1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triều Nguyễn (1802_1945)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thanh786, 04/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    5.631
    Đã được thích:
    2.313
    Đọc kỹ các thông tin lịch sử thì mới thấy Nguyễn Huệ cơ mưu quyền biến như Lục Tốn thời Tam quốc mà sức thì lại trâu nữa. Có vụ gì khi đánh chúa Trịnh ở Bắc thì làm kế ly gián làm 2 tướng giữ thành bất hòa với nhau, nhân thế phá được Trịnh. Trước đó thì bị Trịnh ép phía Bắc Nguyễn ép phía Nam thì lại giở ngay chiêu hòa Bắc đánh Nam. Khi đánh trận Rạch Gầm Xoài Mút thì lại mượn kế hỏa công trên sông như Xích Bích khiến giặc Xiêm chết không kịp ngáp. Lúc đánh quân Thanh thì xuất kỳ bất ý cho quân thần tốc đánh úp Khương Thượng, Ngọc Hồi, lại còn đem quân thủy chẹn mặt về ở sông Nhị Hà. Các trận đánh trên N Huệ toàn tự xuất chinh, thậm chí còn chém cả tướng đối thủ tại trận tiền. Các ứng xử với Nguyễn Chỉnh và Vũ Nhậm tại Bắc Hà hoàn toàn rất cơ mưu và quyết đoán đúng thời vận. Với khả năng mưu trí như vậy rõ là Nguyễn Huệ chỉ phao lên là muốn lấy Lưỡng Quảng chứ thực ra chắc chắn ông không hề muốn lấy, vì chắc biết sức cũng không quản nổi mà dại gì lại đòi cướp đất thằng to hơn, chỉ cầu hòa giao hảo là quá tốt để tập trung chiến trường miền Nam của Nguyễn Ánh.
    Nếu ai đó nói Nguyễn Huệ thích chiến tranh, điều đó hẳn không đúng. Trong đời ông có lúc nào mà được ngồi nghỉ với chiều dài giải đất chữ S từ Bắc đến Nam bao nhiêu thế lực nhiễu nhương. Có chiến tranh mới thu về 1 mối được. Tiếc là danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một bức họa khác có thể là
    của vua Tự Đức dược vẽ lúc vua còn trẻ khỏang 30 tuổi tức vào khỏang năm 1859. Bức họa này được in trong quyển [FONT=Calibri,sans-serif][FONT=Calibri,sans-serif][FONT=Calibri,sans-serif] "All round the world": An illustrated record of Voyages, Travels, and Adventures in all parts of the Globe; do William Collins, Sons & Company, London ấn hành năm 1861
    với tựa đề
    [/FONT][/FONT][/FONT]'The Emperor of Cochin China and his Ministers'[FONT=Calibri,sans-serif][FONT=Calibri,sans-serif][FONT=Calibri,sans-serif] tạm dịch "vua xứ đàng Trong và các đại thần"

    [/FONT][/FONT][/FONT][​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ông đứng bên phải có thể là Phan Thanh Giản
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Bàn thờ vua Khải Định
  4. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Vào thời kỳ quan trọng nhất của bất cứ dân tộc Á đông nào trong thời điểm chuyển tiếp giữa Cận đại và Hiện đại thì nước ta lại sản sinh ra những ông vua có tầm nhìn thấp quá. Thanh triều, Nguyễn triều,... xách dép hết cho Nhật Hoàng minh trị. Trong thời kỳ đó vua nhà Nguyễn vẫn còn chưa biết nên mở hải cảng hay bế quan tỏa cảng mặc dù có rất nhiều chí sỹ như Nguyễn Trường Tộ, ..v.v.. dâng biểu đề nghị cải cách. Vua ra đề thi cho các sỹ tử để xem trí thức nghĩ thế nào, ngụ ý đề rằng nước Nhật theo các nước thái Tây mà trở lên thịnh vượng, nước ta có nên theo nươc nó. Các sỹ tử lại đáp ngụ ý rằng nước ta và nước Nhật xưa nay đều theo văn hóa của Trung Hoa, nay nó theo thái Tây mà thành phú cường thì chẳng qua cũng là loài mọi rợ. Thế là ý chí bế quan tỏa cảng càng được củng cố, bỏ ngoài tai những lời cải cách, Vua tôi cùng trí thức khổng - nho đưa dân đen Việt Nam chui xuống bùn đen của đời nô lệ.
    :-ss
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bạn phải biết 1 điều: Để có được 1 thiên Hoàng như Minh Trị là kết tinh của văn hoá Nhật bản trong 1000 năm. Không phải ngày 1 ngày 2 hay từ trên trời rơi xuống Bạn có biết rằng người Nhật bản là quốc gia duy nhất phát triển văn hoá của mình theo đường riêng, không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc hoặc Ấn Độ như các quốc gia Châu Á khác. 1 điều tiêu biểu là người Nhật thời Minh Trị đã bỏ ăn tết theo lịch âm để ăn tết theo lịch dương, 1 điều mà chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ trong đầu. Để viết về văn hoá Nhật Bản thì phải cần 1 bài rất dài mới nói được
    cũng như Việt nam ta để có được 1 người như Bác chính là kết tinh văn hoá của 1000 năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc
  6. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Cũng nói thêm, rất nhiều người Việt mình hiểu lầm về vai trò của Minh Trị Thiên Hoàng, coi ông như người đứng đầu công cuộc duy tân ở Nhật Bản, từ đó mà quay sang so sánh, chửi bới Tự Đức hèn kém không làm được như thế. Có lẽ chúng ta đã quen nhìn nhận là chỉ chính trị chỉ có thể thay đổi bởi những người lãnh đạo, anh hùng, cứu tinh, thánh sống, còn dân là chỉ "đi theo" mà thôi. Có biết đâu rằng tình hình Nhật Bản thời đó khác hẳn Việt Nam. Họ đã có tầng lớp trí thức thân phương Tây như Fukuzawa (chân dung ông này, chứ không phải vua Minh Trị nào hết, được in trên tờ 10000 Yên của Nhật). Những người này viết sách báo, mở trường học, đem tinh thần duy tân khai rộng ra khắp nước. Về chính trị, đã có hai phe thủ cựu của Mạc phủ và phe cải cách đánh nhau chí chết. Kết quả phe Mạc phủ thua, những người mới lên suy tôn Thiên hoàng để tiện bề hành động cho danh chính ngôn thuận. Chứ thử xét xem, lúc lên ngôi thiên hoàng Minh Trị mới là cậu thiếu niên 15 tuổi còn chưa thành thục về chính trị, không có thế lực hậu thuẫn, sức mấy mà đòi cải cách? Sau khi cải cách, Thiên hoàng tuy lấy lại được quyền lực từ Mạc phủ nhưng vẫn chỉ có quyền lực tượng trưng. Công cuộc Minh Trị Duy Tân của người Nhật, tuy được đặt tên theo niên hiệu của nhà vua nhưng vua Minh Trị không phải là người khởi xướng. Thực chất đây là cuộc cải cách "từ dưới lên."

    Ngược lại, Việt Nam lúc đó là nước quân chủ chuyên chế, không có sự tranh chấp quyền lực kiểu như bên Nhật. Không có một tầng lớp đông đảo, thực dụng, nhìn ra nhu cầu cải cách và đứng lên lật đổ quyền lực của người đứng đầu. Vua thì chỉ bo bo giữ ngai vàng, từ quan đến dân đầu óc đều ngu tối mụ mị. Nguyễn Trường Tộ hoàn toàn đơn độc, hơn nữa ngoài việc dâng tấu cho vua ra ông cũng chẳng biết (hoặc chẳng thể) tuyên truyền ý tưởng duy tân theo cách khác như mở trường, viết sách. Lời phán quyết "nước Nam ta từ xưa vẫn theo văn minh nước Tàu..." chẳng phải là lời riêng của vua Tự Đức mà là lời phán quyết của cả tầng lớp trí thức nho học thủ cựu lạc hậu. Trong hoàn cảnh đấy thật khó mà có thay đổi gì được.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHŨNG TẤM ẢNH CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI

    CÁC CUỘC VIỄN DU

    [​IMG]


    [​IMG]

    Tàu "Porthos" - lịch sử hình ảnh .. 1922 - Tourane, vua Khải Định, Bảo Đại và Varennes lên đường đi Pháp.


    Ngày 28 tháng 4 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử[3]. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Địnhsang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳJean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tàu "Porthos"

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vua Bảo Đại trên tàu Azay le Rideau
    chắc là lúc ông quay về Việt Nam




    Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.

    hoặc

    Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Bến tàu tàu Azay le Rideau (Mạc xăy?)

    [​IMG]
    tàu Azay le Rideau

    [​IMG]
    Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Sau 10 năm đào tạo ở "Mẫu quốc" ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại cùng triều quan, xuống tàu "Đác ta nhăng" (D artagnan) về nước.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tháng 8-1932, Bảo Đại cùng với vợ chồng cha nuôi là Khâm sứ Pháp Charles xuống con tàu d’Artagnan của Hãng Messagegies Maritimes trở về Việt Nam. Trên chuyến tàu đó, có vợ chồng Lê Phát An cùng cô cháu ******* bằng cậu Nguyễn Hữu Thị Lan cũng trở về cố hương. Có thể, có sự bàn bạc giữa hai bên, một bên do vợ chồng Khâm sứ Pháp Charles đại diện và một bên do vợ chồng Lê Phát An đại diện. Ở trên chuyến tàu d’Artagnan hẳn có một bữa cơm thân mật của gia đình Lê Phát An mời vợ chồng Khâm sứ Pháp Charles và không thể thiếu đôi trẻ là Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan. Trong bữa cơm này đã làm cho đôi trẻ quen nhau và trò chuyện thoải mái.
    Tháng 9-1932 tàu d’Artagnan cặp bến tại Vũng Tàu, hai người chia tay rồi hẹn một ngày nào đó gặp lại nhau.

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Phòng ăn tàu d’Artagnan nơi gia đình Lê Phát An mời vợ chồng Khâm sứ Pháp Charles một bữa cơm thân mật và không thể thiếu đôi trẻ là Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan. Trong bữa cơm này đã làm cho đôi trẻ quen nhau và trò chuyện thoải mái.

    Tuy vậy một số nhà nhà nghiên cứu tin là Nam Phương gặp vua Bảo Đại vào dịp khác
    Hoàng hậu Nam Phương, bà đã nhắc lại "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" như sau :
    "Hôm đó ông Darle, Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi (Lê Phát An là anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào) và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói : "ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói :
    -Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèsẹ (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)
    Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trổi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
    Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo đúng cung cách lễ nghi âu tây đối với Ngài".

    Tuy vậy câu trên bà hoàng đã nói khi nào, ghi chép ở đâu thì Va mỗ chưa tìm được gốc nên tạm thời chưa tin là có thật. Vả lại theo các bà Sơ mà Va mỗ từng hỏi thăm thì trường dòng không dạy lễ nghi cung đình.

Chia sẻ trang này