hạt nhân. Theo ông Mycle Schneider, trình độ công nghệ hiện tại không cho phép sử dụng nhiên liệu này một cách thực sự an toàn. "Bởi vì, hiện tại ở Pháp chưa có lò phản ứng thế hệ mới, nên người ta quyết định đưa nhiên liệu plutonium vào các lò phản ứng bình thường. Có khoảng 20 lò được sử dụng như vậy, trên tổng số 58 lò trên toàn nước Pháp. Các lò này, từ ít lâu nay, bắt đầu sử dụng đến 30% nhiên liệu bằng plutonium. Việc sử dụng nhiên liệu plutonium làm cho việc quản lý lõi của lò phản ứng trở nên phức tạp hơn, điều này cũng gây khó khăn cho việc bảo vệ người lao động trước tia xạ”.
    Theo ông, trước tình hình nguy hiểm như hiện nay tại Fukushima, cộng đồng quốc tế nên thành lập ra một nhóm công tác đặc biệt. Nhóm này bao gồm tất cả những bộ óc xuất sắc nhất trên thế giới, trong tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng, như nước, vật lý hạt nhân, hệ thống kỹ thuật. Người Nhật có một niềm tự hào kiêu hãnh riêng, nhưng nếu quốc tế huy động được các nhóm chuyên gia hàng đầu, thì chắc chắn người Nhật sẽ khó lòng từ chối. Hiện tại, theo ông, mới chỉ có sự hợp tác song phương của Nhật với một nước khác, và các hợp tác này chỉ mang tính thời điểm. Rõ ràng cần phải thay đổi cách làm này.
    Bài học Fukushima rất được Pháp và các cường quốc hạt nhân dân sự quan tâm. Tuy nhiên, Fukushima còn là lời cảnh báo đối với các quốc gia đang phát triển, hiện đang hy vọng chinh phục loại năng lượng đặc biệt này. Ông Christian Bataille, nghị sĩ đảng Xã hội Pháp bình luận: "Công nghệ hạt nhân là một công nghệ hết sức tinh vi. Công nghệ này chỉ có thể phát triển được tại các quốc gia có một nền công nghệ tiên tiến. Chúng ta phải hết sức thận trọng. Hiện nay, chúng ta đã thấy Nhật Bản, một quốc gia hết sức phát triển về công nghệ, nhưng cũng khó kiểm soát nổi các hậu quả, một khi thảm họa xảy ra".
    Ngày 13/4, Tokyo chính thức xác nhận tăng trưởng kinh tế sẽ giảm vì thiên tai. Một tháng sau ngày bị động đất và sóng thần tàn phá, trong bản báo cáo kinh tế tháng tư, công bố vào ngày 13/4/2011, chính quyền Nhật Bản đã đánh giá tiêu cực triển vọng kinh tế đất nước. Tất cả các hoạt động kinh tế quốc gia, từ guồng máy sản xuất cho đến tinh thần của người dân đều bị tác hại của thiên tai.
    Theo chính quyền Tokyo, mức tiêu thụ trong nước đang tăng lên trước thiên tai nay lại trên đà giảm tuột. Xuất khẩu cũng sẽ trong xu hướng này do hậu quả động đất và mối lo ngại của các nước đối tác về khả năng sản phẩm Nhật bị nhiễm phóng xạ. Nhiều quốc gia đã giảm nhập khẩu hàng hóa Nhật. Sản xuất công nghiệp Nhật theo bản báo cáo cũng giảm sụt, một mặt do nhà máy sản xuất vật liệu, linh kiện điện tử, phụ tùng bị tàn phá, mặt khác do tình trạng thiếu điện, cũng như thiếu khách hàng.
    Một hậu quả khác mà báo cáo ghi nhận và lo ngại là thất nghiệp sẽ gia tăng. Giới kinh tế đánh giá là Nhật sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái mới, tuy nhiên họ cũng dự kiến là hoạt động kinh tế sẽ được vực dậy trở lại trong 6 tháng cuối năm do nỗ lực tái thiết những vùng bị thiên tai. Ước tính thiệt hại vất chất - không kể Fukushima - là 25.000 tỉ yen, khoảng 200 tỉ euro, và chính quyền dự kiến tăng thêm ngân sách khoảng 4000 tỉ yen để thúc đẩy hoạt động, giúp Nhật phục hồi[​IMG]




    Mộc Thạch - Văn Bôl (tổng hợp
    Cho đến giờ này, có vẻ HP vẫn đúng =D>
  4. conronggia

    conronggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Mộc Thạch - Văn Bôl (tổng hợp
    Cho đến giờ này, có vẻ HP vẫn đúng
    Trừ những chỗ sai éc éc
  5. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Bỏ qua hết các thể loại súc vật và gia cầm mà Huyphuc thả ra, bỏ qua những gì báo chí phương tây và phương ta tuyên truyền, nếu chỉ lọc ra các ý chính trên này và so sánh với những gì đã xảy ra thực tế, thì có vẻ như Huyphuc đúng thật.

    Nhưng với dân ngoại đạo như tớ sẽ cực kỳ vất vả để hiểu được những gì 2 bên đang tranh luận.
    Nếu HP muốn "send a message" thì không những nội dung message mà cả cách truyền đạt message cũng quan trọng.
  6. SSX100

    SSX100 Guest

    Ta nói với nhau ngắn gọn thế này nhé. Sản phẩm phân rã U-235, Pu-239 (tức là cái trong lõi lò) gồm các nguyên tố có số từ ~90 đến ~140 trong bảng tuần hoàn. Trong số đó có I-131, Cs-134, Cs-137

    Và người ta tìm thấy I-131, Cs-134, Cs-137 trong nước mưa, trong không khí tận Mỹ, Canada... (Hay bọn Mỹ xấu chơi vu oan giá họa người Nhật?)

    Vậy "nổ khí hidro thoát ra nhà lò" và "cái vỏ lò vẫn chịu đựng được" thế nào mà cái LÕI LÒ nó bay sang tận Mỹ thế?
  7. huyphuc1981_nb_001

    huyphuc1981_nb_001 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/11/2010
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    37







    Thấp cao gì, vấn đề ở đây là một câu chuyện chó má, nó liên quan đến luôn Fukushima đổ nước nhiễm xạ.

    Ngày xưa Gấu đổ nước thải nhiễm xạ nhẹ xuống các tầng dịa chất mà họ chọn. Mỏ dầu khí mấy triệu năm không thoát dầu khí thì khí nước phóng xạ cũng ở trong các mỏ nước ngầm như thế. Tất nhiên, khi đã chọn có granit, có sét, có tần suất động đất, cứ vào trung tâm lục địa cổ nhà Gấu là miền đó. Pháp lấy đâu ra, toàn hang đá vôi, mà đã đá vôi trẻ như nhà Vịt thì nước chảy tưng bừng như Sơn Đoòng.

    Pháp tị nạnh chế Gấu không có thùng. Chuyện chó hơn khi các lò Gấu bán không có dấu IAEA, Gấu dek thèm ký các khoản đó. Chuyện chó hơn nữa nếu như IAEA không đóng dấu, không cắm wc xem nhân viên nhà lò thay quần, thì Mỹ đổ cho nhà lò làm bom. Chúng ta cần nhớ là trước khi đến Cher chụp ảnh chung với chuột to như chó, IAEA vẫn còn bận bịu cãi cọ với Bắc Triều Tiên về việc xem nhân viên nhà lò BTT đi toa lét thế nào. Trong lúc đó thì Nhật là đương nhiên, Nga Mỹ Úc Pháp rối tinh lên, vừa hùng hục khuân xác chết vừa cãi nhau.

    Có thằng con lợn nào mặc áo in chữ IAEA đến khuân xác chết đâu. Hay chỉ sủa như nguyễn đình đăng.

    Có đứa nào hội thảo quốc gia như Ucraina đâu. Nhật Bản khôg tôn trọng Ucraina triệu tập hội nghị diên hồng vì sao ? tại sao Nhật Bản không mặc áo có bình của Ucraina vào nhà lò, mà phải dùng robot coi như để mặc lò cháy nổ thải xạ ? Không vì UN, IAEA thì còn vì cái gì ở đây ?






    Ấy là thế này.
    Ngày xưa thằng nào chả tái chế, chả làm bom. Kể ra thì Xô Mỹ cũng hung bạo làm bom rất nhiều như quỷ dữ, nhưng Xô Mỹ không đê tiện như Anh Pháp xuất khẩu bom và lò nấu bom kiếm ăn. Ai chẳng phải quan hệ, ai chẳng phải bán mua, dưng cơ mừ ngàn năm nay có ai coi trọng loại đàn bà tằng tịu với mọi đâu, thà làm quý ông lằng nhằng với con ở còn hơn. Nói đi cũng phải nói lại, Pháp quan hệ với Nam Phi nhọ nhem thì cũng có điểm nào đó danh giá hơn là Anh Quốc bán lò nấu bom Magnox cho Bắc Triều Tiên. Nói lại cũng phải nói đi, Bắc Triều Tiên nổ bom kiểu Anh Quốc mà chả thấy ông Ăng Lê nào hoan hô. Nói xa nói gần thì thối như cu't, Mèo Hoang cũng chả dám nhe răng chứ đừng nói đến cười vui yến tiệc khi Do Thái khoe có bom kiểu Pháp. Dĩ nhiên là cả Anh Mỹ Pháp chẳng thằng con nào đủ độ lợn mà dám kể ra tổ tiên bom của Tầu Khựa.

    Kể ra, trên đời có thằng nhiều lương thiện nhất là Canada làm CANDU, có thể hiểu là, hắn ta chưa từng đói lương thiện, hay có thể khiêm tốn là chưa từng có nhu cầu đến mức vác dao bầu sang nhà bác Cường hỏi vay cái đó. Khi thế giới này lấy bom nuôi lò, thì CANDU bú mớm lớn lên thành người bằng tiền y tế trắng trẻo bóng lừ, ai nhìn cũng muốn vạch lên xem thêm. Thế nhưng mà, Ấn Độ nghe đồn có hàng trăm bom mà chưa từng thể hiện nó biết làm loại lò gì ngoài nước nặng, trăm thì mới nghe, nhưng mà vài quả thì nó đốt cũng lâu lâu rồi. Thuỵ Điển cũng thế, nó có bom pluton, không có lò than chì nào, mà chỉ có lò nước nặng rất to mà không bán điện, 70 độ C không tách nhiệt độ làm chậm thì không phát điện, nhưng sưởi tốt chán, cũng chẳng có thằng thần dân Thuỵ Điển nào nói tao từ chối sưởi ấm mùa đông bằng bom, cũng chẳng có kỹ sư Canada nào không biết quê gốc của Candu là Bắc Âu, Nga Thụy Điển Na Uy.



    Ờ, ai cũng hung tàn xấu xa. Sau 1991 thì thằng Mỹ phải chứng minh hộ Gấu là các VVER của EU dùng cũng đường được. Sau đó thì thanh tra EU phát hiện thùng đựng nước nhà Pháp Mỹ rỉ tưng bừng. Ừ thì Gấu đúng, thôi thì Pháp Mỹ theo Gấu có thể do bất đắc dĩ chứ chẳng phải vì dốt hay vì chó, dưng cơ mù vẫn còn khốn khổ với hòa bình xanh dài dài vì ..... vỏ thùng.




    Ừ thôi, xửa xưa ai chẳng có xấu.

    Ấy nhưng mà Krypton 85 đi đâu.

    Krypton 85 thuộc loại bã trung bình, chu kỳ bán ohân rã 10 năm, sau trăm năm mới còn 1 phần ngàn, 300 năm tố như còn phần tỷ, sau ngàn năm mới về mức quặng tự nhiên. Ấy nhưng như các đồ thị kểu này, nó bặt vô âm tín !!!

    Khốn khổ, Krypton là khí trơ, còn cách nào đâu ngoài chôn mỏ khí đốt chờ giảm xạ. Krypton chiếm 0,3% bã, tức 1 GW nước nhẹ mỗi năm nấu chín 1,2 tấn nhiên liệu, thì có 4 cân Krypton 85. Riêng nhà Phú mỗi năm chế ra 240 cân, công suất Krypton đó bằng bằng vài ngày nổ một bom Hiroshima 0,6kg bã chính giữa Paris. Cũng may là Pháp bị cả thế giới tẩy chay cái nhà máy tái chế La Haye bẩn hơn toàn bộ các vụ thử bom trên mặt đất, tất nhiên là tính lúc người ta chưa cấm. Thuê Pháp tái chế là tự sát về chính trị, không chỉ tẩy chay, thậm chí pluton thành phẩm gửi Pháp cũng không thèm đến lấy. Thế nên ma đói Pháp cũng chưa dám tái chế hết sạch SNF của chính mình.

    Các bạn hình dung là, gió bão như thế, thế nhưng Krypton 85 ở Bắc Cực đậm hơn Nam Cực 1,3 lần, đủ biết công suất của La Haye hoành tráng thế nào.

    Quên, chưa nói rõ, không bơm mỏ dầu khí thì không có cách nào che dấu Krypton , La Haye cũng vậy, DUPIC cũng thế, Fukushima cũng vậy, Chernobyl không khác... Nhưng không gì sánh với La Haye về khoản Krypton. Nói rõ hơn, thành phần phóng xạ cực manh này không hề dược quan tâm.





    Pháp Mỹ chỉ lấy 0,5% trong số 0,72% 235-U , bỏ lại trong làm giầu, làm giầu đến 5%, Pháp đốt còn 1% thì bỏ, tái chế nếu ăn hết chỗ đó coi như được 0,1% khối lượng uran khoáng. CANDU và RBMK đều không tái chế.

    CANDU ăn uran tự nhiên 0,72%, nên có DUPIC chặt nhỏ SNF Mỹ ra đổi lấy quặng Canada, SNF mới 0,9% còn cổ là 1,4%. Ca chê Krypton 85 đắng lắm, chưa ăn DUPIC, thế nhưng có nhiều cách, như là ví dụ cải tiến CANDU ăn rod dài chẳng hạn :)), tiếc gì mà không cải tiến CANDU khi giá nhiên liệu hoá thành âm, âm vì Nga thu $200 mỗi cân SNF gửi đến RT-2 chờ Gấu .... thèm ăn. Tất nhiên là khôg cực đoan thế, vì CANDU không cấm khách ăn DUPIC, bác Khựa thì chả chê cái gì.

    RBMK có tỷ số tái sinh lõi CBR cao (tiền thân không làm giầu ADE đạt xấp xỉ 1, cao nhất neutron chậm), tái sinh ra ăn luôn trong thanh nhiên liệu có vỏ to dầy đắt đỏ bền 7 năm. Mỹ có tỷ số ăn uran khoáng 0,5%, Pháp hô 0,9% nhưng đó là tái chế hết và còn Superphenix. RBMK tái chế luôn trong rod không thấy Krypton đắng, ăn ở phiên bản ít nhất là 2,5%, cao 4%. Chưa hết, đấy là RBMK không dùng phiên bản ABM vì rod quá dài 25 mét.

    À, chó thì vẫn còn , Pháp bảo Gấu không biết tái chế RBMK, để ở tại nhà máy, Gấu treo mỡ miệng khu?ng bố... Sản lượng tái chế dân sự Gấu rất chi bé, Tây Phú Lãng Sa mới là số một hoàn cầu....

    Chú thích, Gấu hiện chỉ tái chế VVER của Phần Lan và Pháp 150 tấn / năm để bù số pluton đang hao đi do xuất MOX cho Pháp. RBMK đã cằn thì chớ, mà sau khi đốt cạn nhiên liệu có CBR bé hơn 1, thì bã còn loại là 240/241-Pu rất kém phản ứng, đơn giản vì 239-Pu có giá dễ phản ứng thì chóng hao SNF của RBMK bán kém giá, có dùng thì đợi BREST sau 2020. BREST dùng chì Pb 208 rất trong với neutron nên duy trì được phản ứng một cách có lợi các cặn bã của RBMK. ADE thì không tính dân sự, lò ấy bán điện cho dân nhưng tái chế lấy pluton cho quân. Tất nhiên là sau các START thì pluton ấy lại được quân trả cho dân đem đốt lấy điện, nhưng chưa có ai đứng ra viết đơn xin Pháp đổi cách đánh giá.
  8. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Ê Phúc. Cái ni mần ăn được đây. Thuê lại mấy cái túi dầu rỗng bỏ hoang của bọn vùng vịnh rồi mình nhét chất thải vào đó là ngon cơm. Nghiên cứu mở ngay công ty thôi:-bd
  9. huyphuc1981_nb_001

    huyphuc1981_nb_001 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/11/2010
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    37
    Từ hồi có vụ "vua điên mưu lớn bùng tiên quốc, đã mất đồng minh lại sợ bom", người ta mới nhìn ra rằng, tiêu chuẩn lò hạt nhân nguyên tử hột nhơn hạch tâm trên thế gian này có nhiều vấn đề. Hoá ra, để nấu bom thì không khó như bác Mèo Hoang thường vỗ ngực khoe, đâu cần zicron, mà nhôm Al và mange Mg làm nhiên liệu tốt chán, than chì lại sạch sẽ hơn nước nặng nước nhẹ nhiều. Hóa ra, cái khó mà bác Mèo Hoang không bao giờ vượt qua được lại không phải là than chì không tốt như bác ấy thường nhồi sọ các liệt não, than chì rất ít hao neutron nên tái sinh cao, than chì có nhiệt độ cân bằng phản ứng hấp thụ cao nên ít hay không phải làm giầu. Nước nặng vừa đục với neutron hơn than chì, lại vừa sinh rác trittium phóng xạ rất dễ phát hiện trong nước biển và không khí. Nước nặng lại không thích chịu lực nên phải tống nhiều sắt thép vào trong, sắt thép đó lại ăn neutron giảm tái sinh và tạo rác...

    Cái khó mà bác Mèo Hoang không bao giờ vượt qua được lại là bác ấy đã không thể bơm than chì làm mát như nước nặng, và bác ấy đi đến quyết định dễ dãi là ném cả nước nặng lẫn than chì đi cho lành, ăn vã. Các bạn thấy quá dễ để tính, với kỹ nghệ làm giầu chỉ vớt được 0,5% 235U trong khoáng, các lò nước nhẹ ban đầu làm giầu đến 3%-4%, nay là 5%-6%, tỷ số tái sinh bé hơn 0,5. Trước ăn đến 1,4% thì bỏ , nay lò mới 0,9%.

    Một cái lò nấu bom như Bắc Triều Tiên làm có gì khó đâu, nó dùng Mg, nhưng thay bằng nhôm chẳng sao, bí quá dùng thép không rỉ cũng được, do tính chất ưu việt của than chì, than chì rất ít phản ứng với neutron, rất ít hao neutron, dùng than chì thay nước nặng nước nhẹ thì thay hết zicron bằng thép vẫn bù. Anh Mỹ đã từng làm lò toàn bằng nhôm thép đấy có sao đâu.



    Thế này nhé, sau Gấu không chịu bán lò đủ lớn cho Bắc Triều Tiên anh em. À, tiêu chuẩn nhà Gấu thế, Bắc Triều Tiên đang có chiến tranh, nó mà trúng bom thì Gấu cũng không thấy ngọt.

    Thế sao Gấu bán VVER cho Cu Ba. Cũng tiêu chuẩn nhà Gấu. Cu Ba không sợ Mỹ đánh bom, Mỹ cũng có thể ném bom nhà máy Cu Ba nếu như muốn bỏ hoang Maiami.

    Cũng như thế, Anh bán Magnox nấu bom cho Bắc Triều Tiên là ủng hộ hòa bình thế giới, giúp hàng xóm láng giềng chóng làm lành. Cái mà dân phớt ăng lê không lường được là bác Mèo Hoang lại chó má quá, nên mới có chuyện "vua điên mưu lớn bùng tiên quốc, đã mất đồng minh lại sợ bom".

    Chó hơn cả chó là Anh-Mỹ chuyển giao cả kỹ thuật tên lửa và nấu bom cho Tầu Khựa. Không vừa, Canada, một số thế lực khác ở Anh, Thuỵ Điển cũng cân bằng hoà bình thế giới bằng bom Ấn Độ. Đức liền đánh rơi công thức bản vẽ vào tay Pakistan để dân nước này không bị Ấn Độ thảm sát, bắt về làm robot tái chế.

    Ma quỷ nhất là bom Nam Phi- Israel. Pháp là con ma đói chúng ta biết rồi, con ma đói có cái mẹt cực kỳ bẩn tưởi tanh tởm La Haye. Pháp bán cả máy làm bom cho Israel và Nam Phi, Nam Phi đóng góp quặng và bãi, Israel nhân lực. Phụ phẩm của việc này là Iran.





    Việc Gấu bán lò cho Cu Ba mà không bán cho khựa là thế này. Các bạn biết, hạt nhân từ lâu đã thối, người ta làm loại lò nước nhẹ hết sức đơn sơ ăn vã tương lai. Không thối sao được khi bác học thì ít mà chó lợn thì nhiều. Vấn đề là đó, tầu khựa có tỷ lệ bác học / chó lợn thế nào. Thật may mắn là Cu Ba, cùng với các Slovakia, Czech, Hungari.... đều là những nước ít dân. 1-2 ngàn người làm cái nhà máy VVER-440 2 GW, thì ngày nay khó cạnh tranh trong EU, nhưng ngày đó rất đông phiếu bầu và hầu hết chúng đã tồn tại qua 199x, bất chấp GE với Areva và Westinghouse gào thét đông tiến.







    Lò số 4 của Fukushima I cháy oan uổng , nó đã dừng vẫn cháy !!!
    Chúng ta biết nhiều chuyện. GE với Areva và Westinghouse gào thét đông tiến, thế nhưng lại thành ra VVER ồn ào tây tiến. Người ta làm ra những cái lò nước nhẹ cực kỳ đơn sơ bất chấp mọi giá, bóp cổ các dòng điện hạt nhân lành mạnh AGR, CANDU, RBMK
  10. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Ký rồi:

    April 19, 2011




    Following a request from Tepco, AREVA proposed a solution to treat most of the contaminated water from the damaged Fukushima nuclear power plant, which the Japanese power company has just accepted. The contaminated water must be treated rapidly as it is preventing Tepco from repairing the power plant’s power supply and cooling systems.

    For three weeks, AREVA has sent radioactive effluent treatment specialists to Japan to participate in work groups with Tepco. Backed by large teams in France, Germany and the United States, they proposed a method based on a co-precipitation concept. Developed by AREVA and used in the Marcoule and La Hague facilities, the process uses special chemical reagents to separate and recover the radioactive elements. AREVA will then draw on its expertise and solu-tions for treating and managing these elements.

    AREVA also called on the skills of Veolia Water . A large-capacity treatment plant equipped with the co-precipitation process will be delivered by AREVA. This installation will sharply reduce the radioactivity levels of the treated water, which could be reused in the power plant’s cooling systems.

    Other processes may be used in parallel with this solution, which is the most suited to the present emergency. It could be supplemented by other medium- and long-term actions.

    This operation is part of the follow-up to the visit to Japan of the President of the French Republic.

    http://www.areva.com/EN/news-8856/a...amination-process-for-the-fukushima-site.html


    Mình làm cho AREVA đang xây dựng nhà máy lọc plutonium (weapon graded) thành thanh nhiên liệu tại Mẽo (tên là Mox Project) và bên mình cũng đang nghiên cứu lại các procedure để lọc nước ở Nhật Bổn, công việc bận rộn không có thời gian tranh cãi nhiều với mấy bác pro Nga ở đây. Nhưng mà đến nước các bác này so sánh Chenobyl và Daiichi thì buồn cười quá!

    Xin lỗi thêm ông nào nói Ngố xuất mox cho Pháp nhé. Riêng ở Pháp có 2 lò sản xuất mox là Melox ở miền nam và Le Harve ở miền bắc, 2 lò này cung cấp mox cho 30 lò ở khắp châu Âu, nó chả việc đếch gì nó đi nhập của ai. Hiện giờ ở Mẽo chúng nó chưa có thằng nào dùng mox, nên nhà máy mox bên mềnh đang làm (Shaw AREVA MOX, trước đây là DCS, của Duke Energy với 2 thằng nào đấy đã bị Shaw và Areva thôn tính) có thể sẽ mang lại mox về châu âu đốt, từ khi mình bước chân vào ngành hột nhơn đến giờ chưa nghe thấy Pháp phải nhập mox từ Nga Ngố!

    Còn giờ này ai còn nâng bi lò RBMK thì cứ nâng bi thôi, sự thật nó vẫn là sự thật, lò RBMK không được chấp nhận ở nước nào ngoài Liên Xô, giờ còn 3 cụm lò đang chạy ở Somalek, Belarus với lại Leningrad thì phải, còn lại không thằng nào nó chơi vì thiết kế dở hơi cám lợn, đầu control rods chơi ngay graphite, cái này ưu nhược thế nào mình không cần phải nói! Nhìn những sự kiện thảm họa hột nhân trong 30 năm qua ta có thể thấy được về design lò nào ngon lò nào lởm. Three Mile Island nổ lõi mà không ai chết, không phát phóng xạ. Daiichi không biết lõi đã nổ chưa (cứ cho là nổ rồi cho nó vuông) phóng xạ vẫn không thoát ra từ trong lò, phóng xạ ta thấy xung quanh nhà máy đó là phóng xạ từ những thanh nhiên liệu đốt rồi và đang chờ cất và do Nhật bổn nó cuống quá nó bơm nước vào lò mà nó không dự đoán được nước đó sẽ dính phóng xạ nên nó nhiễm xạ, cái này thì người ngu ở đâu chả có, chả thế mà năm 1986 mới có anh trưởng lò chỉ huy cho lò nó nổ tung rồi graphite bắn tung tóe ra mà vẫn không tin là lõi lò đã nổ, còn chỉ đạo cho các anh em đi ấn control rods vào làm chết thêm mấy mạng oan uổng. Trong khi đó ở Chenobyl lò thế nào mà nổ phát chả thấy bê tông đâu giữ lại, graphite tung tóe chết tươi cả rừng cây bên cạnh!

    Lò số 4 của Fukushima I cháy oan uổng , nó đã dừng vẫn cháy !!! -> Câu này buồn cười quá, còn nhớ năm nào cái lò kia nó chạy có 200MW có lúc xuống 30MW mà cuối cùng 1 tiếng sau vẫn nổ tung, xin mấy trăm mạng, hậu quả về kinh tế lên đến mấy trăm tỉ obama giờ 3 nước xung quanh vẫn oằn lưng ra mà trả.



    Em không làm hóa học, cũng ko làm thiết kế lò, em làm ... phần mềm nên hiểu biết em hạn hẹp các bác cứ ném đá đi, em đi kiếm con mũ bảo hiểm đã!

Chia sẻ trang này