1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam (sắp xây dựng) và tính toán dài lâu cho nền quốc phòng quốc

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vannienthanh, 19/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Nên đọc nhiều hơn là nói nhé ^:)^
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi bác, sự thật vẫn là sự thật. Các bác VN nhà mình chém gió thì ác liệt, nên em chẳng thèm đọc. Cứ nhìn thực tế đi, có loại súng nào trang bị cho quân đội do VN tự sản xuất không? Hay là chỉ làm một khẩu súng mẫu bắn phát đầu trúng ngay rồi không dám bắn nữa, xếp vào nhà truyền thống.

    Em chỉ cần nói đến những súng cá nhân đơn giản như súng trường, tiểu liên, súng ngắn thì đã có bác nào được cầm khẩu súng do VN ta trang bị cho quân đội chưa ạ? Chưa nói đến các loại súng phức tạp hơn như đại bác, súng phòng không nhé. Vậy mà các bác cứ mơ đến những thứ cao cấp như hạt nhân, phóng xạ thì đúng là lạc quan tếu.
  3. rongbien_vn

    rongbien_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0

    về đọc nhiều vào rồi hãy nói . không biết thì ngồi im mà nghe . nói ra bị ném đá hội đồng đó .

    trong cuốn nhật ký của mình cha đẻ của vk nguyên tử pakistan ông Khan đã nói : lúc đó chúng tôi chưa sản xuất nổi 1 cây kim công nghiệp nhưng đã làm cho cả thế giới bàng hoàng khi chúng tôi thử vkhn.
  4. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thôi đừng chém nữa, lúc nào mà chúng ta sản xuất được khẩu k54 cho ngon lành rồi hãy tính.
  5. rongbien_vn

    rongbien_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    thế mày tính từ 40 năm về trước đi . sang bên giáo dục quốc phòng đọc nhiều vào rồi hãy phát biểu . nói với mày loãng hết topic
  6. Walkers

    Walkers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    Nhảm đến mức chả ai thèm dả nhời^:)^
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Điện hạt nhân VN cũng có nhân tài đấy chứ.
    http://www.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/45786/tien-si-vn-doat-giai-cong-nghe-hat-nhan-thuy-dien.html

    Tiến sĩ VN đoạt giải Công nghệ Hạt nhân Thuỵ-điển

    Luận văn của Tiến sĩ Trần Chí Thành, Viện Năng lượng (VN), đã được trao giải thưởng Sigvard Eklund, Thuỵ Điển năm 2011 vào ngày 05/10/2011.

    TIN LIÊN QUAN


    Giải thưởng Sigvard Eklund hàng năm của Thụy Điển dành cho các luận án tiến sĩ, Thạc sĩ và Cử nhân xuất sắc nhất (được bảo vệ trong vòng 2 năm trở lại) giữa các trường đại học của Thụy Điển liên quan đến công nghệ hạt nhân. Giải thưởng trị giá 50.000 cua-ron Thụy Điển, bắt đầu có từ năm 2004 lấy tên cố tiến sĩ Sigvard Eklund, người Thụy Điển, 21 năm là Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), từ 1961-1981.
    Đề tài luận văn của TS Trần Chí Thành được chọn trao giải mang tên: "Mô hình đối lưu hiệu quả dùng để mô phỏng và phân tích quá trình truyền nhiệt của bể nhiên vật liệu nóng chảy ở đáy thùng áp lực lò nước nhẹ". Hướng nghiên cứu của TS Thành phù hợp với thực tiễn nước ta đang trong quá trình thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận và nhiệm vụ công tác được giao hiện nay.
    VietNamNet trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn TS. Thành doMs. Sofia Nystrom (thuộc Trung tâm Công nghệ Hạt nhân Thụy Điển SKC) thực hiện và bản Nhận xét của Hội đồng Giải thưởng.

    [​IMG]
    TS Trần Chí Thành

    1. Bài phỏng vấn - Hỏi: Anh cảm thấy thế nào khi đoạt giải thưởng?
    Trả lời: Giải thưởng Sigvard Eklund đã đem đến cho tôi niềm vui và tự hào, cảm hứng trong công việc, đặc biệt là công việc nghiên cứu. Giải thưởng có một ý nghĩa rất quan trọng với tôi. Thứ nhất, giải thưởng là sự công nhận các nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực an toàn điện hạt nhân, cụ thể là phân tích an toàn sự cố nghiêm trọng. Thứ hai, giải thưởng là sự cổ vũ đối với tôi trong các nhiệm vụ nghiên cứu hiện nay đang thực hiện.


    TS. Trần Chí Thành là cán bộ nghiên cứu và Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện, Nhà máy điện hạt nhân và Môi trường, Viện Năng lượng. Anh quê ở Hà Tĩnh, là cựu học sinh chuyên toán Đại học Vinh, tốt nghiệp Đại học năng lượng Matxccơva.
    Tiến sĩ Thành bảo vệ luận án "Mô hình đối lưu hiệu quả dùng để mô phỏng và phân tích quá trình truyền nhiệt của bể nhiên vật liệu nóng chảy ở đáy thùng áp lực lò nước nhẹ" ngày 2/9/2009 tại Đại học Công nghệ Hoàng gia - một trong những trường đại học kỹ thuật lâu đời và lớn nhất Thụy Điển.

    - Hỏi: Anh nghĩ luận án có thể đóng góp gì cho ngành năng lượng hạt nhân? Trả lời: Luận án tiến sỹ trình bày công trình nghiên cứu liên quan đến phương pháp, phát triển, kiểm chứng và các mô hình ứng dụng cho phân tích sự cố nghiêm trọng. Các mô hình có khả năng mô phỏng quá trình truyền nhiệt trong đáy thùng áp lực lò nước sôi, cho phép dự đoán diễn biến sự cố nghiêm trọng trong lò và khả năng hỏng thùng lò sau đó. Quan trọng hơn cả, có thể sử dụng các mô hình này để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý sự cố, ví dụ như cấp nước làm mát qua các ống thanh điều khiển. Đây là biện pháp rất tiềm năng để lấy nhiệt từ lò phản ứng và giảm thiểu các hậu quả cho nhà máy điện hạt nhân.
    - Hỏi: Công việc hiện nay của anh là gì?
    Trả lời: Hiện tôi là cán bộ nghiên cứu và Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện, Nhà máy điện hạt nhân và Môi trường, Viện Năng lượng. Nhiệm vụ hiện tại bao gồm công việc tư vấn và nghiên cứu. Công việc tư vấn chúng tôi đang thực hiện cùng với tư vấn Nga và Nhật Bản liên quan đến các dự án nghiên cứu khả thi cho nhà máy điện hạt nhân 1&2 ở Việt Nam. Công việc nghiên cứu trong nước trên một số khía cạnh liên quan đến công nghệ và an toàn lò hạt nhân của Nga và Nhật Bản. Đồng thời, tôi là cộng tác viên của khoa An toàn Điện Hạt nhân, Đại học Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển (KTH) trong nghiên cứu liên quan đến phân tích an toàn lò nước sôi của Thụy Điển.
    - Hỏi: Kế hoạch cho sự nghiệp tương lai của anh là gì?
    Trả lời:Bối cảnh hiện tại của Việt Nam không cho phép dự báo hay chờ đợi bất kỳ kế hoạch dài hạn nào trong ngành điện hạt nhân. Tuy nhiên, kế hoạch ngắn hạn (khoảng 2 năm) là tập trung vào nghiên cứu tính khả thi cho 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (công nghệ Nga và Nhật Bản). Bên cạnh đó, có thể tôi sẽ phụ trách một nhóm nghiên cứu thực hiện một đề tài nhà nước về phân tích an toàn các lò hạt nhân tiềm năng dự định xây dựng tại Việt Nam.
    - Hỏi Tại sao anh lại chọn làm nghiên cứu sinh ở Thụy Điển?
    Trả lời: Thụy Điển có một môi trường nghiên cứu rất tốt với nhiều trường đại học (và các viện) hàng đầu thế giới, đặc biệt trong nghiên cứu về an toàn hạt nhân. Tôi đã được cấp học bổng nghiên cứu sinh tại Đại học Công nghệ Hoàng gia (KTH), Thụy Điển.
    - Hỏi: Anh có xem xét việc quay lại Thụy Điển không?
    Trả lời: Rất nhiều khả năng.
    - Hỏi: Anh nghĩ sao về tương lai điện hạt nhân của Thụy Điển và của thế giới nói chung?
    Trả lời: Tôi nghĩ điện hạt nhân tại Thụy Điển và thế giới có tương lai tốt, mặc dù ảnh hưởng của sự cố Fukushima làm chậm lại đôi chút sự phục hưng của điện hạt nhân.
    2. Nhận xét của Hội đồng xét Giải thưởng
    "Luận án hết sức cần thiết này là kết quả của một nghiên cứu sâu về cơ chế truyền nhiệt của bể nhiên vật liệu nóng chảy ở đáy thùng lò nước sôi áp lực. Sự cố điện hạt nhân ở Fukushima đã cho thấy tầm quan trọng và tính cần thiết của đề tài này.
    Việc áp dụng các phương pháp khác nhau (phương pháp phân tích, CFD-ILES, ECM và PECM) vào các kịch bản sự cố thực tế cho thấy khả năng áp dụng của các phương pháp này. Quá trình kiểm chứng chỉ ra rằng các phương pháp này mô phỏng rất tốt các thông số vật lý quan trọng và có thể được sử dụng để dự báo chính xác các thông số quan trọng như tải nhiệt lên thùng áp lực lò phản ứng.
    Tác giả đã chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng vật lý phức tạp xảy ra trong các kịch bản sự cố, và có khả năng đánh giá tầm quan trọng của các quy trình khác nhau trong một bể nhiên vật liệu nóng chảy. Tác giả cũng đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong nhiều bài báo, làm thành một công trình nghiên cứu tốt".
    PV
  8. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
  9. Zombia

    Zombia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    396
    Anh quốc cắt trợ cấp panel mặt trời khiến mua 1 tấm panel có giá 10-12000 bảng sẽ chỉ hoàn vốn và có lãi sau 18 năm thay vì 10 năm như trước.

    Có vẻ mấy bác trong này nói có lý, còn lâu mới thay thế được những loại như than, dầu, hạt nhân. Đám thực dân đang dòm mấy thằng nhiều dầu để đánh tiếp đây.

    http://www.euractiv.com/specialreport-solarpower/solar-subsidies-cut-half-news-508637
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Đúng là hiện nay năng lượng tái tạo chưa thể giải quyết hoàn toàn vấn đề năng lượng. Tuy nhiên các bạn đừng nghĩ điện hạt nhân sẽ giải quyết hết các vấn đề bởi vì:

    - Vận hành nhà máy điện hạt nhân thôi cũng đã rất phức tạp và nguy hiểm, sơ xảy là chết cả lút. Các ban có đảm bảo rằng công nhân Việt nam có kỷ luật vận hành tốt hơn công nhân Ucraina ngày xưa không.

    - Nhà máy Hạt nhận khi vận hành an toàn tuy không trực tiếp xả chất thải độc hại ra khí quyển, đất, nước, nhưng nó gây ô nhiễm tâm lý nghiêm trọng cho cả vùng xung quanh. Chẳng ai có thể thưởng thức các resort cao cấp của tỉnh Ninh thuận khi biết ngay trên bờ biển tỉnh này có đến 2 nhà máy ĐHN đang chạy, tốt nhất là sang Phuket hay Bali cho nó lành. Không chỉ du lịch, các hoạt động kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng.

    - Còn bạn nào mơ đến việc ứng dụng nghiên cứu hạt nhân trong quân sự thì quên khẩn trương đi nhé. Công nghệ hạt nhân là nhập khẩu và các nước xuất khẩu chẳng dại gì để chúng ta lợi dụng. Thứ nữa muốn ăn cắp, cũng phải có đội ngũ chuyên gia có kiến thức, phải có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Ta chẳng có cái gì, mấy nước lớn có cho không công nghệ vũ khí Hạt nhân thì ta cũng chẳng hấp thụ được.

    Chẳng hạn vơi ngành cơ khí què quặt như ở ta hiện nay, sản xuất con vít cũng lỏng lẻo thì đến cái vỏ bom hạt nhân cũng không làm được chứ chưa nói bên trong. Còn bao nhiêu ngành phụ trợ đi theo như Hóa học, luyện kim màu ...v.v (ngành công nghiệp sản xuất nhé, chứ không phải mấy cái luận văn lý thuyết hão)

    Chính sự què quặt công nghiệp này mà các bạn thấy chúng ta chẳng sản xuất được những khẩu súng cơ khí như súng trường, súng AK theo mẫu sẵn có chứ chưa nói đến việc cải tiến nó. (Đã bác nào ở đây được bắn thử một khẩu súng do Việt nam sản xuất chưa, trừ súng kíp)

    Công nghiệp QS như thế mà lại đòi chế bom hạt nhân, thì cũng ngang như mấy bác buôn sắt vụn ở Quảng Bình cưa bom.

Chia sẻ trang này