1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Các bác thất vọng làm gì. Xe tăng hiện đại luôn được ưu tiên thiết kế để giáp mặt trước (tháp pháo, thân xe) đủ sức chống lại mọi vũ khí của đối phương. Kể cả đạn sabot xuyên dưới cỡ, đừng nói là đạn lõm. (Còn vấn đề có đỡ được hay không lại là câu chuyện muôn thuở của mâu và thuẫn.)
    Từ xưa tới nay. Rất ít đạn lõm có thể xuyên thủng giáp trước xe tăng cùng thời. Đạn lõm toàn nhằm những điểm yếu của xe tăng như hông, phía sau, bên trên, bên..dưới, khe giữa tháp pháo và thân mà táng thôi.
    Chống trực diện xe tăng chỉ có xe tăng và pháo chống tăng (không tính phía trên như máy bay hay phía dưới như …mìn.
    Nếu tên lửa chống tăng đạn lõm dẫn bằng chùng laze mà bắn bách phát bách trúng thì người ta dùng đạn sabot làm gì. Cứ tầm 5 Km mà táng thằng phải chạy vào tầm 2 Km có hơn không.
    Ngoài giáp chính ra, tên lửa hiện nay còn phải vượt qua cả giáp phản ứng nổ chủ động và thụ động. Kèm hệ thống chế áp hồng ngoại, laze, vô tuyến. Cả đạn khói nữa.
    Nếu Konet E không vượt qua nổi đám giáp mềm đó thì dòng tên lửa bắn đột nóc cũng chẳng đảm bảo đến được đích.
    Còn sức xuyên của Konet E thì miễn bàn. Chỉ lưu ý các bác một điều. Người ta tăng trọng lượng xe, tăng công suất động cơ mà phần trước không làm dầy để đỡ nổi đạn lõm thì chế xe tăng ra để làm gì.
    Nhưng tên lửa chống tăng cũng không phải là vô dụng. Dùng để …đánh lén vẫn tốt. Hay nếu giầu thì cứ ..táng đại vào xe tăng. Gãi ghẻ với chú ngồi trong xe thôi. Chứ đám điện tử cảm biến đèn đóm ăng ten tua tủa phía ngoài thế nào chả có chú rụng. Mà xe hiện đại mất mấy thứ này khó đánh nhau lém.
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    nó là loại nào vậy bác ???
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Hì. Đọc bài các lão thành trên này nên quen miệng.
    Nôm na thụ động là cục gạch treo quanh xe.
    Chủ động là mấy cục bắn bi theo ra đa trên xe tăng Nga ấy.
  4. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    không phải lúc nào cũng nhìn được mục tiêu ở tầm trên 2000m đâu bác,ở tầm cỡ 1500 mét đổ lại thì đạn xuyên dưới cỡ có thời gian phản ứng nhanh hơn và thời gian đến mục tiêu ngắn hơn,uy lực hơn và giá thì lại rẻ hơn.
    ATGM bắn thì thường một phát khó chết ngay và nếu muốn tận dụng tầm bắn thì phải trinh sát được mục tiêu từ xa, mà trong các trận đánh, với quân số đông cùng sự tham gia của vô số loại hỏa lực khác nhau thì không phải lúc nào cũng làm được việc đó.
    Ưu điểm của họ kornet là khả năng kháng nhiễu cao do nó được điều khiển , và ngắm bắn với sự điều chỉnh của con người,Tia laze điều khiển chiếu vào đuôi, tên lửa lệch tâm bắn thì hiệu chỉnh nắn thẳng đường bay lại, nhưng cũng không thể hoàn toàn miễn dịch nhiễu, thế nên các dòng tên lửa điều khiển bằng dây mới được giữ lại.
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    trời đất, thế bác cứ type đại là ERA với APS đi, có phải vừa nhanh vừa tiện ko [:D]
  6. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    sao xuyên qua tháp pháo mà lại không nổ thông tin ở đâu vậy bác
  7. nguyentnut

    nguyentnut Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2012
    Bài viết:
    1.118
    Đã được thích:
    30
    Chắc là khối thuốc nổ ở liều lõm thứ 2 ko phát nổ bác ạ.Em đoán thế ;))
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    chả lẽ khối một đủ mạnh để xuyên qua giáp hay sao,[-(
  9. bintao

    bintao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    101

    ******rkava -4 bị bắn ở Dải Gara do du kích Palestin bắn.Vụ đó Do Thái vãi mật la toáng lên Hecbola cung cấp Kocnet-e cho Hamat=))=))
    Bác search trên google sẽ ra đấy.Sau vụ đó xe tăng Ixaren ko dám làm càng chạy tung tăng như chỗ ko ng ở Dải Gara nữa và Ixaren trang bị ngay lập tức hệ thông Trophy lên xe tăng Merkava-4 đóng quân ở vùng đó luôn
  10. Thau_Lai_Giang_Son

    Thau_Lai_Giang_Son Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/04/2012
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Trung Hoa chuẩn bị siêu vũ khí để 'chiêu đãi' "nước Thục biển Đông" khà khà :))




    Đạn ‘thông minh’ trị thiết giáp của Trung Quốc
    Cập nhật lúc :11:35 AM, 11/04/2012
    Mới đây, Quân đội Trung Quốc tuyên bố họ đạt bước đột phá đáng kể trong phát triển công nghệ đạn thông minh chuyên trị xe tăng – thiết giáp.


    [​IMG]
    Đạn thông minh mới của Trung Quốc.​

    [​IMG]
    Đạn sensor nổ trên không tạo luồng xuyên đánh xuống.​
    (ĐVO) Theo đó, hôm 6/4 tại trung tâm thử nghiệm vũ khí Bạch Thành (Baicheng), các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm thành công "đạn sensor". Họ tuyên bố: "Đây là một trong những giải pháp hiệu quả chống xe tăng – thiết giáp".

    Trung Quốc cũng khẳng định họ làm chủ công việc thiết kế, phân tích, mô phỏng, thử nghiệm và đánh giá đạn mới.

    Loại đạn này trên thế giới thường cấu tạo chứa 2-3 liều nổ lõm gắn sensor radar sóng mm hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại. Không rõ, loại đạn của Trung Quốc sử dụng sensor nào.

    Khi bắn, đạn bay theo quán tính đến cự ly định sẵn, các liều nổ lõm tách ra khỏi đạn mẹ và bung dù hãm tốc. Ở trên không, sensor của đạn tự quét, tìm và phát hiện mục tiêu, sau đó, đạn tự kích nổ tạo luồng xuyên đánh từ không xuống nóc xe tăng – thiết giáp.

    Hiện nay, trên thế giới, loại đạn này được một số quốc gia phát triển thành công mà đi đầu là Mỹ với đạn XM898 SADARM (>> chi tiết). Loại đạn này có thể bắn từ các phương tiện pháo mặt đất, lắp trên tên lửa đối đất tầm xa, tên lửa không đối đất và bom

Chia sẻ trang này