1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 10/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Ờ ít thật, trong 10 năm rơi có nhõn hơn 3.000 chiếc;)) Riêng ở Nam Lào, chỉ trong vài ngày mà hơn 100 em bỏ xác + 600 em thương tật, chủ yếu bằng 12 ly 7:))
  2. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    vài ông phân tích quân sự Mỹ bảo 3000 cái UH1 sức chiến đấu tương đương 1 triệu lính

    phải nói là cha ông ta đánh giặc quá hay

    mà chính vì thế nên không thể nói là UH1 dở được, phải nói dân tộc ta rất vĩ đại, kiên cường trong chiến đấu khác hẳn thời bình làm kinh tế.
  3. en_bac

    en_bac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    2
    Phục hồi lại 4 cái Uh Mèo nào làm. Chuột túi làm đấy, nhưng phải nóilà éo chấp nhận nổi nhét cái thùng dầu mềm vào mà lủng lên lủng xuống vật vã mãi mới xong. Xem tra trình chế đồ và biến nát thành mới các chú chuột phải học VN nhiều. Tiêu biêỉ ngày xưa xe honda nhật mang từ bãi rác bên nhật về nát bét mà rơi vào tay VN giờ vẫn chạy đầy đường.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đúng rồi, ảnh chụp từ sân thượng nào đó thôi



    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]



  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Hanoi plane

    Vietnam with the Agent Orange Royal Commission in 1984
    Đi máy bay thời bao cấp. Bác nào còn nhớ kể lại nghe chơi đi

    [​IMG] 22 OCT 1990
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Air Viet Nam



    Logo của Air Vietnam.


    Từ 1951 đến 1975, Air Viet Nam (hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN) là hãng hàng không thương mại duy nhất của chính phủ VNCH ở miền Nam. Được thành lập dưới thời Hoàng đế Bảo Đại, hãng hàng không này chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

    Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Viet Nam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.

    Lịch sử

    Air Viet Nam được thành lập là hãng hàng không dân dụng ngày 8 tháng 6 năm 1951 thời Quốc gia Việt Nam với số vốn 18 triệu piastre (tức tương đương với 306 triệu franc Pháp lúc bấy giờ). Chính phủ Quốc gia Việt Nam góp 50%; phần còn lại do các hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%) góp chung vốn. Ngày 15 Tháng Mười là ngày khánh thành Air Viet Nam.

    Đội máy bay của Air Vietnam lúc đầu gồm có 5 chiếc Cessna 170, dùng bay chủ yếu tới những thành phố, thị trấn lớn nhỏ khắp Việt Nam, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Ban Mê Thuột.



    Cesna 170. Hình này có tính cách minh hoạ, không phải máy bay của Air Vietnam.

    Sang thời VNCH vào năm những năm 1970 (*), Air Viet Nam bắt đầu sử dụng những chiếc máy bay Douglas DC-3 trong những chuyến bay trong nước và quốc tế. Năm 1964 tăng cường thêm máy bay phản lực Caravelle của Pháp. Vì chiến tranh các chuyến bay hành khách dân sự không thể bay về đêm mà phải bay vào ban ngày vì an ninh. Air Viet Nam có những chuyến bay đi Phnom Penh, Bangkok, Singapore, Hương Cảng và Vạn Tượng. Năm 1965 mở thêm tuyến bay đi Kuala Lumpur; năm 1966, Đài Bắc; 1968, Manila, Osaka và Tokyo.



    Máy bay DC-3 của Air Vietnam.



    Máy bay DC-4 của Air Vietnam.

    Vào thời điểm năm 1968 thì chính phủ Việt Nam Cộng hòa góp 75% vốn cho hãng Air Viet Nam trong khi Air France giảm còn 25%.

    Khi lượng khách đi lại tăng cao trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Air Viet Nam thêm vào một số máy bay, ban đầu là Viscount, Douglas DC-3 và DC-4. Cuối cùng Hãng cũng thêm vào những chiếc máy bay hiện đại, kể cả Boeing 727, một trong số đó được mua lại từ các hãng như Air France và Pan Am. Ít nhất một chiếc C-46 thuê lại từ China Airlines, và được lái bởi các phi công Đài Loan. Chiếc máy bay đó có màu sơn khác với các máy bay còn lại của Air Viet Nam.






    Hai hình trên là máy bay DC-6 của Air Vietnam.



    Máy bay Viscount của Air Vietnam.



    Chiếc máy bay vận tải C-46 mà Air Vietnam thuê của Taiwan.

    Air Viet Nam vào thời điểm năm 1974 có 16 máy bay chở hàng hóa như vận chuyển rau tươi từ Đà Lạt về Sài Gòn khi đoạn đường sắt nối liền Đà Lạt và Tháp Chàm ngưng hoạt động kể từ năm 1972.



    Đây là chiếc C-47 của Air Vietnam. Nó là máy bay vận tải quân sự phát triển từ mẫu máy bay DC-3 nên chắc dùng để chở hàng hoá (Air Freight).

    Lưu lượng

    Lưu lượng hành khách Air Vietnam
    Năm Số hành khách

    1959 52.000

    1964 534.000

    1968 1.146.518

    1969 1.510.700

    Số lượt khách quốc nội tăng nhanh từ 52.000 vào năm 1959 lên đến 534.000 vào năm 1964, rồi vượt hơn một triệu vào cuối thập niên 1960 với những điểm đến như Huế, Đà Nẵng, Kontum, Pleiku, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Phan Thiết, Sài Gòn, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, và Cà Mau. Số khách trên các tuyến bay quốc ngoại đạt 70.000 vào năm 1964 trong bốn tuyến bay quốc tế vào thời điểm đó: Phnom Penh, Bangkok, HongKong, và Vientiane. Sang năm 1969 thì số khách tuyến bay quốc ngoại là 113.910.

    Một số hình ảnh máy bay phản lực chở khách của Air Vietnam.



    Máy bay Caravelle do Pháp sản xuất.



    Boeing 727. Air Vietnam có tất cả hai chiếc.



    Chiếc Boeing 707 khi đậu tại phi trường ở Nhật Bản.



    Vẫn là nó, khi đậu ở phi trường Hongkong.



    Và trên đây là bức hình hiếm hoi chiếc Boeing 747 mà Air Vietnam thuê lại của Air France năm 1974. Hình này hình như chụp tại phi trường Đà Nẵng.

    Vào giai đoạn sát ngày 30/4/1975 tất cả các máy bay của Air Vietnam đã bay sang các quốc gia lân cận vùng Đông Nam Á và bỏ lại đó.

    Chiếc Boeing 727 còn lại duy nhất của Air Vietnam đã được một phi công của hãng này lái từ Hongkong quay về Việt Nam vào đầu tháng 6/1975 để tiếp tục phục vụ cho Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam lúc bấy giờ.

    Như vậy máy bay của Air Vietnam chuyển giao lại cho Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam của chính quyền mới bao gồm 1 chiếc Boeing 707 (**) và 1 chiếc Boeing 727.

    Trụ sở

    Air Viet Nam có hai văn phòng, một ở 116 Đại lộ Nguyễn Huệ và văn phòng II ở 13-bis Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Sang thập niên 1970 văn phòng trên Đại lộ Nguyễn Huệ chỉ dùng làm nơi giao dịch bán vé còn trụ sở chính chuyển về đường Phan Đình Phùng và Đinh Tiên Hoàng khu Đakao, Sài Gòn.

    Tổng giám đốc vào năm 1968 là Lương Thế Siêu. Kế nhiệm ông là Nguyễn Tấn Trung, thông gia của TT NVT và Thg TTK. Ông Trung giữ chức vụ này cho đến tận năm 1975.

    Tem kỷ niệm

    Ngày 18 tháng 4 năm 1971 Bưu chính VNCH phát hành bốn con tem vẽ phong cảnh Đà Lạt, Hà Tiên, Huế, và Sài Gòn trị giá 10 đồng và 25 đồng để kỷ niệm "20 năm phát triển Hàng không Việt Nam."




    Tổng kết điểm bay quốc tế.

    Đông Á

    Trung Hoa dân quốc: Đài Bắc
    Nhật Bản: Osaka, Tokyo


    Đông Nam Á

    Campuchia: Phnom Penh
    Lào: Vientiane
    Thái Lan: Bangkok
    Philippines: Manila
    Singapore: Singapore
    Malaysia: Kuala Lumpur

    Tai nạn

    - Ngày 12 tháng 3 năm 1975: Chiếc Douglas C-54D-5-DC từ Vientiane đi Sài Gòn bị trúng pháo phòng không rớt tại Pleiku. Phi hành đoàn 6 người cùng 20 hành khách đều tử nạn.

    - Ngày 15 tháng 9 năm 1974: Một vụ không tặc xảy ra khi một người đàn ông khống chế chiếc máy bay Boeing 727 trên đường bay từ Đà Nẵng đến Sài Gòn. Người này cho nổ hai trái lựu đạn và chiếc máy bay rơi ở Phan Rang khi nó vượt quá đường băng trong lúc đang cố gắng hạ cánh. Tất cả 70 người trên máy bay đều thiệt mạng.

    - Ngày 20 tháng 2 năm 1974: Một chiếc DC-4 bị khống chế khi đang trên đường đi từ Đà Lạt đến Đà Nẵng. Khi máy bay hạ cánh ở Huế, vì phát hiện ra mình bị lừa nên đã cho nổ trái lựu đạn tự tử, làm thiệt mạng hai nhân viên cảnh sát.

    - Ngày 17 tháng 11 năm 1973: chiếc Douglas DC-3 của Air Vietnam rơi tại Quảng Ngãi làm 27 người thiệt mạng.

    - Ngày 19 tháng 3 năm 1973: chiếc máy bay DC-4 từ Sài Gòn đi Ban Mê Thuột bị nạn trong khi đang hạ cánh do một vụ nổ xảy ra trong khoang hành lý làm tất cả 58 người thiệt mạng.

    - Ngày 24 tháng 9 năm 1972: chiếc C-54 rơi gần Bến Cát, Củ Chi làm 10 trên 13 người thiệt mạng.

    - Ngày 22 tháng 7 năm 1970: Một binh nhì trong quân đội Hoa Kỳ đã khống chế một chiếc DC-4 trên đường từ Pleiku đến Sài Gòn. người lính bị bắt giam ở Sài Gòn sau khi cố gắng buộc phi công đưa đến Hồng Kông. Không có thương vong nào.

    - Ngày 22 tháng 12: chiếc DC-6B chở 77 người trong khi sắp hạ cánh bị gài bom nổ ở Nha Trang làm 10 người thiệt mạng. Phi cơ đâm vào một ngôi trường.

    - Ngày 20 tháng 9 năm 1969: một chiếc DC-10 trên đường bay từ Pleiku đến Đà Nẵng thì va chạm với chiếc F-4 của Không quân Hoa Kỳ trên bầu trời Hội An làm 74/75 người trên máy bay và 2 dân thường dưới mặt đất thiệt mạng. Chiếc F-4 hạ cánh an toàn.

    Ghi chú

    (*): Tôi nghĩ có lẽ Wikipedia đã viết sai khi nói thập niên 70 Air Vietnam mới trang bị loại máy bay DC-3. Dù không có tài liệu nào để tham khảo nhưng tôi nghĩ DC-3, loại máy bay cánh quạt chở khách rất phổ biến tại rất nhiều quốc gia trong những thập niên 40 và 50 mà đến thập niên 70 Air Vietnam mới có thì vô lý quá. Trong khi người anh em của nó là máy bay vận tải C-47 Dakota xuất hiện đầy ở VN cả bên quân sự lẫn dân sự từ thập niên 60.

    (**): Chiếc Boeing 707 mà Wikipedia nói ở trên là kết quả thương lượng của chính phủ VN với phía các hãng hàng không Mỹ. Sau 30/4/1975, phía Việt Nam đã yêu cầu chính quyền Hongkong trao trả lại chiếc máy bay này đã bị bỏ lại ở Hongkong vì nó là tài sản của chính quyền Sài Gòn cũ. Cũng nói thêm, cho đến lúc đó chiếc Boeing 707 này là loại máy bay lớn nhất và hiện đại nhất không chỉ của Air Vietnam mà còn là đối với nhiều hãng hàng không khác vì Boeing 747 cũng chỉ mới góp mắt được vài ba năm trước đó. Nhưng yêu cầu này không được đáp ứng do có sự can thiệp của chính phủ Mỹ.

    Tuy nhiên các hãng hàng không Mỹ đã gặp phải khó khăn trong việc bay đến các quốc gia Đông Nam Á khi phải né không phận Việt Nam. Và thoả thuận đã đạt được, theo đó chiếc Boeing 707 này sẽ được các chuyên gia kỹ thuật của Boeing bay sang kiểm tra, thay thế lại toàn bộ phụ tùng để nó có thể sẵn sàng hoạt động cộng thêm với các phụ tùng link kiện dự trữ cho nó. Đổi lại các máy bay của hãng hàng không Mỹ sẽ có quyền bay ngang không phận Việt Nam, tất nhiên là phải trả lệ phí. (Viết lại bài đã đọc trên báo Tuổi Trẻ số ra gần ngày 30/4/2010)

    Lời bàn thêm: Cuối thập niên 80, Việt Nam mới bắt đầu tiến hành thu hồi chủ quyền FIR SAIGON (Flight Information Region) và đổi tên thành FIR HOCHIMINH. Nằm ở ví trí cực kỳ quan trọng trên trục lộ giao thông hàng không quốc tế và khu vực, và mặc dù chưa thu hồi trọn vẹn khu vực FIR SAIGON trước 1975 nhưng Việt Nam hiện nay cũng thu được khoản lệ phí không lồ hàng năm do các hãng hàng không chi trả khi bay qua. Con số mà tôi biết được là năm 2008 Việt Nam đã thu được xấp xỉ 16 ngàn tỷ đồng Việt Nam, nghĩa là hơn 900 triệu đô la Mỹ.

    Cuối cùng mời các bạn xem một vài hình ảnh tiếp viên, tờ quảng cáo,... khi xưa của Air Vietnam.





    Tiếp viên hàng không.









    Quảng cáo bay với Air Vietnam bằng máy bay phản lực Caravelle.



    Thực đơn chuyến bay quốc ngoại.



    Quảng cáo đường bay quốc ngoại bằng máy bay Boeing 727.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Các vụ xung đột năm 1997 tại Campuchia, còn gọi là cuộc đảo chính năm 1997 tại Campuchia (đặc biệt là các nhà phê bình đối với Hun Sen), đã diễn ra tại Campuchia vào tháng 7 và tháng 8 năm 1997. Kết quả là, đồng thủ tướng Hun Sen lật đổ đồng thủ tướng Norodom Ranariddh. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

    Trong vụ này sân bay Pô Chen tông đã bị hư hại và có người cho rằng đó là một nguyên nhân khiến chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines (sản xuất năm 1984) mang số hiệu VN-A120 rơi ngày 3 tháng 9 năm 1997.(?)

    Một số hình ảnh SB PCT

    Tháp điều khiển không lưu

    Tháp này đã bị ba người đàn ông chiếm suốt 3 ngày trong cuộc giao tranh.

    [​IMG]

    Xe tăng

    Chiếc ​
    xe tăng này thuộc về phe Hun Sen ở một vị trí phòng thủ trên đường tới sân bay đã bị phe bảo hoàng vô hiệu hóa bằng B-40



    [​IMG]

    Lada

    [​IMG]

    Không vận

    lính nhảy dù Singapore đến di tản dân Singapore


    [​IMG]

    Sân bay Phnom Penh, tháng 7 năm 1997, nhìn từ bên trong phòng chờ khởi hành một ngày sau khi giao tranh và cướp bóc

    [​IMG]

    Cửa hàng Miễn thuế

    khu vực bên trong sân bay bị lục soát và cướp phá


    [​IMG]

    Royal Air Cambodge, nhà cung cấp dịch vụ hàng không quốc gia, bị thiệt hại nặng nề. Lỗ thủng trên tường phòng khởi hành

    [​IMG]

  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thêm vài hình ảnh về cuộc đảo chính 1997. Nghe đồn Việt Nam có can dự vào

    [​IMG]
    Phnom Penh ngày đảo chính
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    những người tị nạn chạy trốn khỏi vùng chiến sự ở Campuchia vào năm 1997

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]


    Xe tăng phe Hun xen chở đầy của cải cướp bóc được

    [​IMG]

    [​IMG]

  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thêm vài hình ảnh về cu6̉̀̉̀c đảo chính 1997



    [​IMG]

    Bằng việc ký kết hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991, 22.000 quân trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc thuộc Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (Untac) đến Campuchia vào cuối năm 1991 để tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5-1993, lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Nhiều đảng phái chính trị đã mọc lên như nấm dưới mặt trời chói chang của mùa hè và tiến hành đường lối vận động tranh cử. Khi họ vận dụng lý lẽ, các luận điệu được loan đi rất nhanh là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang đe dọa các đảng phái khác, thậm chí sẽ giết những người làm việc của họ.

    Khi kết quả của cuộc bầu cử được tuyên bố vào đầu tháng 6-1993, Đảng Bảo hoàng Funcinpec giành được 58 ghế trong quốc hội, Đảng CPP chiếm 51 ghế. Đối với Hun Sen đây là lần nếm mùi thất bại ê chề đầu tiên. Dưới mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng vậy. Mặc dù hoàng tử Ranariddh đã đảm đương vai trò thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh được điều hành bởi đảng của Hun Sen - vị thủ tướng thứ hai. Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ mặt chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt bể dưới sức ép.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Thủ đô Phnom Penh ngày 7-7-1997, hai ngày sau vụ giao tranh vẫn còn đầy xe bọc thép trên đường phố


    Sáng sớm 5-7-1997, người dân không thể hiểu tại sao giao tranh lại bùng nổ trên đường phố Phnom Penh. Họ sợ cuộc nội chiến quay trở lại giống như bóng ma hãi hùng từ trong quá khứ. Dân Campuchia mở đài Tiếng nói Hoa Kỳ, họ nghe được Ranariddh tố cáo Hun Sen đã phát động cuộc đảo chính chống lại ông ta. Chính phủ liên hiệp đã được giải tán. Người ta cho là nếu Hun Sen có ý định tiến hành cuộc đảo chính thì lúc ấy ông không đi nghỉ ở nước ngoài mà có mặt ở thủ đô để điều hành diễn biến này. Có nguồn tin cho rằng đúng hơn là cuộc giao tranh đã được sắp đặt và phát động bởi Ranariddh đang ở Phnom Penh vào ngay đêm xảy ra các cuộc xung đột, trong khi Hun Sen đang ở nước ngoài.

    Buổi sáng cùng ngày đó, Hun Sen xuất hiện trên truyền hình của nhà nước. Ông nói với dân chúng hãy giữ bình tĩnh và cố thuyết phục binh lính trở lại các doanh trại của họ. Khoảng 3 giờ chiều, lần đầu tiên sự yên bình của Phnom Penh đã không còn nữa kể từ ngày giải phóng Campuchia vào năm 1979. Khi vệ binh kéo đến dinh thự của Chao Sambath, họ đã mai phục nổ súng từ bên trong và ở các vị trí gần dinh thự này. Khi ấy lực lượng vệ binh dùng xe tăng T-55 để biểu dương sức mạnh, nhưng quân chống đối đã bắn vào bánh xích của xe tăng bằng hỏa tiễn chống tăng. Vì khu vực chiến sự này dân cư đông đúc, nên lực lượng vệ binh không thể trả đũa tới khi các cư dân ở đấy rời khỏi nhà của họ.

    Vào các ngày sau đó, Hun Sen đã giải thích lý do tại sao ông đã phải phát động trận chiến phủ đầu ác liệt chống lại các chỉ huy quân đội của Ranariddh, rằng những người này đã âm mưu thiết lập quân đội bí mật và di chuyển các lực lượng của họ đến Phnom Penh mà không có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng. Để tăng thêm sự khiêu khích, ông Ranariddh đã nhập khẩu một khối lượng vũ khí rất lớn mà không có sự nhất trí của Bộ Quốc phòng.

    Các tướng lĩnh của ông ta đã củng cố các đơn vị của họ bằng cách tuyển mộ quân Khơme Đỏ. Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khơme Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh. Một Ranariddh ôn hòa đã được thay bằng một chính khách thèm khát cân bằng lực lượng với Hun Sen, và do muốn có được sự che chở cho vị thế của mình bằng cách dùng lực lượng vũ trang. Đó là một sai lầm tai họa đã thách thức thẳng thừng Hun Sen nổi lên.

    [​IMG]
    Yên bình trở lại: người dân Phnom Penh theo dõi việc dọn dẹp chiếc xe tăng bị bắn cháy trong cuộc giao tranh ở thủ đô ngày 5-7-1997
  10. yen_dan

    yen_dan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2011
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Cái bác này giỏi thật, khi cần là có hình ảnh minh họa chứng minh được ngay. [r2)]

Chia sẻ trang này