1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động tiến động.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi FromtheStars, 31/05/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    cái bánh xe quay treo lằm ngang trên sợi dây mà không đổ là do tác động của lực ly tâm và quán tính, lực ly tâm + quán tính mạnh hơn rất nhiều trọng lực nên nó ít bị lực trọng lực tác dụng hơn, nên nó thăng bằng và chống lại được trọng lực, nhưng khi mà lực ly tâm + quán tính giảm, bánh xe quay chậm hơn thì lực trọng lực tăng và dần dần chiến ưu thế, tác động làm rơi bánh xe quay xuống dưới, đó là giải thích theo kiểu nôm na, còn chính xác bằng công thức thì e chưa có nghiên cứu hehe. Đây là tác dụng đồng thời của cả 3 lực là trong lực, ly tâm và quán tính.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]

    Giải thích nôm na như sau:

    ta chia bánh xe ra làm 2 phần trái và phải như hình trên theo 2 cung AB và BA.
    ta nhận thấy, ở bên cung AB bên trái, bánh xe chuyển động đi xuống, và nó trùng với di chuyển theo trọng lực, với vận tốc đủ lớn thì cung AB bên trái sẽ rơi tự do và coi như là không có trọng lượng, vô trọng lượng như trên quỹ đạo vũ trụ, lực tác dụng bằng 0, không có ảnh huởng kéo bánh xe rơi xuống. Còn ở cung bên phải, cung BA, bánh xe đi lên theo lực quán tính, và có tác dụng kéo xuống của trọng lực, nhưng do lực quán tính lớn hơn trọng lực nên bánh xe vẫn đi lên mà ko bị rơi xuống, kết hợp tổng tác dụng của 2 cung 2 bên thì bánh xe vân quay đứng yên và không bị rơi xuống. Khi nào mà lực quán tính giảm đi do mat sát và mất năng lượng do chống lại trọng lực thì vận tốc cung AB bên trái nhỏ hơn vận tốc do gia tốc rơi tự do G tạo ra và cung BA bên phải ko dủ lực quan tính để chống lại trọng lực thì bánh xe bắt đầu rơi dần xuống đến vị trí cân bằng mới để cân bằng các lực tác dụng. he, em giải thích thế chắc cũng được chứ hỉ, ko biết từ đây có thể nghĩ ra cách tạo đĩa bay chống lại trong lực chưa nhỉ [:D]
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cái gì rơi tự do? Quỹ đạo của nó thế nào?
  3. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    nói thế mà vẫn chưa hiểu à? ko ai hỏi có mỗi ông hỏi thôi đấy :))
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đấy, thấy chưa! Thằng em mới học có lớp mấy mà còn biết chỉ có lực ly tâm, quán tính và trọng lực thì không thể giải thích được trường hợp cái bánh xe đạp quay quanh sợi dây (youtube hình 1).
    Còn ối người 'đầu to mắt cận' có thấy cái gì đâu. Phải rồi, xưa thầy có dạy đâu mà biết. Mà thầy đã dạy rồi thì cấm cãi.
    Người ta đã đưa khái niệm 'mo men động lượng' chắc không phải là thừa đúng không ạ? Và trường hợp bánh xe trên thì nó vừa đủ để giải thích. Mo men động lượng đó đủ để làm cho cái bánh xe kia không đổ sụp xuống.
    Hãy nhìn xem, vai trò của 'lực ly tâm' trong trường hợp đấy thì có đáng kể gì? Look at:
    http://www.youtube.com/watch?v=8H98BgRzpOM&feature=related

    @ a4cva: Thưởng cho chú một két bia. [r2)]
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vô lý.

    Toàn bộ khung bánh xe luôn chịu tác dụng của trọng lực lên nó. Những chiếc căm phân bố lực này.
  6. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

    Chào Bác .
    Theo cháu vấn đề có thể giải thích khác , tại mọi chất điểm trên bánh xe sẻ có tác động 3 lực ly tâm , quán tính ly tâm & trọng lực

    Trong đó lực ly tâm và quán tính lt bằng nhau nhưng trái chiều tạo nên một chuyển động cân bằng ( nhưng không bền (ma với a=v2/r ) , do ma sát ổ trục , lực cản không khí .. ) . nếu một lực tác động phá vở trạng thái cân bằng( mg ) nhưng không đủ lớn hơn lực tạo cân bằng thì trạng thái đó sẽ tồn tại .

    Khi v nhỏ dần cũng đồng nghĩa lực tác động ( mg ) sẽ bắt đầu xô ngã chuyển động .

    ( Nếu có gì chưa đúng xin các bác chỉ bảo :P )
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ơ, anh bạn hội trưởng hội ăn mày đâu rồi? Vào giải thích cho em bé nó đi chứ?
    Mình đưa ra câu hỏi không phải mình không biết, chỉ ý nhị gợi cho bạn sử dụng đúng khái niệm "rơi tự do". Cái này chắc bạn có biết (Bách khoa HN cơ mà) nhưng cố tình lờ đi phải không?
    Khi nói về lực và chuyển động, rõ là phải nói xét vật trong hệ quy chiếu nào. Bởi vì lực quán tính chỉ xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính. Còn lực ly tâm xuất hiện khi vật quay, nhưng cái bánh xe tự quay quanh nó thì lực ly tâm đó là nội lực, tự cân bằng và triệt tiêu nhau.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Các thầy vật lý đại cương BKHN dạo này đi tắt đón đầu nên bỏ mất phần cơ học cổ điển rồi à?
  9. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

    Xin chào các Bác .

    Cháu có được phép nhận xét @-) những kiến thức cổ điển nó xưa .. xưa đến độ các Bác xem như một điều đương nhiên nó là vậy !! ví dụ khi ai đó lái chiếc xe máy có thắng đĩa đang đi trên phố vì lý do gì đó phải bóp thắng 1 phát hết cở ( có thể chó phang ngang , hay người quẹo ẩu ..) , người lái xe " đo đường " là điều khó tránh .

    Tại sao vậy !!@-) hình như người quan sát trên hệ quy chiếu mặt đất thấy xe bị TRƯỢT !!

    __ Tại sao xe nó trượt ! về VẬT LÝ " TRƯỢT " nghĩa là gì @-)

    __ Tại sao trượt thì TÉ

    (
    Tuy rất đời thường nhưng RẤT CÓ ÍCH CHO CUỘC SỐNG THỰC )
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trượt chính là quán tính đó.

    Trượt thì té vì thắng gấp làm triệt tiêu sự tiến động của bánh xe.

    Vấn đề này đã được các kỹ sư Nhật nghiên cứu cho tàu cao tốc. Khi tàu hỏa chạy nhanh, rất dễ trượt bánh khỏi đường ray, do thanh ray đã triệt tiêu một phần nào sự tiến động của bánh xe.

Chia sẻ trang này