1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    không biết nhà mình có sang hốt một vài em về không các bác nhỉ.

    =============================================
    Nga sẽ "bán sắt vụn" tất cả các chiến xa đã lỗi thời

    Theo Ria Novosti ngày 23/3/2012, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, quân đội nước này sẽ loại bỏ và tháo dỡ tất cả các loại xe tăng, xe bọc thép chiến đấu đã quá lỗi thời.

    Thiếu tướng Alexander Shevchenko cho hay đây là một phần trong những nỗ lực hiện đại hoá quân đội Nga.

    Kế hoạch loại bỏ và tháo đỡ tất cả các xe chiến đấu đã lỗi thời này được Bộ Quốc phòng Nga phát động, tuân thủ sắc lệnh đã được chính quyền Moscow thông qua từ năm 2011.






    Các loại xe chiến đấu, xe tăng sẽ bị "trảm" là tăng T-80, T-64, T-55 và một số loại xe tải quân sự lỗi thời, ngốn nhiều nhiêu liệu khác.

    Tuy quan chức này không nói rõ sẽ có bao nhiêu xe chiến đấu sẽ bị loại bỏ nhưng theo biên chế hiện tại của Lục quân Nga, số phương tiện kể trên hiện vẫn còn hàng nghìn chiếc.

    Đa phần các phương tiện này được sản xuất trong các thập niên 50 và 90.

    Lê Dũng (theo Ria)

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...vun-tat-ca-cac-chien-xa-da-loi-thoi/132772.gd
  2. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
  3. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Ước mơ của bác nào em ko biết chứ rước mấy em đo đỏ đấy về thì cái động cơ của em nó chắc chạy được vài năm thì cái binh chủng tăng thiết giáp nó phá sản luôn. T-72 và T-90 thì ổn áp với nhà mình hơn. Mà anh Thái G cũng có T-84, họ hàng của T-80 rồi. Nhưng nhà anh Thái ấy có điều kiện.
  4. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Sao Vn ta lúc nào cũng phải mua sắt vụn vậy các bác :(
  5. bintao

    bintao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    101
    kaka.Thì đó là lý do ta ko thèm mua tăng mới mà nâng cấp.Cái đồ T-80 còn sa thải thì mua T-72 về thì mấy bữa sau lỗi thời tiếp hả.Nên đầu tư hải và không quân xong mua Armata luôn.Hehe.Tiến thẳng lên hiện đại chứ ko thèm bám đuôi
  6. cungxt

    cungxt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2010
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    em nghĩ quả này có rất nhiều đồng nát ve chai qua nhà Nga Ngố xin mua đây ;))
  7. senk

    senk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    0
    sắt vụn nào vậy bác :-??
  8. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Thiết nghĩ, T-80 là cần do nó còn có thể làm thay đổi bộ mạt TTG Việt Nam, song T-64 thì không cần, bởi lẽ đem về thì lại nâng cấp. Chết hậu cần! Hiện nay, T54/55M3 đã sêm sêm T-64 rồi. Nếu Nga trảm cả T-80 thì hốt ngay về, sẽ được nhiều đường đấy! Tuy nhiên, không biết T80 này thuộc đời nào, cần xem xét! Một trong những ưu điểm của T-80 là sử dụng được mọi loại nhiên liệu (từ xăng, dầu hỏa, dầu diezen...). Cần khi khan hiếm nhiên liệu nếu có 1 cuộc chiến tranh tổng lực xảy ra.
  9. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    nhưng mà nó đốt nhiên liệu thì thôi rồi bác ơi, hậu cần cho T-80 này mới gọi là khốn khổ và là một trong những điểm lớn để loại bỏ nó. Hơn nữa kích thước có vẻ như quá to. Cho vài chục em nằm ở Hà Nội ra oai thì được chứ đánh đấm có vẻ cồng kềnh.

    hơn nữa nó không năng động, nòng nó không nâng cao được nên cũng chỉ yểm trợ từ xa mà thôi. Đánh chỗ nào địa điểm lên cao xuống thấp địa hình phức tạp thì nó yếu cũng không kém gì

    chắc chắn Nga sẽ không làm sắt vụn một em T80 nếu như đồ chơi lắp trên em nó ngon như 1 em T72.

    Hàng bị đập sắt vụn có khả năng lớn bị đánh giá quá kém chất lượng chứ không phải lỗi mốt.

    nếu tình hình VN nhập nòng pháo 130mm++ và cải tiến T80 thành ra pháo lớn tự hành, lúc đó mới có khả năng nhập T80 mà thôi
  10. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Bác chứng minh đi! Em chứng minh luận điểm của em nhé!
    T-80 được trang bị 6 tên lửa có điều khiển chống tăng: T-80B dùng hỏa tiễn chống tăng 9119 Korba (NATO gọi là AT-8 Songster) của T-64, T-80U thì dùng 9M119 Svir (AT-11 Sniper), 9M119M (AT-11B Refleks).Tầm hoạt động của tên lửa từ 100 đến 4.000m. Hệ thống được thiết kế để chống lại các xe tăng có trang bị ERA (Lớp bảo vệ nổ phản ứng) cũng như các mục tiêu bay thấp như máy bay trực thăng, trong phạm vi lên đến 5km. Hệ thống tên lửa bắn ra cả hai loại tên lửa 9M119 hay 9M119M, có hướng dẫn bán tự động bằng chùm laser.
    T-80 sử dụng các phiên bản của khẩu pháo chính 125 ly nòng trơn 2A46 cùng với một hệ thống nạp đạn tự động (giống như “mốt” của dòng họ T trong nửa cuối thế kỷ 20) với ống bọc cách nhiệt bên ngoài, có thể bắn từ 6 đến 8 viên/phút. Nạp đạn thuỷ cơ học với băng đạn 28 viên. Trong xe có 45 viên đạn. Súng chính bắn đạn liều rời đặt trong vỏ chống bắt lửa. Đạn có thể là AP (Armour Piercing), APDS (Armour Piercing Discarding Sabot), HEAT (High Explosive Anti-Tank) và HE-FRAG (High Explosive-Fragmentation). T-80UD của Ukraina cũng trang bị khẩu 125 ly, nhưng kiểu KBA3.
    Ngoài pháo chính, T-80 được trang bị một đại liên đồng trục PKT 7,62 ly và đại liên phòng không Utes (NVST-12.7) 12,7 ly điều khiển từ trong buồng của xa trưởng.Ngoài ra còn đại liên đồng trục PKT KT-7.62 7,62 ly và đại liên phòng không KT-12.7 12,7 ly dành cho T-80UD.
    T-80 dùng giáp composite có các lớp thép đúc + sợi thủy tinh và lớp thép đúc + phi kim, có thể chống đạn 120 ly. T-80B dùng giáp composite K với lớp gốm. T-80 U có váy bảo vệ với những tấm cao su chống mìn. Váy trước bọc giáp và dùng vỏ bọc hút sóng radar. Có 5 ống phóng lựu đạn khói nằm ở bên phải tháp pháo và 7 cái bên trái. T-80BV và T-80VK có thêm hệ thống hỗn hợp bảo vệ nổ phản ứng (gạch ERA) Kontakt-1, còn T-80U dùng Kontakt-5. UK, UE, UM dùng hệ thống bảo vệ Shtora. T-80UM1, UM2 trang bị hệ thống phòng thủ chủ động ARENA và Drozd.
    Nói chung là giáp trụ của T-80 rất chắc chắn, đúng như trường phái tăng Liên Xô hiện đại. Việc này là nhờ vào kích cỡ thon gọn và dung tích tối ưu (đặc trưng của xe tăng T). Mặc dù to và nặng hơn T-72, T-90 khá nhiều nhưng so với xe tăng phương Tây và Mĩ như M1 Abrams, Leopard 2, Challenger,... thì T-80 vẫn rất “mi nhon”. Nhờ đó mà diện tích bề mặt cần bọc giáp nhỏ, nên mật độ giáp rất cao, lượng nguyên liệu cần dùng giảm, khối lượng xe tăng giảm đáng kể. Giống T-64, T-80 to hơn T-72 để cho khoang lái rộng, tổ lái được thoải mái, vì thế nó cũng nặng hơn.
    Cũng như xe tăng Liên Xô, hòm đạn được đặt ở nơi an toàn nhất: trong khoang lái, dưới tổ lái, nằm trong ổ quay đạn. Bản thân ổ quay đạn cũng ở vị trí an toàn. Tuy nhiên, việc này lại gây nguy hiểm tính mạng cho tổ lái: khi hòm đạn bị bắn nổ thì mảnh đạn sẽ văng trúng binh sĩ gây thương vong, thậm chí còn hất tung tháp pháo lên trời. Viên đạn nằm ngoài thiết bị nạp cũng nguy hiểm: tổ lái hầu như không được bảo vệ khỏi những mảnh kim loại nóng phừng phừng khi chỗ nạp đạn bị bắn nổ, nhất là khi dùng vỏ đạn bằng chất bán cháy thay vì dùng đồng. Vì vậy thường người ta chỉ cho phép mang 28 viên đạn trong 1 xe (dù chứa được tới 40-45 viên), mặc dù điều này khiến T-80 tác chiến bất lợi hơn trong những nhiệm vụ có cường độ cao. Nhưng một số mẫu T-80UD của Uy Kiên dùng tháp pháo kiểu Phương Tây nên không có nhược điểm này.
    T-80 được trang bị động cơ tuốc bin khí, nên công suất của nó thuộc loại cực cao của quân đội Liên Xô. Ban đầu là GT-1000T 1000 mã lực, sau đó tăng dần đến đỉnh điểm là GTD-1250 1250 mã lực của T-80U (chú ý là động cơ T-72 và T-90 hiện đại nhất chỉ là 1100 mã lực). Xung lực của T-80 có thể lên tới 26,5 mã lực/tấn (T-90 là 24 mã lực/tấn). GTD-1250 là động cơ ba trục với hai tầng nén khí. Có một động cơ GTA-18 phụ trợ độc lập khác dùng khi xe tăng đứng yên.
    Vì vậy không ngạc nhiên khi T-80 cực kỳ cơ động (vận tốc tối đa 70km/h, trong khi T-90 là 65km/h). Nó chia sẻ danh hiệu “xe tăng bay” của xe tăng Leopard 2. Tất nhiên một số xe tăng phương Tây cũng dùng động cơ tuốc bin khí (M1 Abrams có công suất 1500 mã lực) nhưng kích thước và khối lượng của T-80 nhỏ hơn (nặng nhất là 50 tấn, còn M1 Abrams mi-nhon nhất là 61 tấn với kích thước gấp đôi) nên T-80 vẫn “bay” tốt hơn.
    Hơn nữa, động cơ của T-80 có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu: từ xăng dùng cho động cơ phản lực đến xăng có chỉ số octane thấp, cho dầu diesel cũng chạy tốt. Động cơ cũng hoạt động khá ổn định, tuổi thọ cao, và GTD-1250 thì có thêm hệ thống tự loại bỏ bụi bẩn.
    Có điều, công suất nào xăng nấy, động cơ tuốc bin khí ngốn quá nhiều nhiên liệu, ngay cả lúc xe đứng yên nó cũng “ăn” nhiên liệu dữ dội, nên phía Ukraine đã phát triển các bản T-80 và T-84 dùng động cơ diesel công suất thấp hơn một chút nhưng hiệu suất cao hơn, ít hao nhiên liệu.
    Như vậy, ta có thể sử dụng động cơ của Ucraina cho đám T-80, đã giải quyết được bài toán ngốn nhiên liệu. Còn một khi xảy ra chiến tranh tổng lực thì đương nhiên có thể sử dụng động cơ cũ để có thể được tiếp liệu tại bất cứ chỗ nào có dân. (có dân sinh sống là sẽ có xăng dầu:D)
    Xem thêm ở đây http://warfare.ru/?linkid=1780&catid=244

Chia sẻ trang này