1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
  2. rongdoiday

    rongdoiday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2012
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    1
    (Petrotimes) - Trái ngược với nỗi lo sợ về sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của B-52 tưởng như có thể san phẳng cả Hà Nội, đưa Hà Nội trở về “thời kỳ đồ đá” như kẻ thù hăm dọa, Tổng hành dinh - nơi Bộ chỉ huy thống soái của cuộc quyết chiến chiến lược vẫn không hề rời Hà Nội. Các tướng lĩnh, lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước có mặt trong thành cổ, ngay dưới hầm chỉ huy để kịp thời xử lý mọi tình huống, ban ra những mệnh lệnh chính xác.
    Trong 12 ngày đêm tháng Chạp 1972 ấy, điều gì đã xảy ra ở Tổng hành dinh? Một trong số ít người nắm chắc những câu chuyện ấy là Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu)…
    “Kiểm định” tên lửa
    Trong 12 ngày đêm ấy, ông đảm trách nhiệm vụ trực ban tác chiến phòng không tại Tổng hành dinh. Ông cũng là người được giao nhiệm vụ trực tiếp bấm nút còi báo động mỗi lần B-52 bay vào Hà Nội.
    Trong vô vàn khó khăn của việc tìm tòi cách đánh B-52, theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, có một cái khó “trên trời rơi xuống”. Khoảng năm 1967 đến 1968, B-52 được Mỹ cải tiến gây nhiễu rất mạnh, gần như kẻ thù “bịt mắt radar” của ta. Không dừng lại ở đó, ngày 5-6-1967, quân đội Ai Cập choáng váng trong đợt tập kích của Israel, radar không phát hiện được, nhiều bộ khí tài tên lửa của Liên Xô bị thu giữ.
    Có những bộ khí tài này, Mỹ đã dày công nghiên cứu và vô hiệu hóa hệ thống chống nhiễu cũng như không còn khả năng điều khiển tên lửa sau khi phóng. Với sự thay đổi “âm thầm” này, quân Mỹ hết sức chủ quan, coi thường tên lửa Việt Nam, coi như đã loại được tên lửa ta ra khỏi cuộc chiến với B-52.
    “Trong tác chiến công nghệ cao, nó làm nhiễu, bịt mắt mình thì ai cũng hiểu, địch thì bịt mắt, ta thì vạch nhiễu tìm thù nhưng bây giờ nguy hiểm hơn là ở chỗ cái rãnh của tên lửa. Nó biết tần số, nó nhằm vào cái rãnh, tạo nhiễu vào rãnh là không điều khiển được tên lửa nữa, làm cho đạn rơi xuống. Suốt một thời gian dài, ta bắn tên lửa toàn bị rơi xuống đất là vì thế. Có trận ở Hải Phòng, ta bắn tới 90 quả tên lửa không diệt được máy bay B-52 nào cũng vì thế.
    Lại có chuyện một quả tên lửa rơi xuống nhà dân, làm chết cả gia đình, khiến bộ đội ta day dứt lắm. Lúc đó, có nhiều ý kiến chủ quan, vội cho rằng bộ đội ta bị “nhiễu tư tưởng”, nhưng sự thật đâu phải thế” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh nhớ lại.
    [​IMG]

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh (trái)
    Một bữa, ông Nguyễn Xuân Mậu, Phó chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân mời ông Ninh, trên cương vị là Trợ lý tác chiến Phòng không của Cục Tác chiến xuống quân chủng. Ông Mậu chẳng nói chẳng rằng, mời ông Ninh đi thẳng xuống một đơn vị chiến đấu, lệnh mở máy rồi mời ông Ninh vào xem. Nhiễu dày đặc. Ông Mậu nói nhiễu dày cũng không nguy hiểm bằng phóng đạn ra lại rơi ngay xuống đất. Trung đoàn tính toán thấy nhiễu thế không đánh được. Ông Mậu nói, không phải chúng tôi “nhiễu tư tưởng” đâu mà dường như kỹ thuật có vấn đề rồi! Phải nghe bộ đội, giờ anh bảo tôi phóng, tôi phóng ngay nhưng…
    Từ thực tế đó, ông Ninh và lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân đã đi đến một nhận định hết sức đúng đắn: Phải nghiên cứu nghiêm túc, phải đặt vấn đề với chuyên gia Liên Xô. Đây là một vấn đề tối mật. “Quả tên lửa lên không trung rồi, muốn điều khiển nó, có những lệnh sang phải, trái đều được mã hóa, nó báo cáo về, đài tự động giải mã, lệnh liên tiếp nhưng không công khai, thế mà địch nó biết vì nó lấy được bộ khí tài của Ai Cập, nó nghiên cứu rất sâu… Kiến nghị và nhận định của chúng tôi đã được Bộ Quốc phòng ghi nhận” - ông Ninh kể.
    Suốt năm 1968, tên lửa chỉ đánh vu vơ, bộ đội tên lửa lo lắng. Rất may là khi đặt vấn đề với Liên Xô, bạn đồng ý ngay, đưa cả tổng công trình sư của tên lửa sang Việt Nam nghiên cứu. Ông tổng công trình sư có mặt, mắt thấy tai nghe nhiều cú phóng thất bại. Cuối cùng ông đã gật đầu: Phải quyết định cải tiến cả bộ khí tài và cả tên lửa. Cải tiến rất cơ bản. Ông cũng rất khâm phục phát hiện của bộ đội Việt Nam, đây là một phát hiện có tính lịch sử, đã được trả giá bằng máu. Nếu không có cải tiến này, khó mà có chiến thắng B-52 năm 1972.
    Thêm một chuyện mà các nhà tên lửa chưa tính đến. Theo thiết kế, các bộ khí tài thường không được cơ động xa, trong khi để đánh máy bay Mỹ, ta cho khí tài cơ động vào Nam ra Bắc, nhiều thiết bị bị “xộc xệch”. Bộ đội Việt Nam đặt vấn đề phải “kiểm định” lại toàn bộ khí tài tên lửa. Phía Liên Xô đồng ý.
    “Một ông đại tá đi máy bay, mang cả một phòng thí nghiệm sang, kéo hết khí tài về đo chỉnh, chuẩn hóa lại nhiều thứ tần số, phải mất 3 tháng trời, đến ngày 22/12/1971 mới xong. Như vậy, mình được 3 năm cật lực để chuẩn bị và bước vào 1972 với bộ khí tài đã được “chỉnh sửa”, chúng ta tự tin có thể đánh được các loại máy bay của Mỹ, xử lý được các loại nhiễu. Việc này có công lao rất lớn của các bạn Liên Xô” - ông Ninh khẳng định.
    chiếm ưu thế chủ động
    Là một cán bộ tác chiến, ông Ninh rất chú ý đến việc vì sao chúng ta không bị bất ngờ trong câu chuyện B-52. Khi đó, mặc dù Richard Nixon dùng “động tác giả”, điện cho ông Phạm Văn Đồng coi như hiệp định đã xong, có thể ký được rồi. Còn Kissinger thì nói hòa bình trong tầm tay. Mỹ còn ngừng ném bom từ cầu Hàm Rồng ra bắc, chỉ đánh khu 4 rất ác liệt để ta tưởng sắp ký đến nơi và giành thế bất ngờ.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó bận vô cùng nhưng ngày 28/6/1972 đã có buổi làm việc với Tư lệnh Phòng không - Không quân Lê Văn Tri. Ông Ninh cũng được tham dự. Đại tướng nói: “Giờ thì ai cũng có thể dự báo B-52 đánh vào Hà Nội rồi nhưng chúng sẽ đánh như thế nào? Rồi Đại tướng khẳng định ngay, “ta phải đánh lớn” và giao cho Bộ Tổng tham mưu mở chuyên đề về việc này.
    Sau 7 ngày chuẩn bị, ngày 6/7/1972, khi địch đang đánh miền Bắc, hội nghị đã diễn ra dưới một tòa nhà 2 tầng, thành phần chỉ có 10 người.
    [​IMG]

    Kiểm tra xác chiếc B-52 đầu tiên bị rơi (ông Nguyễn Văn Ninh đứng giữa phía sau)
    Trong số người dự họp, có cả ông Ninh dù khi đó mới mang hàm thiếu tá nhưng ông là Trợ lý tên lửa và trực ban Tác chiến phòng không ở Sở chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu. Vai trò trực ban tác chiến rất lớn, có quyền báo cáo thẳng Tổng tham mưu trưởng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Tại cuộc họp bàn cách đánh B-52 ở Bộ Tổng tham mưu hôm ấy, còn có đại diện của Cục Quân báo (Tổng cục 2 ngày nay). Báo cáo tổng hợp về B-52 do ông Phan Mạc Lâm trình bày đã “mở màn” cho hội nghị, làm cơ sở để mọi người thảo luận. “Để có được chiến thắng B-52, vai trò của Cục 2 rất lớn, rất quan trọng nhưng đáng tiếc là công việc rất thầm lặng, đến nay rất ít người biết việc này. Ngay cả các thế hệ cán bộ Tổng cục 2 hiện nay cũng không nắm hết được. Mới đây, nhân kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không, một đồng chí lãnh đạo của Tổng cục 2 đã đến nhà riêng gặp tôi, xin được nghe tôi kể lại chiến công của Cục 2 ngày ấy” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh kể.
    Giữa tháng 4/1972, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân Mỹ lần thứ hai bắt đầu, 26 vạn người dân thủ đô đã đi sơ tán. Đến chiến dịch 12 ngày đêm, số người đi sơ tán lên đến gần 50 vạn. Các trọng điểm bị đánh phá ác liệt ở ngoại thành cũng phải sơ tán triệt để.
    Trong thời gian chiến tranh phá hoại đến khi B-52 đánh vào Hà Nội, thành phố đã có 40 vạn hố cá nhân và 90.000 hầm tập thể, đủ chỗ trú ẩn cho 90 vạn người. Mỗi người ở Hà Nội có 3 hầm trú ẩn ở trong nhà, ở cơ quan và trên đường phố.

    Để tìm hiểu được thông tin về B-52 lúc đó là câu chuyện khó như mò kim đáy bể. Nhiều ý kiến nêu, để có thông tin, chỉ còn cách cài điệp viên vào không quân chiến lược của Mỹ nhưng thực tế ta không thể làm được chuyện này. Thế mà Cục 2 cũng đã có cách riêng của họ.
    Đầu năm 1972, Cục 2 đưa một tổ trinh sát kỹ thuật thuộc Trung đoàn 75 vào Quảng Bình, trèo lên những điểm cao nhất, trang bị cho anh em máy thu tin, ghi chép toàn bộ thông tin của không quân và ngoài Hạm đội 7 của Mỹ, nghe nhiều, nghe kỹ để thu nhận được tin liên quan đến B-52. Có được tin nào phải báo ngay về cho Cục Tác chiến và cho đồng chí Phan Mạc Lâm để Tổng hành dinh xử trí và hành động.
    Tại Tổng hành dinh lúc nào cũng có một chiếc bảng đen, phía trên có dòng chữ “Tin cục 2”. Cán bộ Cục 2 đi trinh sát lúc đó phần đông là sinh viên tốt nghiệp đại học, mới được tuyển vào nhưng rất giỏi, tận tụy với công việc, thu được rất nhiều tin, giải mã tốt.
    Trở lại với “Hội nghị Diên Hồng” bàn chuyện đánh B-52 tại Tổng hành dinh, báo cáo chuyên đề về B-52 của ông Phan Mạc Lâm dài tới 30 trang, tóm tắt từ tính năng chiến thuật đến bom, nhiễu khiến mọi người rất chú ý. Ông Mạc Lâm cũng được cả bộ chỉ huy hỏi rất nhiều điều. Trong đó, có một câu hỏi thú vị được đặt ra: “B-52 đánh Hà Nội thì đã rõ, nhưng nếu đánh thì nó đánh đêm hay ngày?”. Trước đó, B-52 đã nhiều lần đánh chiến trường phía Nam nhưng chỉ đánh ban ngày. Ông Lâm, bằng sự mẫn cảm của một nhà phân tích đã nói ngay: “Nhiều khả năng sẽ đánh đêm”. Nhận định ấy được đồng tình vì Mỹ đánh đêm thì sẽ loại trừ được không quân ta. Hơn thế, lúc đó, Mỹ rất “khinh thường” tên lửa Việt Nam sau sự kiện Ai Cập, cho rằng đó là loại tên lửa “không ăn thua”, cổ lỗ sĩ.
    Tư lệnh Phòng không - Không quân Lê Văn Tri là người phát biểu hăng hái nhất. Ông khẳng định ngay: “Tôi nghĩ rằng nếu B-52 vào, ta có nhiều vũ khí để hạ nó. Tên lửa vẫn đánh được, không quân cũng đánh được, pháo cáo xạ, nếu là loại pháo 100 ly thì khi B-52 bay ở độ cao 10 km vẫn “tóm cổ” được nó”.
    Ý kiến của ông Tri được chấp nhận. Sau này, ta đã cho pháo 100 ly tham gia đánh B-52, ở Hà Nội có mấy đại đội công nhân, tự vệ kéo pháo 100 ly ra huấn luyện; ở Thái Nguyên có một trung đoàn pháo 100 ly. Thực tế sau này cũng chứng minh nhận định của ông Tri là đúng, cả 3 loại vũ khí, tên lửa, máy bay, pháo 100 ly đều tiêu diệt được B-52.
    Tin chiến thắng từ cột cờ Hà Nội
    Số anh em trinh sát ở Quảng Bình đã được điều về Hà Nội để thu tin. Ngày 17/12, Cục 2 báo cáo, 6 hàng không mẫu hạm Mỹ đã di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ, ta báo động cho tất cả lực lượng vũ trang miền Bắc sẵn sàng chiến đấu cao. Cán bộ chủ chốt đi phép đều được gọi về. Trung đoàn tên lửa 261 định đi vào Nam cũng được giao nhiệm vụ ở lại phía Bắc.
    12 giờ trưa 18/12, anh em đã thấy sóng B-52 “dồn dập lắm rồi” dù trên màn hình radar “chưa có gì”.
    16 giờ, ông Mạc Lâm chạy sang Bộ Tổng tham mưu báo cáo đã nhận được điện B-52 cất cánh rồi. Nhiều tốp B-52 từ Guam đến phía đông Philippines, đang tiếp dầu.
    [​IMG]

    50/60 vạn nhân dân Hà Nội đi sơ tán sau trận bom B-52 đầu tiên đêm 18/12/1972
    “Lúc đó, tôi dựa vào ba nguồn tin. Một là, tin Cục 2 như đã nói ở trên. Hai là tin từ tổng trạm radar phòng không với bản tiêu đồ mi-ca do trạm 45 của Trung đoàn 291 báo cáo lúc 18 giờ. Ba là, nguồn tin… truyền miệng. May mắn lúc tôi đang trực thì khoảng hơn 16 giờ, ông Phùng Thế Tài đi đâu về đã chạy xuống sở chỉ huy. Gặp tôi, ông Tài nói:
    - Ninh, đồng chí Lê Đức Thọ, Trưởng cố vấn đàm phán ở Paris, sau nhiều ngày đấu với Kissinger vừa về nước rồi.
    - Thật không anh?
    - Thật chứ, tôi vừa đi đón ông ấy ở sân bay Gia Lâm về. Tình hình căng lắm. Nó cắt từ ngày 13 không họp nữa. Cứ tưởng ông Lê Đức Thọ ở đó chờ ý kiến Bộ Chính trị nhưng không ngờ ông Thọ cũng bỏ về luôn. Căng lắm rồi!”.
    Cuối cùng ông Tài kết luận: “Cậu phải ở lỳ đây mà trực, nó đánh đấy!”. Ông Ninh đứng nghiêm: “Tuân lệnh”.
    Có ba nguồn tin trong tay, ông Ninh hội ý 3 đồng chí trong sở chỉ huy rồi báo cáo Cục trưởng Vũ Lăng, giọng ông run run:
    - Căng lắm rồi anh ơi, phải gọi kíp trực ban tăng người!
    Ông Lăng nghe tình hình thì đồng ý ngay, điều thêm một số đồng chí nữa vào làm việc, có cả trực ban không quân. 19 giờ, ông Ninh báo cáo Tổng tham mưu trưởng. Ông gọi điện cho Thượng tướng Văn Tiến Dũng, đề nghị cho báo động phòng không sớm 5 phút, khi máy bay cách Hà Nội chưa đến 100 km cũng kéo còi luôn. Ông Dũng đồng ý và nói:
    - Tôi sang ngay!
    19 giờ 10 phút, ông Ninh tiếp tục báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng rất bình tĩnh chỉ thị:
    - Cậu Ninh cứ 5 phút báo cáo tôi một lần!
    Tại Tổng hành dinh lúc này, ông Trần Độ là trực ban trưởng ngồi trước mi-crô, bật lên thông báo tình hình. Mọi tiếng nói trong tổng hành dinh sẽ được truyền đến Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng nghe.
    “Tôi chạy lại ấn nút còi báo động cho Hà Nội, nó vang lên trên nóc hội trường Ba Đình. Quy định còi đó rú lên thì tất cả các còi khác của Hà Nội đều phải lên tiếng. Hà Nội lúc này có 16 cái còi điện, 500 loa to, rú vang khắp. Hàng loạt điện thoại trong sở chỉ huy, mấy chục cái đều réo lên. Có đồng chí cán bộ cấp cao hỏi “tập hay là thật đấy?”. Chúng tôi lúc đó được tăng cường khoảng 6-7 người, chỉ trả lời một câu: “Mời đồng chí xuống hầm” mà không nói “thật hay giả” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh nhớ lại.
    Lúc đó khoảng 19 giờ 40 phút, việc báo động được thực hiện trước 25 phút, bom rơi và Hà Nội náo động. Một tổ trinh sát được cử lên trực ở cột cờ Hà Nội, có nhiệm vụ quan sát. Nhìn thấy gì thì cứ thế nói như thuyết minh… đá bóng, thông tin sẽ truyền về loa ở Tổng hành dinh. Tôi còn nhớ cậu Trần Đức Thịnh, quê ở Thái Nguyên trong tổ đó.
    Khi bom rơi cũng là lúc đồng chí Văn Tiến Dũng và đồng chí Lê Hiến Mai, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào sở chỉ huy. Cuối cùng là đồng chí Phùng Thế Tài vừa từ đâu chạy về, mồ hôi ướt đầm lưng áo. Họ phân công nhau điều hành. Lúc này, ông Ninh mới cảm thấy thở được vì cả ngày hôm đó, ông chưa ăn uống gì. Đồng chí liên lạc thấy thế thương quá, dúi cho một thanh lương khô.
    20 giờ 30 phút đêm 18/12/1972, vẫn chưa có máy bay rơi. Không khí hầm chỉ huy như ngột ngạt, nóng bỏng. Bỗng từ chiếc loa kết nối với tổ trinh sát trên cột cờ Hà Nội vang lên tiếng nói hồn nhiên của chiến sĩ Thịnh:
    - Ối trời! Cái gì rơi kìa! Cháy to, cháy to lắm!
    Chiến sĩ ấy đâu biết tiếng nói của anh dội vào sở chỉ huy, mọi người nhìn nhau cười sung sướng. Mấy phút sau, chuông điện thoại từ Quân chủng Phòng không - Không quân réo vang. Tin báo: B-52 rơi rồi, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 bắn rơi rồi. Ông Ninh là người nhận tin, vui sướng đến trào nước mắt. Ông nói với Phó tư lệnh Quân chủng Nguyễn Quang Bích: “Anh báo cáo trực tiếp với anh Văn đi, anh Văn đang mong lắm!”.
    Không xa hầm trực ban, hầm Đại tướng ở phía trước, chỉ cách chừng 100 mét. Ít phút sau khi nhận được tin, Đại tướng mừng lắm. Ông leo lên mặt đất. Trời rét đậm nhưng ai cũng thấy khoan khoái lạ thường. Tại tổng hành dinh, mọi người, tướng lĩnh và sĩ quan đều ôm lấy nhau. Ai cũng khóc vì vui sướng.
    Trong 12 ngày đêm, 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52. Phi công Mỹ bị tiêu diệt 43 tên, bắt sống làm tù binh 44 tên. Phía Mỹ thừa nhận 15 B-52 bị bắn hạ, 5 chiếc hư hại nặng (có 1 chiếc rơi ở Lào), 5 chiếc bị thương nhẹ, 43 quân nhân tử vong và 49 quân nhân bị bắt làm tù binh.
    Phía Việt Nam có 2.380 người dân bị chết, 1.355 người bị thương.


    Ghi chép của Nguyễn Văn Minh

    2- Ba lô lính chiến tăng 1972

    Cập nhật lúc 22:45, Thứ ba, 01/05/2012 (GMT+7)
    [​IMG]

    CCB- Thương binh Lê Anh Dũng, đại đội 3, tiểu đoàn 21 Anh hùng. Ảnh: Song Hà



    NDĐT- Riêng tớ càng vào sâu, càng kinh nghiệm. Pháo 100 ly phải xin lên 50 quả. Muốn để đâu thì để, treo đâu thì treo, không xin gì chỉ xin thêm đạn. Ăn uống cũng phải dạy nhau. Tớ ăn một cân lương khô trong hai phút. Cắn một thanh lại tợp một ngụm nước. Tớ nạt lính trẻ, không biết cách, vào chiến trường chỉ có chết. Ăn nhanh lấy sức nhanh, nó mà đánh, mình đã xong rồi, chiến đấu được. Để đói là chết.
    3- Lạ lùng tác chiến tăng thiết giáp B2
    1- Lái tăng từ Bắc vào Nam- khó ngờ có thật


    Chuyện của CCB, thương binh Lê Anh Dũng
    Năm 1972, chúng tớ đi hai tiểu đoàn từ Vĩnh Phú, mỗi tiểu đoàn hơn 30 chiếc. Có giai thoại trong lính cứ đồn rằng, đi B2 sâu mút mùa, chẳng biết thế nào, đói lắm. Thế nến, tớ nhớ nhất là lúc trang bị đi B. Bốn thằng, mỗi thằng 12 bộ gabađin, hai bộ phi, hai bộ áo công tác sơn hai chữ KT trên ngực, hai bộ quần áo lính. Mỗi người phải xếp đồ vào ba lô một danh mục... 43 thứ, từ kim tiêm, đá lửa, lưỡi câu, cước đến thuốc, lương khô, tăng, võng, màn….
    Đồ ăn nói trước. Biết không, mỗi thằng 40 cân lương khô, một nửa là loại 701, một nửa là 702, mỗi thùng 10 cân. Bốn thằng là 160 cân. Tiếp đó là mỡ nước đựng trong thùng sắt, 10 cân một thùng. Cũng 160 cân thịt hộp, cố mà nhét, một nửa thịt xay, một nửa thịt kho. Rồi sữa bột cũng 160 cân, chia ra làm 320 hộp xanh to, loại 0,5 cân một hộp. Ruốc hành quân cũng 160 kg chia làm 320 gói nửa cân. Đường Cuba một tạ, gồm bốn bao loại 25 kg. Gạo 4 bao loại 70 kg, mỗi bao tính ra là 280 kg mỗi xe. 50 kg miến dong. Muối một tạ. Một con heo 70 kg...
    Cuối cùng là 400 đồng tiền miền bắc để mua bán dọc đường trước khi vào Nam. Trị giá thế nào à? Thì cứ tính, lúc đó ăn ở miền Bắc, cứ trung bình một con gà là 5 đồng, từng ấy là mấy đàn gà? Từ Phà Mía - Sơn Tây vào trong, tiền chỉ để mua gà vịt, mua rượu bỏ bi đông. Ngày đầu tiên có tiền mua gà, tớ “làm” bốn con, mỗi con nửa luộc, nửa chiên. Bốn thằng bổ một thùng 10 lít mỡ ra rán. Lần đầu tiên trong đời tớ được rán gà trong mỡ sâu như thế. Bốn con là 16 miếng. Luộc, rán trong nồi quân dụng, rồi còn làm một nồi miến nữa mà bốn thằng ăn gọn.
    Ông Lai, tớ còn nhớ là Tham mưu trưởng Trung đoàn 207 Tăng thiết giáp dặn: “Đây là đồ cho các đồng chí ăn trong sáu tháng hành quân vào B2”. Thế làm gì mà chả lắm. Chưa kể thuốc bệnh cấp một thùng đủ dùng cho một trung đội bộ binh. Nào thuốc sốt rét, bơm tiêm rồi vitamin tổng hợp, độ 10.000 viên.
    Món bồi dưỡng khi ốm là bột trứng, bốn thùng loại 5 kg/thùng, chỉ cần đổ nước sôi ăn luôn, nếu không thì để đánh tan, rán trứng. Mì chính cũng một thùng sắt nặng 5 kg...
    Quan trọng nhất là vũ khí. Pháo 100 ly 36 quả; loại 12ly7 là một vạn viên. Đạn súng máy là khoảng hai vạn nữa. 20 mắt xích thay, một bánh chịu nặng cột trên pháo. Hai phi dầu đằng sau dự trữ. Riêng nhiên liệu thì đi đến đâu, các binh trạm cấp đủ đến đó.
    Riêng tớ, càng vào sâu, càng kinh nghiệm. Pháo 100 ly phải xin lên 50 quả. Muốn để đâu thì để, muốn treo đâu thì treo, không xin gì chỉ xin thêm đạn. Chuyện ăn uống cũng phải dạy nhau. Tớ ăn một cân lương khô trong hai phút. Cắn một thanh lại tợp một ngụm nước. Tớ nạt lính trẻ, không biết cách ăn nhanh, vào chiến trường chỉ có chết. Ăn nhanh lấy sức nhanh, nó mà đánh mình đã xong rồi, chiến đấu được. Để đói là chết.
    Lính ta sáng tạo lắm. Chả có đâu, nước nào, bánh xích dự trữ dắt vào tháp pháo. Thịt hộp nhiều thế, 160 kg mỗi xe, tới 12 ba lô thịt trong xe, mấy thằng tính toán, quyết định tháo sàn xe đủ vừa lỗ đặt. Thế là diện tích sàn 3,2 mét x 6 mét, xếp hết thịt hộp, rồi hành quân trên Trường Sơn, đồ hộp cho cả vào pháo 100 ly. Cứ đồ nào ngon, hàng chiến lược cho vào xe, đồ nào tầm tầm bỏ ra ngoài xe. Vào Nam, cũng lính tăng cũ hỏi : “Sao chúng mày được cấp nhiều thế”, tớ bảo “Đâu biết. Trên cấp là chở đi thôi”. Năm đó, có vẻ chuẩn bị đánh lớn. Dốc toàn lực. Xe tăng càng được ưu tiên, chắc thế!
    Chiến trường, ngẫm lại
    Từ 1972, đánh Lộc Ninh, rồi An Lộc, tăng thiết giáp của ta hao hụt lớn. Riêng An Lộc tôi nghe gần 100 liệt sĩ. Ở đó có bia liệt sĩ riêng của lính tăng thiết giáp. Theo tớ, là cái thằng lính chiến, đánh nhiều trận rồi, điểm yếu nhất là xe tăng không kết hợp tốt với bộ binh. Cho đến tận 1977-1978 đánh Tây Nam tớ góp ý nên có hệ thống thông tin sao đó để xe tăng nói chuyện thẳng với chỉ huy bộ binh. Chứ kiểu liên lạc như thời đánh Mỹ hồi ở An Lộc, xe lên không thấy bộ binh đâu; điện đài bộ binh theo mã số bộ binh, xe tăng theo mã số xe tăng, đợi khi gọi về tuyến sau, chỉ huy gọi được lên điều hành xe phối hợp thì đã chậm mất thời gian độ 10 quả đạn pháo rồi. Tớ nói không ngoa là sau 1973 với Hiệp định Pari, Mỹ nó phải rút, chứ cứ thực tiễn chiến trường mà nói, nó đánh xe tăng khá lắm. Mà nếu mình đánh nó không phát huy được phương tiện do trình độ có hạn thì tổn thất ghê gớm.
    Theo tớ đánh tăng của ta những trận thắng lớn là Làng Vây, Lộc Ninh, Phước Long. Còn thiệt hại nặng nề, phải nói đến Cửa Việt, An Lộc. Đánh An Lộc cũng vậy.
    Thứ hai, kinh nghiệm xương máu của tớ là lính tăng càng được học văn hoá cao càng tốt. Hồi chúng tớ, ít nhất là lính lớp 10 thì mới sử dụng phát huy tương đối tốt. Sinh viên đại học vào sau càng tốt. Cùng với cán bộ thì phải có chính sách cán bộ tốt. Tớ nói thật thế này, bao nhiêu trận đánh thua, thiệt hại xe và người nặng nề đều do công tác cán bộ. Chính trị viên đa số chỉ làm tốt công tác chính trị thôi. Thiếu người, bắt họ chỉ huy xe là chệch choạc. Cán bộ kỹ thuật cũng vậy.
    Chuyện khó tin hậu chiến
    Ngày 18-11-2011, Đoàn đặc công 429 đi cải táng một liệt sĩ ở miền Tây (Có một thời gian, do đặc thù, bộ đội tăng thiết giáp Miền Đông Nam bộ được biên chế trong Đoàn đặc công 429). Đến nơi, tớ trèo lên thắp nhang cho Lê Văn Quyền, pháo thủ 2 hy sinh ở xe mình. Rồi đến ông thứ hai hy sinh là Nguyễn Văn Thuyết, trung sĩ trưởng xe khác. Bỗng ở đâu, một con ong phóng lên, đốt thẳng vào tai đau buốt. Tớ xuống đồi, liền gọi ngay cho một thằng bạn biết xem Kinh Dịch hỏi. Nó gieo quẻ, phán: “Thứ nhất, mày không phải chỉ đi thắp nhang cho hai mộ mà là đi làm cho bẩy mộ. Thứ hai, con ong đốt mày là vì mày thắp cho ông quân hàm bé, binh nhất trước, rồi mới đến ông trung sĩ. Ổng giận, xúi ong đốt. Quẻ nói vậy”. Tôi bảo liền : “Để tao quay lên, nói lại với chúng nó”.
    Tôi làm nắm nhang nữa, lại leo lên khấn tiếp: “Nếu bảo người lên biên giới này thắp nhang cho thằng Quyền và mày, thì tao là đứa lên nhiều nhất. Thằng Quyền ngồi xe tao, gắn bó hơn, tao lại thấy mộ nó trước nên tao thắp trước. Chân tao, đánh nhau biên giới Tây Nam, Pôn Pốt nó lấy một cẳng rồi, bước thấp bước cao, không quỳ được, mày phải thông cảm cho tao chứ! Chúng mày giận gì mà xúi ong đốt tao?”.
    Chuyện có thật mà như là ma trơi. Thằng bạn tôi còn cam đoan “ Thứ ba, quẻ này nói, mày không có tiền đâu!” Mà đúng phóc không à! Ở ngay đó, tớ đi khắp bốn bàn, bốn ông bán vé số mà không tìm được một tờ nào có số con ong (số 56). Về thị xã Tây Ninh, tớ lùng sục thử mua số 56 mà cũng không hề gặp. Quyết thử dò đến cùng, tớ gọi cho thằng bạn ở Long An bảo tìm mua “con 56” “đánh khá khá” lên một chút. Nó bảo hết tiền, chỉ còn đúng 3.000. Thế mà được 210.000 ngay đấy. Vậy mà riêng tôi lùng không được. Vì quẻ bảo là “không có tiền”.
    Chuyện lính tăng, nhiều cái không biết thế nào. Tin quá thì lại có khi là mê tín. Mà không tin không được. Hồi ở ngoài Bắc, có ông tự nhiên nhòm tớ bảo : “Khoảng 26-27 tuổi dính nạn binh đao, thập tử nhất sinh, ông bà cứu, đồng đội cứu, may sống!” Cụt lủn, nguyên văn từng chữ vậy. Đấy là năm 1970, trước khi vào lính. Lão còn bảo tiếp: “Tao thấy cái sống, chết của mày lúc ẩn lúc hiện. Nhưng giờ, rõ là sống rồi”.
    Bẵng đi chả nhớ làm quái gì. Linh tinh hơi đâu nhớ! Đánh miết đến 1975 chiến thắng. Ai ngờ ! Tớ sinh năm 1952, đến 1975 là 23 tuổi. Hóa ra đến năm 1978-1979 lại binh đao tiếp thật, chả 26-27 tuổi rồi là gì. Ngày 27-9-1977, vừa mở mắt đã thấy bốn chiếc xe Hồng Hà lên sớm thế. Ông phụ trách tập hợp, đọc tên từng thằng đi nhận nhiệm vụ mới. Ngày 28-9-1977, họp tiếp. Trung đoàn trưởng thông báo: “Samát đã chiến tranh. Xe bọc thép, xe bánh lốp lên bị diệt hết rồi. Trên điều tăng T59 đi chiến đấu”
    Thế là cái xe đi cùng đời binh nghiệp chống Mỹ của tôi T59 biển số B 366 tiếp tục lên đường (biển đầu 3 , 4 là dòng T59 thí dụ cùng loại với xe B 390 húc đổ Dinh độc lập; biển đầu 8, 9, 7 thí dụ xe 843 húc đổ Dinh độc lập, là T54)
    Tớ không quên một kỷ niệm buồn. Vừa hối hận và tiếc. Khó tin là sao hồi đó mình lại làm vậy? Chị em thanh niên xung phong hồi đó khổ lắm, áo quần rách tơi tả hết. Vậy mà hồi đó, xe đi qua trọng điểm, tớ chỉ tặng chị em thực phẩm lương khô, quần áo thì chỉ dám cho đồ lót mà không tặng quần áo dài trong khi mình có tới mười mấy bộ.
    Khổ! Hồi đó còn trẻ, nghe bảo “vào B2 khổ lắm”, lính miền Đông Nam Bộ vào sâu lắm, không biết sống chết thế nào, nên cứ lo chết đói, chết rét không có tiếp tế. Mình trang bị tận răng, thanh niên xung phong có gì đâu, thế mà…! Vào đó, trà Lăngcôbơ, thuốc lá Chim Chơrao, thuốc Miên, thuốc lá rơm (rế) xài thoải mái, đồ có dùng đâu, chỉ rặt quần cộc áo bà ba, khăn rằn, biết thế, tớ đã tặng hết ngoài này rồi. Mà họ trần lưng làm đường, phá bom, dẫn lối cho mình. “Cậu biết không, vào B2, trung bình cứ 100 chiếc xe tăng thì bị hỏng, bị bom đánh, bị rơi xuống vực …đủ loại mất khoảng 10 chiếc. Thế mà mình có cái quần áo dài, cho còn tiếc. Nếu bảo chiến tranh có gì hối tiếc, thì chuyện đó, càng nghĩ càng tự hận mình lắm.”
    Tôi chuyển ngành về làm truyền hình ở phía nam, bộ phận tổ chức cán bộ. Có người bảo “màu mỡ tha hồ mà ăn!” .Vớ vẩn! Hồi đánh nhau, mình vác bao nhiêu thương binh, liệt sĩ ra vòng ngoài, đâu có ngã giá “tao mang mày ra, mày sống trả tao mấy chỉ, mấy cây !” Các “chú” này nhầm to, chả hiểu đếch gì lính chúng tớ! Các “chú” vào mà “ăn”!
    Lính tráng trước sau vẫn thế. Đến giờ vẫn thế. Mình còn sống là may mắn hơn đồng đội lắm rồi. Vẫn nhớ bạn bè chiến đấu lắm. Làm con người phải thanh thản. Có làm có hưởng. Nhưng mình không phải có làm có lộc mà không biết chia nhường, san sẻ. Chỉ có đừng ăn bẩn.
  3. rongdoiday

    rongdoiday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2012
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    1
    Lính tăng miền Đông, vài chuyện chép lại

    1- Lái tăng từ Bắc vào Nam- khó ngờ có thật

    Cập nhật lúc 22:42, Thứ ba, 01/05/2012 (GMT+7)
    [​IMG]

    CCB Nguyễn Công Thành, Tiểu đoàn 20, một trong những lái xe tăng T54 đầu tiên từ miền Bắc vượt Trường Sơn vào tận chiến trường B2. Ảnh: Song Hà



    NDĐT- Anh Nguyễn Công Thành, hiện ở Q7, TP Hồ Chí Minh là một trong số những người lái xe tăng T54 đầu tiên từ miền Bắc vào tận miền Đông Nam bộ trong đội hình Tiểu đoàn 20 để biên chế vào Đoàn M26 tăng thiết giáp Miền Đông Nam bộ.
    2- Ba lô lính chiến tăng 1972
    3- Lạ lùng tác chiến tăng thiết giáp B2


    Tăng T54 chạy suốt 2.000 km
    Đáng nhớ, vì trước đó, nhiều đoàn cán bộ tăng thiết giáp miền Bắc chi viện cho miền Nam chỉ là đi người không, "xe chưa xung trận thì người xung trận trước" và đây là đoàn chi viện xe tăng bánh xích đầu tiên được lái thẳng từ Bắc vào.
    “Bọn tôi lấy xe từ Hoà Bình, chạy xe lên tàu hoả ga Giáp Bát. Các chuyến tàu đều phủ bạt kín đi đêm, mỗi xe chỉ dư mép xích 5-7 cm, về Vinh tập kết rồi xuống tàu há mồm vào Quảng Bình.
    Nằm ở Quảng Bình đến đầu năm 1972 bọn tôi mới hành quân vào Nam. Gần hai tháng hành quân liên tục, đầu tháng 4-1972 đến đích an toàn. Tiểu đoàn 20 của tôi có 3 đại đội, 33 xe tăng, bốn xe tăng gắn pháo cao xạ tự hành, đại đội công binh, đại đội thông tin liên lạc.
    Tôi được chọn là lái chính qua huấn luyện rất khắc nghiệt. Thời đó, một giờ nổ máy máy xe tăng tập rất tốn kém khoảng 400 đồng tiền miền bắc. Một xe chỉ nổ máy 450 giờ là phải đưa đi sửa chữa. Thế mà mình lái vào Trường Sơn, đi suốt 2000 km, cũng có thể coi là nằm ngoài dự định của nhà sản xuất. T54 thế hệ C, A mới có bộ định tầm. Xe T54 B có thêm bộ ổn định hướng, đã bắt được mục tiêu quay nòng pháo rồi thì xe có chạy hướng nào, nó vẫn bắt mục tiêu đúng. Đó là thế mạnh hơn hẳn so với M48 của địch
    Chuyên gia Liên Xô bảo: “Bộ đội Việt Nam chúng mày, lái T54 chỉ năm năm là phải chuyển! Sức vóc không chịu nổi đâu! Cần lái nặng 25 kg. Chân ga 10 kg. Bàn đạp ly hợp 45 kg.Không chịu nổi đâu!”
    Thế mà rồi, mình cũng làm tốt, lái miết. T54 hơn 36 tấn, thêm hai thùng nhiên liệu 400 lít đằng sau nữa, rồi người, rồi đủ các thứ chất lên, cũng phải hơn 37 tấn. Tiêu chuẩn thượng uý bấy giờ ngày ăn 9 hào. Còn lái tăng bọn tôi ăn một đồng ngày, cứ thế cấp đủ lương thực thực phẩm cho ăn trong ba tháng đi đường. Lái ô tô thì chỉ từng chặng, từ binh trạm nọ đến binh trạm kia. Xe tăng chúng tôi là đi đi suốt. Ấy là cái khác của lính tăng miền Bắc.
    Tiểu đoàn 20 của tôi vào tới nới chỉ bị mất 1 xe T59. Từ Quảng Bình vào Lộc Ninh gần 2000 km qua nhiều trọng điểm đánh phá ác liệt như Cổng Trời, Bạc, Sêcamảng…chúng tôi được đánh giá là đơn vị xe tăng đi xa nhất, đến đích đủ nhất, ít tổn thất dọc đường nhất. Mỹ đâu có đánh kiểu đó? Mình thì riêng chạy từ Bắc và trên đường mòn Hồ Chí Minh đã là một kỳ tích. Mà đường mòn gì?
    Hồi các cụ đi "xoi" đường 559 thì là đường mòn thật. Nhưng đến hồi tôi đi, xe cơ giới chạy tốt rồi, mình lại thỉnh thoảng có nghe đài BBC dọc đường xem nó bình luận gì về chiến tranh không. Trận đầu Lộc Ninh chúng tôi có tham gia. Chuẩn bị từ đêm. Đến khoảng 3-4 giờ sáng thì tiếp cận đến chi khu Lộc Ninh. Chúng tôi tham gia đánh tám xe mà không cháy xe nào, chỉ có một chiếc bị hỏng, mắc kẹt, thế mới lạ. Yếu tố bất ngờ và phối hợp tốt đã tạo nên chiến thắng Lộc Ninh. Hồi đó, một lính xe tăng vào trận thì có khoảng 40 người phục vụ. Viên đại tá Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ huy Chiến đoàn 9 nguỵ khi bị ta bắt được nói “Chúng tôi không biết xe tăng của các ông từ đâu xuất hiện mà nhanh quá, chúng tôi không kịp trở tay, phải chịu thua!” (Một thời gửi lại- Ban liên lạc truyền thống tăng thiết giáp Nam Bộ, Bùi Xuân Vinh thể hiện, NXB Thanh Niên 2009)
    Làm sao mà ngờ được! Trên đường Trường Sơn máy bay đánh phá, do thám, rồi thám báo, biệt kích, rồi đủ các loại thiết bị phát hiện điện tử, nhưng rồi xe tăng ta vẫn ém quân sát Lộc Ninh mà địch không biết. Mà không phải địch, bộ đội mình còn không ngờ được! Nhìn thấy tăng của ta hợp đồng binh chủng, bộ binh sướng lắm, phấn chấn lắm, nhất là anh em tăng thiết giáp Miền gian khổ thiếu thốn phương tiện lâu nay.
    Ngày 5-4-1972 đánh Lộc Ninh, đến ngày 7-4 giải phóng hoàn toàn Lộc Ninh. Sau trận thắng vang dội Lộc Ninh, tôi nghe BBC bình luận “Không còn là đường mòn nữa, đường Hồ Chí Minh đã thành đại lộ khi xe tăng Bắc Việt hành tiến vào tận Lộc Ninh.
    Ngày 8-4 đánh tiếp An Lộc thì tình thế khác. Đó là mình thừa thắng đánh tiếp quá gấp. An Lộc với chúng tôi rất đáng nhớ. Đó là một địa danh có ba tên gọi đều là nó cả: An Lộc, Thị xã Bình Long, Hớn Quán. Đánh vào đây sẽ mở ra Thủ đô giải phóng của Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Nó cũng tiếp tục phát triển vùng hành lang biên giới tự do nối với Campuchia. Đài TNVN nói “giải phóng Thị xã Bình Long” không sai vì ta chiếm Dinh Tỉnh trưởng, chiếm Đài phát thanh rồi. BBC nó nói là “trận An Lộc” cũng đúng. Trận An Lộc ta thiệt hại nhiều là do thiếu kinh nghiệm đánh trong thành phố ngoắt nghéo. Địch lại quá thông thạo. Yếu tố bất ngờ của xe tăng ta ở trận Lộc Ninh đã không còn. Địch sau bất ngờ đã chủ động lật lại tình thế, gây thiệt hại cho xe tăng ta. Trong khi đó xe tăng ta vào quá nhanh mà không có bộ binh theo tràn ngập tiêu diệt các ổ đề kháng.
    Sau trận An Lộc, BBC bình luận còn ghê hơn “Việt Nam có hai cối xay thịt là Quảng Trị và An Lộc”.
    Quả thật An Lộc là một kinh nghiệm chiến tranh quý giá. Chúng tôi lính chiến cũng chả ngại nói cái tổn thất. Nói để hiểu rõ lịch sử.
    Chiến tranh: Tình người trong bão táp
    Nếu mà nhớ gì nhất thì tôi có mấy kỷ niệm, rất “đời”, rất lính.
    Có cậu tên là Bắc, người Hà Tĩnh, dân sinh viên Hàng Hải cũng như tôi. Cậu ấy đi về phép 15 ngày cưới vợ. Vợ học Trung cấp sư phạm. Oái oăm thế. Hồi đó, có bầu là phải bỏ học về ngay.
    Biết sao không ? Trong rừng, có lần trong hầm chỉ có ba anh em, đạn bom tời bời, nó mới bần thần kể thương vợ, thương mình. Nó kể hồi cưới vợ, mỗi lần vợ chồng định gần gũi nhau, vợ lại nhìn chồng khóc: “Em mà có bầu thì bị đuổi học ngay!” Nó kể, suốt 15 ngày, cho đến lúc nó hết phép quay lại đơn vị, nó bảo, vợ chồng vẫn “thanh tân” Chúng tôi tin điều đó. Không phải như cái lối nghĩ của thanh niên giờ đâu. Hồi đó tôi tin nó nói thật. Nhiều đứa bạn tôi vậy đó. Sống chết chưa biết lúc nào, bom đạn kinh hoàng, đồng đội với nhau còn nói dối nhau làm gì. Cũng thương nó. Sau đi đánh biên giới Campuchia bị thương và hy sinh vì đạn vào đầu nặng quá!
    Trên đường Hồ Chí Minh cũng nhiều chuyện cảm động về đồng đội. Có lần, đến khoảng binh trạm 15, đỗ xe nghỉ nấu cơm ăn. Chúng tôi xúc cơm cháy cũ bỏ đi, nấu cơm mới. Loanh quanh thế nào, quay ra đã thấy mất hút luôn số cơm cháy để đó. Hoảng quá, cả xe bốn người lùng tìm, chỉ sợ có biệt kích thám báo. Rồi lại đoán non đoán già em binh trạm lấy nuôi heo.
    Đi vào binh trạm tôi mới ngã ngửa người thấy anh em đang giã bắp. Hỏi gạo đâu mà giã bắp ăn, họ bảo ba tháng rồi không có hạt gạo nào, rồi thú nhận “lấy trộm cơm cháy của xe tăng về là cho người ăn, chứ không phải cho heo”. Chúng tôi nghe thương anh em quá, bảo ra xe lấy mấy bao gạo về ăn, lính tăng bọn tôi hay được cho gạo, đạn, thực phẩm dọc đường nhiều lắm, ăn không hết. Cậu biết họ trả lời sao không? – “Chúng tôi không lấy gạo của các anh đâu! Các anh vào B2 còn nguy hiểm, gian khổ hơn ngoài này nhiều, dẫu sao chúng tôi ngoài này vẫn còn được tiếp tế dễ hơn” Họ cương quyết không nhận gạo, lại còn cho thêm rau, thịt heo.
    Trước khi đi, không biết làm sao, chúng tôi đành bảo nhau nổ máy chạy rồi vần mấy bao gạo xuống để lại cho anh em. Tình đồng đội trên Trường Sơn cảm động đến thế khó có thể nào quên được. Lạ thế. Anh em thiếu đói nặng, mà gạo không lấy, không xin, chỉ xin thuốc lào!
    Cảm động nhất là những cây cột chuẩn bằng người!
    Đường Trường Sơn trên núi dưới sông, trùng điệp phải đội đá, làm ngầm vì T54 chỉ đi được dưới 1 mét nước. Ngầm chỉ vỏn vẹn thừa một tí bánh xích. Sơ sểnh là mất xe, đè chết đồng đội ngay. Thế nên kinh nhất mà cũng yên tâm nhất là đi theo cọc tiêu bằng người do anh em công binh hoặc giao liên đứng.Vừa kinh, vừa rất yên tâm, hai cảm giác thật trái ngược. Trên núi cũng vậy, bên ta luy âm chỉ thừa ra 5-7 cm xe cũng men theo cọc tiêu người, chệch ra là xuống vực. Mà trên đầu máy bay, pháo bắn, vậy mà họ vẫn bình thản, tự giác, bình tĩnh điều khiển làm chuẩn cho mình đi. Thật là sáng tạo.
    Sáng tạo nữa, là chuyện kết bè bằng xuồng gỗ, máy Côle chở T54 qua sông Sêsan. Ai ngờ được! Tôi là lái xe không nhường ai cầm lái xe tôi vào tận B2 bao giờ, mà tôi đích thân lái xe xuống cái phà ghép lạ lùng đó. Bao nhiêu chiếc ghe ghép lại, tôi không rõ, những chắc chắn, trên một tấm mảng ken bằng gỗ dày, ở dưới là một nửa số ghe quay đuôi máy Côle bên phải. Một nửa quay đuôi máy Côle ngược lại. Để làm gì? Đề điều chỉnh hướng. Đêm đó, cứ một xe tăng đi trên một chiếc bè này. Thật là kỳ lạ. Có ai ngờ T54 qua bè nổ máy Côle trên sông Sêsan ?
    Sáng tạo trên Trường Sơn, trong đánh trận của lính tăng, khó có thể nói hết. Xe T45 chỉ có một bánh nặng hơn hai trăm kg. Nếu hỏng thay bình thường phải có cẩu. Ở chiến trường thì làm thế nào? Lính ta khoét một lỗ to dưới đất. Căn chỉnh lái xe sao cho để bánh mình định thay lọt vào lỗ đó. Đánh xích ra, kéo bánh lên rồi khênh đi.
    Một chuyện khác vẫn ám ảnh tôi. Cũng là một lát cắt khắc nghiệt của chiến tranh.
    Giải phóng Lộc Ninh, xong là mình rút về Campuchia. Tôi bị bệnh, có đi bộ qua ngã ba Lộc Tấn mới giải phóng, cách Lộc Ninh khoảng mấy km. Dọc đường, kỷ niệm đáng nhớ là tôi có thấy hai người lính VNCH bị thương cụt chân, bò lê la xin ăn dọc đường. Ruồi nhặng bâu vào cái chân cụt trong bộ quân phục. Dân vắng lắm. Tôi cũng chả có gì cho họ cả. Thực sự đến giờ, có lúc nghĩ lại, lúc đó họ đã bại trận, đáng thương, có lẽ cũng nên làm một điều gì đó. Mà trận An Lộc, sau khi ta rút, địch đẩy cả quân giải phóng, lính VNCH, người dân thường bị chết xuống một cái hố chôn tập thể khoảng 3.000 người. Kinh khủng! Ta bị hy sinh, thương vong nhiều, thiệt hại nặng. Nhưng cũng nên có cử chỉ gì đó với họ, hai người lính VNCH cụt chân ấy.”
    Chuyện của anh làm tôi cảm động.
    Chiến tranh đã lùi xa. Phía trước là thống nhất phát triển trong đại đoàn kết toàn dân tộc. Anh nhớ kỷ niệm đó về những người một thời ở bên kia chiến tuyến và muốn nói ra bên cạnh những kỷ niệm về đồng đội của mình.
    Bởi người lính cũng là một con người.

    Lính tăng miền Đông, vài chuyện chép lại

    2- Ba lô lính chiến tăng 1972

    Cập nhật lúc 22:45, Thứ ba, 01/05/2012 (GMT+7)
    [​IMG]

    CCB- Thương binh Lê Anh Dũng, đại đội 3, tiểu đoàn 21 Anh hùng. Ảnh: Song Hà



    NDĐT- Riêng tớ càng vào sâu, càng kinh nghiệm. Pháo 100 ly phải xin lên 50 quả. Muốn để đâu thì để, treo đâu thì treo, không xin gì chỉ xin thêm đạn. Ăn uống cũng phải dạy nhau. Tớ ăn một cân lương khô trong hai phút. Cắn một thanh lại tợp một ngụm nước. Tớ nạt lính trẻ, không biết cách, vào chiến trường chỉ có chết. Ăn nhanh lấy sức nhanh, nó mà đánh, mình đã xong rồi, chiến đấu được. Để đói là chết.
    3- Lạ lùng tác chiến tăng thiết giáp B2
    1- Lái tăng từ Bắc vào Nam- khó ngờ có thật


    Chuyện của CCB, thương binh Lê Anh Dũng
    Năm 1972, chúng tớ đi hai tiểu đoàn từ Vĩnh Phú, mỗi tiểu đoàn hơn 30 chiếc. Có giai thoại trong lính cứ đồn rằng, đi B2 sâu mút mùa, chẳng biết thế nào, đói lắm. Thế nến, tớ nhớ nhất là lúc trang bị đi B. Bốn thằng, mỗi thằng 12 bộ gabađin, hai bộ phi, hai bộ áo công tác sơn hai chữ KT trên ngực, hai bộ quần áo lính. Mỗi người phải xếp đồ vào ba lô một danh mục... 43 thứ, từ kim tiêm, đá lửa, lưỡi câu, cước đến thuốc, lương khô, tăng, võng, màn….
    Đồ ăn nói trước. Biết không, mỗi thằng 40 cân lương khô, một nửa là loại 701, một nửa là 702, mỗi thùng 10 cân. Bốn thằng là 160 cân. Tiếp đó là mỡ nước đựng trong thùng sắt, 10 cân một thùng. Cũng 160 cân thịt hộp, cố mà nhét, một nửa thịt xay, một nửa thịt kho. Rồi sữa bột cũng 160 cân, chia ra làm 320 hộp xanh to, loại 0,5 cân một hộp. Ruốc hành quân cũng 160 kg chia làm 320 gói nửa cân. Đường Cuba một tạ, gồm bốn bao loại 25 kg. Gạo 4 bao loại 70 kg, mỗi bao tính ra là 280 kg mỗi xe. 50 kg miến dong. Muối một tạ. Một con heo 70 kg...
    Cuối cùng là 400 đồng tiền miền bắc để mua bán dọc đường trước khi vào Nam. Trị giá thế nào à? Thì cứ tính, lúc đó ăn ở miền Bắc, cứ trung bình một con gà là 5 đồng, từng ấy là mấy đàn gà? Từ Phà Mía - Sơn Tây vào trong, tiền chỉ để mua gà vịt, mua rượu bỏ bi đông. Ngày đầu tiên có tiền mua gà, tớ “làm” bốn con, mỗi con nửa luộc, nửa chiên. Bốn thằng bổ một thùng 10 lít mỡ ra rán. Lần đầu tiên trong đời tớ được rán gà trong mỡ sâu như thế. Bốn con là 16 miếng. Luộc, rán trong nồi quân dụng, rồi còn làm một nồi miến nữa mà bốn thằng ăn gọn.
    Ông Lai, tớ còn nhớ là Tham mưu trưởng Trung đoàn 207 Tăng thiết giáp dặn: “Đây là đồ cho các đồng chí ăn trong sáu tháng hành quân vào B2”. Thế làm gì mà chả lắm. Chưa kể thuốc bệnh cấp một thùng đủ dùng cho một trung đội bộ binh. Nào thuốc sốt rét, bơm tiêm rồi vitamin tổng hợp, độ 10.000 viên.
    Món bồi dưỡng khi ốm là bột trứng, bốn thùng loại 5 kg/thùng, chỉ cần đổ nước sôi ăn luôn, nếu không thì để đánh tan, rán trứng. Mì chính cũng một thùng sắt nặng 5 kg...
    Quan trọng nhất là vũ khí. Pháo 100 ly 36 quả; loại 12ly7 là một vạn viên. Đạn súng máy là khoảng hai vạn nữa. 20 mắt xích thay, một bánh chịu nặng cột trên pháo. Hai phi dầu đằng sau dự trữ. Riêng nhiên liệu thì đi đến đâu, các binh trạm cấp đủ đến đó.
    Riêng tớ, càng vào sâu, càng kinh nghiệm. Pháo 100 ly phải xin lên 50 quả. Muốn để đâu thì để, muốn treo đâu thì treo, không xin gì chỉ xin thêm đạn. Chuyện ăn uống cũng phải dạy nhau. Tớ ăn một cân lương khô trong hai phút. Cắn một thanh lại tợp một ngụm nước. Tớ nạt lính trẻ, không biết cách ăn nhanh, vào chiến trường chỉ có chết. Ăn nhanh lấy sức nhanh, nó mà đánh mình đã xong rồi, chiến đấu được. Để đói là chết.
    Lính ta sáng tạo lắm. Chả có đâu, nước nào, bánh xích dự trữ dắt vào tháp pháo. Thịt hộp nhiều thế, 160 kg mỗi xe, tới 12 ba lô thịt trong xe, mấy thằng tính toán, quyết định tháo sàn xe đủ vừa lỗ đặt. Thế là diện tích sàn 3,2 mét x 6 mét, xếp hết thịt hộp, rồi hành quân trên Trường Sơn, đồ hộp cho cả vào pháo 100 ly. Cứ đồ nào ngon, hàng chiến lược cho vào xe, đồ nào tầm tầm bỏ ra ngoài xe. Vào Nam, cũng lính tăng cũ hỏi : “Sao chúng mày được cấp nhiều thế”, tớ bảo “Đâu biết. Trên cấp là chở đi thôi”. Năm đó, có vẻ chuẩn bị đánh lớn. Dốc toàn lực. Xe tăng càng được ưu tiên, chắc thế!
    Chiến trường, ngẫm lại
    Từ 1972, đánh Lộc Ninh, rồi An Lộc, tăng thiết giáp của ta hao hụt lớn. Riêng An Lộc tôi nghe gần 100 liệt sĩ. Ở đó có bia liệt sĩ riêng của lính tăng thiết giáp. Theo tớ, là cái thằng lính chiến, đánh nhiều trận rồi, điểm yếu nhất là xe tăng không kết hợp tốt với bộ binh. Cho đến tận 1977-1978 đánh Tây Nam tớ góp ý nên có hệ thống thông tin sao đó để xe tăng nói chuyện thẳng với chỉ huy bộ binh. Chứ kiểu liên lạc như thời đánh Mỹ hồi ở An Lộc, xe lên không thấy bộ binh đâu; điện đài bộ binh theo mã số bộ binh, xe tăng theo mã số xe tăng, đợi khi gọi về tuyến sau, chỉ huy gọi được lên điều hành xe phối hợp thì đã chậm mất thời gian độ 10 quả đạn pháo rồi. Tớ nói không ngoa là sau 1973 với Hiệp định Pari, Mỹ nó phải rút, chứ cứ thực tiễn chiến trường mà nói, nó đánh xe tăng khá lắm. Mà nếu mình đánh nó không phát huy được phương tiện do trình độ có hạn thì tổn thất ghê gớm.
    Theo tớ đánh tăng của ta những trận thắng lớn là Làng Vây, Lộc Ninh, Phước Long. Còn thiệt hại nặng nề, phải nói đến Cửa Việt, An Lộc. Đánh An Lộc cũng vậy.
    Thứ hai, kinh nghiệm xương máu của tớ là lính tăng càng được học văn hoá cao càng tốt. Hồi chúng tớ, ít nhất là lính lớp 10 thì mới sử dụng phát huy tương đối tốt. Sinh viên đại học vào sau càng tốt. Cùng với cán bộ thì phải có chính sách cán bộ tốt. Tớ nói thật thế này, bao nhiêu trận đánh thua, thiệt hại xe và người nặng nề đều do công tác cán bộ. Chính trị viên đa số chỉ làm tốt công tác chính trị thôi. Thiếu người, bắt họ chỉ huy xe là chệch choạc. Cán bộ kỹ thuật cũng vậy.
    Chuyện khó tin hậu chiến
    Ngày 18-11-2011, Đoàn đặc công 429 đi cải táng một liệt sĩ ở miền Tây (Có một thời gian, do đặc thù, bộ đội tăng thiết giáp Miền Đông Nam bộ được biên chế trong Đoàn đặc công 429). Đến nơi, tớ trèo lên thắp nhang cho Lê Văn Quyền, pháo thủ 2 hy sinh ở xe mình. Rồi đến ông thứ hai hy sinh là Nguyễn Văn Thuyết, trung sĩ trưởng xe khác. Bỗng ở đâu, một con ong phóng lên, đốt thẳng vào tai đau buốt. Tớ xuống đồi, liền gọi ngay cho một thằng bạn biết xem Kinh Dịch hỏi. Nó gieo quẻ, phán: “Thứ nhất, mày không phải chỉ đi thắp nhang cho hai mộ mà là đi làm cho bẩy mộ. Thứ hai, con ong đốt mày là vì mày thắp cho ông quân hàm bé, binh nhất trước, rồi mới đến ông trung sĩ. Ổng giận, xúi ong đốt. Quẻ nói vậy”. Tôi bảo liền : “Để tao quay lên, nói lại với chúng nó”.
    Tôi làm nắm nhang nữa, lại leo lên khấn tiếp: “Nếu bảo người lên biên giới này thắp nhang cho thằng Quyền và mày, thì tao là đứa lên nhiều nhất. Thằng Quyền ngồi xe tao, gắn bó hơn, tao lại thấy mộ nó trước nên tao thắp trước. Chân tao, đánh nhau biên giới Tây Nam, Pôn Pốt nó lấy một cẳng rồi, bước thấp bước cao, không quỳ được, mày phải thông cảm cho tao chứ! Chúng mày giận gì mà xúi ong đốt tao?”.
    Chuyện có thật mà như là ma trơi. Thằng bạn tôi còn cam đoan “ Thứ ba, quẻ này nói, mày không có tiền đâu!” Mà đúng phóc không à! Ở ngay đó, tớ đi khắp bốn bàn, bốn ông bán vé số mà không tìm được một tờ nào có số con ong (số 56). Về thị xã Tây Ninh, tớ lùng sục thử mua số 56 mà cũng không hề gặp. Quyết thử dò đến cùng, tớ gọi cho thằng bạn ở Long An bảo tìm mua “con 56” “đánh khá khá” lên một chút. Nó bảo hết tiền, chỉ còn đúng 3.000. Thế mà được 210.000 ngay đấy. Vậy mà riêng tôi lùng không được. Vì quẻ bảo là “không có tiền”.
    Chuyện lính tăng, nhiều cái không biết thế nào. Tin quá thì lại có khi là mê tín. Mà không tin không được. Hồi ở ngoài Bắc, có ông tự nhiên nhòm tớ bảo : “Khoảng 26-27 tuổi dính nạn binh đao, thập tử nhất sinh, ông bà cứu, đồng đội cứu, may sống!” Cụt lủn, nguyên văn từng chữ vậy. Đấy là năm 1970, trước khi vào lính. Lão còn bảo tiếp: “Tao thấy cái sống, chết của mày lúc ẩn lúc hiện. Nhưng giờ, rõ là sống rồi”.
    Bẵng đi chả nhớ làm quái gì. Linh tinh hơi đâu nhớ! Đánh miết đến 1975 chiến thắng. Ai ngờ ! Tớ sinh năm 1952, đến 1975 là 23 tuổi. Hóa ra đến năm 1978-1979 lại binh đao tiếp thật, chả 26-27 tuổi rồi là gì. Ngày 27-9-1977, vừa mở mắt đã thấy bốn chiếc xe Hồng Hà lên sớm thế. Ông phụ trách tập hợp, đọc tên từng thằng đi nhận nhiệm vụ mới. Ngày 28-9-1977, họp tiếp. Trung đoàn trưởng thông báo: “Samát đã chiến tranh. Xe bọc thép, xe bánh lốp lên bị diệt hết rồi. Trên điều tăng T59 đi chiến đấu”
    Thế là cái xe đi cùng đời binh nghiệp chống Mỹ của tôi T59 biển số B 366 tiếp tục lên đường (biển đầu 3 , 4 là dòng T59 thí dụ cùng loại với xe B 390 húc đổ Dinh độc lập; biển đầu 8, 9, 7 thí dụ xe 843 húc đổ Dinh độc lập, là T54)
    Tớ không quên một kỷ niệm buồn. Vừa hối hận và tiếc. Khó tin là sao hồi đó mình lại làm vậy? Chị em thanh niên xung phong hồi đó khổ lắm, áo quần rách tơi tả hết. Vậy mà hồi đó, xe đi qua trọng điểm, tớ chỉ tặng chị em thực phẩm lương khô, quần áo thì chỉ dám cho đồ lót mà không tặng quần áo dài trong khi mình có tới mười mấy bộ.
    Khổ! Hồi đó còn trẻ, nghe bảo “vào B2 khổ lắm”, lính miền Đông Nam Bộ vào sâu lắm, không biết sống chết thế nào, nên cứ lo chết đói, chết rét không có tiếp tế. Mình trang bị tận răng, thanh niên xung phong có gì đâu, thế mà…! Vào đó, trà Lăngcôbơ, thuốc lá Chim Chơrao, thuốc Miên, thuốc lá rơm (rế) xài thoải mái, đồ có dùng đâu, chỉ rặt quần cộc áo bà ba, khăn rằn, biết thế, tớ đã tặng hết ngoài này rồi. Mà họ trần lưng làm đường, phá bom, dẫn lối cho mình. “Cậu biết không, vào B2, trung bình cứ 100 chiếc xe tăng thì bị hỏng, bị bom đánh, bị rơi xuống vực …đủ loại mất khoảng 10 chiếc. Thế mà mình có cái quần áo dài, cho còn tiếc. Nếu bảo chiến tranh có gì hối tiếc, thì chuyện đó, càng nghĩ càng tự hận mình lắm.”
    Tôi chuyển ngành về làm truyền hình ở phía nam, bộ phận tổ chức cán bộ. Có người bảo “màu mỡ tha hồ mà ăn!” .Vớ vẩn! Hồi đánh nhau, mình vác bao nhiêu thương binh, liệt sĩ ra vòng ngoài, đâu có ngã giá “tao mang mày ra, mày sống trả tao mấy chỉ, mấy cây !” Các “chú” này nhầm to, chả hiểu đếch gì lính chúng tớ! Các “chú” vào mà “ăn”!
    Lính tráng trước sau vẫn thế. Đến giờ vẫn thế. Mình còn sống là may mắn hơn đồng đội lắm rồi. Vẫn nhớ bạn bè chiến đấu lắm. Làm con người phải thanh thản. Có làm có hưởng. Nhưng mình không phải có làm có lộc mà không biết chia nhường, san sẻ. Chỉ có đừng ăn bẩn.
  4. bigradeon

    bigradeon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    135
    vâng em nhầm BRDM thành BTR lần đầu mới biết tên, trước giờ toàn nghĩ nó là BTR đời 50 hay 60.
    4 bánh con ở giữa làm gì vậy các bác, khi lội nước hay sắp lên bờ thả ra để tăng độ bám hay sao các bác
  5. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
  6. bintao

    bintao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    101

    =))=))=))=))=))=))Lôi lại cái chủ đề tranh cãi hơn chục trang trước về vụ cối 60mm.Do ngẫu nhiên mà em tìm được clip này mô tả cách bắn và nạp đạn của cối 60mm trong xe tăng của Ít xà
    [YOUTUBE]AS6KG2LoAMQ[/YOUTUBE]
    http://www.youtube.com/watch?v=AS6KG2LoAMQ
    [:D]
  7. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    =))=))=))=))=))
    vậy thôi xài cối đời đầu cho nó nhanh :))
  8. bigradeon

    bigradeon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    135
    các xe trên làng vây thì lâu lắm rồi các cụ, trước 2000 em đi công tác theo bà bu có qua làng vây đã thấy xe ở đó rồi, có chăng bây giờ xây thêm tượng đài với mấy cái bệ to đẹp hơn thôi
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111

    Bác tìm xem quả cối đó nó bắn kiu gì đi. Bóp cò hay là thả [SIZE=3]qu[SIZE=3]ả c[SIZE=3]ối [SIZE=3]ở [SIZE=3]đ[SIZE=3]ầu n[SIZE=3]òng[SIZE=3], [SIZE=3]đ[SIZE=3]ạn c[SIZE=3]ó [SIZE=3]d[SIZE=3]ây ch[SIZE=3]áy ch[SIZE=3]ậm nh[SIZE=3]ư l[SIZE=3]ựu [SIZE=3]đ[SIZE=3]ạn [SIZE=3]v[SIZE=3]ậy.[/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
  10. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884

Chia sẻ trang này