1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Cái mũ ấy xài trên trực thăng bác ạ. :)) Nhìn anh chàng kia thì chả phải là phi công đâu, xạ thủ súng máy. :))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mũ đó là loại HGU-56 anh A3 ạ. [:D]
  2. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Có quốc gia nào chi bộn thế này cho vấn đề Y tế - xã hội không?

    Federal Spending by Function







    Function

    -yr 2011 +yr







    Total Spending

    $3.6 trillion

    Pensions

    $0.8 trillion


    Health Care

    $0.9 trillion


    Education

    $0.1 trillion


    Defense

    $0.9 trillion


    Welfare

    $0.5 trillion

    http://www.usgovernmentspending.com/
  3. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Tính % GDP đi bác ới, chứ cái thằng Mỹ GDP của nó lớn nhất quả đất thì tất nhiên chi cho GD , y tế này nọ phải nhiều hơn các nước khác rồi. =))=))=))
    Kể cũng lạ, ai cũng kêu mỹ chi cho QP nhiều, nếu tính ra % GDP thì cũng bình thường thôi
  4. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Cái chi tiêu cho giáo dục 0.1 trillion (trên 14) là 0.71% chắc là chi tiêu công. Quá ít. Theo nguồn khác tổng chi tiêu là 5.7%
    http://www.nationmaster.com/graph/edu_edu_spe-education-spending-of-gdp

    thứ 37. Chỉ ở mức trung bình khá, dù có hơn Nga. Nhưng như vậy là tư nhân chi nhiều. Thời buổi khủng hoảng, structural unemployment, như thế là chết.
  5. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Tớ nói thật mà các bác cứ cho là "tung cờ giả".

    Mt anh nhà giàu sống Phú Mỹ Hưng, có con đi học tại British School than hết thiền so với một anh sống quận 1 có con đi học ở trường công lập cũng than hết tiền thì nó khác nhau tới mức độ nào?

    Mỹ là quốc gia chi tiền và bảo đảm phúc lợi xã hội tốt nhất đấy.

    Tớ không nói tất cả dân Mỹ hài lòng mà nói là ĐẠI BỘ PHẬN DÂN MỸ. Đọc cho rõ nhé.

    P/S: Cám ơn evan, tìm ra cía mũ rồi. :)
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Chỉ có giời với bác biết cờ có giả hay không, he he :P
  7. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Về phúc lợi xã hội thì mình nghĩ tốt nhất là mấy nước EU hay singapo mới đúng.
  8. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    So với thằng giẻ rách mới thoát nghèo đi mấy cậu, cũng chả kém hơn là mấy, mỗi tội nghèo quá, GDP ít nên % tuy to mà vẫn cứ thiếu xiền;
    http://chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/solieungansach/2011/dutoan07.html
    Đây này:
    Tổng cân đối: 425.500 k tỷ VND
    Đầu tư phát triển : 78.8 k tỷ chiếm 18,51%
    Trả nợ : 86 tỷ k chiếm 20,21%
    Sự nghiệp KT XH quản lý NN : 224,3 tỷ k chiếm 52,71% trong đó : Giáo dục 22 tỷ k chiếm 5,2%; Đảm bảo XH : 59,45 tỷ k chiếm 13,97%
    Tuy nhiên so sánh cái kiểu này thì quá ư là khập khiễng.
    Một là, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các nước khác nhau, nhiệm vụ chi khác nhau do có đặc thù khác nhau, do cán cân thu - chi của từng nước khác nhau => chính sách khác nhau. Bọn Mẽo lắm tiền nhiều của, thâm hụt NS thấp thậm chí còn thặng dư (nếu có thâm hụt thì thực ra là do thặng dư lại ném vào chi tiếp)... Còn ông nghèo nghèo kia thì chuyên đời thâm hụt (chuyện thường ngày của mấy tay đang phát triển)
    Hai là, cái cơ cấu Ăn rau luộc nêu lên còn thiếu be thiếu bét, nêu chung chung thì nó chả đủ đâu... Bởi chi NS thì nó đủ thứ hầm bà làng, lại còn có thể quy lẫn vào nhau được. Ví dụ chi cho mấy học viện của Quân đội, tính vào chi QP cũng được mà tính vào Giáo dục thì cũng xong.
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Mỹ bán tên lửa JASSM cho Phần Lan


    Việc Mỹ đồng ý bán cho Phần Lan 72 tên lửa AGM-158 JASSM khiến cho Nga, láng giềng lâu năm của đất nước Bắc Âu này không hài lòng.



    [​IMG]
    Tên lửa JASSM-ER có tầm bắn tới 900 km, có khả năng đối phó với các hệ thống phòng không tầm xa nhất thế giới hiện nay.​

    [​IMG]
    Tên lửa JASSM được khai hỏa từ máy bay F-16.​



    [​IMG]
    JASSM thử nghiệm tấn công hầm ngầm.
    (ĐVO) Tên lửa JASSM sẽ được Phần Lan sử dụng trên các máy bay chiến đấu F-18C/D của không quân nước này. Giá thành của cả gói hợp đồng là 255 triệu USD bao gồm cả chi phí bảo dưỡng và huấn luyện sử dụng, tính ra, Phần Lan phải trả 3,55 triệu USD cho mỗi tên lửa JASSM.

    Bốn năm trước, Phần Lan cũng đã đề nghị Mỹ bán loại tên lửa này, tuy nhiên khi đó Mỹ đã từ chối lời đề nghị đó vì một lý do bí mật, nhưng có vẻ do tác động từ phía Nga.

    Một trong những lý do Mỹ từ chối Phần Lan 4 năm trước cũng có thể là để tránh sự đàm tiếu về loại tên lửa trên. Từ năm 2009 trở về trước, nhiều cuộc thử nghiệm JASSM đã thất bại khiến Mỹ hoãn việc biên chế loại tên lửa.

    Suýt nữa Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy bỏ chương trình phát triển tên lửa đối đất tầm xa JASSM trị giá tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, sau hàng loạt nỗ lực vận động hành lang, cùng một bản hợp đồng có giá trị lớn với Hàn Quốc, dự án đã thoát khỏi cảnh bị cắt vốn. Sau năm 2009, 90% các cuộc thử nghiệm của JASSM đã thành công.

    JASSM là dòng thứ ba của “đại gia đình” bom thông minh dẫn đường bằng GPS của Mỹ được phát triển.

    Dòng thứ nhấ là các bom JDAM (có khối lượng từ 220-900 kg) có giá từ 26.000 USD/quả trở lên.

    Dòng thứ hai là JSOW, được phát triển từ JDAM có gắn thêm cánh lái lớn và bộ dẫn đường hiệu quả hơn với giá 460.000 USD/quả.

    Tên lửa dòng thứ ba JASSM có giá từ 500.000 USD (biến thể có tầm bắn 400 km) tới 930.000 USD/quả (đối với phiên bản JASSM-ER - Extended Range - tầm 900 km).

    Ngoài ra, họ vũ khí này còn có phiên bản bom JDAM cỡ nhỏ khối lượng 114 kg có khả năng khoan thủng các hầm ngầm bê tông, có giá 75.000 USD/quả.

    Tên lửa AGM-159 JASSM nặng tổng cộng 1.045 kg với phần đầu nổ 455 kg cùng một động cơ phản lực. Loại tên lửa này được thiết kế với nhiệm vụ chọc thủng trận địa phòng không, tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng của đối phương.

    Không quân Mỹ đã có kế hoạch đặt mua 5.000 tên lửa JASSM, tuy nhiên Bộ Quốc phòng và Quốc hội Mỹ đều chưa thông qua kế hoạch này vì mỗi tên lửa JASSM có giá đắt gấp hơn 10 lần một quả bom thông minh JDAM có cùng khối lượng thuốc nổ.

    Tuy nhiên, đại diện Không lực Mỹ lại cho rằng nếu tấn công các quốc gia có hệ thống phòng không tầm xa hiệu quả như Trung Quốc thì lực lượng không quân sẽ phải chịu tổn thất lớn nếu không có tên lửa tầm xa như JASSM.

    JASSM là loại tên lửa được thiết kế tàng hình, dẫn đường bằng GPS pha cuối bằng hồng ngoại khiến chỉ số CEP của tên lửa đạt mức nhỏ hơn 3 m.

    Nếu được sử dụng trên các máy bay F-15K của Hàn Quốc, JASSM có thể dễ dàng hạ gục hệ thống phòng không Triều Tiên hay các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng.

    CEP - Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất, còn gọi là sai số trượt mục tiêu (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí;
    Nguyễn Linh (theo Strategypage
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Đúng là mũ HGU-56 Helmet, nhưng do tính năng chống va đập và tăng cường khả năng thông tin liên lạc cao nên hiện nay có cả loại dành cho đặc nhiệm và có Digital Camo nữa đấy, chứ không riêng gì cho xạ thủ trực thăng đâu:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này