1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    [La frontière maritime du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont, trong quyển Les Frontières du Vietnam do P.B. Lafont làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989, trang 235-243; Les archipels Paracels et Spratley (Un conflit de frontières en Mer de Chine Méridionale), cùng tác-giả, trang 244-260. Trương Nhân Tuấn lược dịch]
    Hoàng-Sa
    (mong ngày trở về)​
    http://ttvnol.com/gdqp/582597/page-13
  2. motdemthoi11

    motdemthoi11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    bạn fddinh:mình rất hiểu là trung quốc chiếm HS vào tháng 1-74,nhưng không thể đánh đồng với việc trung quốc thực sự chiếm đóng Tri Tôn nằm rất xa Hoàng Sa Tây vào thời điểm đó,hi vọng bạn sẽ không đánh đồng đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa Tây như trong văn bản quản lí hành chính.
  3. Eo_Bien

    Eo_Bien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Bạn coi lại bôi đỏ thứ nhất đi vào tháng 1/74 bị Trung Quốc chiếm thì ai có nhiệm vụ đi đánh nó để giành lại . Từ 1/74 đến 4/75 sao VNCH không cho quân đội ra giành lại giờ thì các đấng tiền nhân cũng có thể mĩm cười rồi . Còn nơi thờ tự tử sỹ của hải đội Hoàng Sa thì từ thời cha ông ta vẫn thờ tại đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi ) bạn ơi đâu có cần phải đem ra tận đảo Tri Tôn thờ . Còn Hoàng Sa chúng ta sẽ phải lấy lại nhưng giải pháp nào để lấy lại là chuyện khác .Bạn có chắc lúc đó và cả bây giờ dùng vũ lực thì có thể lấy lại được không và cái giá phải trả là như thế nào . Các nhà lãnh đạo của Việt Nam đâu phải không suy nghĩ tới chuyện đó . Nhưng họ biết làm như thế nào để đem tới cho đất nước lợi thế tốt nhất .
    Còn cái bôi đỏ thư 2 bạn có biết là khi bạn nói vậy bạn có nghĩ rằng thời kỳ phong kiến các triều đại của Trung Quốc cũng coi đất nước Việt nam tương tự như vậy không và cũng đã rất nhiều lần xua quân sang đánh chiếm để mở rộng bờ cõi của Trung Quốc đó . Làm và nói bất cứ điều gì cũng nên dùng cái đầu đi bạn chứ đừng nói kiểu vô thưởng vô phạt như vậy
  4. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Thôi, nếu có thông tin mới thì bạn post nhé, vì cái vụ Tri Tôn này mình thấy bên kinhtebien.vn, và cũng là người post lên đây để bà con bình luận, đã gây ra gần 10 trang tranh luân ở đây.

    Mình rất cám ơn bạn đã ném đá lại mấy ông trẻ ở 4r này :-)

    Mình biết bạn không phải là rận như mấy ông ở đây nói, cũng chả phải là người không có thiện chí.

    Nói vui nhé:

    Bạn bình luận về vụ này cũng đủ roài;
    Nói thật 4r GDQS mình rất quý Tôn trọng mod: vo_quoc_tuan_new và maseo
    Mình đã cám ơn bạn 2 lần, mình chỉ xin góp ý bạn 1 lần nhé:

    1. Nếu không có thông tin gì rõ ràng thì bạn khỏi phải tranh luận nữa, mất thời gian của bạn [-X
    2. Nếu bạn sống vào thời điểm đó 1975 - 1990, hoặc bạn LÀ LÃNH ĐẠO của VN thì có thể bạn hiểu được hành động của ta lúc đó (Tôi nghĩ ai cũng thấy có tội với tiền nhân cả, vì đã để mất đất, biển, đảo vào tay ngoại bang, không chỉ có vụ Tri Tôn đâu); Nên bác Doãn Mạnh Dũng, ...bạn và tôi cảm thấy có lỗi với tiền nhân cũng éo liên quan với mấy ông trẻ ở đây;
    3. Bạn đừng để Maseo & mod ở đây khó xử, vì cũng đã có 1 thành viên tích cực nhắc maseo rồi đó; Ổng nói Maseo quá hiền lành và tử tế --> Nhiều người không bao giờ hiền lành và tử tế đc như vậy!!!

    Trân trọng,
    Chúc bạn và người thân khỏe, vui vẻ
    ANHOANP

    TB: Nếu bạn là ngưoi không như mình nghĩ ở trên, thì mình cũng kg rút lại 2 lời cám ơn bạn ở trên
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    TB:

    Ở đây có 1 số ông trẻ, cũng ít sử dụng đến đầu
    Nhưng rất hay nói đầu người khác có vấn đề
    Cứ thấy lạ, trái ý, ngang tai là các ổng chửi người ta luôn,
    Chả trách văn hóa đường phố của VN xuống cấp nghiêm trọng

    Ha ha ha
  5. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    to evannalynch: có thể dùng chữ nguy hiểm mà =))=))=))
  6. TrymCuVeBinh

    TrymCuVeBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Cái này có được gọi là nguy hiểm không ạ ?
  7. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Mình rất thích câu chữ ký của bạn:

    ....Trai ngu như Mèo

    Bạn thích đọc Đô Rê Mon lắm nhỉ;
    Cái đó hợp với lứa tuổi bạn thì bình thường; Nếu yêu quá giờ vẫn đọc cũng không sao. =))

    Mình nhìn thấy Avata của bạn mới trhấy câu chữ ký của bạn là hay vì Hình ảnh đại diện của bạn là Mèo Máy.

    Mèo Máy: Đã Nguy hiểm còn tỏ Rất nguy hiểm ::))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cám ơn bác đã hồi âm;
    Ít ra còn thấy ....tốt hơn (dễ tiêu hoá) hơn bên....

    Vì nhận tiện thấy avarta của bác mà tôi hỏi thử xem có ai "bệnh trọng" tương tự như tôi thôi (Tôi định post còm đó vào chính chủ đề đã bị khoá mà không biết, vậy chủ đề hay entry nếu sai 1 lỗi như nhau thì cái nào nghiêmn trọng hơn: Topic hay Comments)

    Chứ thú thật tôi không còn hứng thú với quansuvn.net (Nói bác bỏ quá, nếu cay cú thì tôi lậo nick mới ăn thua bên đó, nhưng tôi cạch cái thương hiệu đó roài)

    Lần nữa cám on bác đã bỏ chút thời gian hồi âm, nguyên nhân gì khoá với tôi không quan trọng nữa!!!
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Năm 1993, Trung Quốc cho công bố cuốn sách “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt” qua NXB Đại học Tứ Xuyên, theo kiểu chương hồi, cuốn sách đã để lộ một ý đồ thâm sâu của Đặng Tiểu Bính, đó là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Cuốn sách dẫn lời Đặng Tiểu Bính: “Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”.

    Khi Khmer Đỏ chưa nắm được chính quyền, phải dựa vào Việt Nam, thì Pol Pot, Yeng Sary đã “đi đêm” với Bắc Kinh. Năm 1970, Lon Non lật đổ Sihanouk, Pol Pot đã rất cay cú khi Sihanouk được đưa về Hà Nội. Pol Pot nhận ra rằng, họ không phải là lực lượng duy nhất mà Việt Nam ủng hộ ở đất nước Campuchia nhỏ bé này. Sau đó Sihanouk được “vỗ béo” ở Bắc Kinh như một ông hoàng, người Trung Quốc đã khéo léo nhen nhúm hiềm khích Việt Nam cho Pol Pot.

    Cuốn sách cho biết, ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ thái độ khá kiên định về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo mà từ lâu Trung Quốc đã rắp tâm thôn tính.

    Tháng 6-1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa.

    Năm 1975, Khmer Đỏ đã phản bội Việt Nam, bắn giết ở Phú Quốc, ở Thổ Chu và từ năm 1977 đánh sang An Giang, Tây Ninh, có khi vào sâu hơn 10 km.

    Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã “yêu cầu phó thủ*tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa”.

    Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô ghé qua Bắc Kinh,
    Thủ*tướng Phạm Văn Đồng cũng đã gửi đến Trung Quốc thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tuy nhiên, trước sau Trung Quốc đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974”. “Lập trường trước năm 1974”, theo cuốn sách “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt” là “Tuyên bố của
    Thủ*tướngPhạm Văn Đồng năm 1958”. Cuốn sách nói là Đặng Tiểu Bình đã rất “khó chịu” với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Đặng nói: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán… (đó) là lãnh thổ Trung Quốc”.

    Năm 1978, Đặng Tiểu Bình vừa khôi phục lại quyền lãnh đạo quân đội, Cuốn sách về Đặng Tiểu Bính: Ông có ý thức nhạy bén… thông qua cuộc chiến tranh, vừa thăm dò được sự trung thành(của quân đội), vừa làm cho các nhà lãnh đạo (Trung Quốc) khác nhận rõ những mặt phải cải cách quân đội”.

    Bí thư Thành ủy TP HCM vào thời điểm 1975, ông Võ Văn Kiệt, sau này kể lại: “Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ phận hải ngoại của đảng C ộng Sản Trung Quốc. Chi bộ này xuất hiện bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động”.

    Để một lực lượng Trung Quốc có vũ trang ở Chợ Lớn thì chả khác nào “đặt mồi lửa dưới đống củi”, Việt Nam đương nhiên phải “giải giáp” họ.
    Bắc Kinh rất khó chịu về vụ “giải giáp” này. Vụ việc trờ thành vấn đề “nạn kiều” với hàng trăm nghìn người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978.

    Rồi Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán (6-6-1978) và cắt toàn bộ viện trợ (7-1978). Khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xấu đi một cách trầm trọng, ngày 3-11-1978Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hợp tác toàn diện.

    Cũng theo cuốn sách, ngay trong Hội Nghị Quân ủy Trung ương, từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, Quyết định này đã được “tuyệt mật” chuyển tới tay tướng Hứa Thế Hữu. Ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam bắt đầu mở chiến dịch đánh sang Phnompênh.

    Tuy nhiên, cho dù có bị “mất mặt” khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn bị Việt Nam đánh đổ ở Phnompênh. Liệu, Trung Quốc có phải là một “đàn anh” trung thành với "đàn em" đến mức hy sinh mình như vậy vào dầu năm sau?

    Ngày 29-1-1979, khi hội đàm ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình nhắc tới Campuchia, Afganistan với Tổng thống Jimmy Carter và cảnh báo “nguy cơ phản ứng dây chuyền”. J. Carter “đồng ý với cách nhìn nhận” của Đặng, “Trung - Mỹ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào mưu kế bá quyền”. là lời nhấn mạnh của Tuyên bố chung ngày 1-3.

    Ngày 7-2-1979, tại Tokyo, khi ngầm thông báo với báo chí một chiến dịch “trừng phạt” Việt Nam, Đặng Tiểu Bình giải thích: “Hiệp ước mà Việt Nam và Liên Xô ký kết có tính chất đồng minh quân sự. Việt Nam đã mở cuộc xâm nhập vũ trang vào Campuchia và đang khiêu khích ở biên giới Trung Quốc”.

    Năm 1979, có lẽ Đặng Tiểu Bình cho là có thể đè bẹp ý chí của người Việt Nam trong vấn đề đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa nên đã phát động chiến tranh. Và các yếu tố như Liên Xô, Campuchia được Đặng Tiểu Bình vận dụng tối đa để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.

    Trong tình hình Việt Nam 1975 - 1979 căng như dây đàn, cả nội bộ và đối ngoại như vậy, đánh lấy Tri Tôn, để gây ra cuộc chiến tranh với Trung Quốc sớm hơn - vì kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ đánh Việt Nam do cái "tội" cứng đầu cứng cổ trong vấn đề
    Hoàng Sa và Trường Sa - thì có phải là một lựa chọn thông minh?
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Các bạn trẻ bây giờ có một cái rất cao, rất mạnh, rất hùng dũng, rất đại, là cái TÔI - ngồi mày mò được vài tí tư liệu, kiến thức ở đâu, thấy có vẻ hở sườn là căn vặn, dặt dẹo, xoắn xít vào đấy ầm ĩ, cứ như là thiếu sót lớn đã bị bỏ qua. Vỗ ngực ầm ĩ tự xưng mình là phát kiến.

    Nhưng bù lại các bạn ấy có một cái TIỂU-CỰC CỰC TIỂU đó là tính phổ quát, bao quát, tập trung, chiến lược, sự cảm thông, đồng cảm và cách đặt mình vào vị thế và hoàn cảnh của cục diện.

    Cho nên phải đào tạo lại, cho học lại các lý luận cơ sở về khoa học, ví dụ người ta bảo Lịch sử là một môn khoa học, bởi vì sao ..... đại khái thế, khi đó mới hiểu được tiền nhân đã sử xự thế nào.

    Ví dụ như bạn modemthoi nói lải nhải hoài, đã bảo là đọc toàn bộ cục diện, bạn lại cứ đòi một mình mình thẳng tiến ra chiếm, cứ cho giả thiết là Tri Tôn chưa bị mất, chiếm là chiếm thế nào? Lấy cái gì để chiếm, chiếm bằng cách nào. Lải nhải chiếm là chiếm đâu phải dễ. Trên bộ thì đang có cái để thị uy được, mặt biển hải quân NDVN năm 1975 - 1979 có cái gì đòi xí xớn, có mấy con tàu TQ viện trợ cho ra mà múc nhau à?

    Học lịch sử, là học cái sai của tiền nhân để tránh lập lại lịch sử. Đó là di chỉ bất biến của home124 này dành cho hậu thế :)). Vậy dùng câu đấy, phân tích bối cảnh. Cho bạn motdemthoi 4 tiếng ngồi viết lại tập làm văn bối cảnh của lịch sử với giả thiết "đảo Tri Tôn sao lại không chiếm", xong rồi lên đây trình bày lại, với đầy đủ dữ liệu, bất luận địch-ta.
    À mà quên, phân tích chứ không phải hàm hồ ra điều kiện, rõ chửa, không là bị úp sọt thì ráng mà chịu.
  10. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6

Chia sẻ trang này